Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã chọn gọi con người. Dù ai, dù ở đấng bậc nào, có nhận biết Thiên Chúa hay không, trong đức tin của người Công giáo, hễ làm người, mỗi người đều được Chúa mời gọi. Được mời gọi là danh dự, là hạnh phúc của con người. Vì nhờ ơn được mời gọi ấy, con người cộng tác với Thiên Chúa hoàn hỏa hóa công trình tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa của Người. Đó là tình yêu của Đấng Tạo Thành đổ trên con người. Vì chỉ có yêu, Người mới hạ cố chính mình, để mời gọi, ban ơn cho con người khả năng cộng tác với Người.
Ngược lại, con người cần đáp trả bằng sự dấn thân làm cho ơn gọi của mình ngày một phát triển, ngày một thăng hoa, gặt hái ngày càng nhiều kết quả, sinh lợi cho mình, cho vũ trụ về mặt tự nhiên cũng như siêu nhiên. Một khi nỗ lực hiến thân sống cho, sống theo, sống vì ơn mà Thiên Chúa ban tặng, con người đang thể hiện mình là kẻ biết sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.
I. GƯƠNG SỐNG ƠN GỌI CỦA TỔ PHỤ ABRAHAM
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa muốn ông bước vào công cuộc cứu độ của Người. Lãnh lấy lời Thiên Chúa, Abraham ra đi, lao mình vào vô định. Ông ra đi mà không biết mình đi đâu, chỉ có lòng tin tưởng và phó thác dẫn đường. Chính sự đáp trả ngoạn mục cho ơn gọi của Abraham đã minh chứng, ông yêu quý ơn gọi của Chúa ban biết chừng nào. Hành động đáp trả ấy, cho thấy, tận trong thâm tâm, ông đã cảm nhận: Khi Chúa trao ơn gọi, chính là lúc Chúa thể hiện tình yêu của Người. Và khi ông đáp trả để sống cho ơn gọi, chính là lúc ông sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.
Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara, vợ ông mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẵm con trên tay, ông thấy một tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh đang lừng lững. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già. Hai ông bà yên tâm an hưởng những ngày còn lại trên trần thế…
Nhưng có ai học được chữ ngờ…! Cuộc đời nào có phẳng lặng mãi như mặt nước hồ thu. Giữa cuộc sống yên bình, một ngày kia, Chúa lại gọi Tổ Phụ: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nếu là chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không “hiền lành” đến độ, Chúa bảo sao thì làm vậy, mà không gợn một chút nghi nan, hay thắc mắc. Tổ phụ Abraham thì khác. Cho tới giờ này, Abraham vẫn chứng tỏ mình có một đức tin kiên vững. Thánh Kinh không hề nói đến một chút nghi nan nơi lòng tin của ông. Abraham không hề tiếc xót với Chúa bất cứ một điều gì, dù là đứa con trai cầu tự, đứa con một mà mấy chục năm dài ông mỏi mòn chờ đợi. Ông cũng không một chút mảy may đặt vấn đề, tại sao Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi, bây giờ chỉ có một đứa con duy nhất, Người cũng đòi, thì dòng dõi ấy ở đâu? Tình yêu của Thiên Chúa ở đâu, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, đòi một người cha phải tế hiến con của ông cho mình? Tại sao Thiên Chúa mà ông tin đến nỗi dám vứt bỏ mọi thứ để đi theo tiếng gọi của Người, lẽ ra phải thưởng công cho ông, đàng này đến năng lực làm cha, một năng lực ông tha thiết mong đợi, và hết sức vui mừng khi đạt được, Người cũng tước mất của ông?... Vậy mà Abraham vẫn tin, tin không ngừng, cả trong lúc tưởng chừng tuyệt vọng.
Một lần nữa, Abraham lại vâng lời Thiên Chúa. Ông thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con mình, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của Isaac được dành lại. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Đối với Abraham, sống ơn gọi là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy; là hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Quyết sống ơn gọi đời mình, Abraham một dạ tín trung với Chúa. Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23) và Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì sẵn lòng dấn thân cho ơn gọi, nên Abraham được Chúa“Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44, 21). Dấn mình cho ơn gọi không một chút suy suyễn, từ ngày ấy, Tổ phụ Abraham trở thành cha chúng ta trong đức tin. Ông thật sự là cha một dân tộc đông đúc, lớn mạnh và trường tồn.
