Lời Chúa và Văn Hóa
Giá trị của văn hóa đối với đời sống nhân loại
Lời công bố của Thánh Gioan rằng Ngôi Lời đã thành xác phàm cho ta thấy mối liên kết không thể phân rẽ giữa lời Chúa và lời con người mà Người dùng để thông đạt với ta. Trong ngữ cảnh này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã xem sét mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa. Thiên Chúa không tự mạc khải Người cách trừu tượng, nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và lối phát biểu vốn gắn bó với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mối tương quan này đã chứng tỏ là nhiều hoa trái, như lịch sử Giáo Hội đã chứng thực một cách phong phú. Ngày nay, nó đang đi vào một giai đoạn mới nhờ việc lan truyền Tin Mừng và việc Tin Mừng bén rễ bên trong các nền văn hóa khác nhau, cũng như do nhiều phát triển gần đây trong nền văn hóa Tây Phương. Trước nhất, nó đòi phải có sự thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa đúng nghĩa đối với cuộc sống mọi người, nam cũng như nữ. Trong nhiều khía cạnh khác nhau của nó, hiện tượng văn hóa là một dữ kiện chủ yếu của kinh nghiệm nhân bản. “Con người luôn sống theo nền văn hóa riêng của họ, và nền văn hóa này ngược lại tạo ra giữa nhiều con người một sợi dây liên kết riêng của họ, một sợi dây xác định ra đặc điểm liên nhân bản và xã hội cho cuộc hiện sinh nhân bản” (354).
Qua các thế kỷ, lời Chúa luôn linh hứng các nền văn hóa khác nhau, làm phát sinh ra các giá trị luân lý nền tảng, các biểu thức nghệ thuật xuất chúng và các lối sống điển hình (355). Do đó, khi nhìn vào cuộc gặp gỡ đổi mới giữa Thánh Kinh và văn hóa, tôi muốn trấn an tất cả những ai đang là thành phần của thế giới văn hóa rằng họ không có chi phải sợ trước sự cởi mở của lời Chúa, một sự cởi mở không bao giờ tiêu diệt nền văn hóa đích thực, nhưng đúng hơn, là một kích thích không thôi trong việc tìm ra các hình thức phát biểu thích hợp hơn, có ý nghĩa và nhân đạo hơn. Mọi nền văn hóa chân chính, nếu thực sự để phục vụ nhân loại, đều phải cởi mở đối với tính siêu việt và sau cùng, đối với Thiên Chúa.
Thánh Kinh, qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh nhiều tới sự quan trọng của việc cổ vũ một nhận thức thích đáng về Thánh Kinh nơi những người dấn thân trong lãnh vực văn hóa, cả trong các ngữ cảnh thế tục và nơi những người không có tín ngưỡng (356). Sách Thánh chứa đựng nhiều giá trị nhân học và triết học vốn gây ảnh hưởng tích cực đối với nhân loại như một toàn thể (357). Cảm thức coi Thánh Kinh như qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa cần được phục hồi trọn vẹn.
Nhận thức Thánh Kinh trong các trường học và đại học
Một khung cảnh đặc thù cho cuộc gặp gỡ giữa lời Chúa và văn hóa là khung cảnh trường học và đại học. Các mục tử nên đặc biệt lưu ý đến môi trường này, cổ vũ một nhận thức sâu sắc hơn về Thánh Kinh và việc nắm vững các hệ luận văn hóa phong phú của nó cả cho thời nay nữa. Các trung tâm nghiên cứu, được các nhóm Công Giáo hỗ trợ, đang góp phần rõ rệt vào việc cổ vũ văn hóa và giáo dục, và việc này cần được thừa nhận. Việc giáo dục tôn giáo cũng không được lãng quên, và các thầy cô dạy môn này phải được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục tôn giáo này thường là cơ hội duy nhất học sinh và sinh viên có được để gặp gỡ sứ điệp đức tin. Trong việc giảng dạy tôn giáo, cần phải nhấn mạnh tới nhận thức về Sách Thánh, như phương tiện để vượt qua các thành kiến cũ và mới, và giúp cho chân lý của nó được biết tốt hơn (358).
Sách Thánh trong các phát biểu nghệ thuật
Mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa tìm được biểu thức trong nhiều lãnh vực, nhất là trong nghệ thuật. Vì lý do này, truyền thống vĩ đại của cả Đông lẫn Tây đều luôn luôn quí chuộng các tác phẩm nghệ thuật được Sách Thánh linh hứng, thí dụ các nghệ thuật tạo hình và kiến trúc, văn chương và âm nhạc. Tôi cũng nghĩ tới ngôn ngữ cổ xưa được phát biểu qua ảnh tượng (icons) mà từ truyền thống Đông Phương đã từ từ truyền bá ra khắp hế giới. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, toàn thể Giáo Hội bày tỏ sự đánh giá, lòng quí chuộng và thán phục của mình đối với các nghệ sĩ vì “say mê cái đẹp” từng rút cảm hứng từ các bản văn thánh. Họ đã đóng góp vào việc trang hoàng các nhà thờ, vào việc cử hành đức tin của ta, vào việc làm đẹp nền phụng vụ của ta và nhiều người trong số họ đã giúp biến thành khả thức (perceptible), trong thời gian và không gian, các thực tại vốn vô hình và trường cửu (359). Tôi khuyến khích các cơ quan và nhóm có khả năng cổ vũ trong Giáo Hội một sự đào tạo vững chắc cho các nghệ sĩ về phương diện Sách Thánh dưới ánh sáng truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội.
