Mười điều răn cho các ký giả viết về Vatican
Vũ Văn An3/1/2013
________________________________________
Đức Bênêđictô XVI đã chính thức trở thành giáo hoàng hưu trí, hay nguyên giáo hoàng, không hẳn giáo hoàng danh dự như có người gọi. Ngài từ giã ngôi vị trong một thái độ thanh thản đến gây ngạc nhiên. Có người nói đến nỗi buồn vui đời giáo hoàng của ngài, nhưng ngày cuối cùng trong ngôi vị giáo hoàng của ngài được báo chí ghi nhận là thanh thản, và ngài nói đến niềm vui nhiều hơn nỗi buồn. Thực vậy, trong diễn văn sau cùng với hồng y đoàn, những vị sẽ chọn bầu người kế nhiệm mình, Đức Bênêđíctô nói tới niềm vui. Đáp lời từ biệt của Đức Hồng Y Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, khi nhắc tới biến cố Emmau, Đức Bênêđíctô cho hay: “quả là một niềm vui khi được sóng bước với anh em trong những năm qua, dưới ánh sáng sự hiện diện của Chúa Phục Sinh”. Và niềm vui này sẽ được ngài trân quí mãi trong “lòng tôn kính và vâng lời vô điều kiện của tôi” đối với một người “trong anh em, trong hồng y đoàn, sẽ là giáo hoàng tương lai”.
Chưa hết, trong sứ điệp cuối cùng gửi lên twitter, vì khuôn khổ 140 nét (characters) không cho phép ngài nói nhiều, Đức Bênêđíctô đã chọn chỉ nói tới niềm vui: “cám ơn các bạn vì tình yêu và nâng đỡ của các bạn. Mong các bạn luôn cảm nhận được niềm vui phát sinh từ việc đặt Chúa Kitô làm tâm điểm đời mình”.
Hiểu được tâm tình của một giáo hoàng hay nói chung hiểu được tâm tư Giáo Hội Công Giáo (sentire cum ecclesia) không đơn giản và một chiều như nhiều người tưởng tượng cho dù đó là những thần học gia “uyên bác” như Hans Kung. Trong một bài viết cho tờ New York Times gần đây, Kung chỉ biết vẽ ra một hình ảnh hết sức buồn thảm về Giáo Hội hiện nay: thiếu linh mục đến thảm họa tại Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi; hàng loạt người tiếp tục rời bỏ Giáo Hội để đi vào cái ông gọi là ‘rời cư nội bộ’, nhất là tại các xứ đã kỹ nghệ hóa; mất lòng kính trọng trông thấy đối với các giám mục và linh mục; tha hóa đặc biệt nơi giới trẻ và thất bại không tích nhập họ vào Giáo Hội. Đối với ông, Giáo Hội sau Đức Bênêđíctô XVI cần một vị giáo hoàng không còn cưỡng bức các giám mục phải rón rén “đi theo đường hướng của phe phản động” trái lại biết áp dụng dân chủ theo mẫu Giáo Hội sơ khai. Kung cảnh cáo rằng: nếu cơ mật viện sắp tới chọn một giáo hoàng đi theo đường cũ, thì Giáo Hội sẽ không bao giờ cảm nhận được mùa xuân mới, trái lại sẽ rơi vào thời kỳ băng giá mới với nguy cơ càng ngày càng trở thành một giáo phái không được ai lưu ý.
Đến những người như Kung mà còn có những “mách nước” như thế cho thời kỳ chuyển tiếp (interregnum) của Giáo Hội, huống hố là những ký giả và bình luận gia thế tục bình thường. Chính vì thế, Elizabeth Lev của ZenitNews đã có bài “Mười Điều Răn Khi Tường Trình Về Vatican”.