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, những người thuộc miêu duệ của ông trong đức tin. Hãy bắt chước Abraham mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để chúng ta sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin của chúng ta bị thử thách vượt qua mọi giới hạn.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống của Tổ phụ Abraham, chúng ta rút ra cho mình vài bài học.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức ấy, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Thiên Chúa trong tình yêu mà Người trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình bằng cách ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng. Chúng ta sống ơn gọi của Chúa là tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa. Sống như thánh Phaolô đã nêu gương: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi của mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Sống ơn gọi của Chúa không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, lắm khi phải thực hiện ơn gọi đời mình, thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Kitô đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Người trên thánh giá “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con” (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi đời mình theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Kitô, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân mình, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống ơn gọi đời mình, dẫu là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho người sống ơn gọi nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm chúng ta cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình… Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc “vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió”, nhằm hoàn thành ơn gọi mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: “Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như “chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế” vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi ơn gọi của mình như Chúa muốn, chúng ta cũng hãy chọn Chúa làm lý tưởng duy nhất đời mình. Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Người thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống… của cuộc đời ta.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài. Các ngài đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: “Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…” (Cv 12, 1-3).
III. ÂN HUỆ CỦA TÌNH YÊU CHÚA.
Trong bài này, chúng ta nói nhiều đến “ơn gọi Chúa ban”. Đúng vậy. Ơn gọi của mỗi người chúng ta, dù là ai, bậc tu trì hay sống giữa đời, người có đức tin hay không có đức tin, người có tín ngưỡng hay vô thần, dù là vô thần tuyệt đối… tất cả đều nhờ đến tình yêu của Chúa. Không có Thiên Chúa, thì đã không có bất cứ điều gì tồn tại.
Vì thế, trong vai trò của mình, dù là ai, dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta lãnh nhận từ ân huệ của Chúa chính ơn gọi đời mình. Sống trên trần thế, đã là người, thì đã là ơn Chúa gọi. Chúng ta có chạy trốn, có chối từ, có tìm cách thoái thác, hay ngay cả những ai không tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa, tất cả cùng được Chúa ban ơn mời gọi. Chúng ta không thể nào trốn thoát ơn gọi của Chúa. Bởi một lẽ đơn giản: Không thể nào chúng ta trốn thoát ân huệ của Chúa được. Ai sống trong đời mà không cần đến ơn Chúa! Ơn gọi khởi đi từ ân huệ, vì thế, ơn gọi là nền tảng giúp chúng ta sống trọng hảo ân huệ Chúa ban cho mình.
Chúng ta cần có ơn gọi của Chúa để vào đời, sống trong đời, đồng hành với đời. Chúng ta cần phải sống ơn gọi cách tích cực, vừa để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tình yêu của Chúa, đối với ân huệ muôn trùng của Chúa, vừa sẽ làm cho chúng ta lớn lên trong đời, có một thế đứng giữa đời và thực sự là một thành viên cho đời.
Hãy luôn luôn nhớ rằng, sống ơn gọi là sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa. Để nhờ ý thức như thế, chúng ta sẽ phấn đấu đến cùng cho việc sống ơn gọi của mình được ưu tiên trên tất cả mọi chiều kích của đời sống.
Tổ phụ Abraham đã tỏ ra vô cùng quý báu chính ơn gọi của ông. Vì thế, dẫu là nao núng, nghi nan, bạc nhược, mất quân bình…, tất cả đều không có gì có thể chi phối tâm hồn ông. Tất cả phải lùi lại phía sau, để ông vươn lên giành sự toàn thắng cho ơn gọi mà ông đã lãnh nhận từ nơi Chúa. Tổ phụ đã tỏ ra là một người trân trọng ân huệ lớn lao của Chúa, qua việc ông cặm cụi, tỉ mỉ, bình tỉnh, và thấu đáo thi hành đến cùng ân huệ của Chúa, cũng như qua việc hoàn thành xuất sắc ơn gọi đời ông.