Lời Chúa và các phương tiện truyền thông xã hội
Nối kết với mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa là nhu cầu phải biết sử dụng một cách cẩn thận và thông minh các phương tiện truyền thông, cả cũ lẫn mới. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi ta phải có một nhận thức thích đáng về các phương tiện này; các ngài ghi nhận sự phát triển mau chóng và các bình diện tác động qua lại khác nhau của chúng, và yêu cầu phải đưa ra nhiều cố gắng hơn nữa để có được hiểu biết chuyên môn trong các bộ phận liên hệ khác nhau, nhất là trong bộ phận các phương tiện truyền thông mới, như liên mạng (internet) chẳng hạn. Giáo Hội vốn hiện diện một cách có ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và huấn quyền Giáo Hội, bắt đầu từ Công Đồng Vatican II, thường xuyên can thiệp vào chủ đề này (360). Khám phá ra các phương pháp mới để thông truyền sứ điệp Tin Mừng luôn là một phần của chương trình nối vòng tay lớn do các tín hữu chủ động nhằm phúc âm hóa một cách liên tục. Ngày nay, truyền thông diễn tiến nhờ một hệ thống có tính hoàn cầu, và do đó mang lại một ý nghĩa mới cho lời của Chúa Kitô: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, các con hãy nói nó nơi ánh sáng; và điều các con nghe thì thầm, hãy công bố nó trên mái nhà” (Mt 10:27). Lời Chúa nên vang dội không những trong các phương tiện truyền thông in ấn, nhưng còn trong các hình thức truyền thông khác nữa (361). Vì lý do đó, cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Công Giáo đang thực hiện nhiều cố gắng nghiêm chỉnh nhằm cổ vũ sự hiện diện đầy ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và tôi yêu cầu nên có một dấn thân rộng lớn và có giá trị hơn trước đây về phương diện này (362).
Ngày nay, trong số các hình thức truyền thông đại chúng mới, ta cần nhìn nhận vai trò ngày càng lớn của liên mạng, hiện đang đại biểu cho một nghị hội mới nhằm làm cho Tin Mừng được nhiều người nghe. Ấy thế nhưng, ta cũng cần ý thức điều này: thế giới ảo (virtual world) sẽ không bao giờ có khả năng thay thế được thế giới thật, và việc phúc âm hóa sẽ chỉ có khả năng sử dụng thế giới ảo do các phương tiện truyền hông mới cung ứng để tạo ra các liên hệ có ý nghĩa nếu có thể cung ứng được một tiếp xúc có tính bản thân, là điều luôn cấp thiết. Trong thế giới liên mạng, một hệ thống giúp cho hàng tỷ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn ảnh khắp thế giới, khuôn mặt Chúa Kitô cần được nhìn thấy và tiếng Người cần được lắng nghe, vì “nếu không có chỗ dành cho Chúa Kitô, thì cũng không có chỗ dành cho con người” (363).
Sách Thánh và hội nhập văn hóa
Mầu nhiệm nhập thể cho ta thấy dù Thiên Chúa luôn thông đạt trong một lịch sử cụ thể, tiếp nhận qui tắc văn văn hóa dính kết trong đó, nhưng cùng một lời có thể và phải được chuyển giao trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biến đổi các nền văn hóa này ngay từ bên trong, nhờ điều được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là phúc âm hóa các nền văn hóa (364). Như chính đức tin Kitô Giáo, lời Chúa có một đặc điểm liên văn hóa sâu sắc; nó có khả năng gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau và ngược lại, giúp các nền văn hóa này gặp gỡ nhau (365).
Ở đây, ta cũng có thể đánh giá được sự quan trọng của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng (366). Giáo Hội hoàn toàn xác tín rằng lời Chúa cố hữu vẫn có khả năng nói với mọi con người nhân bản trong chính ngữ cảnh văn hóa riêng của họ: “xác tín này phát sinh từ chính Sách Thánh, là Sách ngay từ Cuốn Sáng Thế, đã tiếp nhận một quan điểm phổ quát (xem St 1:27-28), sau đó vẫn duy trì quan điểm này trong lời chúc phúc hứa ban cho mọi dân tộc qua Ápraham và con cháu ông (xem St 12:3; 18:18), và củng cố nó một cách dứt khoát khi mở rộng việc công bố Tin Mừng đến ‘mọi dân tộc’” (367). Vì lý do này, không nên lẫn lộn việc hội nhập văn hóa với diễn trình thích ứng hời hợt bên ngoài, càng không nên lẫn lộn nó với chủ nghĩa chiết trung bừa bãi chỉ nhằm làm loãng tính độc đáo của Tin Mừng để được người ta chấp nhận dễ dàng hơn (368). Mẫu mực hội nhập văn hóa chân chính chính là việc nhập thể của Ngôi Lời: “Hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ảnh được việc nhập thể của Ngôi Lời khi một nền văn hóa, nhờ được Tin Mừng biến đổi và tái sinh, đem lại được từ truyền thống sống động của mình các phát biểu độc đáo về lối sống, lối cử hành và lối suy tư Kitô Giáo” (369), dùng làm chất men ngay trong nền văn hóa địa phương, nâng cao semina Verbi (hạt giống lời Chúa) và mọi yều tố tích cực hiện diện trong nền văn hóa ấy, do đó, mở cửa nền văn hóa ấy cho các giá trị của Tin Mừng bước vào (370).
