CHÚA NHẬT PHỤC SINH - C-
CVTĐ 10: 34a, 37-43; Tvinh 118; Côlôssê 3: 1-4; Gioan 20: 1-9


SẴN SÀNG SỐNG NIỀM TIN CỦA MÌNH

Bắt đầu với những bối rối, thắc mắc chẳng hạn như: “đều gì sẻ xảy ra nếu..”, hay sự phấn chấn: “điều đó có thật không?” “Đáng tin không,” “Chưa bao giờ nghe một sự việc như thế,” “Có thể chứ,” “Thật quá tốt nếu điều đó là sự thật,” “Có người nói,” “Chính tôi tận mắt thấy Người!” “Hãy sờ vào đây,” “Tôi tin,” “Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi!” Thế quý vị đã nghe bao giờ những câu trả lời nào khác về sự Phục sinh chưa?

Chưa từng có ai nói rằng tin vào sự phục sinh là điều dễ dàng. Trước đây, chưa ai nói thế, bây giờ cũng vậy. Có những câu chuyện nói về ngôi mộ trống và những câu chuyện khác thì nói về việc hiện ra của Đức Kitô. Thậm chí trong những câu chuyện này mặc dù về tổng thể giống nhau nhưng lại khác nhau về các chi tiết. Tại sao Giáo hội sơ khai không thanh minh cho rõ ràng những câu chuyện này? Sao không sắp xếp những chi tiết cho trùng khớp với nhau? Và sau hết, chúng ta cần ủng hộ niềm tin này tựa như chúng ta tìm cách thuyết phục người khác rằng Chúa Kitô đang sống. Điều này thực sự giúp ích nhiều để làm cho các câu chuyện rõ ràng hơn ngõ hầu củng cố cho hoàn cảnh của chúng ta bây giờ. Ngoài ra, bài Tin mừng hôm nay là bài bất thường dành cho Chúa nhật Phục Sinh khi nhà thờ chật cứng người, với cả những người hiếm khi tham dự thánh lễ, những gương mặt quen thuộc, hoặc những người mà chúng ta có thể nhận ra đã từng cùng xếp hàng tính tiền trong siêu thị nhưng chưa bao giờ gặp thấy ngồi trong nhà thờ.

Sao chúng ta không kiếm những bài đọc nói về ánh sáng, với nhiều hình ảnh hơn hoặc có những thiên thần thổi kèn để đọc vào Chúa Nhật Phục Sinh? Thay vào đó, những gì mà hôm nay chúng ta có là tin buồn của bà Maria báo cho các môn đệ rằng, xác của Chúa Giêsu đã bị đánh cắp, ông Phêrô cùng một “môn đệ khác” chạy bộ đến nơi ngôi mộ trống. Cụm từ “người môn đệ kia” đến sau ông Phêrô, “thấy và tin.” Tất cả dữ kiện đó nói lên điều gì? Đó chính là ngày Chúa Nhật Phục Sinh và thậm chí chúng ta cũng chẳng có trình thuật nào về việc hiện ra! Phàn nàn thế là đủ – hãy nhìn xem những gì chúng ta đã có.

Chắc rằng nhiều người ở đây được lớn lên trong những gia đình lao động vất vả. Chúng ta sớm biết được những việc cần phải làm, những gì cần phải sửa khi nó bị hỏng, biết hoàn thành những gì mà chúng ta đã khởi sự. Chúng ta có thể tỏ ra tự hào với những công việc mà mình đã làm được trong quãng đời của mình. Nhưng chúng ta lại không khoe khoang về những điều chưa thực hiện được như: sự thất vọng hay những bề bộn mà chúng ta đã gây ra trong các mối quan hệ; những dự án đã khởi sự, nhưng không bao giờ hoàn thành và những thăng trầm trong niềm tin của mình.

Hôm nay, chúng ta cần dừng lại đôi chút. Thay vì xắn tay áo lên để giải quyết phần kết cục của trình thuật hôm nay còn lỏng lẻo, thì chúng ta cứ để nó như thế. Đừng lo lắng gì, chúng ta không nên thụ động; song cũng đừng dập tắt khả năng suy tư của mình. Nhưng hãy cố gắng, ít nhất là hôm nay, để cho mầu nhiệm Phục Sinh đi vào cuộc đời ta. Đơn giản là đón nhận và để cho nỗi hoang mang và sức mạnh của ngày hôm nay hoạt động trong chúng ta. Sau hết, thậm chí với tất cả sự nghi ngờ, thì trọng tâm của điều này là, chúng ta vẫn là những tín hữu. Chúng ta thưa lời “Amen” [xác tín] trong kinh Tin Kính của các Tông Đồ có đoạn nói rằng: “Ngày thứ ba Người sống lại từ trong kẻ chết.” Ngày hôm nay, dù có là những người thành đạt đi chăng nữa thì cta cũng không thể tạo ra một câu xác tín nào khác tinh tế hoặc hợp lý hơn thế. Hãy để cho ngày lễ hôm nay hoạt động và định hình rõ trong ta.

