TRÊN ĐƯỜNG LỮ HÀNH
Chúng tôi, tập thể những tín hữu công giáo người Việt Nam của xứ Giuse tại Hồng Kông vô cùng hân hoan hòa cùng niềm vui đón mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập giáo xứ.
Cộng đoàn “Các Thánh tử đạo Việt Nam tại Hong Kong”, có tên tiền thân là “Cộng đoàn Hy vọng”, là sự qui tụ của hầu hết các chị em phụ nữ đã được thoát ra từ những nức nở đau thương của rào gai trại cấm, vì tỵ nạn tới HK sau ngày 16/6/1988. Kể từ năm 1986, đã có Thánh lễ bằng tiếng Việt được cử hành bởi Cha Stephen Trần Đạt Minh là cha sở nhiệm kỳ đầu tiên của giáo xứ Thánh Giuse, tại 57 Kwun Tong Road, Kowloon, Hong Kong.
Giống y như tính chất là trung tâm “đô hội quốc tế”, là cửa ngõ thế giới của vùng cảng biển Hong Kong, cộng đoàn công giáo VN ở đây cũng được xem như là nơi được lãnh nhận mọi ân huệ, là bến đỗ, là sân ga, thường xuyên đón tiếp các bạn bè giáo hữu lại qua trên khắp toàn cầu. Chính vì vậy, sau bao nhiêu năm dù không có Cha tuyên úy, nhưng cộng đoàn vẫn duy trì, bền vững nhờ hồng ân Chúa gắn kết, cùng những phép lạ vô biên.
Có thể nói rằng, nhờ hồng ân Chúa ban và soi sáng, cơ duyên của người công giáo Việt Nam đã gắn liền với tuổi đời của giáo xứ Thánh Giuse. Vì kể từ khi giáo xứ bắt đầu được thành lập vào năm 1986, Cha Trần Đạt Minh, vị đảm nhiệm quản xứ đầu tiên, ngoài việc chăm lo cho cộng đồng người Hồng Kông, đã đồng thời rất mực quan tâm đến số ít những người Việt Nam vừa chạy đến Hồng Kông lánh nạn vào khoảng từ năm 1978 và đang trong thời gian chờ đợi đi định cư, nên Cha Trần Đạt Minh đã tận tình giúp đỡ, cử hành Thánh lễ bằng tiếng Việt đầu tiên cho họ tại đây.
Từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dòng người Việt lần lượt chia làm nhiều giai đoạn phải rời nước ra đi. Ngày 16/6/1988, chương trình nhân đạo ở mảnh đất trung chuyển Hồng Kông khép lại. Những người Việt tới Hồng Kông sau thời mốc đó được gọi là thuyền nhân và bị phân loại. Nhiều vấn đề về người tỵ nạn bắt đầu nảy sinh. Cùng năm đó, Cha Phêrô Lê Văn Thắng được giáo phận Hồng Kông đề cử đặc trách riêng về người tỵ nạn Việt Nam.
Cộng đoàn công giáo Việt Nam chúng tôi chính thức được thành lập vào năm 1994, có tên khai sinh là Cộng đoàn Hy Vọng, nay gọi là Cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đó là cộng đoàn của những người Việt đã thực sự cảm mến Hồng Kông, hoặc đã kết duyên với người bản xứ nên đã chọn Hồng Kông làm nơi định cư lý tưởng cho mình.
Chương trình tỵ nạn dần chấm dứt cũng là lúc cộng đoàn Hy vọng ngày một sinh sôi nảy nở, lớn dần lên trong tình thương yêu của cộng đồng giáo xứ Thánh Giuse và được sự công nhận của Giáo phận. Thánh lễ tiếng Việt được cử hành độc lập vào mỗi Chúa nhật lúc 12g30’ hàng tuần, ban đầu bởi các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế.