Phiên Dịch Thánh Kinh và làm nó được nhiều người sử dụng hơn
Việc hội nhập văn hóa lời Chúa là một phần cấu thành ra sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới, và giây phút có tính quyết định trong diễn trình ấy chính là việc phổ biến Sách Thánh qua công trình phiên dịch nó sang các ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, ta nên luôn luôn nhớ rằng công việc phiên dịch Sách Thánh đã từng được đảm nhiệm “từ thời Cựu Ước khi bản văn Hípri của Sách Thánh được phiên dịch bằng lời sang tiếng Aram (xem Nh 8:8, 12) và sau đó bằng chữ viết sang tiếng Hy Lạp. Dĩ nhiên, một bản dịch luôn luôn hơn một bản sao chép đơn thuần từ nguyên bản. Việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhất thiết bao gồm một thay đổi ngữ cảnh văn hóa: các ý niệm không còn y hệt (identical) và các biểu tượng sẽ có một ý nghĩa khác, vì chúng xuất hiện trong bối cảnh truyền thống tư duy và lối sống khác” (371).
Tại Thượng Hội Đồng, người ta thấy rõ: một số Giáo Hội địa phương vẫn còn thiếu một bản dịch đầy đủ bộ Thánh Kinh sang ngôn ngữ riêng của họ. Biết bao người ngày nay đang đói khát lời Chúa, ấy thế mà họ vẫn chưa có “cơ hội rộng rãi sử dụng Sách Thánh” (372) như Công Đồng Vatican II ước muốn! Vì lý do này, Thượng Hội Đồng cho rằng việc quan trọng hơn cả là huấn luyện các nhà chuyên môn để họ dấn thân vào việc phiên dịch Sách Thánh sang các ngôn ngữ khác nhau (373). Tôi muốn khuyến khích việc đầu tư tài nguyện vào lãnh vực này. Cách riêng, tôi muốn khuyến cáo việc hỗ trợ công trình của Liên Hội Thánh Kinh Công Giáo nhằm mục tiêu gia tăng hơn nữa con số các bản dịch Sách Thánh và việc truyền bá chúng (374). Vì chính bản chất của một công trình như thế, nó cần được tiến hành với sự hợp tác hết sức có thể với các Hiệp Hội Thánh Kinh khác nhau.
Lời Chúa vượt trên mọi giới hạn văn hóa
Trong các phiên thảo luận của mình về mối tương quan giữa lời Chúa và các nền văn hóa, Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng cảm thấy cần phải tái khẳng định một điều mà các Kitô hữu ban đầu từng cảm nghiệm ngay từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-2). Lời Chúa có khả năng đi vào và tìm ra biểu thức trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, ấy thế nhưng cùng một lời nói ấy đã thắng vượt các giới hạn của các nền văn hóa cá biệt để tạo ra sự hiệp thông giữa nhiều dân tộc khác nhau. Lời Chúa kêu mời ta tiến về một hiệp thông mỗi lúc một bao quát hơn. “Ta vượt thoát các giới hạn trong chính cảm nghiệm của ta để bước vào thực tại thực sự phổ quát. Bước vào hiệp thông với lời Chúa, là ta bước vào hiệp thông của Giáo hội, một hiệp thông sống lời Chúa… Nó có nghĩa đi quá bên kia các giới hạn của nền văn hóa cá thể mà bước vào tính phổ quát vốn nối kết tất cả, hợp nhất tất cả, làm tất cả chúng ta nên anh chị em” (375). Việc công bố công trình của Chúa như thế luôn đòi hỏi ở ta trước tiên một cuộc xuất hành mới, để ta để lại phía sau chính các tiêu chuẩn và trí tưởng tượng hữu hạn của mình và dành chỗ cho Chúa Kitô hiện diện.
Lời Chúa và đối thoại liên tôn
Giá trị của đối thoại liên tôn
Giáo Hội coi phần chủ yếu trong việc công bố lời Chúa là hệ ở việc gặp gỡ, đối thoại và hợp tác với mọi người thiện chí, nhất là với tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau của nhân loại. Điều này phải diễn ra mà không có những hình thức như duy chiết trung và duy tương đối, mà là theo những đường hướng mà Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II đã đưa ra và sau đó được huấn quyền của nhiều vị Giáo Hoàng khai triển (376). Ngày nay, nhịp độ hoàn cầu hóa mau chóng đã làm cho người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể tiếp xúc với nhau một cách gần gũi hơn. Điều này cho thấy một cơ hội đầy quan phòng để chứng tỏ việc tính tôn giáo chân thực có thể cổ vũ dễ dàng xiết bao các liên hệ huynh đệ phổ quát. Trong các xã hội thế tục hóa của ta hiện nay, điều rất quan trọng là các tôn giáo cần có khả năng cổ vũ được một não trạng biết coi Đấng Toàn Năng là nền tảng của mọi điều thiện, là nguồn bất tận của đời sống luân lý, và là thành lũy của cảm thức sâu xa về tình anh em phổ quát.