Chúng ta đón mừng Chúa Kitô phục sinh bằng cách khép lại cánh cửa của quá khứ, khép lại những gì là thương tích, đổ vỡ và bất toàn. Hãy để cho Chúa Kitô Phục Sinh thực hiện những gì mà ta làm chưa tốt. Chúng ta mở cửa đón Chúa Kitô để Người tạo nên một mái ấm trong những nơi chốn và những ký ức khơi nên sự đau khổ, xấu hổ và tuyệt vọng. Hôm nay, hãy để cho ngày lễ này trở thành phương dược chữa trị, khôi phục và hồi sinh sự sống trong chúng ta.

Liệu chúng ta có nói rằng lý do mà ta có câu chuyện “ngôi mộ trống” hôm nay là để nhắc nhở rằng Chúa Kitô không có trong mồ, và khép lại câu chuyện lịch sử cách đây 20 thế kỷ hay không? Chúa Kitô đang sống trong mỗi người. Ngôi mộ không thể nắm giữ Người, và chúng ta cũng thế. Hãy trải thảm chào mừng, mở cánh cửa ra, để đón một đời sống mới. Bây giờ chúng ta bắt đầu lại tất cả. Hãy quên quá khứ đi; nó đã qua rồi và và đã được thứ tha. Nay chúng ta là những môn đệ của Chúa Kitô thì hãy bỏ lại tất cả để đi theo ánh sáng và chia sẻ Tin mừng, “Chúa Kitô đã sống lại, Chúa Kitô đã sống lại thật rồi!”

Bà Maria Mađalêna ra đi với ngôi mộ khép kín cửa. Bà vẫn bị khóa chặt với ký ức còn rất mới về cái chết của Chúa Kitô. Bà đến để làm điều cần làm: khóc than và dành chút thời gian ở bên người mà bà yêu mến, giờ đang nằm bất động trong mộ phần. Chúng ta cũng đến nhà thờ với cùng một cách thức; bị khóa chặt với quá khứ “nếu mà” hay “giá như.” Chúng ta muốn tìm đến ân sủng, xóa sạch tất cả và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Chúng ta có thể vất bỏ những dụng cụ vệ sinh lau chùi, xô chậu và găng tay. Giờ đây, ta biết rằng mình chỉ có thể tự làm cho mọi sự mới mẻ và đẹp đẽ hơn một chút, nhưng không thể tạo ra được một đời sống mới nơi thân xác đã chết đi. Hãy để cho ngày lễ này tẩy rửa chúng ta. Hãy bỏ đi những nghi ngờ, lo lắng, thắc mắc, và cố gắng hết mình để loại trừ bao trăn trở trong lòng. Chúng ta mở rộng đôi tai để lắng nghe Tin mừng mà thánh Phaolô đã công bố trong thư gởi tín hữu Côlôsê: “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô.” Nơi đây, Đức Kitô phục sinh đang ở giữa chúng ta: nơi cộng đoàn hội họp nhau nhân danh Người; trong Lời được công bố và trong bánh và rượu mà chúng ta cùng chia sẻ.

Nếu đã hiện diện trong suốt Tuần Thánh đầu tiên, chúng ta hẳn đã cố gắng để “sửa đổi cho đúng.” Những người ngày ấy và chúng ta bây giờ cũng không thể làm điều gì khác. Những hoang mang, loa lắng và rúng động từ các môn đệ cũng đã tràn vào tất cả mọi người chúng ta. Các môn đệ và chúng ta đã nhận ra điều đó, mặc dù những sự việc đó không diễn ra như cách chúng ta mong đợi, nhưng sau cùng Thiên Chúa đã chiến thắng và làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết. Ngôi mộ giờ đây trống rỗng, vì Người đã sống lại, sống ở giữa chúng ta và cho chúng ta đời sống mới. Chúng ta có thể hành động cách khác, nhưng Thiên Chúa lại có những kế hoạch khác. Nào hãy ca tụng Chúa.