Chúng ta hãy hãnh diện, một niềm hãnh diện trong đức tin, vì đã khám phá ra ơn gọi của mình trong tương quan với ân huệ của tình yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Hãy sung sướng ôm ấp ơn gọi đến cùng như Chúa Kitô. Dẫu cho đến thế gian làm người, hay chấp nhận chịu tử nạn, rồi phục sinh và vinh thăng bên hữu Thiên Chúa, Chúa Kitô không chỉ không ngừng, mà còn miên mang, say mê trong ơn gọi cho đến khi mọi sự hoàn tất trong ân huệ của Thiên Chúa. Đến cả việc hiến dâng mạng sống để thực hiện ơn gọi trong tay Thiên Chúa, Chúa Kitô vẫn không hề tìm cách chước miễn cho mình. Sự dâng hiến trọn vẹn cho ơn gọi đã được Chúa Kitô tuyên bố dứt khoát: “Không ai cất mạng sống Ta được nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta. Ta có quyền thí mạng sống Ta, và Ta cũng có quyền lấy lại, đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta” (Ga 10, 18).
Bắt chước Chúa Kitô, chúng ta ra sức sống ơn gọi của mình trong hết mọi ngày sống Chúa ban cho ta. Khi sống ơn gọi, là chúng ta đang đáp trả ân huệ cao cả của Chúa. Vậy hãy sử dụng từng ngày từng giờ, qua tất cả mọi bổn phận mà chúng ta đang thực thi trong đời sống mình, để hiến dâng cho Thiên Chúa. Hãy tận tụy, hãy trung thành trong tất cả mọi công việc đời thường hằng ngày để qua đó, chúng ta hoàn thành ơn gọi của mình. Không phải ở đâu xa xôi, nhưng là mỗi phút hiện tại chúng ta sống, sẽ là cơ hội để chúng ta nên thánh giữa đời. Từng giây phút hiện tại được thánh hóa, sẽ là một chuỗi thánh hiến trọn đời cho Thiên Chúa. Từng giây phút hiện tại, chúng ta trung tín để làm trọn ơn gọi của mình, sẽ là một chuỗi tình yêu của chúng ta đáp lại ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.
Ngược lại, con người cần đáp trả bằng sự dấn thân làm cho ơn gọi của mình ngày một phát triển, ngày một thăng hoa, gặt hái ngày càng nhiều kết quả, sinh lợi cho mình, cho vũ trụ về mặt tự nhiên cũng như siêu nhiên. Một khi nỗ lực hiến thân sống cho, sống theo, sống vì ơn mà Thiên Chúa ban tặng, con người đang thể hiện mình là kẻ biết sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.
I. GƯƠNG SỐNG ƠN GỌI CỦA TỔ PHỤ ABRAHAM
Tổ phụ Abraham có quê hương miền Lưỡng Hà. Chúa gọi ông tại Haran, lúc ông 75 tuổi. Chúa muốn ông bước vào công cuộc cứu độ của Người. Lãnh lấy lời Thiên Chúa, Abraham ra đi, lao mình vào vô định. Ông ra đi mà không biết mình đi đâu, chỉ có lòng tin tưởng và phó thác dẫn đường. Chính sự đáp trả ngoạn mục cho ơn gọi của Abraham đã minh chứng, ông yêu quý ơn gọi của Chúa ban biết chừng nào. Hành động đáp trả ấy, cho thấy, tận trong thâm tâm, ông đã cảm nhận: Khi Chúa trao ơn gọi, chính là lúc Chúa thể hiện tình yêu của Người. Và khi ông đáp trả để sống cho ơn gọi, chính là lúc ông sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.
Chúa hứa cho ông có một dòng dõi đông đúc như sao trên trời, như cát bãi biển (St 12,1-5). Chờ đợi mãi, dài đến 25 năm sau, bà Sara, vợ ông mới sinh cho ông được một người con duy nhất. Abraham bước vào tuổi 100, lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện. Niềm vui quá lớn ngày con trẻ chào đời (St 21,1-7). Bồng ẵm con trên tay, ông thấy một tương lai của cả một dân tộc hùng mạnh đang lừng lững. Vợ chồng già hạnh phúc ngập tràn trong tiếng khóc tiếng cười trẻ thơ. Isaac là đứa con của lời hứa, là cây gậy nương tựa tuổi già. Hai ông bà yên tâm an hưởng những ngày còn lại trên trần thế…
Nhưng có ai học được chữ ngờ…! Cuộc đời nào có phẳng lặng mãi như mặt nước hồ thu. Giữa cuộc sống yên bình, một ngày kia, Chúa lại gọi Tổ Phụ: "Abraham, Abraham! Ngươi hãy đem Isaac, đứa con một yêu dấu của ngươi, và đi đến đất Moria, ở đó, ngươi sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên núi Ta sẽ chỉ cho ngươi". Tiếng sét ngang tai làm ông chết lặng. Lệnh truyền sát tế Isaac, vượt quá tầm nghĩ của con người. Lời chúc phúc của Thiên Chúa cho ông làm tổ phụ các dân tộc, sẽ thành mây khói. Lệnh truyền làm ông đau nhói ruột gan.