Thí dụ, trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, người ta thấy một chứng tá cảm động về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi dân tộc: trong giao ước với Nôê, Người liên kết họ trong một cái ôm hôn vĩ đại được biểu tượng bằng “vòng cung (cầu vồng) trên mây” (St 9:13, 14, 16) và, theo lời các tiên tri, Người muốn tụ tập họ thành một gia đình duy nhất (xem Is 2:2 và tiếp theo; 42:6; 66:18-21; Gr 4:2; Tv 47). Chứng cớ của sự liên kết chặt chẽ giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và nền đạo đức học yêu thương mọi người đều được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo lớn.
Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo
Trong số các tôn giáo khác nhau, Giáo Hội cũng nhìn người Hồi Giáo với lòng kính trọng; họ là những người thờ lạy Thiên Chúa duy nhất (377). Họ mong đợi Ápraham và thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi sự bằng cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Ta nhìn nhận rằng tryền thống Hồi Giáo bao gồm vô vàn nhân vật, biểu tượng và chủ đề trong Thánh Kinh. Nhờ các cố gắng do Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II khởi sự, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng các mối liên hệ đầy đức tin từng được thiết lập giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục khai triển trong tinh thần đối thoại thành thực và tôn trọng nhau (378). Trong cuộc đối thoại này, Thượng Hội Đồng yêu cầu có một suy tư sâu sắc hơn về việc tôn trọng sự sống như một giá trị nền tảng, các quyền bất khả nhượng của nam giới và nữ giới, và phẩm giá bình đẳng của họ. Căn cứ vào sự phân biệt quan trọng cần phải có giữa trật tự xã hội chính trị và trật tự tôn giáo, các tôn giáo khác nhau phải đóng góp đặc biệt vào ích chung. Thượng Hội Đồng yêu cầu các hội đồng giám mục, bất cứ khi nào thích hợp và hữu ích, cần khích lệ những cuộc gặp gỡ nhằm giúp các Kitô hữu và người Hồi Giáo đến với nhau để hiểu biết nhau hơn, ngõ hầu cổ vũ các giá trị mà xã hội đương cần cho một cuộc sống chung hòa bình và tích cực (379).
Đối thoại với các tôn giáo khác
Ở đây nữa, tôi cũng xin nói lên lòng kính trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ xưa và các truyền thống tâm linh của nhiều lục địa. Các định chế này chứa đựng nhiều giá trị có thể thăng tiến một cách lớn lao sự hiểu biết nhau giữa các cá nhân và các dân tộc (380). Ta thường hay nhận ra một sự hòa hợp về giá trị cũng được phát biểu trong các sách tôn giáo của họ, như trong Phật Giáo, có việc tôn trọng sự sống, việc chiêm niệm, sự thanh tĩnh, sự đơn thành; trong Ấn Độ Giáo, có cảm thức về thánh thiêng, về hy lễ và chay tịnh; rồi trong Khổng Giáo, có các giá trị gia đình và xã hội. Chúng ta cũng hài lòng tìm thấy nơi các kinh nghiệm tôn giáo khác một quan tâm chân chính đối sự siêu việt của Thiên Chúa, được họ nhìn nhận là Đấng Hóa Công, cũng như việc tôn trọng sự sống, hôn nhân và gia đình, và một cảm thức mạnh về liên đới.
Đối thoại và tự do tôn giáo
Dù sao đi nữa, đối thoại cũng sẽ tỏ ra vô ích nếu nó không bao gồm lòng tôn trọng chân thực đối với mỗi con người và khả năng để họ tự do thực hành tôn giáo của họ. Bởi thế, khi khuyến khích sự hợp tác giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, Thượng Hội Đồng cũng chỉ rõ “nhu cầu phải có tự do để tuyên xưng tôn giáo của người ta, cả tư riêng lẫn nơi công cộng, và phải bảo đảm tự do lương tâm cho mọi tín hữu” (381): thực vậy, “tôn trọng và đối thoại đòi có sự hỗ tương ở mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực liên quan tới các tự do căn bản, đặc biệt hơn phải kể đến tự do tôn giáo. Tôn trọng và đối thoại như thế sẽ cổ vũ hòa bình và hiểu biết nhau giữa các dân tộc” (382).