Trong bài Tin mừng hôm nay, bà Maria Mađalêna đã bắt đầu hành động. Bà chạy đến ông Simon Phêrô và đến với người môn đệ được Đức Giêsu thương mến để thuật lại việc xác của Chúa Giêsu bị đánh cắp. Bà ra khỏi khung cảnh kế tiếp vì thế chúng ta có thể tập trung vào ông Phêrô và người môn đệ kia. Nhưng sau đó, bà Maria quay trở lại cùng với Đức Kitô phục sinh, Người mà bà gặp trong khu vườn gần ngôi mộ. “Người môn đệ khác” đã thấy gì và liệu ông có tin khi nhìn vào ngôi mộ trống hay không? Khác với Phêrô, người đã chối Đức Giêsu, người môn đệ này ở lại với Người: trong bữa Tiệc Ly ông lại tựa đầu vào ngực Đức Giêsu; ông ở lại với Đức Giêsu trong khi Người hấp hối trên thập giá và ông là người mà Đức Giêsu tin tưởng trao phó mẹ của Người cho để chăm sóc.

Người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến không cần nhiều bằng chứng để tin: chỉ cần thấy khăn liệm được cuốn lại và chiếc khăn phủ trên đầu Đức Giêsu. Ông sẽ làm gì với niềm tin này? Lúc này, Chúa Giêsu chưa hiện ra với bà Maria Mađalêna và các môn đệ khác. Họ chưa gặp Đức Kitô phục sinh; Người cũng chưa thổi Thần Khí trên họ và chưa sai họ đi làm chứng.

“Chứng nhân” là một lối diễn tả trọng yếu trong Tân Ước. Trong bài đọc một, ông Phêrô, nói thay cho những người tin, tuyên bố rằng: “Chúng tôi là những chứng nhân về tất cả những gì mà Người đã thực hiện…” Đó là mối tương quan của chúng ta hiện nay với Chúa Kitô phục sinh– trở thành chứng nhân. Kinh thánh cho biết về thế hệ những chứng nhân đầu tiên của sự phục sinh. Bây giờ đến lượt chúng ta. Khi chúng ta được rửa tội thì cha mẹ và người đỡ đầu được hướng dẫn để làm chứng cho niềm tin Kitô giáo mà họ đã tin, vì thế chúng ta cũng sẽ tin như vậy.

Bây giờ chúng ta là những chứng nhân cho Chúa Kitô bằng lời nói và gương lành. Chứng nhân của một tín hữu trong những hoàn cảnh như phiên tòa, sự cám dỗ và phục vụ yêu thương có thể là một lời giảng hùng hồn với người khác rằng Chúa Kitô không còn trong ngôi mộ nữa – đó chỉ là ngôi mộ trống. Người đang sống và đang ban Thần Khí giữa chúng ta.

Thời Giáo hội sơ khai, từ “chứng nhân” cùng nghĩa với “làm chứng” [tử đạo]. Việc làm chứng công khai về Chúa Kitô cũng có nghĩa là sẵn sàng chịu đau khổ cho niềm tin của mình. Từ thời đầu cho tới ngày nay, các chứng nhân đầy tính thuyết phục cho thấy rằng, con người không chỉ tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô phục sinh bằng lời nói, mà còn sẵn sàng sống niềm tin của mình nữa – thậm chí chết vì niềm tin. Chúng ta tin rằng chết không phải là dấu chấm hết, và sự chết cũng chẳng có quyền gì trên chúng ta, bởi vì Chúa Kitô đã được sống lại trong sự sống mới, và chúng ta được hiệp nhất với Người.

Chuyển ngữ: Anh Em HV. Đaminh Gò Vấp


EASTER SUNDAY – C
Acts 10: 34a, 37-43; Psalm 118; Colossians 3: 1-4; John 20: 1-9

Now it begins: confusion, questions, "What-ifs," excitement, "Could it be true?" "It’s all make-believe," "Never heard of such a thing," "Maybe," "Too good to be true," "She said/he said," "I saw him with my own eyes!" "Touch here," "I believe," "My Lord and my God!"----- What other responses to the Resurrection have you heard?

No one ever said believing in the resurrection was going to be easy. It wasn’t then; it isn’t now. There are some stories about the empty tomb and others about the risen Christ’s appearances. Even these stories, though similar, differ in some details. Why didn’t the early church clean up their stories? Get them to correspond? After all, we need support as we try to convince others Christ is alive. It would have helped to have neater stories to back up our case. Plus, today’s gospel is an unusual one for Easter Sunday when the church is packed with a blend of occasional worshipers, the familiar faces, and others we might recognize from the supermarket line – but never see in our pews.

Couldn’t we have a reading on Easter Sunday with a little more spectacle, bright lights, angels blasting away at trumpets and trombones? Instead, what we have today is Mary’s bad news to the disciples that Jesus’ body had been stolen and Peter and "the other disciple’s" foot race and arrival at the empty tomb. The "other" goes in after Peter, "saw and believed." What’s that all about? It’s Easter Sunday and we don’t even have an appearance story! Enough complaining – let’s see what we do have.