Năm 1997, Cha Lê Văn Thắng tiếp quản chính xứ, Ngài tiếp tục tận tình quan tâm đến thân phận yếu hèn của tập thể những người Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc hòa nhập vào xã hội Hồng Kông. Từ khắp mọi ngả của Hồng Kông, các gia đình công giáo Việt Nam qui tụ về nhà thờ Thánh Giuse mỗi Chúa nhật trong tâm tình cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau các nhu cầu của cuộc sống thường ngày, song song với việc duy trì một góc riêng nền văn hóa Việt trên đất khách.
Có khoảng 300 tín hữu công giáo Việt Nam trong số gần 8000 người Việt đang định cư ở Hồng Kông. Thực là một cộng đoàn vô cùng nhỏ bé và vô cùng đặc biệt khi “Ban điều hành” toàn bộ đều là các chị em phụ nữ, tự giác phân công hợp tác các công việc tự quản cộng đoàn mình.
Chúng tôi hầu hết là những người Việt Nam thân cô thế cô, không có thân bằng quyến thuộc ở Hồng Kông, nhưng xứ Giuse đã và đang là căn nhà ấm cúng tràn đầy hồng ân trong đời sống tinh thần của người Việt xa xứ. Mỗi năm nhằm các ngày lễ trọng, chúng tôi tham dự Thánh lễ chung và các hoạt động thường niên trong tinh thần ba hợp nhất của xứ Giuse.
Con cái chúng tôi lớn lên giữa 2 văn hóa Việt-Trung hòa hợp. Hầu hết đều được rửa tội trong Thánh lễ tiếng Việt khi chúng mới sinh và tiếp tục theo học chung trong lớp giáo lý tiếng Hoa để được lãnh bí tích thêm sức và rước lễ lần đầu tại xứ. Giáo xứ luôn nhiệt tình tạo điều kiện cho nhóm chúng tôi có phòng học riêng khi tổ chức cho con em học thêm tiếng Việt, hoặc có những người đã luôn sẵn sàng tình nguyện dạy tiếng Hoa, tiếng Anh cho nhóm mới tới định cư - hoặc các tu sĩ chia sẻ Lời Chúa với các tân tòng trước Thánh lễ mỗi tuần.
Trước khi được Cha Phêrô Lâm Minh, Cha Tổng đại diện của giáo phận Hồng Kông phụ trách chính thức, thì cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam cũng đã được Chúa đoái thương luôn gửi các Linh mục, Giám mục từ các dòng, các quốc tịch từ khắp mọi nơi tới dâng Thánh lễ hàng tuần trong suốt bấy nhiêu năm qua, trong đó phải kể đến sự chăm lo chăn dắt thường xuyên liên tục cho tới tận ngày hôm nay của các Cha Hội Thừa sai Paris như Cha Phêrô Lâm Minh, Cha Gabriel Lê Hòa Lạc, Cha Phaolô Hoa Thiên Lộc, và sự đồng hành trong đời sống đức tin với cộng đoàn của các thầy, các sơ từ mọi dòng tu đang cư trú tại Hồng Kông. Đặc biệt là kể từ khi có các thầy dòng Ngôi Lời tới trợ giúp, hướng dẫn chúng tôi cách biết dành nhiều thời gian hơn cho Chúa, tới nay mỗi năm 2 lần, để chuẩn bị Đại lễ mừng Chúa Phục sinh và mừng Chúa Giáng sinh, cộng đoàn đều tổ chức chương trình tĩnh tâm nhằm nhận thức sâu sắc hơn cách gần gũi với Chúa. Đó kể như là phần lương thực thiêng liêng trong đời sống của mỗi gia đình công giáo Việt Nam chúng tôi.
Chính vì đã duy trì được nhiều năm như vậy mà cho tới nay tất cả người công giáo Việt Nam trên toàn thế giới đều biết tới cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam ở Hong Kong và đều có thể ghé thăm bất cứ lúc nào mỗi lần họ có cơ hội đặt chân tới Hồng Kông.
Vì cộng đoàn Việt Nam đa phần là chị em phụ nữ, lại sống tản mác xa nhà thờ, và hầu hết đều mang theo con thơ, nên không tránh khỏi còn nhiều mặt hạn chế, song chúng tôi luôn mong muốn khiêm nhường là được gần gũi học hỏi, được hòa mình với cộng đồng giáo xứ Giuse hôm qua, hôm nay và cho tới ngày sau hết của cuộc đời.