Giá trị của văn hóa đối với đời sống nhân loại
Lời công bố của Thánh Gioan rằng Ngôi Lời đã thành xác phàm cho ta thấy mối liên kết không thể phân rẽ giữa lời Chúa và lời con người mà Người dùng để thông đạt với ta. Trong ngữ cảnh này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã xem sét mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa. Thiên Chúa không tự mạc khải Người cách trừu tượng, nhưng bằng cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và lối phát biểu vốn gắn bó với nhiều nền văn hóa khác nhau. Mối tương quan này đã chứng tỏ là nhiều hoa trái, như lịch sử Giáo Hội đã chứng thực một cách phong phú. Ngày nay, nó đang đi vào một giai đoạn mới nhờ việc lan truyền Tin Mừng và việc Tin Mừng bén rễ bên trong các nền văn hóa khác nhau, cũng như do nhiều phát triển gần đây trong nền văn hóa Tây Phương. Trước nhất, nó đòi phải có sự thừa nhận tầm quan trọng của văn hóa đúng nghĩa đối với cuộc sống mọi người, nam cũng như nữ. Trong nhiều khía cạnh khác nhau của nó, hiện tượng văn hóa là một dữ kiện chủ yếu của kinh nghiệm nhân bản. “Con người luôn sống theo nền văn hóa riêng của họ, và nền văn hóa này ngược lại tạo ra giữa nhiều con người một sợi dây liên kết riêng của họ, một sợi dây xác định ra đặc điểm liên nhân bản và xã hội cho cuộc hiện sinh nhân bản” (354).
Qua các thế kỷ, lời Chúa luôn linh hứng các nền văn hóa khác nhau, làm phát sinh ra các giá trị luân lý nền tảng, các biểu thức nghệ thuật xuất chúng và các lối sống điển hình (355). Do đó, khi nhìn vào cuộc gặp gỡ đổi mới giữa Thánh Kinh và văn hóa, tôi muốn trấn an tất cả những ai đang là thành phần của thế giới văn hóa rằng họ không có chi phải sợ trước sự cởi mở của lời Chúa, một sự cởi mở không bao giờ tiêu diệt nền văn hóa đích thực, nhưng đúng hơn, là một kích thích không thôi trong việc tìm ra các hình thức phát biểu thích hợp hơn, có ý nghĩa và nhân đạo hơn. Mọi nền văn hóa chân chính, nếu thực sự để phục vụ nhân loại, đều phải cởi mở đối với tính siêu việt và sau cùng, đối với Thiên Chúa.
Thánh Kinh, qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh nhiều tới sự quan trọng của việc cổ vũ một nhận thức thích đáng về Thánh Kinh nơi những người dấn thân trong lãnh vực văn hóa, cả trong các ngữ cảnh thế tục và nơi những người không có tín ngưỡng (356). Sách Thánh chứa đựng nhiều giá trị nhân học và triết học vốn gây ảnh hưởng tích cực đối với nhân loại như một toàn thể (357). Cảm thức coi Thánh Kinh như qui tắc vĩ đại cho các nền văn hóa cần được phục hồi trọn vẹn.
Nhận thức Thánh Kinh trong các trường học và đại học
Một khung cảnh đặc thù cho cuộc gặp gỡ giữa lời Chúa và văn hóa là khung cảnh trường học và đại học. Các mục tử nên đặc biệt lưu ý đến môi trường này, cổ vũ một nhận thức sâu sắc hơn về Thánh Kinh và việc nắm vững các hệ luận văn hóa phong phú của nó cả cho thời nay nữa. Các trung tâm nghiên cứu, được các nhóm Công Giáo hỗ trợ, đang góp phần rõ rệt vào việc cổ vũ văn hóa và giáo dục, và việc này cần được thừa nhận. Việc giáo dục tôn giáo cũng không được lãng quên, và các thầy cô dạy môn này phải được huấn luyện cẩn thận. Việc giáo dục tôn giáo này thường là cơ hội duy nhất học sinh và sinh viên có được để gặp gỡ sứ điệp đức tin. Trong việc giảng dạy tôn giáo, cần phải nhấn mạnh tới nhận thức về Sách Thánh, như phương tiện để vượt qua các thành kiến cũ và mới, và giúp cho chân lý của nó được biết tốt hơn (358).
Sách Thánh trong các phát biểu nghệ thuật
Mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa tìm được biểu thức trong nhiều lãnh vực, nhất là trong nghệ thuật. Vì lý do này, truyền thống vĩ đại của cả Đông lẫn Tây đều luôn luôn quí chuộng các tác phẩm nghệ thuật được Sách Thánh linh hứng, thí dụ các nghệ thuật tạo hình và kiến trúc, văn chương và âm nhạc. Tôi cũng nghĩ tới ngôn ngữ cổ xưa được phát biểu qua ảnh tượng (icons) mà từ truyền thống Đông Phương đã từ từ truyền bá ra khắp hế giới. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, toàn thể Giáo Hội bày tỏ sự đánh giá, lòng quí chuộng và thán phục của mình đối với các nghệ sĩ vì “say mê cái đẹp” từng rút cảm hứng từ các bản văn thánh. Họ đã đóng góp vào việc trang hoàng các nhà thờ, vào việc cử hành đức tin của ta, vào việc làm đẹp nền phụng vụ của ta và nhiều người trong số họ đã giúp biến thành khả thức (perceptible), trong thời gian và không gian, các thực tại vốn vô hình và trường cửu (359). Tôi khuyến khích các cơ quan và nhóm có khả năng cổ vũ trong Giáo Hội một sự đào tạo vững chắc cho các nghệ sĩ về phương diện Sách Thánh dưới ánh sáng truyền thống sống động và huấn quyền của Giáo Hội.