I bet most of us grew up in hard-working families. We learned early about getting things done, fixing what’s broken, finishing what we started. We over achievers can point with pride to the work we have done in the course of our lifetimes. But we are not so boastful about what hasn’t worked out: our disappointment in the messes we have made in some relationships; projects we started, but never finished and the on-again, off-again practice of our faith.

We achiever types need to take a break today. Instead of rolling up our sleeves to tackle the loose ends of the narrative of this day we could just let it happen. Not to worry, we are not going to go into a passive state; nor will we turn off our hyper-functioning brains. But we could try, at least for today, letting the mystery of Easter roll over us. Just take it in and let the awe and power of this day do its work in us. After all, even with all our doubts, at the heart of it, we are believers. We have said our "Amens" to the line in the Apostle’s Creed that says, "On the third day he rose again from the dead." Today we achievers can’t make things neat and logical. We let the celebration do its work in us and define us.

We welcome the living Christ through the closed doors of our past; what has been hurt, broken and incomplete. We let Easter’s risen Christ do for us what we haven’t done well. We open the doors and bid Christ make a home in the places and memories that stir up pain, shame and brokenness. Today we let this feast do its healing, restoring and resurrecting life in us.

Can we say that the reason we have an "empty tomb" story today is to remind us that Christ isn’t in the tomb, locked up in history 20 centuries ago? He lives in each of us. The tomb couldn’t hold him back, nor should we. Put out the welcome mat, unlock the door, usher new life in. Now we can start all over. Now we can bury the past; it’s over, it’s forgiven. Now we disciples leave all that behind so that we can travel light and share the good news, "Christ is risen, Christ is risen indeed!"

Mary Magdalene goes with closed doors to the tomb. She is locked in by the still-fresh memory of Christ’s death. She comes to do what had to be done; mourn and spend some time with the one she loved, now lifeless in the tomb. We come to worship in a similar way; locked up with past "what if’s" and "if only’s." We want to work our way to grace, clean it all up and get on with our lives. Well we can put away the wash buckets, sponges and rubber gloves. We know by now that on our own we might be able to freshen things up a bit, but not create new life where there has been death.

We let the feast wash over us. We let go of our doubts, worries, questions and, as best we can, our anxieties. Instead, we open our ears to take in the good news that Colossians proclaims, "You were raised with Christ." That risen Christ is here among us: in the assembly gathered in his name; in the Word proclaimed and in the bread and wine we share.

Had we over achievers been there during the first Holy Week we would have been working hard to "make things turn out right." But they didn’t and we wouldn’t have been able to do anything about it. Chaos reigned and the movers and shakers among the disciples fled with everyone else. They and we find out that, though things didn’t work out the way we might have wanted, God is victorious after all and has raised Jesus from the dead. Now the tomb is empty, because he is alive, in our midst and we have new life. We might have done it differently; but God had other plans. Praise the Lord!

In today’s gospel Mary Magdalene begins the action. She runs to Simon and the beloved disciple to report Jesus’ missing body. She is out of the next scene so we can focus on Peter and the other disciple. After that Mary will again be the focus, along with the risen Christ, whom she meets in the garden near the tomb. What did the "other disciple" see and believe when he peered into the empty tomb? Unlike Peter, who denied Jesus, this disciple stayed with him: at the Last Supper he lay his head against Jesus’ breast; stayed with Jesus while he was dying and was the one Jesus entrusted the care of his mother.

The beloved disciple didn’t need much evidence to prompt him to faith: the rolled up cloths and the cloth that covered Christ’s head. While he believed, what was he to do with this faith? At this point Jesus had not yet appeared to Mary Magdalene and the other disciples. They hadn’t yet met the risen Christ; nor had he breathed the Spirit upon them and sent them out to witness.

"Witness" – it’s a key expression in the New Testament. In our first reading Peter, speaking for the believers, announces that now, "we are the witnesses of all he did.…" That is our relationship now to the risen Christ – to be witnesses. Scriptures tell us about the first generation of witnesses to the resurrection. Now it’s our turn. When we were baptized our parents and godparents were instructed to witness to the Christian faith they believe so that we too would come to believe.

Now by our words and example we are the witnesses to Christ. The witness of a believer in situations of trial, temptation and loving service can be a powerful proclamation to others that Christ is no longer in the tomb – it is empty. He is living and breathing his Spirit among us.

In the early church the word "witness" was the same as "martyr." To give public witness to Christ also means to be willing to suffer for our faith. From the earliest times to this day, compelling witnesses have shown that people not only profess their faith in the risen Christ in words, but are also prepared to live their faith – even die for it. We believe that death does not have the last word, or power over us, because Christ has been raised to new life and we are united with him.