Năm Đức tin, giúp mọi người hiểu thêm về tiểu sử của Cha Tổng đại diện Phê rô Lâm Minh, và về mối tương quan giữa các Linh mục Hội Thừa Sai Paris với cộng đoàn công giáo VN ở đây.
Cha Tổng đại diện Phêrô Lâm Minh và Cộng đoàn CGVN tại Hồng Kông
Sau những năm đầu thành lập, còn lại ba Linh mục thuộc hội Thừa sai Paris, cùng là quốc tịch Pháp hiện phục vụ tại Hong Kong, đã và đang thay nhau chăm lo, phụ trách dâng Thánh lễ tiếng Việt hàng tuần cho cộng đoàn.
Nếu như Cha Gabriel Lê Hòa Lạc nặng tình với người Việt vì đã được sai đi ôm “mối tình đầu” truyền giáo trên đất Việt nam từ thập niên 50 của thế kỷ trước; Cha Phao lô Hoa Thiên Lộc cũng là một người Pháp đến truyền giáo lúc Việt nam giao thời khoảng những năm 70; thì Cha Phê rô Lâm Minh lại đặc biệt hơn cả, Ngài dù cũng mang quốc tịch Pháp, nhưng xuất thân lại là một người Việt gốc Hoa.
Sinh ra trong một gia đình công giáo cần lao, cả hai ba mẹ là người gốc Trung Hoa. Năm 1934, ông Cụ Cố họ Lâm lúc đó mới 14 tuổi, đã từ Quảng Đông sang Bạc Liêu, miền nam VN để lập nghiệp. Thời xưa, Sài gòn đã từng là Hòn ngọc Viễn đông, phồn vinh giống như Hong Kong bây giờ.
Cha Lâm Minh, là con cả trong gia đình gồm 6 anh chị em. Thuở thiếu thời, Ngài đã mến Chúa hết lòng và ước mong được dấn thân phục vụ. Ngài tu học trong Đại chủng viện Sài gòn. Mọi việc sẽ khác nếu không có biến cố tháng 4/1975 xảy ra. Khi bắt đầu bước vào học thần học năm thứ 4 thì bị chính quyền cấm đoán không cho học tiếp, thầy Lâm Minh lúc bấy giờ lo lắng sẽ không có cơ hội để tiến tới hiến dâng trọn đời cho Chúa, nên đã tìm cách rời đi khỏi VN.
Tháng 11 năm 1978, thầy đến trại tỵ nạn Malaysia. Trải qua 8 tháng gian nan trong thân phận tỵ nạn, tới tháng 7/1979 thì được Hội Thanh niên Thánh Linh tại Pháp bảo lãnh sang Pháp quốc, nơi được mệnh danh là “trưởng nữ của Giáo hội”, cho thầy định cư.
Một năm đầu, thầy sống và hoạt động chung với nhóm này. Tới năm 1980, thầy được gửi tới xứ Bordeaux, một thành phố cảng thuộc miền Tây Nam nước Pháp, là thủ phủ rượu vang nổi tiếng thế giới. Thầy vừa học vừa giúp xứ, để thích ứng cuộc sống và để học tiếng Pháp.
Năm 1981 thầy vào Chủng viện tiếp tục học thêm 1 năm.
Sau đó thầy được sai ra giúp xứ thêm 6 tháng nữa, đến ngày 7/5/1983 thầy chịu chức Phó tế.
Ngày 14/1/1984, Thày Lâm Minh được phong chức Linh mục ở xứ Bordeaux, khi ấy vị Linh mục trẻ chuẩn bị bước sang tuổi 31.
Năm 1989, trong lần đi về Úc đại lợi thăm gia đình người em gái. Cha Lâm Minh đã ghé ngang qua Hong Kong để tìm gặp người thày dạy từ VN của mình, chính là Cha Stephen Trần Đạt Minh, lúc đó đang quản xứ Giuse của chúng ta ngày nay.