1) Ngươi phải bỏ thiên kiến riêng ở ngoài cửa: Người ta thường thấy Al Quaeda được đối xử tôn trọng hơn Đức Bênêđíctô và Giáo Hội Công Giáo nói chung. Bạn có thể bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội về nhiều vấn đề, nhưng bạn đâu có thể để cho nghị trình riêng của bạn xác định ra phóng sự của bạn được. Tường trình về các biến cố thế giới khác, bạn đâu có thể lồng các ý niệm riêng vào đó, thế thì tại sao bạn lại lồng chúng khi tường trình về Giáo Hội Công Giáo? Nếu tập chú của bạn chỉ là kiểm soát sinh đẻ, hôn nhân đồng tính và phá thai và ngôi vị giáo hoàng nên thay đổi giáo huấn ra sao, thì có lẽ bạn nên về nhà cho rồi. Bạn đồng ý hay bất đồng ý đâu có thực sự là vấn đề. Nhiệm vụ của bạn là hiểu và tường trình, cho biết bối cảnh và giúp khán giả hay độc giả cảm nhận được bức tranh lớn hơn. Đức Bênêđíctô XVI lãnh đạo 1.2 tỷ thành viên của Giáo Hội Công Giáo trong 8 năm, thu hút các đám đông hàng triệu người trong các cuộc tụ tập khắp thế giới và đem sứ điệp hy vọng và yêu thương tới những vùng xa xôi nhất của trái đất. Lý lịch của Đức Giáo Hoàng là một lý lịch hết sức ấn tượng, ngài đáng được người ta tôn trọng.
2) Ngươi phải sắm cho mình một cuốn tự điển: Xem ra cái vốn chữ nghĩa của hầu hết các ký giả tường trình về Vatican không chứa đựng được bao nhiêu từ ngữ: tai tiếng, thối nát và lạm dụng tình dục là những từ ngữ tạo thành cái ao rất hẹp và rất tù đọng khiến cho việc cứ tiếp tục rút tỉa từ đó chứng tỏ người ta thật nghèo trí tưởng tượng. Có lần, người ta đã bông đùa rằng tựa đề các cuốn phim đấm đá (action movie) thường chỉ gồm hai chữ lấy từ một danh sách rất hạn chế: Die Hard (khó chết), Maximum Risk (Nguy Cơ Tối Đa), First Blood (Máu Đầu), Raw Deal (Xử Bạo). Thì ở đây, xem ra các đầu đề liên quan đến tin tức Giáo Hội chỉ quanh quẩn lấy từ hoặc danh sách A: tai tiếng tình dục, ấu dâm, ghét phụ nữ hay danh sách B: giáo hoàng, giáo hội, người Công Giáo, các giám mục, các linh mục. Điều này khiến Sylvester Stallone với rất ít vốn liếng chữ nghĩa trông giống như Shakespeare. Những ngôn từ thực sự mô tả được bản chất Giáo Hội Công Giáo mà người ta thỉnh thoảng nên chêm vào không thiếu: cảm thương, tha thứ, tin mừng, cứu chuộc, bác ái, khiêm nhường, phụng sự và chữa lành có thể là một khởi đầu thuận gió xuôi buồm.
3) Ngươi phải lắng nghe: Các nhà báo có tiếng là người biết lắng nghe, nhưng không hiểu sao khi đụng tới Vatican, người nào xem ra cũng ngễnh ngãng một cách có chọn lựa. Khi Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài quyết định từ nhiệm sau khi đã cầu nguyện và suy tư vì lợi ích của Giáo Hội, thì phần lớn giới truyền thông đã chỉ nghe như ngài nói đến che đậy, đến bệnh tật chí tử, hoặc đến một ông già đơn thuần bỏ cuộc. Khi ngài nói đến đức tin và lý trí tại Regensburg, nhiều người trong giới truyền thông nghe như “chống Hồi Giáo” nên đâm ra phản ứng chống lại cách giận dữ. Khi Đức Bênêđíctô nói tới áo mưa ngừa thai và đánh thức cảm thức luân lý, nhiều người chỉ nghe việc nhìn nhận liên hệ đồng tính. Giống Dante, Platon hay Lincoln, lời lẽ của Đức Bênêđíctô chỉ rất phong phú khi nào người ta biết lắng nghe.
