Trên sân cỏ Euro 2008
Ngày nay, những trận tranh tài thể thao trên sân vận động hấp dẫn con người nhiều hơn như Bóng đá, Baseball, Eishockey, Basketball, Tennis, Box, Banh chuyền, Bơi lội, đấu Kiếm…
Những trận thi đấu bóng đá sôi nổi trên sân cỏ sẽ diễn ra ở hai nước Thụy Sĩ và nước Áo, Euro 2008, từ 07.- 29.06. 2008 thu hút hấp dẫn hằng nghìn vạn người đến tận sân cỏ cùng ủng hộ, và cả triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên mọi làn sóng khắp thế giới.
Có lẽ dựa vào thực tế tâm lý đó, và cả về phương diện quảng cáo thương mại nữa, nên đã có câu nói: Thể thao bóng đá là đời sống!
Có thật đúng như vậy không?
Tôi nghĩ, lời nói qủa quyết này không là chân lý, và cũng không thể đúng cho hết mọi người ở mọi thời đại cùng khắp các nơi được. Nhưng câu này cũng nói lên phần nào ý nghĩa trận tranh tài bóng đá trên sân cỏ cuộc đời.
Vậy đâu là sứ điệp Bóng đá trên sân cỏ?
Trung tâm điểm
Một trận bóng đá luôn bắt đầu từ điểm ở giữa sân banh. Hai hội thi đấu, mỗi bên 11 cầu thủ, đứng vào vị trí của mình ở hai bên đối diện nhau. Lằn ranh ở giữa sân là mức giao banh khởi đầu trận đấu.
Từ vị trí trung tâm này trái banh da được các cầu thủ luồn lách lừa chuyền cho nhau, dẫn đá lọt lưới khung thành đối thủ trong suốt hai hiệp trận đấu, mỗi hiệp 45 phút, cho đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt trận tranh tài. Trái banh luôn luân chuyển và không bao giờ được nằm yên ở điểm giữa sân.
Lẽ dĩ nhiên các cầu thủ được dùng nghệ thuật chuyền đá, để tranh giành banh về cho bên mình. Nhưng họ phải tuân giữ luật chơi, không được chơi xấu phạm luật. Chính vì thế Fair play luôn được đề cao để nhắc nhở các cầu thủ. Và các Trọng Tài hướng dẫn trận đấu có nhiệm vụ giám sát quyết định lỗi nghĩa phải trái, phạt đền về phong cách chơi banh của các cầu thủ thi đấu.
Với đời sống con người chúng ta cũng tương tự như thế. Ðấng Tạo Hóa, vị trọng tài duy nhất, thổi còi cho cuộc sống chúng ta lăn trên sân cỏ cuộc đời với ngày chào đời mỗi người, cũng từ trung tâm điểm. Trung tâm điểm đây không phải là nơi điểm chốn như lằn ranh ở giữa trên sân cỏ bóng đá.
Trung tâm điểm này là điểm tâm lý tinh thần. Ðời sống con người diễn ra khác nào như một trận tranh tài chay đua trên sân cỏ. Nhưng không vì thế mà bắt đầu từ lúc mở mắt chào đời, ta cứ phải hung hăng chạy xô về phía trước tranh giành nhau. Không, con người được dựng nên có thân xác, có tứ chi, có trí khôn, trái tim, tình cảm cùng ý chí nữa. Những yếu tố này hòa hợp tạo nên lịch sử đời sống một con người từ lúc thơ bé đến lúc chấm dứt cuộc đời.
Trung tâm điểm đây là ý nghĩa đời sống làm người. Không phải cứ đạt được nhiều thành công đã là thắng cuộc tranh tài. Không, đạt được điều làm cho cuộc sống có hạnh phúc, mới là điểm trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là mối dây giao hảo liên đới với những người khác. Khi còn thơ bé, em bé nào cũng là trung tâm của gia đình em. Nhưng khi lớn khôn bước chân vào đời, em không còn là trung tâm như thế nữa. Tình giao hảo mối dây liên hệ với những người xung quanh gần xa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, mới giúp ta đến gần trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là đời sống tinh thần niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không là một công thức, một luật lệ như luật chơi thể thao. Nhưng là điểm tựa, hướng đi niềm hy vọng cho tinh thần con người.
Tranh tài thi đua
Trong trận tranh tài giành thắng lợi trên sân cỏ, các cầu thủ phải tập trung sức lực cùng tâm trí chiến đấu chạy chuyền banh, tấn công, phòng thủ, dùng nghệ thuật thay hình đổi thế, lừa đưa đối thủ vào mê hồn trận hay khóa cặp giò đối thủ trong luật lệ.