Và ngẫu nhiên tới năm 1991, Ngài được sai về Hong Kong phục vụ, ban đầu ở xứ “Sao biển” Chai Wan, HK - tiếp theo về xứ “Chúa Kitô phục sinh” Kwun Tong, làm việc trong vòng 5 năm.
Thời điểm này, cũng là lúc vấn đề về người Việt tỵ nạn đang hết sức nhức nhối. Tại các phân khu trại cấm White Head- Shatin, HK thì đã có nhiều Linh mục tới trợ giúp, còn Cha Lâm Minh thường vào giúp cho trại cấm Sekong và đảo xa Tai A Chau.
Ở hội dòng, Ngài từng giữ chức vụ là Cha bề trên của Hội thừa sai Paris toàn HK trong 2 nhiệm kỳ, từ năm 2002 đến 2008.
Ở Đại chủng viện Chúa Thánh thần Hong Kong, sự thánh thiện của Ngài thật xứng với vai trò của Ngài là Cha Linh hướng cho tất cả các tu sĩ.
Từ năm 2009, Ngài được Đức Cha bổ nhiệm là Cha tổng đại diện, phụ trách Liên hội dòng trong giáo phận, và phụ trách tất cả các cộng đoàn công giáo ngoại quốc trên toàn địa phận Hong kong, trong đó có cộng đoàn công giáo Việt nam tại Hong Kong và Ma cau.
Đến giờ, khi đã và đang đương nhiệm ở ngai vị Tổng đại diện, nhưng Ngài vẫn vẹn nguyên bản tính khiêm nhường, giản dị đến kinh ngạc. Ngài vẫn dùng chiếc điện thoại cũ rích, chỉ độc nhất một bộ com-lê dành cho những lần đi nghị sự, và Ngài vẫn thường xuyên bôn ba khắp các ngả HK bằng phương tiện giao thông công cộng. Tôi làm hướng dẫn du lịch gần10 năm ở HK cũng không thông thạo đường đi lối lại được như Ngài, Ngài quả thực còn rành hơn cả một người dân bản xứ chính gốc.
Ngài thường bất ngờ thăm viếng các gia đình công giáo, sau mỗi lần công du tới dâng lễ ở các quận HK. Gia đình tôi cũng là một trong số được nhận niềm hân hạnh bất ngờ đó, và nhờ vậy có cuộc tìm hiểu tỉ mỉ về thân thế của Ngài.
Cộng đoàn công giáo Việt nam tại Hong Kong là một cộng đoàn nhỏ bé mà lại vô cùng đặc biệt, tất cả đều đã phải trải qua những tháng năm tỵ nạn khắc khoải đầy nước mắt vào thập niên 90. Hơn ai hết, Cha Lâm Minh đồng cảm với chúng tôi trong mọi phương diện, vì chính Ngài cũng từng âm thầm rơi lệ những ngày đầu khi mới làm người ly xứ, với niềm đau đáu nhớ quê hương và nỗi khủng hoảng tinh thần.
Cuộc đời này sẽ thiệt thòi cho những ai không tin rằng mọi sự được an bài bởi quyền năng Thiên Chúa. Vì nếu bạn thật sự tin, bạn sẽ xác tín rằng có Chúa luôn đồng hành đỡ nâng mỗi chúng ta hết mọi ngày trong đời sống. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi đang hiện hữu như một phép lạ: rằng Cha Phêrô Lâm Minh, người Mục tử tốt lành mà Chúa gửi đến đi cùng với bạn tự lúc nào mà bạn đã chẳng hay. Và điều tôi muốn nói ở đây là con đường Ngài được Chúa sai đi, chính là thông qua từ việc bắt đầu: cũng làm một người tỵ nạn.