4) Ngươi phải tường trình, đừng bóp méo: Hàng triệu người không có khả năng đích thân theo dõi các biến cố đó, nhiều người hơn nữa không có cơ hội lựa lọc các đài hay theo dõi hàng ức triệu “blog” để lượm lặt tin tức. Trách nhiệm của những người hiện diện ở đó phải tường trình cách minh bạch và chính xác. Nhiều người rất quan tâm tới những gì thực sự đang diễn ra ở đó, và sẽ rất biết ơn đối với một tường thuật không thiên lệch. Đây là thời điểm khá bất an cho người Công Giáo, với việc đức giáo hoàng từ chức và những đường nước chưa được khám phá ở đàng trước. Nếu một độc giả ở phương trời xa xôi không có phương tiện thông tin đã chọn bạn làm tai mắt cho họ ở Rôma, thì quả là vô trách nhiệm xiết bao nếu bạn chỉ trình bày những lươn lẹo mưu mô thay vì minh bạch rõ ràng. Bạn đừng nói chỉ có vài ngàn người tới tham dự thay vì 150,000 người, và không nên tìm tòi vài người kêu ca giữa hàng ngàn những người thiện tâm chân thành. Hãy tường trình điều đang xẩy ra, hãy chia sẻ tin tốt cũng như tin xấu một cách chính xác, và đừng lạm dụng lòng tin mà độc giả đặt nơi bạn bằng cách cho họ uống độc dược hoài nghi vô căn cứ.
5) Ngươi hãy đem bộ mặt thích đáng lại cho việc mình làm: Điều răn này đặc biệt nhằm các nhá báo Công Giáo là những người tự cho mình là chứng tá của đức tin và chuyên gia trong Giáo Hội. Hành động như những người sẵn sàng chà đạp người khác để nổi bật, để tiến thân không có gì là tốt đẹp cả. Nếu mù quáng vì tiếng tăm mà quên mất rằng mình luôn là chứng tá cho niềm vui và đức bác ái của Chúa Kitô, là ta đã chểnh mảng trong nghĩa vụ căn bản nhất khi đại diện cho Giáo Hội. Đoàn quay phim, những người đưa tin, các phóng viên và mọi người ta gặp trong công việc ta làm với giới truyền thông coi ta như đại diện cho Giáo Hội Công Giáo, và điều này cần được phản ảnh trong mọi việc ta làm. Lên tiếng trước công chúng, với khung vòm Nhà Thờ Thánh Phêrô ở phía sau, ta phải luôn nhớ rằng ta có trách nhiệm đầu tiên và trước hết đối với sự thật, trong cách ta xử sự với các vị trong hàng giáo phẩm, những vị vốn đang cố gắng giúp ta và giúp nhau.
6) Ngươi đừng tìm cách trở thành sao sáng: Cơ mật viện không phải là việc của phóng viên, ở đây không hề có những người tạo ra vua, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Tự quan trọng hóa mình là điều không có chỗ đứng trong một cơ mật viện. Huênh hoang đưa ra nghị trình và ý thích riêng chỉ làm mất thì giờ độc giả hay thính giả và tạo nhiều sức nóng hơn là ánh sáng. Đức Giáo Hoàng mới là sao sáng, dù ngài vẫn nhấn mạnh chỉ có Chúa Kitô mới là sao sáng. Đức Giáo Hoàng mới là lý do tại sao có biến cố được truyền thông lưu ý. Và chính biến cố Đức Bênêđíctô từ nhiệm và một tân giáo hoàng sắp xuất hiện mới là biến cố đem lại công ăn việc làm cho ta, chứ không phải ta tạo ra biến cố ấy.
7) Ngươi đừng lấy tai tiếng đền đáp lòng đại lượng: Thứ Năm tuần trước, người ta thấy hết xe búyt nhỏ này tới xe buýt nhỏ nọ chở các nhà báo tới các dinh thự của Vatican. Họ có dịp được thăm viếng Casa Santa Marta, nơi các hồng y cư ngụ dịp bầu tân giáo hoàng, thậm chí cả nơi Đức GH Bênêđíctô XVI sẽ cư ngụ sau khi từ Castel Gandolfo chuyển vào nội thành Vatican. Họ được vào nhiều nơi hơn phần đông các nhân viên của Vatican khi được giới thiệu cách vận hành của “Vatican kỳ bí” từ khách sạn tới dược phòng và ngân hàng của nó. Nhưng ngày hôm sau, đâu là các hàng tít báo? Không hề có những hàng như “thời đại mới trong mối liên hệ của Vatican với truyền thông”, ngược lại chỉ có những bóng gió và đồn nhảm kiểu “vận động đồng tính” và tống tiền. Được ăn những món sơn hào hải vị trên bàn ăn Vatican, phần đông các ký giả này đã mang gì về cho các độc giả của họ trong các bao đựng đồ ăn cho chó? Phải chăng chỉ là sương sẩu để gặm!