Trên sân cỏ cuộc đời, đời sống ta cũng phải trải qua những mạo hiểm đâu có khác hơn gì! Cuộc sống nào mà chả có những dị biệt không chỉ về hình thức bên ngoài mà còn cả về chiều thâm sâu nữa, những xung khắc về ý tưởng suy nghĩ, về ý thức hệ, về mầu sắc niềm tin tôn giáo…. Lòng nhân đạo tình người trong cuộc là bổn phận mỗi người phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống chung với những dị biệt, khác biệt nhau.
Trong thể thao đối thủ không là kẻ thù của nhau. Ðây là tinh thần thượng võ. Và trong các trận thi đấu, nếu một cầu thủ nào chạy xô lấn người khác, đá lỗi phạm luật bị trọng tài tổi còi phạt, họ liền chạy đến kéo người bạn đối thủ đứng dậy và nói lời xin lỗi. Tinh thần Fair play giúp con nguời sống chung với nhau trong cuộc tranh tài thi đấu.
Cuộc tranh tài thể thao nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu với lòng phấn khởi, thi đấu với kỷ luật, khi đạt chiến thắng niềm vui sẽ dào dạt lớn gấp bội. Và khi kết thúc trận đấu, người thắng trận không kiêu, bên bại trận không nản, là lối sống tình người lúc nào cũng hữu ích cần thiết.
Linh mục thợ người Pháp Michael Quoist đã viết tâm tình lời cầu nguyện: „ Lạy Thiên Chúa, trên sân cỏ cuộc đời ở trần gian, Chúa là người trọng tài nhìn biết trước, nên Chúa đã đặt chúng con mỗi người vào một vị trí trong đời sống. Chúa cần chúng con. Anh chị em chúng con cần nhau và chúng con cần tất cả mọi người.
Không phải vị trí chỗ đứng của con do Chúa sắp định, quan trọng cho đời sống. Nhưng chu toàn và sẵn sàng làm những việc Chúa đã trao cho hợp với khả năng sức lực con. Có thế con mới phát triển được món qùa Chúa tặng ban cho, dù con đứng đàng trước hay đàng sau.“
Và Thánh Phaolô nhắn nhủ: „ Anh em đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ (Phil 2,3).
Ngày nay, những trận tranh tài thể thao trên sân vận động hấp dẫn con người nhiều hơn như Bóng đá, Baseball, Eishockey, Basketball, Tennis, Box, Banh chuyền, Bơi lội, đấu Kiếm…
Những trận thi đấu bóng đá sôi nổi trên sân cỏ sẽ diễn ra ở hai nước Thụy Sĩ và nước Áo, Euro 2008, từ 07.- 29.06. 2008 thu hút hấp dẫn hằng nghìn vạn người đến tận sân cỏ cùng ủng hộ, và cả triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên mọi làn sóng khắp thế giới.
Có lẽ dựa vào thực tế tâm lý đó, và cả về phương diện quảng cáo thương mại nữa, nên đã có câu nói: Thể thao bóng đá là đời sống!
Có thật đúng như vậy không?
Tôi nghĩ, lời nói qủa quyết này không là chân lý, và cũng không thể đúng cho hết mọi người ở mọi thời đại cùng khắp các nơi được. Nhưng câu này cũng nói lên phần nào ý nghĩa trận tranh tài bóng đá trên sân cỏ cuộc đời.
Vậy đâu là sứ điệp Bóng đá trên sân cỏ?
Trung tâm điểm
Một trận bóng đá luôn bắt đầu từ điểm ở giữa sân banh. Hai hội thi đấu, mỗi bên 11 cầu thủ, đứng vào vị trí của mình ở hai bên đối diện nhau. Lằn ranh ở giữa sân là mức giao banh khởi đầu trận đấu.
Từ vị trí trung tâm này trái banh da được các cầu thủ luồn lách lừa chuyền cho nhau, dẫn đá lọt lưới khung thành đối thủ trong suốt hai hiệp trận đấu, mỗi hiệp 45 phút, cho đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt trận tranh tài. Trái banh luôn luân chuyển và không bao giờ được nằm yên ở điểm giữa sân.
Lẽ dĩ nhiên các cầu thủ được dùng nghệ thuật chuyền đá, để tranh giành banh về cho bên mình. Nhưng họ phải tuân giữ luật chơi, không được chơi xấu phạm luật. Chính vì thế Fair play luôn được đề cao để nhắc nhở các cầu thủ. Và các Trọng Tài hướng dẫn trận đấu có nhiệm vụ giám sát quyết định lỗi nghĩa phải trái, phạt đền về phong cách chơi banh của các cầu thủ thi đấu.