Lời Chúa và các phương tiện truyền thông xã hội
Nối kết với mối tương quan giữa lời Chúa và văn hóa là nhu cầu phải biết sử dụng một cách cẩn thận và thông minh các phương tiện truyền thông, cả cũ lẫn mới. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi ta phải có một nhận thức thích đáng về các phương tiện này; các ngài ghi nhận sự phát triển mau chóng và các bình diện tác động qua lại khác nhau của chúng, và yêu cầu phải đưa ra nhiều cố gắng hơn nữa để có được hiểu biết chuyên môn trong các bộ phận liên hệ khác nhau, nhất là trong bộ phận các phương tiện truyền thông mới, như liên mạng (internet) chẳng hạn. Giáo Hội vốn hiện diện một cách có ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và huấn quyền Giáo Hội, bắt đầu từ Công Đồng Vatican II, thường xuyên can thiệp vào chủ đề này (360). Khám phá ra các phương pháp mới để thông truyền sứ điệp Tin Mừng luôn là một phần của chương trình nối vòng tay lớn do các tín hữu chủ động nhằm phúc âm hóa một cách liên tục. Ngày nay, truyền thông diễn tiến nhờ một hệ thống có tính hoàn cầu, và do đó mang lại một ý nghĩa mới cho lời của Chúa Kitô: “Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, các con hãy nói nó nơi ánh sáng; và điều các con nghe thì thầm, hãy công bố nó trên mái nhà” (Mt 10:27). Lời Chúa nên vang dội không những trong các phương tiện truyền thông in ấn, nhưng còn trong các hình thức truyền thông khác nữa (361). Vì lý do đó, cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Công Giáo đang thực hiện nhiều cố gắng nghiêm chỉnh nhằm cổ vũ sự hiện diện đầy ý nghĩa trong thế giới truyền thông đại chúng, và tôi yêu cầu nên có một dấn thân rộng lớn và có giá trị hơn trước đây về phương diện này (362).
Ngày nay, trong số các hình thức truyền thông đại chúng mới, ta cần nhìn nhận vai trò ngày càng lớn của liên mạng, hiện đang đại biểu cho một nghị hội mới nhằm làm cho Tin Mừng được nhiều người nghe. Ấy thế nhưng, ta cũng cần ý thức điều này: thế giới ảo (virtual world) sẽ không bao giờ có khả năng thay thế được thế giới thật, và việc phúc âm hóa sẽ chỉ có khả năng sử dụng thế giới ảo do các phương tiện truyền hông mới cung ứng để tạo ra các liên hệ có ý nghĩa nếu có thể cung ứng được một tiếp xúc có tính bản thân, là điều luôn cấp thiết. Trong thế giới liên mạng, một hệ thống giúp cho hàng tỷ hình ảnh xuất hiện trên hàng triệu màn ảnh khắp thế giới, khuôn mặt Chúa Kitô cần được nhìn thấy và tiếng Người cần được lắng nghe, vì “nếu không có chỗ dành cho Chúa Kitô, thì cũng không có chỗ dành cho con người” (363).
Sách Thánh và hội nhập văn hóa
Mầu nhiệm nhập thể cho ta thấy dù Thiên Chúa luôn thông đạt trong một lịch sử cụ thể, tiếp nhận qui tắc văn văn hóa dính kết trong đó, nhưng cùng một lời có thể và phải được chuyển giao trong nhiều nền văn hóa khác nhau, biến đổi các nền văn hóa này ngay từ bên trong, nhờ điều được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là phúc âm hóa các nền văn hóa (364). Như chính đức tin Kitô Giáo, lời Chúa có một đặc điểm liên văn hóa sâu sắc; nó có khả năng gặp gỡ nhiều nền văn hóa khác nhau và ngược lại, giúp các nền văn hóa này gặp gỡ nhau (365).
Ở đây, ta cũng có thể đánh giá được sự quan trọng của việc hội nhập văn hóa của Tin Mừng (366). Giáo Hội hoàn toàn xác tín rằng lời Chúa cố hữu vẫn có khả năng nói với mọi con người nhân bản trong chính ngữ cảnh văn hóa riêng của họ: “xác tín này phát sinh từ chính Sách Thánh, là Sách ngay từ Cuốn Sáng Thế, đã tiếp nhận một quan điểm phổ quát (xem St 1:27-28), sau đó vẫn duy trì quan điểm này trong lời chúc phúc hứa ban cho mọi dân tộc qua Ápraham và con cháu ông (xem St 12:3; 18:18), và củng cố nó một cách dứt khoát khi mở rộng việc công bố Tin Mừng đến ‘mọi dân tộc’” (367). Vì lý do này, không nên lẫn lộn việc hội nhập văn hóa với diễn trình thích ứng hời hợt bên ngoài, càng không nên lẫn lộn nó với chủ nghĩa chiết trung bừa bãi chỉ nhằm làm loãng tính độc đáo của Tin Mừng để được người ta chấp nhận dễ dàng hơn (368). Mẫu mực hội nhập văn hóa chân chính chính là việc nhập thể của Ngôi Lời: “Hội nhập văn hóa sẽ thực sự phản ảnh được việc nhập thể của Ngôi Lời khi một nền văn hóa, nhờ được Tin Mừng biến đổi và tái sinh, đem lại được từ truyền thống sống động của mình các phát biểu độc đáo về lối sống, lối cử hành và lối suy tư Kitô Giáo” (369), dùng làm chất men ngay trong nền văn hóa địa phương, nâng cao semina Verbi (hạt giống lời Chúa) và mọi yều tố tích cực hiện diện trong nền văn hóa ấy, do đó, mở cửa nền văn hóa ấy cho các giá trị của Tin Mừng bước vào (370).