8) Ngươi đừng làm sống lại những từ ngữ lỗi thời: Những chữ như “ly giáo” vừa không thích đáng vừa chẳng giúp ích chi. Ly giáo chỉ việc tách ly ra khỏi Giáo Hội, hậu quả là có hai đầu, một đầu giáo hoàng một đầu người ta thường gọi là ngụy giáo hoàng do cơ mật viện thứ hai, bất hợp lệ bầu ra. Điều này chẳng ăn nhập gì tới những điều đang xẩy ra ở đây. Cứ hoài hoài nhắc tới “cuộc khủng hoảng” lạm dụng tình dục là kiểu nói khác hiện hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc khủng hoảng này đã xẩy ra vào năm 2001, hơn 10 năm nay rồi. Từ lúc đó, Giáo Hội đã đưa ra nhiều chỉ dẫn và thanh lọc đến nỗi từ trung bình khoảng 50 vụ một năm trong các thập niên 70 và 80, chỉ còn vào khoảng 7 lời tố cáo vào năm 2010 trong số 39,000 vị linh mục của Hoa Kỳ. Nếu có định chế nào đã cho thế giới biết đã có sự xoay chuyển tình thế, thì đó chính là Giáo Hội Công Giáo. Nói tới khủng hoảng do đó chỉ chứng tỏ là thiếu trung thực.
9) Ngươi không nên áp dụng cái lối “affirmative action” (định ra hạn ngạch) vào Giáo Hội: Giáo Hội là hoàn vũ nhưng không cần phải định ra hạn ngạch (quota). Người Công Giáo có mặt khắp thế giới. Chỉ cần bước vào một Giáo Hoàng Đại Học, bạn sẽ thấy đủ mầu da, ngôn ngữ và văn hóa, đa dạng như mầu vẽ của Raphael. Giáo Hội từng bầu giáo hoàng từ Châu Phi (Milziade 311-314), và từ Châu Á (John V từ Syria 685-686) trước khi tìm ra Châu Mỹ rất lâu. Cho nên ý niệm cho rằng Giáo Hội nên bầu một tân giáo hoàng chỉ căn cứ vào mầu da hay đặc điểm thể lý là điều phi lý và không cần thiết.
10) Ngươi không được quên tuổi hay vẻ đẹp: Giáo Hội từng hiện diện đã lâu và đã chứng kiến nhiều vị giáo hoàng bị bắt, bị thất sủng và bị sát hại, nhiều lần bị xâm lăng, bách hại và hoàn toàn mất lãnh thổ. Giáo Hội cũng đã sống thoát một cuộc cải cách và một cuộc trỗi dậy (Risorgimento) và hiện vẫn còn ở đây. Trước mỗi đại họa, Giáo Hội luôn tạo ra được một điều tốt đẹp bất kể đó là tác phẩm nghệ thuật, một công trình kiến trúc đồ sộ hay cuộc đời vinh hiển của một vị thánh. Nhà Thờ Thánh Phêrô hoàn thành thời cải cách, tượng Pietà hoàn thành trong một triều đại thối nát nhất của thời Phục Hưng, và Thánh Maximilian Kolbe đã nở rộ chính vào thời Diệt Chủng. Giáo Hội biết rằng khó khăn rồi sẽ chấm dứt, nhưng chính vào những thời điểm bị áp lực lớn nhất, những viên kim cương đẹp đẽ nhất của ta đã được gọt dũa nên.
Zenit, 28 tháng 2, 2013.