Chúng con vô cùng cám ơn Đức Cha và Giáo Phận Hồng Kông, cảm ơn các Linh mục là ân nhân của cộng đồng người Việt, cảm ơn vị Cha tiên khởi Trần Đạt Minh, cảm ơn Cha Lê Văn Thắng “linh hồn của người tỵ nạn Việt Nam”, cảm ơn các Linh mục quản xứ Giuse, và đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban hành giáo và toàn thể giáo dân xứ Giuse đã thực sự coi chúng tôi là anh em một nhà của cùng một Cha trên trời. Chúng tôi mong muốn ngày một nỗ lực sống xứng đáng hơn để trung kiên đức tin và loan truyền ơn cứu độ của Chúa tới những người xung quanh và thế hệ con cháu của chúng tôi.
Tháng 3/2013
Chúng tôi, tập thể những tín hữu công giáo người Việt Nam của xứ Giuse tại Hồng Kông vô cùng hân hoan hòa cùng niềm vui đón mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập giáo xứ.
Giống y như tính chất là trung tâm “đô hội quốc tế”, là cửa ngõ thế giới của vùng cảng biển Hong Kong, cộng đoàn công giáo VN ở đây cũng được xem như là nơi được lãnh nhận mọi ân huệ, là bến đỗ, là sân ga, thường xuyên đón tiếp các bạn bè giáo hữu lại qua trên khắp toàn cầu. Chính vì vậy, sau bao nhiêu năm dù không có Cha tuyên úy, nhưng cộng đoàn vẫn duy trì, bền vững nhờ hồng ân Chúa gắn kết, cùng những phép lạ vô biên.
Có thể nói rằng, nhờ hồng ân Chúa ban và soi sáng, cơ duyên của người công giáo Việt Nam đã gắn liền với tuổi đời của giáo xứ Thánh Giuse. Vì kể từ khi giáo xứ bắt đầu được thành lập vào năm 1986, Cha Trần Đạt Minh, vị đảm nhiệm quản xứ đầu tiên, ngoài việc chăm lo cho cộng đồng người Hồng Kông, đã đồng thời rất mực quan tâm đến số ít những người Việt Nam vừa chạy đến Hồng Kông lánh nạn vào khoảng từ năm 1978 và đang trong thời gian chờ đợi đi định cư, nên Cha Trần Đạt Minh đã tận tình giúp đỡ, cử hành Thánh lễ bằng tiếng Việt đầu tiên cho họ tại đây.
Từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, dòng người Việt lần lượt chia làm nhiều giai đoạn phải rời nước ra đi. Ngày 16/6/1988, chương trình nhân đạo ở mảnh đất trung chuyển Hồng Kông khép lại. Những người Việt tới Hồng Kông sau thời mốc đó được gọi là thuyền nhân và bị phân loại. Nhiều vấn đề về người tỵ nạn bắt đầu nảy sinh. Cùng năm đó, Cha Phêrô Lê Văn Thắng được giáo phận Hồng Kông đề cử đặc trách riêng về người tỵ nạn Việt Nam.
Cộng đoàn công giáo Việt Nam chúng tôi chính thức được thành lập vào năm 1994, có tên khai sinh là Cộng đoàn Hy Vọng, nay gọi là Cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam. Đó là cộng đoàn của những người Việt đã thực sự cảm mến Hồng Kông, hoặc đã kết duyên với người bản xứ nên đã chọn Hồng Kông làm nơi định cư lý tưởng cho mình.
Chương trình tỵ nạn dần chấm dứt cũng là lúc cộng đoàn Hy vọng ngày một sinh sôi nảy nở, lớn dần lên trong tình thương yêu của cộng đồng giáo xứ Thánh Giuse và được sự công nhận của Giáo phận. Thánh lễ tiếng Việt được cử hành độc lập vào mỗi Chúa nhật lúc 12g30’ hàng tuần, ban đầu bởi các Linh mục dòng Chúa Cứu Thế.
Năm 1997, Cha Lê Văn Thắng tiếp quản chính xứ, Ngài tiếp tục tận tình quan tâm đến thân phận yếu hèn của tập thể những người Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc hòa nhập vào xã hội Hồng Kông. Từ khắp mọi ngả của Hồng Kông, các gia đình công giáo Việt Nam qui tụ về nhà thờ Thánh Giuse mỗi Chúa nhật trong tâm tình cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa, đồng thời chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau các nhu cầu của cuộc sống thường ngày, song song với việc duy trì một góc riêng nền văn hóa Việt trên đất khách.