Nếu là chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không “hiền lành” đến độ, Chúa bảo sao thì làm vậy, mà không gợn một chút nghi nan, hay thắc mắc. Tổ phụ Abraham thì khác. Cho tới giờ này, Abraham vẫn chứng tỏ mình có một đức tin kiên vững. Thánh Kinh không hề nói đến một chút nghi nan nơi lòng tin của ông. Abraham không hề tiếc xót với Chúa bất cứ một điều gì, dù là đứa con trai cầu tự, đứa con một mà mấy chục năm dài ông mỏi mòn chờ đợi. Ông cũng không một chút mảy may đặt vấn đề, tại sao Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi, bây giờ chỉ có một đứa con duy nhất, Người cũng đòi, thì dòng dõi ấy ở đâu? Tình yêu của Thiên Chúa ở đâu, hay chỉ là một Thiên Chúa tàn nhẫn, đòi một người cha phải tế hiến con của ông cho mình? Tại sao Thiên Chúa mà ông tin đến nỗi dám vứt bỏ mọi thứ để đi theo tiếng gọi của Người, lẽ ra phải thưởng công cho ông, đàng này đến năng lực làm cha, một năng lực ông tha thiết mong đợi, và hết sức vui mừng khi đạt được, Người cũng tước mất của ông?... Vậy mà Abraham vẫn tin, tin không ngừng, cả trong lúc tưởng chừng tuyệt vọng.
Một lần nữa, Abraham lại vâng lời Thiên Chúa. Ông thi hành lập tức lệnh truyền ấy. Ngay khi ông đang giơ cao con dao để hạ sát con mình, Thiên Chúa đã ngăn cản bàn tay ông và mạng sống của Isaac được dành lại. Chúa phán: "Đừng giết con trẻ và đừng động đến nó, vì giờ đây Ta biết ngươi kính sợ Chúa, đến nỗi không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta ".
Thư Do Thái viết: “Bởi tin, Abraham được kêu gọi vâng lời ra đi đến xứ ông sẽ lấy làm cơ nghiệp, ông ra đi mà chẳng biết mình đi đâu” (Dt 11,8). Đối với Abraham, sống ơn gọi là sẵn sàng làm theo lời Chúa dạy; là hy vọng Chúa sẽ thực hiện điều Người hứa, dù trước mắt chưa thấy chút gì là hiện thực cả. Quyết sống ơn gọi đời mình, Abraham một dạ tín trung với Chúa. Abraham đã nên “bạn thân của Thiên Chúa” (Gc 2,23) và Chúa gọi ông là “Tôi Tớ của Ta” và “Ta ở với ngươi” (St 26,24). Vì sẵn lòng dấn thân cho ơn gọi, nên Abraham được Chúa“Chúc lành cho các dân tộc trong dòng giống ông và dòng giống ông sẽ nên đông như cát biển” (Hc 44, 21). Dấn mình cho ơn gọi không một chút suy suyễn, từ ngày ấy, Tổ phụ Abraham trở thành cha chúng ta trong đức tin. Ông thật sự là cha một dân tộc đông đúc, lớn mạnh và trường tồn.
II. SỐNG ƠN GỌI NHƯ TỔ PHỤ ABRAHAM.
Gương quyết sống chết cho đến cùng trong ơn gọi đời mình của Tổ phụ Abraham trở thành chuẩn mực cho tất cả chúng ta, những người thuộc miêu duệ của ông trong đức tin. Hãy bắt chước Abraham mà thực hành đức tin và lòng vâng phục để chúng ta sống và hoàn thành ơn gọi Chúa ban cách tốt nhất, ngay cả những khi đức tin của chúng ta bị thử thách vượt qua mọi giới hạn.
Vậy để có thể sống ơn gọi đời mình cho tốt, dựa trên chính mẫu gương đời sống của Tổ phụ Abraham, chúng ta rút ra cho mình vài bài học.
