Tuần lễ vừa qua, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong nhiều hoạt động và gặp gỡ, Ủy Ban cũng đã làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, là tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nói rằng phía Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một cách tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo của Việt Nam.
Ông Phó Trưởng Ban cũng đề cập đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến giáo xứ Thái Hà, Hòa Hảo, linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ trương của Nhà Nước về đất đai tôn giáo, vân vân.
Cuộc gặp với USCIRF
Thiện Giao: Được biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sang Việt Nam tuần vừa rồi có làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Với tư cách Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và có tham dự làm việc với Ủy Ban, xin ông chia sẻ nội dung cuộc gặp gỡ?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Đúng là Ủy Ban và Ban Tôn Giáo có gặp nhau. Đó là một cuộc làm việc thẳng thắn. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có đặt vấn đề với chúng tôi về sự tiến triển trong việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Họ hỏi nhiều đến các sinh hoạt tôn giáo ở những khu đặc thù, vùng Tây Bắc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều quan trọng lần này là chúng tôi thống nhất với các vị trong Ủy Ban về phương pháp tiếp cận tôn giáo Việt Nam. Họ thống nhất với chúng tôi là không nhìn những cá biệt mà nhìn sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Những việc a, việc b, việc c liên quan đến những vụ việc cụ thể chỉ là những điểm nào đó để quan tâm, chứ không phải là tất cả.
Chúng tôi cũng thừa nhận, trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được.
Thiện Giao: Có người nói rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có yêu cầu Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ không gặp các tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà. Nhưng về sau có các cấp khác cao hơn, cho phép. Có những cản trở như vậy không?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Ủy Ban có đề nghị chúng tôi để gặp giáo xứ Thái Hà. Nhưng chúng tôi nói, việc của giáo xứ Thái Hà không liên quan đến hoạt động tôn giáo. Đó chỉ là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Mà ở Việt Nam, việc này không phải là không có.
Chúng tôi cũng đã giải thích cho Ủy Ban rằng việc này, trên cơ sở như vậy, nên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không đặt vấn đề trong các chương trình hoạt động của mình. Đó là việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Việt Nam. Và thậm chí họ còn chia sẻ với Việt Nam các vấn đề liên quan đến đất đai.
Chúng tôi cũng nói với họ, ở Việt Nam trong 1 thế kỷ 20 thôi, dân số đã tăng gấp 5 lần, mà đất đai thì không tăng. Trước khi đó, do hoàn cảnh, thì các tôn giáo, trong đó có Công Giáo bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất.
Tại Việt Nam trước đây đã có khái niệm “địa chủ Nhà Chung,” tức là Nhà Chung, hay Giáo Hội, đã trở thành địa chủ.
Do đó, tất cả đất đai Nhà Nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.
Nhà Nước giải quyết nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở, là căn bản theo nhu cầu.
Không trả lại đất đai. Mà nếu có trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều, nên không thể trả được.
Chuyện cũ?
Thiện Giao: Ông có nói phương pháp tiếp cận thỏa thuận với Ủy Ban là tổng quát, chứ không phải là những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, có những vấn đề rất cụ thể, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, vân vân. Thưa ông, những vấn đề cụ thể này có cho thấy một điều gì khác hơn về hình ảnh của tôn giáo Việt Nam hiện nay?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Điều này thì tôi xin thưa: vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi yêu cầu Ủy Ban của Hoa Kỳ loại ra ngoài vấn đề đặt ra thành những điểm, như lưu ý, quan tâm vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam.
Vấn đề Hòa Hảo, hoạt động phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, các vấn đề khác, thì không nên nêu lên nữa. Đã nêu lên 3, 4 lần rồi. Không phải là mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lên các điểm đã cũ.
Ông Nguyễn Văn Lý là đã bị xử án rồi. Lần nào đến cũng nêu lại chuyện này.
Loại tất cả các vấn đề này ra. Vấn đề này cũ rồi. Hãy đặt vấn đề mới mà chúng tôi quan tâm.
Thiện Giao: Cũng xin được mở ngoặc với ông trước khi hỏi ông câu cuối. Ông có nói không đặt các vấn đề này ra, nó cũ rồi. Thưa ông, nó cũ vì thời gian đã cũ rồi, hay là vấn đề này không cần phải đặt ra nữa?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Không cần đặt ra nữa!
Mọi người đã nói nhiều rồi. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bản chất là gì? Cái của những người mạo xưng nó là gì? Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm là cái gì? Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật Việt Nam là cái gì? Mỗi lần vào Việt Nam lại đặt vấn đề cũ.
Cũ, ý tôi muốn nói là đã rõ ra rồi.
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng. Dựa trên những vấn đề thực tế hiện nay, với một cái nhìn hết sức thực tế, Chính Phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề tôn giáo hiện nay tại Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Chính Phủ chúng tôi, Đảng và Nhà Nước Việt Nam, trong đánh giá của mình, phải nói là nỗ lực của chính phủ, Đảng, Nhà Nước, là rất lớn. Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực.
Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử.
Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian ông dành cho chúng tôi.
Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, là tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nói rằng phía Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một cách tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo của Việt Nam.
Ông Phó Trưởng Ban cũng đề cập đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến giáo xứ Thái Hà, Hòa Hảo, linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ trương của Nhà Nước về đất đai tôn giáo, vân vân.
Cuộc gặp với USCIRF
Thiện Giao: Được biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sang Việt Nam tuần vừa rồi có làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Với tư cách Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và có tham dự làm việc với Ủy Ban, xin ông chia sẻ nội dung cuộc gặp gỡ?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Đúng là Ủy Ban và Ban Tôn Giáo có gặp nhau. Đó là một cuộc làm việc thẳng thắn. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có đặt vấn đề với chúng tôi về sự tiến triển trong việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Họ hỏi nhiều đến các sinh hoạt tôn giáo ở những khu đặc thù, vùng Tây Bắc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều quan trọng lần này là chúng tôi thống nhất với các vị trong Ủy Ban về phương pháp tiếp cận tôn giáo Việt Nam. Họ thống nhất với chúng tôi là không nhìn những cá biệt mà nhìn sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Những việc a, việc b, việc c liên quan đến những vụ việc cụ thể chỉ là những điểm nào đó để quan tâm, chứ không phải là tất cả.
Chúng tôi cũng thừa nhận, trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được.
Thiện Giao: Có người nói rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có yêu cầu Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ không gặp các tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà. Nhưng về sau có các cấp khác cao hơn, cho phép. Có những cản trở như vậy không?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Ủy Ban có đề nghị chúng tôi để gặp giáo xứ Thái Hà. Nhưng chúng tôi nói, việc của giáo xứ Thái Hà không liên quan đến hoạt động tôn giáo. Đó chỉ là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Mà ở Việt Nam, việc này không phải là không có.
Chúng tôi cũng đã giải thích cho Ủy Ban rằng việc này, trên cơ sở như vậy, nên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không đặt vấn đề trong các chương trình hoạt động của mình. Đó là việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Việt Nam. Và thậm chí họ còn chia sẻ với Việt Nam các vấn đề liên quan đến đất đai.
Chúng tôi cũng nói với họ, ở Việt Nam trong 1 thế kỷ 20 thôi, dân số đã tăng gấp 5 lần, mà đất đai thì không tăng. Trước khi đó, do hoàn cảnh, thì các tôn giáo, trong đó có Công Giáo bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất.
Tại Việt Nam trước đây đã có khái niệm “địa chủ Nhà Chung,” tức là Nhà Chung, hay Giáo Hội, đã trở thành địa chủ.
Do đó, tất cả đất đai Nhà Nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.
Nhà Nước giải quyết nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở, là căn bản theo nhu cầu.
Không trả lại đất đai. Mà nếu có trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều, nên không thể trả được.
Chuyện cũ?
Thiện Giao: Ông có nói phương pháp tiếp cận thỏa thuận với Ủy Ban là tổng quát, chứ không phải là những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, có những vấn đề rất cụ thể, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, vân vân. Thưa ông, những vấn đề cụ thể này có cho thấy một điều gì khác hơn về hình ảnh của tôn giáo Việt Nam hiện nay?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Điều này thì tôi xin thưa: vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi yêu cầu Ủy Ban của Hoa Kỳ loại ra ngoài vấn đề đặt ra thành những điểm, như lưu ý, quan tâm vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam.
Vấn đề Hòa Hảo, hoạt động phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, các vấn đề khác, thì không nên nêu lên nữa. Đã nêu lên 3, 4 lần rồi. Không phải là mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lên các điểm đã cũ.
Ông Nguyễn Văn Lý là đã bị xử án rồi. Lần nào đến cũng nêu lại chuyện này.
Loại tất cả các vấn đề này ra. Vấn đề này cũ rồi. Hãy đặt vấn đề mới mà chúng tôi quan tâm.
Thiện Giao: Cũng xin được mở ngoặc với ông trước khi hỏi ông câu cuối. Ông có nói không đặt các vấn đề này ra, nó cũ rồi. Thưa ông, nó cũ vì thời gian đã cũ rồi, hay là vấn đề này không cần phải đặt ra nữa?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Không cần đặt ra nữa!
Mọi người đã nói nhiều rồi. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bản chất là gì? Cái của những người mạo xưng nó là gì? Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm là cái gì? Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật Việt Nam là cái gì? Mỗi lần vào Việt Nam lại đặt vấn đề cũ.
Cũ, ý tôi muốn nói là đã rõ ra rồi.
Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng. Dựa trên những vấn đề thực tế hiện nay, với một cái nhìn hết sức thực tế, Chính Phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề tôn giáo hiện nay tại Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Chính Phủ chúng tôi, Đảng và Nhà Nước Việt Nam, trong đánh giá của mình, phải nói là nỗ lực của chính phủ, Đảng, Nhà Nước, là rất lớn. Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực.
Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử.
Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.
Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian ông dành cho chúng tôi.