Cha Lombardi đưa ra đánh giá tổng kết về chuyến đi của ĐTC Biển Đức XVI
ROMA – Các sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI tại Đức là "minh nhiên", và chính các Kitô hữu phải biến chúng thành hiện thực, - linh mục Federico Lombardi, Giám đốc phòng Báo chí của Tòa Thánh nói như thế với Đài phát thanh Vatican.
Các bài phát biểu của ĐTC Biển Đức XVI trong chuyến thăm chính thức bốn ngày đã đánh động chính trị, đại kết hoặc nhiệm vụ của người Công giáo trong Giáo Hội và xã hội.
Đối với cha Lombardi, "đây là một chuyến đi vô cùng thống nhất, theo quan điểm các tình huống, lời nói, sự quan tâm của ĐTC Biển Đức XVI về chủ đề ‘Nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó có một tương lai’: sự qui chiếu về Chúa là rất minh nhiên và rất sâu sắc trong mọi bài phát biểu của Ngài. Điều này cho phép đọc chuyến thăm này một cách thống nhất, ngay cả khi chuyến đi được triển khai theo các hướng khác nhau".
Đối với ngày đầu tiên ở Berlin, cha Lombardi nhắc "đặc biệt bài phát biểu với toàn bộ xã hội Đức, đại diện chính trị và các quan chức lãnh đạo đất nước", và tầm quan trọng của "cuộc đối thoại - đại kết và liên tôn giáo – với sự nhấn mạnh đặc biệt đến mối quan hệ với Giáo Hội Tin Lành Đức, tại những nơi có liên hệ đến kỷ niệm của ngài Luther" : "ĐTC Biển Đức XVI đã nhấn mạnh nhiều đến vấn đề của Luther về Chúa như một vấn đề được sống một cách sâu sắc và đồng cảm, và phần nào đó là một điểm khởi đầu trên con đường chung, mà trên đó người ta sẽ gặp nhau".
Về cuộc họp với Giáo Hội Công Giáo Đức, Cha Lombardi nói thêm: "ĐTC Biển Đức XVI thực thi sứ vụ cổ vũ của Ngài trong đức tin. Chính Ngài cũng khuyến khích trong các tình huống khác nhau, đặc biệt là cảm động, chẳng hạn việc Ngài cùng cầu nguyện với các Kitô hữu trong các khu vực Đông Đức. Họ sống trong tình trạng tha phương, và sau chủ nghĩa phát xít, chế độ cộng sản vẫn tiếp tục thử thách nặng nề sức sống của Giáo Hội".
Cha Lombardi đã bình luận các câu nói nổi bật của ĐTC Biển Đức XVI: "Các lời nói không quan trọng, nhưng hành động mới là quan trọng”, hoặc “Các người bất khả tri, vì vấn nạn về Thiên Chúa, mặc dầu không thể tìm thấy hòa bình, lại gần gũi với Nước Thiên Chúa hơn so với các tín hữu thường xuyên". Đối với cha, những lời này "phản ánh một ý định lớn lao của chuyến đi, đó là giúp nam giới và phụ nữ ngày hôm nay tìm thấy Thiên Chúa, và gặp Chúa. Vì vậy, đó cũng là sự quan tâm đối với các người theo thuyết bất khả tri: Tôi nghĩ rằng trong một xã hội thế tục, đó là một sứ điệp rất có ý nghĩa. Mọi người đều có thể cảm thấy mình trên đường đi đến Thiên Chúa, ngay cả trong một cách ít minh nhiên hơn về tôn giáo".
Đối với bài phát biểu "cực đoan" của ĐTC Biển Đức XVI chống lại một quan niệm "chiến thuật" của sứ mệnh Giáo Hội, Cha Lombardi nói rằng bài phát biểu của ĐTC với nhiều giáo dân dấn thân trong Giáo hội và trong xã hội "đã đánh động nhiều và làm cho người ta suy nghĩ nhiều” : “Sự kiện rằng giá trị lớn và công lao lớn của Giáo hội tại Đức để thành một Giáo hội hiệu quả, không được tách rời dần dần khỏi nền tảng cuối cùng của tín hữu, đó là biết tính chất căn bản của đức tin, biết dựa vào Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô cho tất cả các động cơ hành động của chúng ta, và cũng biết kín múc ở đó các tiêu chuẩn Tin mừng của hành động chúng ta”. (Kết thúc Phần I) (Zenit.org 26-9-2011)
ROMA – Các sứ điệp của ĐTC Biển Đức XVI tại Đức là "minh nhiên", và chính các Kitô hữu phải biến chúng thành hiện thực, - linh mục Federico Lombardi, Giám đốc phòng Báo chí của Tòa Thánh nói như thế với Đài phát thanh Vatican.