Với đời sống con người chúng ta cũng tương tự như thế. Ðấng Tạo Hóa, vị trọng tài duy nhất, thổi còi cho cuộc sống chúng ta lăn trên sân cỏ cuộc đời với ngày chào đời mỗi người, cũng từ trung tâm điểm. Trung tâm điểm đây không phải là nơi điểm chốn như lằn ranh ở giữa trên sân cỏ bóng đá.
Trung tâm điểm này là điểm tâm lý tinh thần. Ðời sống con người diễn ra khác nào như một trận tranh tài chay đua trên sân cỏ. Nhưng không vì thế mà bắt đầu từ lúc mở mắt chào đời, ta cứ phải hung hăng chạy xô về phía trước tranh giành nhau. Không, con người được dựng nên có thân xác, có tứ chi, có trí khôn, trái tim, tình cảm cùng ý chí nữa. Những yếu tố này hòa hợp tạo nên lịch sử đời sống một con người từ lúc thơ bé đến lúc chấm dứt cuộc đời.
Trung tâm điểm đây là ý nghĩa đời sống làm người. Không phải cứ đạt được nhiều thành công đã là thắng cuộc tranh tài. Không, đạt được điều làm cho cuộc sống có hạnh phúc, mới là điểm trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là mối dây giao hảo liên đới với những người khác. Khi còn thơ bé, em bé nào cũng là trung tâm của gia đình em. Nhưng khi lớn khôn bước chân vào đời, em không còn là trung tâm như thế nữa. Tình giao hảo mối dây liên hệ với những người xung quanh gần xa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, mới giúp ta đến gần trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là đời sống tinh thần niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không là một công thức, một luật lệ như luật chơi thể thao. Nhưng là điểm tựa, hướng đi niềm hy vọng cho tinh thần con người.
Tranh tài thi đua
Trong trận tranh tài giành thắng lợi trên sân cỏ, các cầu thủ phải tập trung sức lực cùng tâm trí chiến đấu chạy chuyền banh, tấn công, phòng thủ, dùng nghệ thuật thay hình đổi thế, lừa đưa đối thủ vào mê hồn trận hay khóa cặp giò đối thủ trong luật lệ.
Trên sân cỏ cuộc đời, đời sống ta cũng phải trải qua những mạo hiểm đâu có khác hơn gì! Cuộc sống nào mà chả có những dị biệt không chỉ về hình thức bên ngoài mà còn cả về chiều thâm sâu nữa, những xung khắc về ý tưởng suy nghĩ, về ý thức hệ, về mầu sắc niềm tin tôn giáo…. Lòng nhân đạo tình người trong cuộc là bổn phận mỗi người phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống chung với những dị biệt, khác biệt nhau.
Trong thể thao đối thủ không là kẻ thù của nhau. Ðây là tinh thần thượng võ. Và trong các trận thi đấu, nếu một cầu thủ nào chạy xô lấn người khác, đá lỗi phạm luật bị trọng tài tổi còi phạt, họ liền chạy đến kéo người bạn đối thủ đứng dậy và nói lời xin lỗi. Tinh thần Fair play giúp con nguời sống chung với nhau trong cuộc tranh tài thi đấu.
Cuộc tranh tài thể thao nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu với lòng phấn khởi, thi đấu với kỷ luật, khi đạt chiến thắng niềm vui sẽ dào dạt lớn gấp bội. Và khi kết thúc trận đấu, người thắng trận không kiêu, bên bại trận không nản, là lối sống tình người lúc nào cũng hữu ích cần thiết.
Linh mục thợ người Pháp Michael Quoist đã viết tâm tình lời cầu nguyện: „ Lạy Thiên Chúa, trên sân cỏ cuộc đời ở trần gian, Chúa là người trọng tài nhìn biết trước, nên Chúa đã đặt chúng con mỗi người vào một vị trí trong đời sống. Chúa cần chúng con. Anh chị em chúng con cần nhau và chúng con cần tất cả mọi người.
Không phải vị trí chỗ đứng của con do Chúa sắp định, quan trọng cho đời sống. Nhưng chu toàn và sẵn sàng làm những việc Chúa đã trao cho hợp với khả năng sức lực con. Có thế con mới phát triển được món qùa Chúa tặng ban cho, dù con đứng đàng trước hay đàng sau.“
Và Thánh Phaolô nhắn nhủ: „ Anh em đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ (Phil 2,3).