Phiên Dịch Thánh Kinh và làm nó được nhiều người sử dụng hơn
Việc hội nhập văn hóa lời Chúa là một phần cấu thành ra sứ mệnh của Giáo Hội trong thế giới, và giây phút có tính quyết định trong diễn trình ấy chính là việc phổ biến Sách Thánh qua công trình phiên dịch nó sang các ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, ta nên luôn luôn nhớ rằng công việc phiên dịch Sách Thánh đã từng được đảm nhiệm “từ thời Cựu Ước khi bản văn Hípri của Sách Thánh được phiên dịch bằng lời sang tiếng Aram (xem Nh 8:8, 12) và sau đó bằng chữ viết sang tiếng Hy Lạp. Dĩ nhiên, một bản dịch luôn luôn hơn một bản sao chép đơn thuần từ nguyên bản. Việc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhất thiết bao gồm một thay đổi ngữ cảnh văn hóa: các ý niệm không còn y hệt (identical) và các biểu tượng sẽ có một ý nghĩa khác, vì chúng xuất hiện trong bối cảnh truyền thống tư duy và lối sống khác” (371).
Tại Thượng Hội Đồng, người ta thấy rõ: một số Giáo Hội địa phương vẫn còn thiếu một bản dịch đầy đủ bộ Thánh Kinh sang ngôn ngữ riêng của họ. Biết bao người ngày nay đang đói khát lời Chúa, ấy thế mà họ vẫn chưa có “cơ hội rộng rãi sử dụng Sách Thánh” (372) như Công Đồng Vatican II ước muốn! Vì lý do này, Thượng Hội Đồng cho rằng việc quan trọng hơn cả là huấn luyện các nhà chuyên môn để họ dấn thân vào việc phiên dịch Sách Thánh sang các ngôn ngữ khác nhau (373). Tôi muốn khuyến khích việc đầu tư tài nguyện vào lãnh vực này. Cách riêng, tôi muốn khuyến cáo việc hỗ trợ công trình của Liên Hội Thánh Kinh Công Giáo nhằm mục tiêu gia tăng hơn nữa con số các bản dịch Sách Thánh và việc truyền bá chúng (374). Vì chính bản chất của một công trình như thế, nó cần được tiến hành với sự hợp tác hết sức có thể với các Hiệp Hội Thánh Kinh khác nhau.
Lời Chúa vượt trên mọi giới hạn văn hóa
Trong các phiên thảo luận của mình về mối tương quan giữa lời Chúa và các nền văn hóa, Cuộc Họp của Thượng Hội Đồng cảm thấy cần phải tái khẳng định một điều mà các Kitô hữu ban đầu từng cảm nghiệm ngay từ ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2:1-2). Lời Chúa có khả năng đi vào và tìm ra biểu thức trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, ấy thế nhưng cùng một lời nói ấy đã thắng vượt các giới hạn của các nền văn hóa cá biệt để tạo ra sự hiệp thông giữa nhiều dân tộc khác nhau. Lời Chúa kêu mời ta tiến về một hiệp thông mỗi lúc một bao quát hơn. “Ta vượt thoát các giới hạn trong chính cảm nghiệm của ta để bước vào thực tại thực sự phổ quát. Bước vào hiệp thông với lời Chúa, là ta bước vào hiệp thông của Giáo hội, một hiệp thông sống lời Chúa… Nó có nghĩa đi quá bên kia các giới hạn của nền văn hóa cá thể mà bước vào tính phổ quát vốn nối kết tất cả, hợp nhất tất cả, làm tất cả chúng ta nên anh chị em” (375). Việc công bố công trình của Chúa như thế luôn đòi hỏi ở ta trước tiên một cuộc xuất hành mới, để ta để lại phía sau chính các tiêu chuẩn và trí tưởng tượng hữu hạn của mình và dành chỗ cho Chúa Kitô hiện diện.
Lời Chúa và đối thoại liên tôn
Giá trị của đối thoại liên tôn
Giáo Hội coi phần chủ yếu trong việc công bố lời Chúa là hệ ở việc gặp gỡ, đối thoại và hợp tác với mọi người thiện chí, nhất là với tín hữu của các truyền thống tôn giáo khác nhau của nhân loại. Điều này phải diễn ra mà không có những hình thức như duy chiết trung và duy tương đối, mà là theo những đường hướng mà Tuyên Ngôn Nostra Aetate của Công Đồng Vatican II đã đưa ra và sau đó được huấn quyền của nhiều vị Giáo Hoàng khai triển (376). Ngày nay, nhịp độ hoàn cầu hóa mau chóng đã làm cho người thuộc các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể tiếp xúc với nhau một cách gần gũi hơn. Điều này cho thấy một cơ hội đầy quan phòng để chứng tỏ việc tính tôn giáo chân thực có thể cổ vũ dễ dàng xiết bao các liên hệ huynh đệ phổ quát. Trong các xã hội thế tục hóa của ta hiện nay, điều rất quan trọng là các tôn giáo cần có khả năng cổ vũ được một não trạng biết coi Đấng Toàn Năng là nền tảng của mọi điều thiện, là nguồn bất tận của đời sống luân lý, và là thành lũy của cảm thức sâu xa về tình anh em phổ quát.