1. Ném mình cho Thiên Chúa.
Ném mình hoàn toàn cho Chúa, dẫu có phải gây nên nhiều thổn thức, thì sau những lần đầy thổn thức ấy, Tổ phụ Abraham trải qua và khám phá hết lần này đến lần khác sự ngọt ngào của Thiên Chúa trong tình yêu mà Người trao tặng.
Cũng vậy, hôm nay chúng ta sống ơn gọi đời mình bằng cách ném mình cho Chúa để tùy nghi Chúa sử dụng. Chúng ta sống ơn gọi của Chúa là tin tuyệt đối nơi Chúa, đặt đời mình trong tay Chúa. Từ nay Chúa làm chủ đời mình. Sống cho Chúa, và nếu cần, chết cho Chúa. Sống như thánh Phaolô đã nêu gương: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2, 20). Chỉ có ném mình cho Chúa như thế, ta mới có thể chứng tỏ mình đang sống một cách dữ dội chính ơn gọi của mình.
Sống ơn gọi đời mình như thế là sống niềm phó thác trọn vẹn. Chỉ có phó thác đến cùng, ta mới cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu Chúa ban cho ta, như đã từng ban cho Tổ phụ Abraham.
2. Vượt qua mọi thử thách.
Sống ơn gọi của Chúa không cất khỏi cuộc đời chúng ta những thương đau, những rát buốt. Ngược lại, lắm khi phải thực hiện ơn gọi đời mình, thử thách càng giăng mắc, khó khăn càng chồng chất.
Gương vượt lên và chấp nhận đối đầu với đau khổ của Tổ phụ Abraham là bài học vô giá cho mỗi chúng ta. Trong mọi hoàn cảnh, dù yếu đuối hay khỏe khoắn, dù bất hạnh hay sung sướng, dù tăm tối hay tỏ tường, dù đơn độc hay hạnh phúc, dù bị loại trừ hay được chấp nhận… chỉ có thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa là tất cả. Thánh ý Chúa chi phối mọi nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm, mọi tương quan của ta.
Càng khó khăn bao nhiêu, càng phải dò tìm thánh ý Chúa bằng sự cầu nguyện, bằng thái độ khiêm nhường, bằng suy niệm Lời Chúa… Thánh ý Chúa sẽ là nguồn trợ lực duy nhất, giúp ta vượt qua mọi thử thách. Thánh ý Chúa sẽ củng cố thêm mọi nỗ lực, mọi năng lực thánh thiện muốn hiến dâng của bản thân ta.
Xưa trên thánh giá, Chúa Kitô đã đi đến cùng của sự đau khổ khi chấp nhận hoàn thành thánh ý Thiên Chúa. Lời than thở của Người trên thánh giá “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con” (Mt 15, 34), sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là gai chông của việc sống và hoàn thành ơn gọi đời mình theo thánh ý Chúa. Hãy nhìn lên Chúa Kitô, chúng ta sẽ có thêm động lực để tự kéo mình chạy về phía ơn gọi của Chúa.
3. Chấp nhận hiến dâng chính mình.
Cùng với việc vượt thử thách là hiến dâng chính mình. Tổ phụ Abraham có thể leo lên đến đỉnh điểm của thánh ý Chúa, là nhờ ông hiến dâng chính mình. Ông làm được tất cả mọi sự trong ơn gọi mà Chúa muốn ông thực hiện, chỉ vì trên hết mọi sự, ông đã hiến dâng mình cho Chúa.
Trước khi ông có thể bỏ nhà ra đi theo ơn gọi; trước khi ông có thể đánh đổi không chỉ bản thân mình, mà còn đánh đổi cả người vợ để ra đi tìm đất hứa như Chúa hứa, nhưng hoàn toàn đi trong mịt mù; trước khi ông có thể tin lời hứa có một dòng dõi; trước khi ông có thể đợi chờ hàng chục năm để có một người con trai nối dõi; trước khi ông vâng lời mời gọi đớn đau và khủng khiếp là hiến dâng con mình cho Chúa… Trước khi tất cả những điều ấy xảy ra, Tổ phụ Abraham đã chấp nhận hiến dâng chính mình.