Vũ Văn An3/1/2013
________________________________________
Đức Bênêđictô XVI đã chính thức trở thành giáo hoàng hưu trí, hay nguyên giáo hoàng, không hẳn giáo hoàng danh dự như có người gọi. Ngài từ giã ngôi vị trong một thái độ thanh thản đến gây ngạc nhiên. Có người nói đến nỗi buồn vui đời giáo hoàng của ngài, nhưng ngày cuối cùng trong ngôi vị giáo hoàng của ngài được báo chí ghi nhận là thanh thản, và ngài nói đến niềm vui nhiều hơn nỗi buồn. Thực vậy, trong diễn văn sau cùng với hồng y đoàn, những vị sẽ chọn bầu người kế nhiệm mình, Đức Bênêđíctô nói tới niềm vui. Đáp lời từ biệt của Đức Hồng Y Sodano, niên trưởng hồng y đoàn, khi nhắc tới biến cố Emmau, Đức Bênêđíctô cho hay: “quả là một niềm vui khi được sóng bước với anh em trong những năm qua, dưới ánh sáng sự hiện diện của Chúa Phục Sinh”. Và niềm vui này sẽ được ngài trân quí mãi trong “lòng tôn kính và vâng lời vô điều kiện của tôi” đối với một người “trong anh em, trong hồng y đoàn, sẽ là giáo hoàng tương lai”.
Chưa hết, trong sứ điệp cuối cùng gửi lên twitter, vì khuôn khổ 140 nét (characters) không cho phép ngài nói nhiều, Đức Bênêđíctô đã chọn chỉ nói tới niềm vui: “cám ơn các bạn vì tình yêu và nâng đỡ của các bạn. Mong các bạn luôn cảm nhận được niềm vui phát sinh từ việc đặt Chúa Kitô làm tâm điểm đời mình”.
Hiểu được tâm tình của một giáo hoàng hay nói chung hiểu được tâm tư Giáo Hội Công Giáo (sentire cum ecclesia) không đơn giản và một chiều như nhiều người tưởng tượng cho dù đó là những thần học gia “uyên bác” như Hans Kung. Trong một bài viết cho tờ New York Times gần đây, Kung chỉ biết vẽ ra một hình ảnh hết sức buồn thảm về Giáo Hội hiện nay: thiếu linh mục đến thảm họa tại Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi; hàng loạt người tiếp tục rời bỏ Giáo Hội để đi vào cái ông gọi là ‘rời cư nội bộ’, nhất là tại các xứ đã kỹ nghệ hóa; mất lòng kính trọng trông thấy đối với các giám mục và linh mục; tha hóa đặc biệt nơi giới trẻ và thất bại không tích nhập họ vào Giáo Hội. Đối với ông, Giáo Hội sau Đức Bênêđíctô XVI cần một vị giáo hoàng không còn cưỡng bức các giám mục phải rón rén “đi theo đường hướng của phe phản động” trái lại biết áp dụng dân chủ theo mẫu Giáo Hội sơ khai. Kung cảnh cáo rằng: nếu cơ mật viện sắp tới chọn một giáo hoàng đi theo đường cũ, thì Giáo Hội sẽ không bao giờ cảm nhận được mùa xuân mới, trái lại sẽ rơi vào thời kỳ băng giá mới với nguy cơ càng ngày càng trở thành một giáo phái không được ai lưu ý.
Đến những người như Kung mà còn có những “mách nước” như thế cho thời kỳ chuyển tiếp (interregnum) của Giáo Hội, huống hố là những ký giả và bình luận gia thế tục bình thường. Chính vì thế, Elizabeth Lev của ZenitNews đã có bài “Mười Điều Răn Khi Tường Trình Về Vatican”.
