Trên sân cỏ đời sống đức tin
Những trận cầu thi đấu bóng đá World Cup 2010 diễn ra trên sân cỏ nước Nam Phi đang vào vòng kết thúc chung kết.
Những trận thi đấu bóng đá trên sân cỏ giữa các đội tuyển quốc gia tranh dành một trái banh da tròn, làm sao đá tung lưới khung thành đội bạn đối thủ. Và càng vào sâu những vòng bên trong càng khó khăn hơn, nhưng cũng càng sôi nổi hào hứng hơn thêm.
Đá tung lọt lưới càng nhiều trái banh, càng mang lại nhiều phấn khởi hào hứng cho đội của mình, và cũng mang lại danh dự niềm tự hào cho quê hương quốc gia của đội thi đấu, đồng thời đôi chân tài nghệ của cầu thủ càng sáng gía.
Thể thao Bóng đá như thế, đã đang trở thành một lối sinh họat văn hóa cho lãnh vực giáo dục huấn luyện. Hay nói cách khác, là một đường lối giáo dục xã hội quốc gia! Và qua đó đem lại niềm tự hào, tự tin cho cá nhân người chơi banh thi đấu, cùng lan sang cho cả tập thể xã hội quốc gia đất nứơc nữa.
Ở những trận thi đấu mở màn hay vòng tứ kết, vòng bán kết, nhất là vòng chung kết, những vị nguyên thủ quốc gia đất nước của đội thi đấu trên sân cỏ đều có mặt trên cầu trường tham dự. Và khi đội banh chiến thắng mang Cup trở về nhà, họ như những vị anh hùng, được vị nguyên thủ quốc gia tiếp đón trao tặng huy chương cách trọng thể.
Nhìn vào sân cỏ bóng đá thì như vậy. Còn nhìn vào sân cỏ đời sống đức tin của người Công giáo thì thế nào?
1.Tinh thần đồng đội chung
Hai đội tuyển thủ bóng đá, mỗi đội có 11 cầu thủ, tranh dành nhau chỉ một trái banh lăn trên sân cỏ. Trái banh thì luôn luôn tròn có khí bơm căng đầy.
Chúa Giêsu khi xuống trần gian đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa đã đi qua mọi nẻo đường sân cỏ đất nước Do Thái. Tình yêu nước Thiên Chúa trước sau luôn luôn là đích điểm cho con người hướng tới tìm nhìn về.
Xưa kia Ngài tuyển chọn tới 12 Tông đồ là những „ cầu thủ“ cho đội của Ngài. Trong sân banh chỉ cần 11 cầu thủ thôi. Vậy phải chăng còn 01 cầu thủ cho ngồi ghế dự bị chờ đó để khi cần vào thay thế?
Đội banh đá nào khi đi thi dấu cũng thường có hơn kém 22 cầu thủ, đang khi chỉ cần 11 cầu thủ thi đấu. Những cầu thủ dự bị khác rất cần thiết. Nhưng không vì thế mà phân biệt có hai cấp cầu thủ. Trái lại đội tuyển thủ nào cũng đồng tâm thề hứa với nhau: chúng ta chơi thi đấu chung trong tinh thần đồng đội. Không có ai là một ngôi sao lẻ loi trong đội, nhưng mỗi người đều có khả năng tài cán riêng của mình.
Như thế cầu thủ được chỉ định chạy trên sân cỏ, cũng như cầu thủ mặc áo ngồi dự khuyết trên ghế cũng đều thuộc về đội tuyển thủ. Tất cả chung hợp bện làm thành trong tinh thần đồng đội.