Các bài phát biểu của ĐTC Biển Đức XVI trong chuyến thăm chính thức bốn ngày đã đánh động chính trị, đại kết hoặc nhiệm vụ của người Công giáo trong Giáo Hội và xã hội.
Đối với cha Lombardi, "đây là một chuyến đi vô cùng thống nhất, theo quan điểm các tình huống, lời nói, sự quan tâm của ĐTC Biển Đức XVI về chủ đề ‘Nơi nào có Thiên Chúa, nơi đó có một tương lai’: sự qui chiếu về Chúa là rất minh nhiên và rất sâu sắc trong mọi bài phát biểu của Ngài. Điều này cho phép đọc chuyến thăm này một cách thống nhất, ngay cả khi chuyến đi được triển khai theo các hướng khác nhau".
Đối với ngày đầu tiên ở Berlin, cha Lombardi nhắc "đặc biệt bài phát biểu với toàn bộ xã hội Đức, đại diện chính trị và các quan chức lãnh đạo đất nước", và tầm quan trọng của "cuộc đối thoại - đại kết và liên tôn giáo – với sự nhấn mạnh đặc biệt đến mối quan hệ với Giáo Hội Tin Lành Đức, tại những nơi có liên hệ đến kỷ niệm của ngài Luther" : "ĐTC Biển Đức XVI đã nhấn mạnh nhiều đến vấn đề của Luther về Chúa như một vấn đề được sống một cách sâu sắc và đồng cảm, và phần nào đó là một điểm khởi đầu trên con đường chung, mà trên đó người ta sẽ gặp nhau".
Về cuộc họp với Giáo Hội Công Giáo Đức, Cha Lombardi nói thêm: "ĐTC Biển Đức XVI thực thi sứ vụ cổ vũ của Ngài trong đức tin. Chính Ngài cũng khuyến khích trong các tình huống khác nhau, đặc biệt là cảm động, chẳng hạn việc Ngài cùng cầu nguyện với các Kitô hữu trong các khu vực Đông Đức. Họ sống trong tình trạng tha phương, và sau chủ nghĩa phát xít, chế độ cộng sản vẫn tiếp tục thử thách nặng nề sức sống của Giáo Hội".
Cha Lombardi đã bình luận các câu nói nổi bật của ĐTC Biển Đức XVI: "Các lời nói không quan trọng, nhưng hành động mới là quan trọng”, hoặc “Các người bất khả tri, vì vấn nạn về Thiên Chúa, mặc dầu không thể tìm thấy hòa bình, lại gần gũi với Nước Thiên Chúa hơn so với các tín hữu thường xuyên". Đối với cha, những lời này "phản ánh một ý định lớn lao của chuyến đi, đó là giúp nam giới và phụ nữ ngày hôm nay tìm thấy Thiên Chúa, và gặp Chúa. Vì vậy, đó cũng là sự quan tâm đối với các người theo thuyết bất khả tri: Tôi nghĩ rằng trong một xã hội thế tục, đó là một sứ điệp rất có ý nghĩa. Mọi người đều có thể cảm thấy mình trên đường đi đến Thiên Chúa, ngay cả trong một cách ít minh nhiên hơn về tôn giáo".
Đối với bài phát biểu "cực đoan" của ĐTC Biển Đức XVI chống lại một quan niệm "chiến thuật" của sứ mệnh Giáo Hội, Cha Lombardi nói rằng bài phát biểu của ĐTC với nhiều giáo dân dấn thân trong Giáo hội và trong xã hội "đã đánh động nhiều và làm cho người ta suy nghĩ nhiều” : “Sự kiện rằng giá trị lớn và công lao lớn của Giáo hội tại Đức để thành một Giáo hội hiệu quả, không được tách rời dần dần khỏi nền tảng cuối cùng của tín hữu, đó là biết tính chất căn bản của đức tin, biết dựa vào Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô cho tất cả các động cơ hành động của chúng ta, và cũng biết kín múc ở đó các tiêu chuẩn Tin mừng của hành động chúng ta”. (Kết thúc Phần I) (Zenit.org 26-9-2011)