CỔ BẢN KINH THÁNH CỰU ƯỚC MỚI ĐƯỢC TÌM THẤY
(Trên Yahoo news ngày 30-10-2008 đã đăng bài của Ari Rabinovitch về Cổ Bản Kinh Thánh Cựu Ước mới được tìm thấy. Chúng tôi xin lược dịch sau đây.)
Giêrusalem (Reuters): Các nhà khảo cổ Israel nói là hôm thứ năm, 30-10-2008, họ đã đào lên được một bản Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ, cổ nhất trong các bản đã khám phá ra được từ trước tới nay. Nơi tìm thấy bản Kinh Thánh này là một cổ Thành nhìn sang thung lũng mà theo Kinh Thánh, là nơi David đã hạ sát được Gôliát (người khổng lồ).
Địa điểm các nhà khảo cổ đang đào bới để tìm tòi về quá khứ là một vùng ngày xưa là một chiến trường nằm trong thung lũng Elah (The Valley of Elah). Bây giờ là nơi trồng nho và nhà máy làm rượu. Khám phá này ảnh hưởng lớn đến cuộc bàn cãi gay go hiện nay về số phận thành Giêrusalem trong tương lai. Địa điểm này cách Giêrusalem khoảng 20 cây số (12 miles).
Các nhà khảo cổ từ Đại học Do Thái (Hebrew University) nói là ‘cổ bản đó gồm 5 câu Kinh Thánh viết bằng mực đen trên một mảnh vỡ của một chiếc bình sành, đào được nơi một vùng rộng 2 mẫu đất, có tên gọi là Elah Fortress hoặc Qeiyafa.
Các nhà chuyên môn chưa thể giải mã được các chữ trong cổ bản đó, nhưng các nhà khảo cổ nói là nhờ phương pháp ‘phân tích carbon’ những cổ vật chung quanh cho thấy cổ bản Kinh Thánh này đã được viết vào khoảng 3000 năm trước đây, cổ hơn bản Dead Sea Scroll hơn 1000 năm (Bản Dead Sea Scroll cũng được gọi là Cổ Bản Qumran, tìm thấy vào giữa những năm 1946 va 1956 trong những hang động trên bờ Biển Chết, gần địa điểm có tên là Qumran – chú thích của dịch giả).
Cho đến bây giờ, các nhà chuyên môn có thể nhận dạng được một số chữ, như: “Quan án”, “Nô lệ” và “Vua”. Các nhà chuyên môn cũng nói họ hy vọng việc tìm hiểu Cổ bản này có thể giúp tìm ra được chữ viết tiếng Do thái cổ đã được phát triển như thế nào.
Các nhà khảo cổ nói rằng, đối với người Do Thái, cuộc khám phá này có một giá trị đặc biệt, nói lên rằng có thể đã có một vương quyền trung ương mạnh mẽ ở Giêrusalem vào thời kỳ mà các nhà học giả cho là Vua David đang cai trị thành Thánh Giêrusalem và nước Do Thái.
Người Do Thái thời nay thường dẫn chứng sự liên hệ của Vua David với thành Giêrusalem để nhất quyết rằng Giêrusalem là một “Kinh Thành muôn thuở và bất khả phân ly!”, dù điều này không được Quốc tế công nhận.
Người Palestine thì nói là những dẫn chứng về Kinh Thánh cũng không thể chối cãi được sự kiện người dân Ảrập đã có mặt từ lâu đời tại Giêrusalem, và đòi hỏi rằng phía đông của thành Giêrusalem, nơi người Do Thái đã chiếm đóng từ cuộc chiến vào năm 1946, phải được coi là thủ đô của nước Palestine mà họ hy vọng sẽ thiết lập được trên vùng Tây Ngạn (West Bank) và Giải Gaza (The Gaza Strip).
Riêng ông Yosef Garfinkel, người cầm đầu đoàn khảo cổ tại nơi cổ Thành, nói rằng: Những niên đại và địa chí của Qeiyafa tạo được một mối liên hệ thống nhất được những gì được coi là huyền thoại, những gì được coi là sự kiện lịch sử, cùng với những nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ về Vua David.