Sống ơn gọi đời mình, dẫu là ơn gọi đến từ Thiên Chúa, không phải lúc nào cũng suông sẻ. Sẽ xảy ra cho người sống ơn gọi nhiều bất ổn, nhiều nguy biến… Chỉ có tình yêu hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa, mới không làm chúng ta cạn kiệt sức chịu đựng, không đánh mất nghị lực sống, không làm tiêu tan niềm hy vọng sống, không vùi giập ước mơ thăng tiến, không tiêu tan tình yêu dành cho Thiên Chúa, cho đời, cho người, cho chính ơn gọi, hay trọng trách của mình… Hiến dâng chính mình là cách sống ơn gọi tuyệt vời, để biến mình thành đồng trụ vững chắc “vượt trên mọi đầu sóng ngọn gió”, nhằm hoàn thành ơn gọi mà Chúa trao cho mình trọn đời.
Chúng ta hiến dâng chính mình để hoàn thành ơn gọi theo kiểu mẫu của Chúa Kitô dâng mình cho Thiên Chúa cách hoàn hảo mà thư Dothái diễn tả: “Ðức Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xóa tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con... Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10, 6-7.9-10).
Chỉ có thể hiến dâng mình để hoàn thành ơn gọi đời mình như Chúa Kitô, và trong Chúa Kitô, chúng ta mới mong thánh hóa mình, và thánh hóa muôn người như “chúng ta được thánh hóa nhờ Ðức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế” vậy.
4. Xả thân cho lý tưởng mà bản thân đã chọn lựa.
Trong tất cả mọi hành vi quên mình mà Tổ phụ Abraham đã thể hiện, cho thấy ông đã chọn Thiên Chúa làm lý tưởng đời mình. Vì chỉ có Chúa là lý tưởng cao cả dòi dọi trên cuộc đời của ông, mới có thể khiến ông chỉ quyết một lòng sống chết cách quả cảm cho ơn gọi mà thôi. Xả thân cho lý tưởng mà mình đã chọn lựa, đối với Abraham, đó là con đường duy nhất, bước đi mạnh mẽ nhất, hành vi kiên định nhất, không có bất cứ cái gì khác có thể làm suy suyễn, làm thay đổi suy nghĩ của ông, hay bắt ông phải dừng lại.
Cũng vậy, sống và thực thi ơn gọi của mình như Chúa muốn, chúng ta cũng hãy chọn Chúa làm lý tưởng duy nhất đời mình. Một khi đã xác quyết lý tưởng rồi, chúng ta một mực xả thân cho lý tưởng mà bản thân mình ra sức phấn đấu và chọn lựa. Và nếu Chúa là lý tưởng đời mình, chúng ta không còn cách nào khác, mà chỉ một con đường duy nhất là sống chết cho lý tưởng, nghĩa là sống chết cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Lý tưởng là Thiên Chúa mà chúng ta chọn lựa sẽ chi phối tất cả mọi nếp sống, nếp nghĩ, liên tục suốt đời ta. Hay nói đúng hơn, sống ơn gọi theo lý tưởng là Thiên Chúa, ta sẽ chấp nhận để Người thành chủ đích, thành kết quả, thành định hướng, thành hành động, thành mãnh lực sống… của cuộc đời ta.
Hãy sống can trường và hãy chết anh dũng cho lý tưởng. Đó là tấm gương vô giá mà các tông đồ của Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong khi các ngài thực thi ơn gọi của các ngài. Các ngài đã nêu cao hành động sống không khoan nhượng cho sự hèn yếu và chết tích cực cho tình yêu đối với ơn gọi đời mình. Chúng ta cùng đọc lại một đoạn trích sách Công Vụ Tông Đồ như một minh chứng cho tình yêu xả thân vì lý tưởng mà chúng ta cần học đòi bắt chước: “Thời ấy, vua Hêrôđê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Giacôbê là anh ông Gioan. Thấy việc đó làm vừa lòng người Dothái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phêrô nữa…” (Cv 12, 1-3).
III. ÂN HUỆ CỦA TÌNH YÊU CHÚA.
Trong bài này, chúng ta nói nhiều đến “ơn gọi Chúa ban”. Đúng vậy. Ơn gọi của mỗi người chúng ta, dù là ai, bậc tu trì hay sống giữa đời, người có đức tin hay không có đức tin, người có tín ngưỡng hay vô thần, dù là vô thần tuyệt đối… tất cả đều nhờ đến tình yêu của Chúa. Không có Thiên Chúa, thì đã không có bất cứ điều gì tồn tại.