Có khoảng 300 tín hữu công giáo Việt Nam trong số gần 8000 người Việt đang định cư ở Hồng Kông. Thực là một cộng đoàn vô cùng nhỏ bé và vô cùng đặc biệt khi “Ban điều hành” toàn bộ đều là các chị em phụ nữ, tự giác phân công hợp tác các công việc tự quản cộng đoàn mình.
Chúng tôi hầu hết là những người Việt Nam thân cô thế cô, không có thân bằng quyến thuộc ở Hồng Kông, nhưng xứ Giuse đã và đang là căn nhà ấm cúng tràn đầy hồng ân trong đời sống tinh thần của người Việt xa xứ. Mỗi năm nhằm các ngày lễ trọng, chúng tôi tham dự Thánh lễ chung và các hoạt động thường niên trong tinh thần ba hợp nhất của xứ Giuse.
Con cái chúng tôi lớn lên giữa 2 văn hóa Việt-Trung hòa hợp. Hầu hết đều được rửa tội trong Thánh lễ tiếng Việt khi chúng mới sinh và tiếp tục theo học chung trong lớp giáo lý tiếng Hoa để được lãnh bí tích thêm sức và rước lễ lần đầu tại xứ. Giáo xứ luôn nhiệt tình tạo điều kiện cho nhóm chúng tôi có phòng học riêng khi tổ chức cho con em học thêm tiếng Việt, hoặc có những người đã luôn sẵn sàng tình nguyện dạy tiếng Hoa, tiếng Anh cho nhóm mới tới định cư - hoặc các tu sĩ chia sẻ Lời Chúa với các tân tòng trước Thánh lễ mỗi tuần.
Trước khi được Cha Phêrô Lâm Minh, Cha Tổng đại diện của giáo phận Hồng Kông phụ trách chính thức, thì cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam cũng đã được Chúa đoái thương luôn gửi các Linh mục, Giám mục từ các dòng, các quốc tịch từ khắp mọi nơi tới dâng Thánh lễ hàng tuần trong suốt bấy nhiêu năm qua, trong đó phải kể đến sự chăm lo chăn dắt thường xuyên liên tục cho tới tận ngày hôm nay của các Cha Hội Thừa sai Paris như Cha Phêrô Lâm Minh, Cha Gabriel Lê Hòa Lạc, Cha Phaolô Hoa Thiên Lộc, và sự đồng hành trong đời sống đức tin với cộng đoàn của các thầy, các sơ từ mọi dòng tu đang cư trú tại Hồng Kông. Đặc biệt là kể từ khi có các thầy dòng Ngôi Lời tới trợ giúp, hướng dẫn chúng tôi cách biết dành nhiều thời gian hơn cho Chúa, tới nay mỗi năm 2 lần, để chuẩn bị Đại lễ mừng Chúa Phục sinh và mừng Chúa Giáng sinh, cộng đoàn đều tổ chức chương trình tĩnh tâm nhằm nhận thức sâu sắc hơn cách gần gũi với Chúa. Đó kể như là phần lương thực thiêng liêng trong đời sống của mỗi gia đình công giáo Việt Nam chúng tôi.
Chính vì đã duy trì được nhiều năm như vậy mà cho tới nay tất cả người công giáo Việt Nam trên toàn thế giới đều biết tới cộng đoàn Các Thánh Tử đạo Việt Nam ở Hong Kong và đều có thể ghé thăm bất cứ lúc nào mỗi lần họ có cơ hội đặt chân tới Hồng Kông.
Vì cộng đoàn Việt Nam đa phần là chị em phụ nữ, lại sống tản mác xa nhà thờ, và hầu hết đều mang theo con thơ, nên không tránh khỏi còn nhiều mặt hạn chế, song chúng tôi luôn mong muốn khiêm nhường là được gần gũi học hỏi, được hòa mình với cộng đồng giáo xứ Giuse hôm qua, hôm nay và cho tới ngày sau hết của cuộc đời.