Chúa Giêsu nhắn nhủ 12 Tông đồ „ cầu thủ“ của đội ra đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa: „ Ai trong anh em muốn làm người đứng đầu, hãy là người cuối cùng và là người phục vụ tất cả những người khác.“ ( Mc 9,35)
2.Tinh thần cổ võ nâng đỡ
Đội tuyển thủ nào khi xuất trận chạy trên sân cỏ cũng đều mong muốn thi đấu ngoạn mục, dẫn chuyền banh đá phá tung lưới khung thành đối thủ. Nhưng không phải luôn luôn được như mong muốn. Trái lại, rất nhiều khi gặp hoàn cảnh khó khăn lúng túng, nhất là lúc bị đội banh đối thủ dành banh đá tung lưới khung thành nhà mình…Khi đó những cổ võ tinh thần của đồng bạn, của huấn luyện viên và của khán gỉa rất cần thiết. Có như thế họ mới lấy lại sức lực tinh thần mà vươn lên chiến đấu tiếp, hầu mong lật ngược thế cờ dành banh thắng trở lại.
Sau khi Chúa Giêsu trở về trời, đội cầu thủ các Thánh Tông đồ ra đi tiếp tục rao giảng nước Thiên Chúa, họ cảm thấy bất lực, bơ vơ, gặp nhiều khó khăn. Tình hình không chỉ lúc đó mà càng ngày hầu như đen tối khó khăn cùng vô vọng. Nhưng Chúa Giêsu khi sai họ ra đi đã căn dặn họ: hãy nhận lấy Đức Chúa Thánh Thần. Đức Chúa Thánh Thần là bảo đảm, là Đấng cùng đồng hành, trợ giúp an ủi cho anh em trong mọi hoàn cảnh đời sống. Dù anh em không còn nhìn thấy Thầy nữa, nhưng Thầy hằng ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.( Mt 28,20).
Về Giáo Hội cũng thế, Chúa Giêsu nói với đội trưởng Phero: Thầy sẽ xây Hội Thánh trên tảng đá Phero và quyền lực hỏa ngục cũng không thắng nổi“ ( Mt 16, 18).
3.Fair play
Các cầu thủ thi đấu chạy trên sân cỏ tranh giành trái banh được dùng kỹ thuật đôi chân nhồi giao chuyền, lừa dẫn banh, nhưng họ phải chơi với tinh thần thể thao cao thượng. Họ không được lỗi phạm kỷ luật, không được chơi xấu làm hại người khác. Điều này thể hiện nếp sống văn hóa cao đẹp. Vì thế, tinh thần Fair play luôn luôn được nhắc nhở đề cao.
Và đội banh hay cầu thủ cũng được đánh gía theo cung cách chơi Fair play theo bảng nấc thang gía trị nữa.
Chúa Giêsu nhắc nhở lối sống Fair play: „ Những gì anh em muốn người khác làm cho mình, hãy làm cho người khác như vậy“ ( Mt 17,12).
Và còn thế nữa, trong ngày sau cùng trước tòa phán xét, Thiên Chúa sẽ nhìn đến lối sống Fair play của con người mà thưởng công hay luận phạt: „ Những gì anh em làm cho một người bé nhỏ nhất trong anh em, chính là anh em làm cho Thầy“ ( Mt 25, 40)
4. Người nối tiếp
Thông thường các đội banh nào cũng đều tuyển chọn huấn luyện những cầu thủ mầm non kế tiếp. Có như thế truyền thống đội banh mới tiếp tục phát triển cùng sống còn trong tương lai.
Chúa Giêsu xuống trần gian không chỉ rao giảng nước Thiên Chúa cho một nước Do Thái, nhưng cho mọi con người trên khắp mặt đất. Vì thế, trứớc khi trở về trời, Ngài đã sai các Tông đồ ra đi: Anh em hãy ra đi đến cùng khắp muôn dân, rao truyền Lời Chúa và kêu gọi họ trở thành môn đệ của Thầy“ (28,19 )
5. Người Đội trưởng
Đội banh nào cũng có một người đội trưởng, tuy người này cũng chỉ là một cầu thủ như chúng bạn cầu thủ khác, nhưng trên sân cỏ thi đấu người đội trưởng có nhiệm vụ đứng đầu đội trong lễ nghi ngoại giao với đội bạn và trọng tài. Ngoài ra, người đội trưởng còn có trách nhiệm huy động cổ võ tinh thần các đồng bạn. Nhiệm vụ người đội trưởng khác nào như gạch nối giữa các chúng bạn đồng đội và với huấn luyện viên của đội.