1) Ngươi phải bỏ thiên kiến riêng ở ngoài cửa: Người ta thường thấy Al Quaeda được đối xử tôn trọng hơn Đức Bênêđíctô và Giáo Hội Công Giáo nói chung. Bạn có thể bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội về nhiều vấn đề, nhưng bạn đâu có thể để cho nghị trình riêng của bạn xác định ra phóng sự của bạn được. Tường trình về các biến cố thế giới khác, bạn đâu có thể lồng các ý niệm riêng vào đó, thế thì tại sao bạn lại lồng chúng khi tường trình về Giáo Hội Công Giáo? Nếu tập chú của bạn chỉ là kiểm soát sinh đẻ, hôn nhân đồng tính và phá thai và ngôi vị giáo hoàng nên thay đổi giáo huấn ra sao, thì có lẽ bạn nên về nhà cho rồi. Bạn đồng ý hay bất đồng ý đâu có thực sự là vấn đề. Nhiệm vụ của bạn là hiểu và tường trình, cho biết bối cảnh và giúp khán giả hay độc giả cảm nhận được bức tranh lớn hơn. Đức Bênêđíctô XVI lãnh đạo 1.2 tỷ thành viên của Giáo Hội Công Giáo trong 8 năm, thu hút các đám đông hàng triệu người trong các cuộc tụ tập khắp thế giới và đem sứ điệp hy vọng và yêu thương tới những vùng xa xôi nhất của trái đất. Lý lịch của Đức Giáo Hoàng là một lý lịch hết sức ấn tượng, ngài đáng được người ta tôn trọng.
2) Ngươi phải sắm cho mình một cuốn tự điển: Xem ra cái vốn chữ nghĩa của hầu hết các ký giả tường trình về Vatican không chứa đựng được bao nhiêu từ ngữ: tai tiếng, thối nát và lạm dụng tình dục là những từ ngữ tạo thành cái ao rất hẹp và rất tù đọng khiến cho việc cứ tiếp tục rút tỉa từ đó chứng tỏ người ta thật nghèo trí tưởng tượng. Có lần, người ta đã bông đùa rằng tựa đề các cuốn phim đấm đá (action movie) thường chỉ gồm hai chữ lấy từ một danh sách rất hạn chế: Die Hard (khó chết), Maximum Risk (Nguy Cơ Tối Đa), First Blood (Máu Đầu), Raw Deal (Xử Bạo). Thì ở đây, xem ra các đầu đề liên quan đến tin tức Giáo Hội chỉ quanh quẩn lấy từ hoặc danh sách A: tai tiếng tình dục, ấu dâm, ghét phụ nữ hay danh sách B: giáo hoàng, giáo hội, người Công Giáo, các giám mục, các linh mục. Điều này khiến Sylvester Stallone với rất ít vốn liếng chữ nghĩa trông giống như Shakespeare. Những ngôn từ thực sự mô tả được bản chất Giáo Hội Công Giáo mà người ta thỉnh thoảng nên chêm vào không thiếu: cảm thương, tha thứ, tin mừng, cứu chuộc, bác ái, khiêm nhường, phụng sự và chữa lành có thể là một khởi đầu thuận gió xuôi buồm.
3) Ngươi phải lắng nghe: Các nhà báo có tiếng là người biết lắng nghe, nhưng không hiểu sao khi đụng tới Vatican, người nào xem ra cũng ngễnh ngãng một cách có chọn lựa. Khi Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài quyết định từ nhiệm sau khi đã cầu nguyện và suy tư vì lợi ích của Giáo Hội, thì phần lớn giới truyền thông đã chỉ nghe như ngài nói đến che đậy, đến bệnh tật chí tử, hoặc đến một ông già đơn thuần bỏ cuộc. Khi ngài nói đến đức tin và lý trí tại Regensburg, nhiều người trong giới truyền thông nghe như “chống Hồi Giáo” nên đâm ra phản ứng chống lại cách giận dữ. Khi Đức Bênêđíctô nói tới áo mưa ngừa thai và đánh thức cảm thức luân lý, nhiều người chỉ nghe việc nhìn nhận liên hệ đồng tính. Giống Dante, Platon hay Lincoln, lời lẽ của Đức Bênêđíctô chỉ rất phong phú khi nào người ta biết lắng nghe.