Năm Đức tin, giúp mọi người hiểu thêm về tiểu sử của Cha Tổng đại diện Phê rô Lâm Minh, và về mối tương quan giữa các Linh mục Hội Thừa Sai Paris với cộng đoàn công giáo VN ở đây.
Cha Tổng đại diện Phêrô Lâm Minh và Cộng đoàn CGVN tại Hồng Kông
Sau những năm đầu thành lập, còn lại ba Linh mục thuộc hội Thừa sai Paris, cùng là quốc tịch Pháp hiện phục vụ tại Hong Kong, đã và đang thay nhau chăm lo, phụ trách dâng Thánh lễ tiếng Việt hàng tuần cho cộng đoàn.
Sinh ra trong một gia đình công giáo cần lao, cả hai ba mẹ là người gốc Trung Hoa. Năm 1934, ông Cụ Cố họ Lâm lúc đó mới 14 tuổi, đã từ Quảng Đông sang Bạc Liêu, miền nam VN để lập nghiệp. Thời xưa, Sài gòn đã từng là Hòn ngọc Viễn đông, phồn vinh giống như Hong Kong bây giờ.
Cha Lâm Minh, là con cả trong gia đình gồm 6 anh chị em. Thuở thiếu thời, Ngài đã mến Chúa hết lòng và ước mong được dấn thân phục vụ. Ngài tu học trong Đại chủng viện Sài gòn. Mọi việc sẽ khác nếu không có biến cố tháng 4/1975 xảy ra. Khi bắt đầu bước vào học thần học năm thứ 4 thì bị chính quyền cấm đoán không cho học tiếp, thầy Lâm Minh lúc bấy giờ lo lắng sẽ không có cơ hội để tiến tới hiến dâng trọn đời cho Chúa, nên đã tìm cách rời đi khỏi VN.
Tháng 11 năm 1978, thầy đến trại tỵ nạn Malaysia. Trải qua 8 tháng gian nan trong thân phận tỵ nạn, tới tháng 7/1979 thì được Hội Thanh niên Thánh Linh tại Pháp bảo lãnh sang Pháp quốc, nơi được mệnh danh là “trưởng nữ của Giáo hội”, cho thầy định cư.
Một năm đầu, thầy sống và hoạt động chung với nhóm này. Tới năm 1980, thầy được gửi tới xứ Bordeaux, một thành phố cảng thuộc miền Tây Nam nước Pháp, là thủ phủ rượu vang nổi tiếng thế giới. Thầy vừa học vừa giúp xứ, để thích ứng cuộc sống và để học tiếng Pháp.
Năm 1981 thầy vào Chủng viện tiếp tục học thêm 1 năm.
Sau đó thầy được sai ra giúp xứ thêm 6 tháng nữa, đến ngày 7/5/1983 thầy chịu chức Phó tế.
Ngày 14/1/1984, Thày Lâm Minh được phong chức Linh mục ở xứ Bordeaux, khi ấy vị Linh mục trẻ chuẩn bị bước sang tuổi 31.
Năm 1989, trong lần đi về Úc đại lợi thăm gia đình người em gái. Cha Lâm Minh đã ghé ngang qua Hong Kong để tìm gặp người thày dạy từ VN của mình, chính là Cha Stephen Trần Đạt Minh, lúc đó đang quản xứ Giuse của chúng ta ngày nay.
Và ngẫu nhiên tới năm 1991, Ngài được sai về Hong Kong phục vụ, ban đầu ở xứ “Sao biển” Chai Wan, HK - tiếp theo về xứ “Chúa Kitô phục sinh” Kwun Tong, làm việc trong vòng 5 năm.
Thời điểm này, cũng là lúc vấn đề về người Việt tỵ nạn đang hết sức nhức nhối. Tại các phân khu trại cấm White Head- Shatin, HK thì đã có nhiều Linh mục tới trợ giúp, còn Cha Lâm Minh thường vào giúp cho trại cấm Sekong và đảo xa Tai A Chau.