Thánh Phero được Chúa Giêsu chỉ định làm đội trưởng đội cầu thủ các Tông đồ của Chúa. Khi Chúa Giêsu về trời, sau khi nhận lãnh Đức Chúa Thánh Thần, ông đã mạnh dạn ra trước công chúng giảng nói về Chúa Giêsu trứơc hàng ngàn người tụ tập mừng lễ Ngũ Tuần.
Bài giảng của Ông đã gây lòng hào hứng, vực dậy tinh thần cho các Bạn tông đồ khác đang sống trong sợ hãi nghi hoặc.
Bài gỉang của vị tông đồ đội trưởng Phero giúp khơi lên trong họ và dân chúng niềm hân hoan phấn khởi hiểu thêm về Chúa Giêsu.
Bài giảng của đội trưởng Phero đã gây lòng hào hứng cho ba ngàn người hôm đó xin nhận lãnh phép rửa tội tin vào Chúa Giêsu. ( Công vụ tông đồ 2,14-46)
Trái banh da luôn luôn tròn khi được bơm căng đầy khí lăn trên sân cỏ vận động trường.
Đời sống con người là một con đường dài có nhiều giai đoạn phát triển lên xuống trên sân cỏ cuộc đời.
Đức tin vào Chúa, Đấng là hơi thở sự sống con người, không có hình dạng tròn và dài. Nhưng gắn liền ghi khắc ăn sâu trong tâm hồn đời sống con người.
Trên sân cỏ đời sống đức tin, Thiên Chúa là khởi đầu và cùng đích của đời sống con người cho ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Mùa World Cup 2010
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Những trận cầu thi đấu bóng đá World Cup 2010 diễn ra trên sân cỏ nước Nam Phi đang vào vòng kết thúc chung kết.
Những trận thi đấu bóng đá trên sân cỏ giữa các đội tuyển quốc gia tranh dành một trái banh da tròn, làm sao đá tung lưới khung thành đội bạn đối thủ. Và càng vào sâu những vòng bên trong càng khó khăn hơn, nhưng cũng càng sôi nổi hào hứng hơn thêm.
Đá tung lọt lưới càng nhiều trái banh, càng mang lại nhiều phấn khởi hào hứng cho đội của mình, và cũng mang lại danh dự niềm tự hào cho quê hương quốc gia của đội thi đấu, đồng thời đôi chân tài nghệ của cầu thủ càng sáng gía.
Thể thao Bóng đá như thế, đã đang trở thành một lối sinh họat văn hóa cho lãnh vực giáo dục huấn luyện. Hay nói cách khác, là một đường lối giáo dục xã hội quốc gia! Và qua đó đem lại niềm tự hào, tự tin cho cá nhân người chơi banh thi đấu, cùng lan sang cho cả tập thể xã hội quốc gia đất nứơc nữa.
Ở những trận thi đấu mở màn hay vòng tứ kết, vòng bán kết, nhất là vòng chung kết, những vị nguyên thủ quốc gia đất nước của đội thi đấu trên sân cỏ đều có mặt trên cầu trường tham dự. Và khi đội banh chiến thắng mang Cup trở về nhà, họ như những vị anh hùng, được vị nguyên thủ quốc gia tiếp đón trao tặng huy chương cách trọng thể.
Nhìn vào sân cỏ bóng đá thì như vậy. Còn nhìn vào sân cỏ đời sống đức tin của người Công giáo thì thế nào?
