Vatican (VIS) - Hôm 04/02/2009, Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh đã công bố một thông cáo có nội dung như sau:
Theo sau những phản ứng gây ra bởi Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục bãi bỏ vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục của Huynh đoàn Thánh Piô X, và những đề cập trong tuyên bố về nạn diệt chủng của Giám Mục Williamson, một thành viên của huynh đoàn này, thật cần thiết để làm rõ những khía cạnh của vấn đề:
1. Việc miễn thứ vạ tuyệt thông:
Như đã đã giải thích trước đây, Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục ngày 21/01/2009 là một hành động mà Đức Thánh Cha đáp trả một cách nhân từ những thỉnh cầu được lặp đi lặp lại của bề trên tổng quyền Huynh đoàn Thánh Piô X.
Đức Thánh Cha muốn xoá bỏ sự ngăn trở để mở ra cánh cửa đối thoại, và ngài hiện đang chờ đợi thiện ý tương tự nơi 4 giám mục để hoàn toàn trung thành với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội.
Tính hết sức trầm trọng của vạ tuyệt thông ‘tiền kết’ mà những giám mục này phải chịu vào ngày 30/06/1988, chính thức được tuyên bố vào ngày 01/07 cùng năm, là hậu quả của việc tấn phong họ bất hợp pháp bởi Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre.
Việc miễn thứ vạ tuyệt thông đã trả tự do cho 4 giám mục khỏi hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật, nhưng không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn Thánh Piô X, hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 giám mục, mặc dù được tha vạ tuyệt thông, cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thể thi hành sứ vụ một cách hợp pháp trong Giáo Hội.
2. Truyền thống, giáo lý và Công Đồng Vatican II.
Điều kiện không thể bỏ qua cho bất kỳ sự nhìn nhận Huynh đoàn Thánh Piô X nào trong tương lai chính là sự nhìn nhận hoàn toàn của họ về Công Đồng Vatican II và huấn quyền của các Đức Giáo Hoàng Gioan XIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI.
Như đã khẳng định trong Quyết định ngày 21/01/2009, bằng những đường hướng cân nhắc phù hợp nhất, Tòa Thánh sẽ không quên kết hợp các bên liên quan trong sự thẩm tra kỹ lưỡng những vấn đề còn tồn tại để có thể đạt đến một giải pháp triệt để và tốt đẹp cho các vấn đề vốn gây ra chia rẽ đau đớn này.
3. Những tuyên bố về nạn Diệt chủng (người Do Thái).
Những quan điểm của Đức Cha Williamson là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và đã bị Đức Thánh Cha kiên quyết bác bỏ khi chính bản thân ngày nói ra hôm 28/01 lúc đề cập đến tội ác diệt chủng tàn bạo, ngài đã lặp lại sự liên đới hoàn toàn và không thể tranh cãi của ngài với những chị em chúng ta, những người đã được ký Hiệp ước Căn bản (Hiệp ước được ký kết giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái – ND.), trong đó khẳng định rằng ký ức về sự kiện khủng khiếp ‘gây ra cho nhân loại phản ánh quyền lực ma qủy không thể biết trước khi nó chế ngự tâm hồn con người’, hiệp ước cũng nói thêm rằng nạn Diệt Chủng vẫn là ‘một lời cảnh cáo để mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận và chủ nghĩa giản lược, bởi vì bạo lực chống lại một cá nhân đơn lẻ là chống lại toàn thể loài người’
Để được nhận lại chức năng giám mục trong Giáo Hội, Giám Mục Williamson phải tuyệt đối, rõ rệt và công khai tránh xa những quan điểm của chính bản thân mình về nạn Diệt Chủng, những quan điểm mà Đức Thánh Cha chưa từng được biết đến vào thời khắc mà ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông.
Đức Thánh Cha yêu cầu tất cả các tín hữu hiệp cùng ngài trong lời cầu nguyện để Chúa soi rọi đường lối của Giáo Hội. Cầu cho các vị mục tử và các tín hữu gia tăng sự dấn thân của mình trong việc ủng hộ sứ mạng tế nhị và khó nhọc của Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô, người canh giữ ‘tính duy nhất’ trong Giáo Hội.