Vì thế, trong vai trò của mình, dù là ai, dù ở bất cứ nơi đâu, chúng ta lãnh nhận từ ân huệ của Chúa chính ơn gọi đời mình. Sống trên trần thế, đã là người, thì đã là ơn Chúa gọi. Chúng ta có chạy trốn, có chối từ, có tìm cách thoái thác, hay ngay cả những ai không tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa, tất cả cùng được Chúa ban ơn mời gọi. Chúng ta không thể nào trốn thoát ơn gọi của Chúa. Bởi một lẽ đơn giản: Không thể nào chúng ta trốn thoát ân huệ của Chúa được. Ai sống trong đời mà không cần đến ơn Chúa! Ơn gọi khởi đi từ ân huệ, vì thế, ơn gọi là nền tảng giúp chúng ta sống trọng hảo ân huệ Chúa ban cho mình.
Chúng ta cần có ơn gọi của Chúa để vào đời, sống trong đời, đồng hành với đời. Chúng ta cần phải sống ơn gọi cách tích cực, vừa để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tình yêu của Chúa, đối với ân huệ muôn trùng của Chúa, vừa sẽ làm cho chúng ta lớn lên trong đời, có một thế đứng giữa đời và thực sự là một thành viên cho đời.
Hãy luôn luôn nhớ rằng, sống ơn gọi là sống ân huệ của tình yêu Thiên Chúa. Để nhờ ý thức như thế, chúng ta sẽ phấn đấu đến cùng cho việc sống ơn gọi của mình được ưu tiên trên tất cả mọi chiều kích của đời sống.
Tổ phụ Abraham đã tỏ ra vô cùng quý báu chính ơn gọi của ông. Vì thế, dẫu là nao núng, nghi nan, bạc nhược, mất quân bình…, tất cả đều không có gì có thể chi phối tâm hồn ông. Tất cả phải lùi lại phía sau, để ông vươn lên giành sự toàn thắng cho ơn gọi mà ông đã lãnh nhận từ nơi Chúa. Tổ phụ đã tỏ ra là một người trân trọng ân huệ lớn lao của Chúa, qua việc ông cặm cụi, tỉ mỉ, bình tỉnh, và thấu đáo thi hành đến cùng ân huệ của Chúa, cũng như qua việc hoàn thành xuất sắc ơn gọi đời ông.
Chúng ta hãy hãnh diện, một niềm hãnh diện trong đức tin, vì đã khám phá ra ơn gọi của mình trong tương quan với ân huệ của tình yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Hãy sung sướng ôm ấp ơn gọi đến cùng như Chúa Kitô. Dẫu cho đến thế gian làm người, hay chấp nhận chịu tử nạn, rồi phục sinh và vinh thăng bên hữu Thiên Chúa, Chúa Kitô không chỉ không ngừng, mà còn miên mang, say mê trong ơn gọi cho đến khi mọi sự hoàn tất trong ân huệ của Thiên Chúa. Đến cả việc hiến dâng mạng sống để thực hiện ơn gọi trong tay Thiên Chúa, Chúa Kitô vẫn không hề tìm cách chước miễn cho mình. Sự dâng hiến trọn vẹn cho ơn gọi đã được Chúa Kitô tuyên bố dứt khoát: “Không ai cất mạng sống Ta được nhưng chính Ta tự mình thí mạng sống Ta. Ta có quyền thí mạng sống Ta, và Ta cũng có quyền lấy lại, đó là lệnh truyền Ta đã lĩnh nơi Cha Ta” (Ga 10, 18).
Bắt chước Chúa Kitô, chúng ta ra sức sống ơn gọi của mình trong hết mọi ngày sống Chúa ban cho ta. Khi sống ơn gọi, là chúng ta đang đáp trả ân huệ cao cả của Chúa. Vậy hãy sử dụng từng ngày từng giờ, qua tất cả mọi bổn phận mà chúng ta đang thực thi trong đời sống mình, để hiến dâng cho Thiên Chúa. Hãy tận tụy, hãy trung thành trong tất cả mọi công việc đời thường hằng ngày để qua đó, chúng ta hoàn thành ơn gọi của mình. Không phải ở đâu xa xôi, nhưng là mỗi phút hiện tại chúng ta sống, sẽ là cơ hội để chúng ta nên thánh giữa đời. Từng giây phút hiện tại được thánh hóa, sẽ là một chuỗi thánh hiến trọn đời cho Thiên Chúa. Từng giây phút hiện tại, chúng ta trung tín để làm trọn ơn gọi của mình, sẽ là một chuỗi tình yêu của chúng ta đáp lại ân huệ của tình yêu Thiên Chúa.