1.Tinh thần đồng đội chung
Hai đội tuyển thủ bóng đá, mỗi đội có 11 cầu thủ, tranh dành nhau chỉ một trái banh lăn trên sân cỏ. Trái banh thì luôn luôn tròn có khí bơm căng đầy.
Chúa Giêsu khi xuống trần gian đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa đã đi qua mọi nẻo đường sân cỏ đất nước Do Thái. Tình yêu nước Thiên Chúa trước sau luôn luôn là đích điểm cho con người hướng tới tìm nhìn về.
Xưa kia Ngài tuyển chọn tới 12 Tông đồ là những „ cầu thủ“ cho đội của Ngài. Trong sân banh chỉ cần 11 cầu thủ thôi. Vậy phải chăng còn 01 cầu thủ cho ngồi ghế dự bị chờ đó để khi cần vào thay thế?
Đội banh đá nào khi đi thi dấu cũng thường có hơn kém 22 cầu thủ, đang khi chỉ cần 11 cầu thủ thi đấu. Những cầu thủ dự bị khác rất cần thiết. Nhưng không vì thế mà phân biệt có hai cấp cầu thủ. Trái lại đội tuyển thủ nào cũng đồng tâm thề hứa với nhau: chúng ta chơi thi đấu chung trong tinh thần đồng đội. Không có ai là một ngôi sao lẻ loi trong đội, nhưng mỗi người đều có khả năng tài cán riêng của mình.
Như thế cầu thủ được chỉ định chạy trên sân cỏ, cũng như cầu thủ mặc áo ngồi dự khuyết trên ghế cũng đều thuộc về đội tuyển thủ. Tất cả chung hợp bện làm thành trong tinh thần đồng đội.
Chúa Giêsu nhắn nhủ 12 Tông đồ „ cầu thủ“ của đội ra đi rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa: „ Ai trong anh em muốn làm người đứng đầu, hãy là người cuối cùng và là người phục vụ tất cả những người khác.“ ( Mc 9,35)
2.Tinh thần cổ võ nâng đỡ
Đội tuyển thủ nào khi xuất trận chạy trên sân cỏ cũng đều mong muốn thi đấu ngoạn mục, dẫn chuyền banh đá phá tung lưới khung thành đối thủ. Nhưng không phải luôn luôn được như mong muốn. Trái lại, rất nhiều khi gặp hoàn cảnh khó khăn lúng túng, nhất là lúc bị đội banh đối thủ dành banh đá tung lưới khung thành nhà mình…Khi đó những cổ võ tinh thần của đồng bạn, của huấn luyện viên và của khán gỉa rất cần thiết. Có như thế họ mới lấy lại sức lực tinh thần mà vươn lên chiến đấu tiếp, hầu mong lật ngược thế cờ dành banh thắng trở lại.
Sau khi Chúa Giêsu trở về trời, đội cầu thủ các Thánh Tông đồ ra đi tiếp tục rao giảng nước Thiên Chúa, họ cảm thấy bất lực, bơ vơ, gặp nhiều khó khăn. Tình hình không chỉ lúc đó mà càng ngày hầu như đen tối khó khăn cùng vô vọng. Nhưng Chúa Giêsu khi sai họ ra đi đã căn dặn họ: hãy nhận lấy Đức Chúa Thánh Thần. Đức Chúa Thánh Thần là bảo đảm, là Đấng cùng đồng hành, trợ giúp an ủi cho anh em trong mọi hoàn cảnh đời sống. Dù anh em không còn nhìn thấy Thầy nữa, nhưng Thầy hằng ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.( Mt 28,20).
Về Giáo Hội cũng thế, Chúa Giêsu nói với đội trưởng Phero: Thầy sẽ xây Hội Thánh trên tảng đá Phero và quyền lực hỏa ngục cũng không thắng nổi“ ( Mt 16, 18).