Theo sau những phản ứng gây ra bởi Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục bãi bỏ vạ tuyệt thông cho 4 vị giám mục của Huynh đoàn Thánh Piô X, và những đề cập trong tuyên bố về nạn diệt chủng của Giám Mục Williamson, một thành viên của huynh đoàn này, thật cần thiết để làm rõ những khía cạnh của vấn đề:
1. Việc miễn thứ vạ tuyệt thông:
Như đã đã giải thích trước đây, Quyết định của Thánh Bộ Giám Mục ngày 21/01/2009 là một hành động mà Đức Thánh Cha đáp trả một cách nhân từ những thỉnh cầu được lặp đi lặp lại của bề trên tổng quyền Huynh đoàn Thánh Piô X.
Đức Thánh Cha muốn xoá bỏ sự ngăn trở để mở ra cánh cửa đối thoại, và ngài hiện đang chờ đợi thiện ý tương tự nơi 4 giám mục để hoàn toàn trung thành với giáo lý và giáo luật của Giáo Hội.
Tính hết sức trầm trọng của vạ tuyệt thông ‘tiền kết’ mà những giám mục này phải chịu vào ngày 30/06/1988, chính thức được tuyên bố vào ngày 01/07 cùng năm, là hậu quả của việc tấn phong họ bất hợp pháp bởi Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre.
Việc miễn thứ vạ tuyệt thông đã trả tự do cho 4 giám mục khỏi hình phạt nghiêm trọng theo giáo luật, nhưng không thay đổi tình trạng pháp lý của Huynh đoàn Thánh Piô X, hiện nay Huynh đoàn không được nhìn nhận về giáo luật trong Giáo Hội Công Giáo. Cả 4 giám mục, mặc dù được tha vạ tuyệt thông, cũng không có chức năng theo giáo luật trong Giáo Hội và không thể thi hành sứ vụ một cách hợp pháp trong Giáo Hội.
2. Truyền thống, giáo lý và Công Đồng Vatican II.
Điều kiện không thể bỏ qua cho bất kỳ sự nhìn nhận Huynh đoàn Thánh Piô X nào trong tương lai chính là sự nhìn nhận hoàn toàn của họ về Công Đồng Vatican II và huấn quyền của các Đức Giáo Hoàng Gioan XIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI.
Như đã khẳng định trong Quyết định ngày 21/01/2009, bằng những đường hướng cân nhắc phù hợp nhất, Tòa Thánh sẽ không quên kết hợp các bên liên quan trong sự thẩm tra kỹ lưỡng những vấn đề còn tồn tại để có thể đạt đến một giải pháp triệt để và tốt đẹp cho các vấn đề vốn gây ra chia rẽ đau đớn này.
3. Những tuyên bố về nạn Diệt chủng (người Do Thái).
Những quan điểm của Đức Cha Williamson là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và đã bị Đức Thánh Cha kiên quyết bác bỏ khi chính bản thân ngày nói ra hôm 28/01 lúc đề cập đến tội ác diệt chủng tàn bạo, ngài đã lặp lại sự liên đới hoàn toàn và không thể tranh cãi của ngài với những chị em chúng ta, những người đã được ký Hiệp ước Căn bản (Hiệp ước được ký kết giữa Toà Thánh và nhà nước Do Thái – ND.), trong đó khẳng định rằng ký ức về sự kiện khủng khiếp ‘gây ra cho nhân loại phản ánh quyền lực ma qủy không thể biết trước khi nó chế ngự tâm hồn con người’, hiệp ước cũng nói thêm rằng nạn Diệt Chủng vẫn là ‘một lời cảnh cáo để mọi người chống lại sự quên lãng, sự phủ nhận và chủ nghĩa giản lược, bởi vì bạo lực chống lại một cá nhân đơn lẻ là chống lại toàn thể loài người’
Để được nhận lại chức năng giám mục trong Giáo Hội, Giám Mục Williamson phải tuyệt đối, rõ rệt và công khai tránh xa những quan điểm của chính bản thân mình về nạn Diệt Chủng, những quan điểm mà Đức Thánh Cha chưa từng được biết đến vào thời khắc mà ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông.
Đức Thánh Cha yêu cầu tất cả các tín hữu hiệp cùng ngài trong lời cầu nguyện để Chúa soi rọi đường lối của Giáo Hội. Cầu cho các vị mục tử và các tín hữu gia tăng sự dấn thân của mình trong việc ủng hộ sứ mạng tế nhị và khó nhọc của Người Kế Vị Thánh Tông Đồ Phêrô, người canh giữ ‘tính duy nhất’ trong Giáo Hội.