Ân Xá Quốc Tế: Nhà báo bị án tù phải được thả ngay, vô điều kiện
Thursday, October 16, 2008
LONDON 16-10 (TH).- “Ký giả Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù ngày hôm qua vì đã tường thuật vụ án tham nhũng (ở Bộ Giao Thông Vận Tải và Ban Quản Lý Các Dự Án PMU 18). Ông phải được trả tự do ngay và vô điều kiện”.
Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) phổ biến một bản tuyên bố ngày 16/10/2008 nói như vậy và gọi ông Chiến là “một tù nhân lương tâm”.
Theo AXQT, trong phiên tòa không công bằng kéo dài hơn một ngày ở Hà Nội vào các ngày 14 và 15/10/2008, ông Chiến bị qui kết có tội vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 của Bộ Luật Hình Sự CSVN.
AXQT nói đại diện báo chí quốc tế, một số đại diện ngoại giao đoàn quan sát phiên tòa từ màn hình trực tiếp cho hay vụ xử “dưới tiêu chuẩn tố tụng quốc tế”. Nguyễn Việt Chiến đã bị kết án dù công tố viên (kiểm sát viên) không trưng bày các chứng cớ gồm cả việc chứng minh các bản tường thuật của ông Chiến đã làm thiệt hại cho nhà nước và đảng CSVN thế nào.
Trong phiên xử, ông Chiến đã cho hay ông lấy nguồn tin từ cơ quan điều tra và không có vụ lợi gì ngoài sự đóng góp báo chí vào việc chống tham nhũng.
“Trường hợp truy tố Nguyễn Việt Chiến và 3 người khác là một phần của kế hoạch mà nhà cầm quyền CSVN dùng Bộ Luật Hình Sự để bóp nghẹt quyền tự do diễn đạt đối với những vấn đề mà chế độ coi là chính trị nhạy cảm. Nó rõ ràng chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN lạm dụng cái bộ luật có ngôn ngữ mơ hồ để khóa cái quyền tự do diễn đạt và cần nhấn mạnh là chế độ Hà Nội phải điều chỉnh những điều luật hình sự chung chung (để bỏ tù ai cũng được), đặc biệt là chương về an ninh quốc phòng.” AXQT nói.
Ông Chiến thì cương quyết không nhận tội, nhưng Nguyễn Văn Hải, ký giả tờ Tuổi Trẻ và cũng là người bị truy tố với ông Chiến, thì đã đổi ý, nhìn nhận đã phổ biến tin tức “không đúng sự thật” và xin tòa nhẹ tay nên đã chỉ bị án tù treo 2 năm.
Các người cung cấp tin cho hai ký giả nói trên, tướng công an Phạm Xuân Quắc, lại chỉ bị “cảnh cáo” trong thuộc cấp của ông này, Ðinh Văn Huynh, bị kêu án một năm tù. Mức án nặng nhẹ, nhiều ít thật xa nhau chứng tỏ sự khập khiễng trong hệ thống tư pháp không độc lập của chế độ Hà Nội.
“Kết luận có tội của Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là các chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã đi thụt lùi bao xa đối với sự cởi mở công khai, đưa báo chí Việt Nam quay trở lại nguyên hình là các cái loa tuyên truyền một chiều,” AZQT viết.
Sau khi hai ký giả nói trên bị bắt, một số ký giả khác, gồm cả các chức vụ chủ chốt ở hai tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên cũng đã bị sa thải và tịch thu thẻ báo chí.
AXQT kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các sự giới hạn quyền tự do diễn đạt và khẩn cấp sửa đổi các điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự liên quan đến an ninh quốc phòng, và bảo đảm rằng các từ ngữ mơ hồ phải được thay thế hoặc phải tương ứng với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Ngay sau phiên xử nói trên, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội phổ biến bản thông cáo báo chí tỏ ý “thất vọng về kết quả phiên tòa”
“Việt bắt giữ và kết án cải tạo không giam giữ hai năm với ông Hải, và hai năm tù trừ thời gian tạm giam với ông Chiến, là trái với quyền hạn dành cho nhà báo theo luật pháp Việt Nam, cũng như cam kết của giới chức Việt Nam về tự do báo chí.” Bản thông cáo tòa đại sứ Mỹ viết. Kết quả phiên tòa đặc biệt gây quan ngại vì các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng mà các điều tra trước đó của hai nhà báo đã khám phá. Hoa Kỳ nhiều lần kêu gọi tự do toàn diện cho báo chí Việt Nam và yêu cầu chính phủ Việt Nam ủng hộ các quyền tự do này vốn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống các vấn nạn xã hội, như tham nhũng và lạm quyền, cũng như trong quá trình tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam.”
Phát biểu với đài BBC, bà Molly Liên, tham tán tòa đại sứ Thụy Ðiển ở Việt Nam nói: “Chúng tôi quan ngại về kết quả vụ xử này và cho rằng nó phát đi các thông điệp trái ngược về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam.”
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) thì đả kích kết quả phiên tòa là “một bước lùi tồi tệ cho nền báo chí điều tra tại Việt Nam”. Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả ở New York chỉ trích bản án là “không công bằng và có tính cách trả thù”.