3.Fair play
Các cầu thủ thi đấu chạy trên sân cỏ tranh giành trái banh được dùng kỹ thuật đôi chân nhồi giao chuyền, lừa dẫn banh, nhưng họ phải chơi với tinh thần thể thao cao thượng. Họ không được lỗi phạm kỷ luật, không được chơi xấu làm hại người khác. Điều này thể hiện nếp sống văn hóa cao đẹp. Vì thế, tinh thần Fair play luôn luôn được nhắc nhở đề cao.
Và đội banh hay cầu thủ cũng được đánh gía theo cung cách chơi Fair play theo bảng nấc thang gía trị nữa.
Chúa Giêsu nhắc nhở lối sống Fair play: „ Những gì anh em muốn người khác làm cho mình, hãy làm cho người khác như vậy“ ( Mt 17,12).
Và còn thế nữa, trong ngày sau cùng trước tòa phán xét, Thiên Chúa sẽ nhìn đến lối sống Fair play của con người mà thưởng công hay luận phạt: „ Những gì anh em làm cho một người bé nhỏ nhất trong anh em, chính là anh em làm cho Thầy“ ( Mt 25, 40)
4. Người nối tiếp
Thông thường các đội banh nào cũng đều tuyển chọn huấn luyện những cầu thủ mầm non kế tiếp. Có như thế truyền thống đội banh mới tiếp tục phát triển cùng sống còn trong tương lai.
Chúa Giêsu xuống trần gian không chỉ rao giảng nước Thiên Chúa cho một nước Do Thái, nhưng cho mọi con người trên khắp mặt đất. Vì thế, trứớc khi trở về trời, Ngài đã sai các Tông đồ ra đi: Anh em hãy ra đi đến cùng khắp muôn dân, rao truyền Lời Chúa và kêu gọi họ trở thành môn đệ của Thầy“ (28,19 )
5. Người Đội trưởng
Đội banh nào cũng có một người đội trưởng, tuy người này cũng chỉ là một cầu thủ như chúng bạn cầu thủ khác, nhưng trên sân cỏ thi đấu người đội trưởng có nhiệm vụ đứng đầu đội trong lễ nghi ngoại giao với đội bạn và trọng tài. Ngoài ra, người đội trưởng còn có trách nhiệm huy động cổ võ tinh thần các đồng bạn. Nhiệm vụ người đội trưởng khác nào như gạch nối giữa các chúng bạn đồng đội và với huấn luyện viên của đội.
Thánh Phero được Chúa Giêsu chỉ định làm đội trưởng đội cầu thủ các Tông đồ của Chúa. Khi Chúa Giêsu về trời, sau khi nhận lãnh Đức Chúa Thánh Thần, ông đã mạnh dạn ra trước công chúng giảng nói về Chúa Giêsu trứơc hàng ngàn người tụ tập mừng lễ Ngũ Tuần.
Bài giảng của Ông đã gây lòng hào hứng, vực dậy tinh thần cho các Bạn tông đồ khác đang sống trong sợ hãi nghi hoặc.
Bài gỉang của vị tông đồ đội trưởng Phero giúp khơi lên trong họ và dân chúng niềm hân hoan phấn khởi hiểu thêm về Chúa Giêsu.
Bài giảng của đội trưởng Phero đã gây lòng hào hứng cho ba ngàn người hôm đó xin nhận lãnh phép rửa tội tin vào Chúa Giêsu. ( Công vụ tông đồ 2,14-46)
Trái banh da luôn luôn tròn khi được bơm căng đầy khí lăn trên sân cỏ vận động trường.
Đời sống con người là một con đường dài có nhiều giai đoạn phát triển lên xuống trên sân cỏ cuộc đời.
Đức tin vào Chúa, Đấng là hơi thở sự sống con người, không có hình dạng tròn và dài. Nhưng gắn liền ghi khắc ăn sâu trong tâm hồn đời sống con người.
Trên sân cỏ đời sống đức tin, Thiên Chúa là khởi đầu và cùng đích của đời sống con người cho ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Mùa World Cup 2010
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long