(Trên Yahoo news ngày 30-10-2008 đã đăng bài của Ari Rabinovitch về Cổ Bản Kinh Thánh Cựu Ước mới được tìm thấy. Chúng tôi xin lược dịch sau đây.)
Giêrusalem (Reuters): Các nhà khảo cổ Israel nói là hôm thứ năm, 30-10-2008, họ đã đào lên được một bản Kinh Thánh tiếng Do Thái cổ, cổ nhất trong các bản đã khám phá ra được từ trước tới nay. Nơi tìm thấy bản Kinh Thánh này là một cổ Thành nhìn sang thung lũng mà theo Kinh Thánh, là nơi David đã hạ sát được Gôliát (người khổng lồ).
Địa điểm các nhà khảo cổ đang đào bới để tìm tòi về quá khứ là một vùng ngày xưa là một chiến trường nằm trong thung lũng Elah (The Valley of Elah). Bây giờ là nơi trồng nho và nhà máy làm rượu. Khám phá này ảnh hưởng lớn đến cuộc bàn cãi gay go hiện nay về số phận thành Giêrusalem trong tương lai. Địa điểm này cách Giêrusalem khoảng 20 cây số (12 miles).
Các nhà khảo cổ từ Đại học Do Thái (Hebrew University) nói là ‘cổ bản đó gồm 5 câu Kinh Thánh viết bằng mực đen trên một mảnh vỡ của một chiếc bình sành, đào được nơi một vùng rộng 2 mẫu đất, có tên gọi là Elah Fortress hoặc Qeiyafa.
Các nhà chuyên môn chưa thể giải mã được các chữ trong cổ bản đó, nhưng các nhà khảo cổ nói là nhờ phương pháp ‘phân tích carbon’ những cổ vật chung quanh cho thấy cổ bản Kinh Thánh này đã được viết vào khoảng 3000 năm trước đây, cổ hơn bản Dead Sea Scroll hơn 1000 năm (Bản Dead Sea Scroll cũng được gọi là Cổ Bản Qumran, tìm thấy vào giữa những năm 1946 va 1956 trong những hang động trên bờ Biển Chết, gần địa điểm có tên là Qumran – chú thích của dịch giả).
Cho đến bây giờ, các nhà chuyên môn có thể nhận dạng được một số chữ, như: “Quan án”, “Nô lệ” và “Vua”. Các nhà chuyên môn cũng nói họ hy vọng việc tìm hiểu Cổ bản này có thể giúp tìm ra được chữ viết tiếng Do thái cổ đã được phát triển như thế nào.
Các nhà khảo cổ nói rằng, đối với người Do Thái, cuộc khám phá này có một giá trị đặc biệt, nói lên rằng có thể đã có một vương quyền trung ương mạnh mẽ ở Giêrusalem vào thời kỳ mà các nhà học giả cho là Vua David đang cai trị thành Thánh Giêrusalem và nước Do Thái.
Người Do Thái thời nay thường dẫn chứng sự liên hệ của Vua David với thành Giêrusalem để nhất quyết rằng Giêrusalem là một “Kinh Thành muôn thuở và bất khả phân ly!”, dù điều này không được Quốc tế công nhận.
Người Palestine thì nói là những dẫn chứng về Kinh Thánh cũng không thể chối cãi được sự kiện người dân Ảrập đã có mặt từ lâu đời tại Giêrusalem, và đòi hỏi rằng phía đông của thành Giêrusalem, nơi người Do Thái đã chiếm đóng từ cuộc chiến vào năm 1946, phải được coi là thủ đô của nước Palestine mà họ hy vọng sẽ thiết lập được trên vùng Tây Ngạn (West Bank) và Giải Gaza (The Gaza Strip).
Riêng ông Yosef Garfinkel, người cầm đầu đoàn khảo cổ tại nơi cổ Thành, nói rằng: Những niên đại và địa chí của Qeiyafa tạo được một mối liên hệ thống nhất được những gì được coi là huyền thoại, những gì được coi là sự kiện lịch sử, cùng với những nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ về Vua David.