Ở hội dòng, Ngài từng giữ chức vụ là Cha bề trên của Hội thừa sai Paris toàn HK trong 2 nhiệm kỳ, từ năm 2002 đến 2008.
Ở Đại chủng viện Chúa Thánh thần Hong Kong, sự thánh thiện của Ngài thật xứng với vai trò của Ngài là Cha Linh hướng cho tất cả các tu sĩ.
Từ năm 2009, Ngài được Đức Cha bổ nhiệm là Cha tổng đại diện, phụ trách Liên hội dòng trong giáo phận, và phụ trách tất cả các cộng đoàn công giáo ngoại quốc trên toàn địa phận Hong kong, trong đó có cộng đoàn công giáo Việt nam tại Hong Kong và Ma cau.
Đến giờ, khi đã và đang đương nhiệm ở ngai vị Tổng đại diện, nhưng Ngài vẫn vẹn nguyên bản tính khiêm nhường, giản dị đến kinh ngạc. Ngài vẫn dùng chiếc điện thoại cũ rích, chỉ độc nhất một bộ com-lê dành cho những lần đi nghị sự, và Ngài vẫn thường xuyên bôn ba khắp các ngả HK bằng phương tiện giao thông công cộng. Tôi làm hướng dẫn du lịch gần10 năm ở HK cũng không thông thạo đường đi lối lại được như Ngài, Ngài quả thực còn rành hơn cả một người dân bản xứ chính gốc.
Ngài thường bất ngờ thăm viếng các gia đình công giáo, sau mỗi lần công du tới dâng lễ ở các quận HK. Gia đình tôi cũng là một trong số được nhận niềm hân hạnh bất ngờ đó, và nhờ vậy có cuộc tìm hiểu tỉ mỉ về thân thế của Ngài.
Cộng đoàn công giáo Việt nam tại Hong Kong là một cộng đoàn nhỏ bé mà lại vô cùng đặc biệt, tất cả đều đã phải trải qua những tháng năm tỵ nạn khắc khoải đầy nước mắt vào thập niên 90. Hơn ai hết, Cha Lâm Minh đồng cảm với chúng tôi trong mọi phương diện, vì chính Ngài cũng từng âm thầm rơi lệ những ngày đầu khi mới làm người ly xứ, với niềm đau đáu nhớ quê hương và nỗi khủng hoảng tinh thần.
Cuộc đời này sẽ thiệt thòi cho những ai không tin rằng mọi sự được an bài bởi quyền năng Thiên Chúa. Vì nếu bạn thật sự tin, bạn sẽ xác tín rằng có Chúa luôn đồng hành đỡ nâng mỗi chúng ta hết mọi ngày trong đời sống. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi đang hiện hữu như một phép lạ: rằng Cha Phêrô Lâm Minh, người Mục tử tốt lành mà Chúa gửi đến đi cùng với bạn tự lúc nào mà bạn đã chẳng hay. Và điều tôi muốn nói ở đây là con đường Ngài được Chúa sai đi, chính là thông qua từ việc bắt đầu: cũng làm một người tỵ nạn.
Chúng con vô cùng cám ơn Đức Cha và Giáo Phận Hồng Kông, cảm ơn các Linh mục là ân nhân của cộng đồng người Việt, cảm ơn vị Cha tiên khởi Trần Đạt Minh, cảm ơn Cha Lê Văn Thắng “linh hồn của người tỵ nạn Việt Nam”, cảm ơn các Linh mục quản xứ Giuse, và đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban hành giáo và toàn thể giáo dân xứ Giuse đã thực sự coi chúng tôi là anh em một nhà của cùng một Cha trên trời. Chúng tôi mong muốn ngày một nỗ lực sống xứng đáng hơn để trung kiên đức tin và loan truyền ơn cứu độ của Chúa tới những người xung quanh và thế hệ con cháu của chúng tôi.
Tháng 3/2013