4) Ngươi phải tường trình, đừng bóp méo: Hàng triệu người không có khả năng đích thân theo dõi các biến cố đó, nhiều người hơn nữa không có cơ hội lựa lọc các đài hay theo dõi hàng ức triệu “blog” để lượm lặt tin tức. Trách nhiệm của những người hiện diện ở đó phải tường trình cách minh bạch và chính xác. Nhiều người rất quan tâm tới những gì thực sự đang diễn ra ở đó, và sẽ rất biết ơn đối với một tường thuật không thiên lệch. Đây là thời điểm khá bất an cho người Công Giáo, với việc đức giáo hoàng từ chức và những đường nước chưa được khám phá ở đàng trước. Nếu một độc giả ở phương trời xa xôi không có phương tiện thông tin đã chọn bạn làm tai mắt cho họ ở Rôma, thì quả là vô trách nhiệm xiết bao nếu bạn chỉ trình bày những lươn lẹo mưu mô thay vì minh bạch rõ ràng. Bạn đừng nói chỉ có vài ngàn người tới tham dự thay vì 150,000 người, và không nên tìm tòi vài người kêu ca giữa hàng ngàn những người thiện tâm chân thành. Hãy tường trình điều đang xẩy ra, hãy chia sẻ tin tốt cũng như tin xấu một cách chính xác, và đừng lạm dụng lòng tin mà độc giả đặt nơi bạn bằng cách cho họ uống độc dược hoài nghi vô căn cứ.
5) Ngươi hãy đem bộ mặt thích đáng lại cho việc mình làm: Điều răn này đặc biệt nhằm các nhá báo Công Giáo là những người tự cho mình là chứng tá của đức tin và chuyên gia trong Giáo Hội. Hành động như những người sẵn sàng chà đạp người khác để nổi bật, để tiến thân không có gì là tốt đẹp cả. Nếu mù quáng vì tiếng tăm mà quên mất rằng mình luôn là chứng tá cho niềm vui và đức bác ái của Chúa Kitô, là ta đã chểnh mảng trong nghĩa vụ căn bản nhất khi đại diện cho Giáo Hội. Đoàn quay phim, những người đưa tin, các phóng viên và mọi người ta gặp trong công việc ta làm với giới truyền thông coi ta như đại diện cho Giáo Hội Công Giáo, và điều này cần được phản ảnh trong mọi việc ta làm. Lên tiếng trước công chúng, với khung vòm Nhà Thờ Thánh Phêrô ở phía sau, ta phải luôn nhớ rằng ta có trách nhiệm đầu tiên và trước hết đối với sự thật, trong cách ta xử sự với các vị trong hàng giáo phẩm, những vị vốn đang cố gắng giúp ta và giúp nhau.
6) Ngươi đừng tìm cách trở thành sao sáng: Cơ mật viện không phải là việc của phóng viên, ở đây không hề có những người tạo ra vua, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Tự quan trọng hóa mình là điều không có chỗ đứng trong một cơ mật viện. Huênh hoang đưa ra nghị trình và ý thích riêng chỉ làm mất thì giờ độc giả hay thính giả và tạo nhiều sức nóng hơn là ánh sáng. Đức Giáo Hoàng mới là sao sáng, dù ngài vẫn nhấn mạnh chỉ có Chúa Kitô mới là sao sáng. Đức Giáo Hoàng mới là lý do tại sao có biến cố được truyền thông lưu ý. Và chính biến cố Đức Bênêđíctô từ nhiệm và một tân giáo hoàng sắp xuất hiện mới là biến cố đem lại công ăn việc làm cho ta, chứ không phải ta tạo ra biến cố ấy.
7) Ngươi đừng lấy tai tiếng đền đáp lòng đại lượng: Thứ Năm tuần trước, người ta thấy hết xe búyt nhỏ này tới xe buýt nhỏ nọ chở các nhà báo tới các dinh thự của Vatican. Họ có dịp được thăm viếng Casa Santa Marta, nơi các hồng y cư ngụ dịp bầu tân giáo hoàng, thậm chí cả nơi Đức GH Bênêđíctô XVI sẽ cư ngụ sau khi từ Castel Gandolfo chuyển vào nội thành Vatican. Họ được vào nhiều nơi hơn phần đông các nhân viên của Vatican khi được giới thiệu cách vận hành của “Vatican kỳ bí” từ khách sạn tới dược phòng và ngân hàng của nó. Nhưng ngày hôm sau, đâu là các hàng tít báo? Không hề có những hàng như “thời đại mới trong mối liên hệ của Vatican với truyền thông”, ngược lại chỉ có những bóng gió và đồn nhảm kiểu “vận động đồng tính” và tống tiền. Được ăn những món sơn hào hải vị trên bàn ăn Vatican, phần đông các ký giả này đã mang gì về cho các độc giả của họ trong các bao đựng đồ ăn cho chó? Phải chăng chỉ là sương sẩu để gặm!
