Từ ngày được bầu lên Giáo Hoàng, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ ra những bằng chứng qua những bài giảng, những diển văn và những hành động, những tư tưởng chính yếu của ngài.

Ngày 3 tháng 4 , Đức Thánh Cha Phanxicô đến Quảng trường thánh Phêrô cho cuộc nói chuyện hàng tuần.

Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio là Giáo Hoàng Phanxicô.
Người công giáo hành động theo như Đức Giáo Hoàng Phanxicô được trình bày trong bảy động từ rất là năng động: đi, xây dựng, tuyên xưng, loan báo, làm chứng, thờ lạy, và hướng ngoại. Một dự thảo chương trình ngài bày tỏ sau ngày được bầu lên giáo hoàng, trong thánh lễ ở nhà thờ Sistine trong ngày 14, trước các hồng y cử tri ngài nói:
“Bước đi” đời sống của chúng ta là phải luôn tiến bước và khi chúng ta dừng lại, điều này không thể được. Mãi tiến bước, dưới sự hiện diện của Thiên Chúa, dưới ánh sáng của Ngài, phải sống một cuộc đời không có gì đáng chê trách như Chúa đòi hỏi với tổ phụ Abraham, trong lời Chúa hứa.
”Xây dựng”: xây dựng Hội Thánh(. . .) vị Hôn thê của Chúa Kitô, với viên đá góc là chính Chúa Giêsu,
”Tuyên xưng”: Chúng ta có thể đi như chúng ta mong muốn, chúng ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu chúng ta không tuyên xưng về Chúa Giêsu Kitô, thì điều này cũng chẳng đi đến đâu!. Chúng ta chỉ trở thành một cơ quan từ thiện, chứ không phải là Giáo Hội , vị Hiền thê của Chúa Kitô.”
Trong thánh đường thánh Phao lồ ngoại thành ngày 15 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến ba động từ như sau: “ loan báo, làm chứng, và thờ lạy trong ba câu hỏi” Làm sao tôi có thể làm chứng cho Chúa Kitô trong đức tin của tôi? Tôi có được lòng can đảm như thánh Phêrô và các thánh tông đồ suy nghĩ, lựa chọn và sống như người Kitô hữu vâng theo thánh ý Thiên Chúa không?
Tiếp đến: Anh, tôi, chúng ta có thật lòng thờ lạy Chúa hay không? Hay chúng ta chỉ đến với Chúa để cầu xin, để cảm tạ, hay chúng ta đến với Ngài để thờ lạy Chúa? Cuối cùng: “Có bao giờ chúng ta nghĩ về một thần tượng dấu kín trong đời sống của chúng ta và làm cho chúng ta không thể thờ lạy Chúa?
Trong nhiều lần lập lại, đặc biệt trong buổi triều kiến ngày 27 tháng 3, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến khi chúng ta muốn theo Chúa thì chúng ta phải vượt ra ngoài. Đi ra ngoài chính mình, ra ngoài lối sống theo như lòng tin thường xuyên, với ý định luôn khép kín theo như các khuôn khổ do mình vẽ ra và cuối cùng đóng lại chân trời do Chúa sáng tạo. Chúa đã ra khỏi chính mình để đến ở giữa chúng ta.” Hãy can đảm đi ra ngoài để mang lại niềm vui và ánh sáng này khắp mọi nơi của đời sống của chúng ta!” và ngài còn nhấn mạnh lại trong buổi triều kiến ngày 3 tháng 4.
Đối với Đức Giáo Hoàng thì Giáo Hội cần phải “hướng ra ngoại vi” nhiều hơn. Đối với những người đã chịu phép thánh tẩy thi cũng phải hướng ra ngoại vi cuộc sống, trước tiên là phải đến với anh chị em mình, rồi đến với những kẻ xa hơn, những người bị bỏ quên, những người cần được cảm thông hơn, cần được an ủi và giúp đỡ nhiều hơn.”
Đừng bao giờ quên đi cây thánh giá
Về phương diện tích cực của Kitô giáo, Đức Giáo Hoàng ước mong người ta đừng quên đi cây thánh giá. Ngày 14 tháng 3, trong thánh lễ: ngài nhấn mạnh: “Là khi chúng ta tiến bước không cây thánh giá, khi chúng ta xây dựng mà không cây thánh giá, khi chúng ta tuyên xưng một Chúa Kitô không thánh giá, thì chúng ta không phải là môn đệ của Chúa Giêsu: chúng ta trở thành người của thế gian, dù chúng ta là những giám mục, linh mục, hồng y , giáo hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa Kitô.”