Thí dụ, trong truyền thống Do Thái và Kitô Giáo, người ta thấy một chứng tá cảm động về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mọi dân tộc: trong giao ước với Nôê, Người liên kết họ trong một cái ôm hôn vĩ đại được biểu tượng bằng “vòng cung (cầu vồng) trên mây” (St 9:13, 14, 16) và, theo lời các tiên tri, Người muốn tụ tập họ thành một gia đình duy nhất (xem Is 2:2 và tiếp theo; 42:6; 66:18-21; Gr 4:2; Tv 47). Chứng cớ của sự liên kết chặt chẽ giữa mối liên hệ với Thiên Chúa và nền đạo đức học yêu thương mọi người đều được tìm thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo lớn.
Đối thoại giữa Kitô hữu và người Hồi Giáo
Trong số các tôn giáo khác nhau, Giáo Hội cũng nhìn người Hồi Giáo với lòng kính trọng; họ là những người thờ lạy Thiên Chúa duy nhất (377). Họ mong đợi Ápraham và thờ phượng Thiên Chúa trên hết mọi sự bằng cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Ta nhìn nhận rằng tryền thống Hồi Giáo bao gồm vô vàn nhân vật, biểu tượng và chủ đề trong Thánh Kinh. Nhờ các cố gắng do Đấng Đáng Kính Gioan Phaolô II khởi sự, tôi bày tỏ niềm hy vọng rằng các mối liên hệ đầy đức tin từng được thiết lập giữa các Kitô hữu và người Hồi Giáo trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục khai triển trong tinh thần đối thoại thành thực và tôn trọng nhau (378). Trong cuộc đối thoại này, Thượng Hội Đồng yêu cầu có một suy tư sâu sắc hơn về việc tôn trọng sự sống như một giá trị nền tảng, các quyền bất khả nhượng của nam giới và nữ giới, và phẩm giá bình đẳng của họ. Căn cứ vào sự phân biệt quan trọng cần phải có giữa trật tự xã hội chính trị và trật tự tôn giáo, các tôn giáo khác nhau phải đóng góp đặc biệt vào ích chung. Thượng Hội Đồng yêu cầu các hội đồng giám mục, bất cứ khi nào thích hợp và hữu ích, cần khích lệ những cuộc gặp gỡ nhằm giúp các Kitô hữu và người Hồi Giáo đến với nhau để hiểu biết nhau hơn, ngõ hầu cổ vũ các giá trị mà xã hội đương cần cho một cuộc sống chung hòa bình và tích cực (379).
Đối thoại với các tôn giáo khác
Ở đây nữa, tôi cũng xin nói lên lòng kính trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo cổ xưa và các truyền thống tâm linh của nhiều lục địa. Các định chế này chứa đựng nhiều giá trị có thể thăng tiến một cách lớn lao sự hiểu biết nhau giữa các cá nhân và các dân tộc (380). Ta thường hay nhận ra một sự hòa hợp về giá trị cũng được phát biểu trong các sách tôn giáo của họ, như trong Phật Giáo, có việc tôn trọng sự sống, việc chiêm niệm, sự thanh tĩnh, sự đơn thành; trong Ấn Độ Giáo, có cảm thức về thánh thiêng, về hy lễ và chay tịnh; rồi trong Khổng Giáo, có các giá trị gia đình và xã hội. Chúng ta cũng hài lòng tìm thấy nơi các kinh nghiệm tôn giáo khác một quan tâm chân chính đối sự siêu việt của Thiên Chúa, được họ nhìn nhận là Đấng Hóa Công, cũng như việc tôn trọng sự sống, hôn nhân và gia đình, và một cảm thức mạnh về liên đới.
Đối thoại và tự do tôn giáo
Dù sao đi nữa, đối thoại cũng sẽ tỏ ra vô ích nếu nó không bao gồm lòng tôn trọng chân thực đối với mỗi con người và khả năng để họ tự do thực hành tôn giáo của họ. Bởi thế, khi khuyến khích sự hợp tác giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, Thượng Hội Đồng cũng chỉ rõ “nhu cầu phải có tự do để tuyên xưng tôn giáo của người ta, cả tư riêng lẫn nơi công cộng, và phải bảo đảm tự do lương tâm cho mọi tín hữu” (381): thực vậy, “tôn trọng và đối thoại đòi có sự hỗ tương ở mọi lãnh vực, nhất là trong lãnh vực liên quan tới các tự do căn bản, đặc biệt hơn phải kể đến tự do tôn giáo. Tôn trọng và đối thoại như thế sẽ cổ vũ hòa bình và hiểu biết nhau giữa các dân tộc” (382).