8) Ngươi đừng làm sống lại những từ ngữ lỗi thời: Những chữ như “ly giáo” vừa không thích đáng vừa chẳng giúp ích chi. Ly giáo chỉ việc tách ly ra khỏi Giáo Hội, hậu quả là có hai đầu, một đầu giáo hoàng một đầu người ta thường gọi là ngụy giáo hoàng do cơ mật viện thứ hai, bất hợp lệ bầu ra. Điều này chẳng ăn nhập gì tới những điều đang xẩy ra ở đây. Cứ hoài hoài nhắc tới “cuộc khủng hoảng” lạm dụng tình dục là kiểu nói khác hiện hoàn toàn vô nghĩa. Cuộc khủng hoảng này đã xẩy ra vào năm 2001, hơn 10 năm nay rồi. Từ lúc đó, Giáo Hội đã đưa ra nhiều chỉ dẫn và thanh lọc đến nỗi từ trung bình khoảng 50 vụ một năm trong các thập niên 70 và 80, chỉ còn vào khoảng 7 lời tố cáo vào năm 2010 trong số 39,000 vị linh mục của Hoa Kỳ. Nếu có định chế nào đã cho thế giới biết đã có sự xoay chuyển tình thế, thì đó chính là Giáo Hội Công Giáo. Nói tới khủng hoảng do đó chỉ chứng tỏ là thiếu trung thực.
9) Ngươi không nên áp dụng cái lối “affirmative action” (định ra hạn ngạch) vào Giáo Hội: Giáo Hội là hoàn vũ nhưng không cần phải định ra hạn ngạch (quota). Người Công Giáo có mặt khắp thế giới. Chỉ cần bước vào một Giáo Hoàng Đại Học, bạn sẽ thấy đủ mầu da, ngôn ngữ và văn hóa, đa dạng như mầu vẽ của Raphael. Giáo Hội từng bầu giáo hoàng từ Châu Phi (Milziade 311-314), và từ Châu Á (John V từ Syria 685-686) trước khi tìm ra Châu Mỹ rất lâu. Cho nên ý niệm cho rằng Giáo Hội nên bầu một tân giáo hoàng chỉ căn cứ vào mầu da hay đặc điểm thể lý là điều phi lý và không cần thiết.
10) Ngươi không được quên tuổi hay vẻ đẹp: Giáo Hội từng hiện diện đã lâu và đã chứng kiến nhiều vị giáo hoàng bị bắt, bị thất sủng và bị sát hại, nhiều lần bị xâm lăng, bách hại và hoàn toàn mất lãnh thổ. Giáo Hội cũng đã sống thoát một cuộc cải cách và một cuộc trỗi dậy (Risorgimento) và hiện vẫn còn ở đây. Trước mỗi đại họa, Giáo Hội luôn tạo ra được một điều tốt đẹp bất kể đó là tác phẩm nghệ thuật, một công trình kiến trúc đồ sộ hay cuộc đời vinh hiển của một vị thánh. Nhà Thờ Thánh Phêrô hoàn thành thời cải cách, tượng Pietà hoàn thành trong một triều đại thối nát nhất của thời Phục Hưng, và Thánh Maximilian Kolbe đã nở rộ chính vào thời Diệt Chủng. Giáo Hội biết rằng khó khăn rồi sẽ chấm dứt, nhưng chính vào những thời điểm bị áp lực lớn nhất, những viên kim cương đẹp đẽ nhất của ta đã được gọt dũa nên.
Zenit, 28 tháng 2, 2013.