Cũng như khi ngài trích dẫn bài giảng của Đức Bênêđictô XVI trong ngày Lễ Lá 24 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc nhở các vị hồng y các ngài là hoàng tử của một vị “Vua bị đóng đinh”
Cây thánh gía là ngai vàng của Chúa Giêsu(. . .) Chúa Giêsu đã nhận lấy cho mình mọi sự dữ, mọi sự dơ bẩn, mọi tội lỗi của thế gian và cũng như mọi tội lỗi của chúng ta và Ngài đã rửa sạch với máu của Ngài với lòng thương xót, với tình yêu của Thiên Chúa. Hãy nhìn chung quanh chúng ta: Biết bao nhiêu là điều ác đang đè nặng lên nhân loại! Chiến tranh, bạo lực, những tranh chấp về kinh tế luôn đè nặng lên những kẻ yếu kém (. . .) Tham lam của cải, quyền lực, tham nhủng, chia rẻ, những tội ác chống lại nhân loại và chống lại tạo hóa! Và cũng như mọi người chúng ta đều thông biết tội lỗi riêng của chúng ta. . .”
Chiến đấu chống lại ma quỷ
Đức Giáo Hoàng không ngần ngại thường xuyên nói đến ma quỷ. Trong thánh lễ trong nhà thờ Sixtine, ngài nói: “ người ta tuyên xưng sự thế gian ma quỷ, sự thế gian của quỷ dữ.” Rồi sau đó hai ngày, khi nói với một nhóm Hồng Y, ngài cổ vỏ là đừng lùi bước trước sự chua xót và sự bi quan mà ma quỷ xô đẩy chúng ta mọi ngày”. Đức giáo hoàng đặc biệt kết án những lời nói xấu và đối với ngài là “một tội lỗi xấu xa hơn hết”: vì nói xấu là hành vi trực tiếp từ quỷ Satan”, bởi vì nó sinh ra từ lòng oán hận, ganh tỵ. Và chính nó đã tạo nên.
Lòng thù hận chính là Satan, ngài đã nói như vậy trong bài giảng trong thánh lễ ngày 15 tháng 4 tại thánh dường thánh Marta.
Lòng thương xót, kiên nhẩn và niềm vui
Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thông điệp mạnh mẽ nhất của Chúa là “lòng thương xót”. Chính Chúa đã phán: “Ta đến không phải cho những kẻ công chính: vì người công chính thì tự mình có thể làm chứng cho chính mình” ngài đã giải thích như vậy trong bài giảng ở nhà thờ thánh Anna ở Vatican và nhấn mạnh: Chúa không bao giờ mệt mỏi để tha thứ: không bao giờ! Chính chúng ta mệt mỏi để xin Chúa tha thứ cho mình!”
Lại nữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn nói thêm ở nhà thờ Thánh Gioan de Latran ngày 7 tháng 4 như sau: Đó chính là đường lối của Chúa: Chúa không thiếu kiên nhẩn như chúng ta, chúng ta luôn muốn được mọi thứ ngay lập tức, cũng như đối với con người. Thiên Chúa thì luôn kiên nhẩn với chúng ta, bởi vì Ngài thương yêu chúng ta, Ngài thấu hiểu chúng ta, hy vọng, và tin cậy ở chúng ta, không bao giờ bỏ rơi chúng ta, không đoạn tuyệt và luôn tha thứ cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ điều này trong đời sống của người Kitô hữu của chúng ta.: Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta, mặc dù ta xa lánh Chúa! Chúa vẫn luôn ở gần chúng ta, nếu chúng ta trở lại với Chúa, Chúa luôn mở rộng cỏi lòng để ôm ấp chúng ta.”
Ngày 30 tháng 3, trong buổi lễ đêm Phục Sinh, Đức Phanxicô đã dưa ra một lời khuyên nhủ: Đừng bao giờ tứ chối một điều mới mẽ mà Thiên Chúa ban cho ta trong đời sống! Chúng ta đừng luôn mệt mỏi, thất vọng, buồn bã, khi chúng ta cảm thấy tội lỗi đè nặng trên chúng ta và đừng nghĩ là chúng ta không thể vượt qua được? Chúng ta đừng thu mình lại, đừng thất vọng, đừng bao giờ bỏ cuộc: Không có một trạng huống nào mà Chúa không thể thay đổi được, cũng như không có một tội lỗi nào mà Chúa không tha thứ nếu chúng ta đến xin với Chúa.”
Cũng như trong ngày Lễ Lá 24 tháng 4 : Đừng bao giờ là những người buồn bã: người Kitô hữu không bao giờ ở trong trạng thái buồn! Đừng bao giờ thất vọng! Niềm vui của chúng ta không phải là niềm vui khi có được nhiều của cải và nhiều thứ, mà chính là niềm vui được gặp gỡ một Người: Chúa Giêsu, Ngài đang ở giữa chúng ta!” (nguồn tin: từ báo La Croix)