Thursday, October 16, 2008
LONDON 16-10 (TH).- “Ký giả Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù ngày hôm qua vì đã tường thuật vụ án tham nhũng (ở Bộ Giao Thông Vận Tải và Ban Quản Lý Các Dự Án PMU 18). Ông phải được trả tự do ngay và vô điều kiện”.
Ông Nguyễn Việt Chiến (Photo: Getty Images) |
Theo AXQT, trong phiên tòa không công bằng kéo dài hơn một ngày ở Hà Nội vào các ngày 14 và 15/10/2008, ông Chiến bị qui kết có tội vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 của Bộ Luật Hình Sự CSVN.
AXQT nói đại diện báo chí quốc tế, một số đại diện ngoại giao đoàn quan sát phiên tòa từ màn hình trực tiếp cho hay vụ xử “dưới tiêu chuẩn tố tụng quốc tế”. Nguyễn Việt Chiến đã bị kết án dù công tố viên (kiểm sát viên) không trưng bày các chứng cớ gồm cả việc chứng minh các bản tường thuật của ông Chiến đã làm thiệt hại cho nhà nước và đảng CSVN thế nào.
Trong phiên xử, ông Chiến đã cho hay ông lấy nguồn tin từ cơ quan điều tra và không có vụ lợi gì ngoài sự đóng góp báo chí vào việc chống tham nhũng.
“Trường hợp truy tố Nguyễn Việt Chiến và 3 người khác là một phần của kế hoạch mà nhà cầm quyền CSVN dùng Bộ Luật Hình Sự để bóp nghẹt quyền tự do diễn đạt đối với những vấn đề mà chế độ coi là chính trị nhạy cảm. Nó rõ ràng chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN lạm dụng cái bộ luật có ngôn ngữ mơ hồ để khóa cái quyền tự do diễn đạt và cần nhấn mạnh là chế độ Hà Nội phải điều chỉnh những điều luật hình sự chung chung (để bỏ tù ai cũng được), đặc biệt là chương về an ninh quốc phòng.” AXQT nói.
Ông Chiến thì cương quyết không nhận tội, nhưng Nguyễn Văn Hải, ký giả tờ Tuổi Trẻ và cũng là người bị truy tố với ông Chiến, thì đã đổi ý, nhìn nhận đã phổ biến tin tức “không đúng sự thật” và xin tòa nhẹ tay nên đã chỉ bị án tù treo 2 năm.
Các người cung cấp tin cho hai ký giả nói trên, tướng công an Phạm Xuân Quắc, lại chỉ bị “cảnh cáo” trong thuộc cấp của ông này, Ðinh Văn Huynh, bị kêu án một năm tù. Mức án nặng nhẹ, nhiều ít thật xa nhau chứng tỏ sự khập khiễng trong hệ thống tư pháp không độc lập của chế độ Hà Nội.
“Kết luận có tội của Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải là các chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã đi thụt lùi bao xa đối với sự cởi mở công khai, đưa báo chí Việt Nam quay trở lại nguyên hình là các cái loa tuyên truyền một chiều,” AZQT viết.
Sau khi hai ký giả nói trên bị bắt, một số ký giả khác, gồm cả các chức vụ chủ chốt ở hai tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên cũng đã bị sa thải và tịch thu thẻ báo chí.
AXQT kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các sự giới hạn quyền tự do diễn đạt và khẩn cấp sửa đổi các điều khoản trong Bộ Luật Hình Sự liên quan đến an ninh quốc phòng, và bảo đảm rằng các từ ngữ mơ hồ phải được thay thế hoặc phải tương ứng với tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Ngay sau phiên xử nói trên, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội phổ biến bản thông cáo báo chí tỏ ý “thất vọng về kết quả phiên tòa”
“Việt bắt giữ và kết án cải tạo không giam giữ hai năm với ông Hải, và hai năm tù trừ thời gian tạm giam với ông Chiến, là trái với quyền hạn dành cho nhà báo theo luật pháp Việt Nam, cũng như cam kết của giới chức Việt Nam về tự do báo chí.” Bản thông cáo tòa đại sứ Mỹ viết. Kết quả phiên tòa đặc biệt gây quan ngại vì các vấn đề tham nhũng nghiêm trọng mà các điều tra trước đó của hai nhà báo đã khám phá. Hoa Kỳ nhiều lần kêu gọi tự do toàn diện cho báo chí Việt Nam và yêu cầu chính phủ Việt Nam ủng hộ các quyền tự do này vốn quan trọng trong cuộc đấu tranh chống các vấn nạn xã hội, như tham nhũng và lạm quyền, cũng như trong quá trình tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam.”
Phát biểu với đài BBC, bà Molly Liên, tham tán tòa đại sứ Thụy Ðiển ở Việt Nam nói: “Chúng tôi quan ngại về kết quả vụ xử này và cho rằng nó phát đi các thông điệp trái ngược về cam kết chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam.”
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) thì đả kích kết quả phiên tòa là “một bước lùi tồi tệ cho nền báo chí điều tra tại Việt Nam”. Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả ở New York chỉ trích bản án là “không công bằng và có tính cách trả thù”.