SAIGÒN - Ngày 13.3.2008, có 89 gia đình trồng rau thuộc Giáo Xứ Lộc Hưng, phường 6, Tân Bình phải chịu cảnh đổ máu khi dám đứng lên để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để công lý và sự thật phải được phơi bày. 89 gia đình đã đến văn phòng HĐND và UBND TP.HCM để nộp đơn khiếu nại và tố cáo chính quyền địa phương suốt 8 năm qua cố tình nhũng nhiễu không xác nhận quá trình sử dụng đất cho chúng tôi theo đúng quy định của Luật đất đai.
Thế nhưng chính UBND TP cũng đã lẩn tránh và cử lực lượng công an, dân quân tự vệ đến đàn áp, buộc tất cả phụ nữ và người già trở về nhà, riêng một số ít thanh niên thì bị bắt giữ đưa về đâu không rõ. Đa số người dân bị dân quân tự vệ đánh đập dã man, thậm chí có một chị phụ nữ bị đánh bể đầu phải chở đi bệnh viện cấp cứu.
Bà con 89 gia đình bị chia tách thành hai nhóm. Phụ nữ lần lượt từng người được hàng chục thanh niên lực lưỡng “bế” vào xe buýt, người nào cố tình leo xuống lập tức bị “thụp” cổ quẳng lên xe. Riêng nhóm thanh niên gồm 8 người, mỗi người được lực lượng công an, trật tự đô thị, cảnh sát du lịch dùng… dùi cui, roi điện, dao găm “nhẹ nhàng” “dìu” lên xe chở đi “nghỉ mát” ở một nơi nào đó không ai biết.
Vừa về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, những “chiến binh” còn lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới: cuộc chiến đòi người.
Những người may mắn không bị bắt cùng các phụ nữ và người già tập hợp nhau cùng đến Công an phường Bến Nghé, nơi toạ lạc cái gọi là Văn phòng HĐND và UBND TP, để yêu cầu phải chấm dứt ngay hành vi bắt giữ người trái pháp luật vì tập thể 89 gia đình đến gửi đơn tố cáo theo đúng trình tự được Luật khiếu nại tố cáo quy định và với tinh thần hợp tác với chính quyền. Thế nhưng nơi này chối bay biến không thừa nhận giam giữ một người nào trong nhóm bà con.
Trải qua một thời gian dài, tập thể 89 gia đình lại tiếp tục qua Công An phường Cầu Kho vì nhận được điện thoại của một trong số những người bị bắt cho biết hiện đang bị giam giữ tại đây. Một chứng cứ quan trọng để khẳng định điều này là qua tìm hiểu một số người dân buôn bán xung quanh. Bà con 89 gia đình được biết có hai chuyến xe chở một số người bị còng tay, trong đó có một thanh niên được miêu tả đúng chính xác diện mạo và trang phục bên ngoài.
Những người dân còn cho biết khi thanh niên này vừa bước xuống xe lập tức bị công an xấn tới tát vào mặt và liên tục đấm đá. Nhưng cũng như ở phường Bến Nghé, Công An phường Cầu Kho cũng chối bay chối biến, không thừa nhận hiện đang giam giữ một người nào.
Trong khi đó một số bà con còn ở nhà tiếp tục đến Công An địa phương, tức Công An phường 6, Tân Bình, yêu cầu can thiệp để trả người. Nhưng nơi này lại từ chối trách nhiêm quản lý công dân của mình.
Đến tối ngày thứ năm 13.3.2008, sau một quá trình dài mệt mỏi để tìm người thân, bà con 89 gia đình lê bước về nhà trong lòng lo lắng không biết con em mình đang bị giam giữ nơi nào, sống chết ra sao, có bị đánh đập hay không. Tất cả tụ họp với nhau và một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa sẽ che chở cho bà con 89 gia đình để làm chứng cho sự thật và công lý…
Sau một thời gian dài chờ đợi trong sự lo âu của người thân cũng như của toàn thể 89 gia đình, đến 2 giờ sáng ngày thứ sáu 14.3.2008 lần lượt 8 người bị bắt trở về nhà với thể xác mệt mỏi nhưng tinh thần thì vô cùng thoải mái và kiên định sau gần 12 giờ đấu trí với các anh Công An.
Cuối cùng, sau khi thấy không thể khép tội được những người này, Công An các phường Bến Nghé, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh ( 8 người bị chia ra giữ ở 3 nơi ) buộc phải trả tự do cho những người bị bắt và ép họ phải ký vào biên bản phạt vì “gây rối an ninh trật tự”. Vậy mà cũng chính những cơ quan này trước đó đã một mực khăng khăng rằng mình không hề giam giữ ai.
Rồi đây những người dân thấp cổ bé miệng biết bà con 89 gia đình sẽ tin ai khi chính những kẻ mang danh là người bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân được Hiếp Pháp năm 1992 quy định, thậm chí còn không dám thừa nhận hành động của mình.
Ghi chú: Hiện nay tất cả những máy ảnh, máy quay phim của chúng tôi hiện đang bị Công An quận 1 tạm giữ nên chúng tôi xin những người nào có hình ảnh, đoạn phim về vụ việc trên diễn ra khoảng 13 giờ trưa thứ năm ngày 13.3.2008 tại trước cửa UBND TP HCM thì xin báo cho chúng tôi được biết ( vì trong lúc cuộc đàn áp diễn ra thì chúng tôi biết rằng có rất nhiều người bên ngoài đã chụp ảnh và quay phim lại ) để việc đi tìm công lý của chúng tôi được thể hiện một cách thuận lợi.
Nhà thờ Lộc Hưng Saigòn |
Bà con 89 gia đình bị chia tách thành hai nhóm. Phụ nữ lần lượt từng người được hàng chục thanh niên lực lưỡng “bế” vào xe buýt, người nào cố tình leo xuống lập tức bị “thụp” cổ quẳng lên xe. Riêng nhóm thanh niên gồm 8 người, mỗi người được lực lượng công an, trật tự đô thị, cảnh sát du lịch dùng… dùi cui, roi điện, dao găm “nhẹ nhàng” “dìu” lên xe chở đi “nghỉ mát” ở một nơi nào đó không ai biết.
Vừa về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, những “chiến binh” còn lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu mới: cuộc chiến đòi người.
Những người may mắn không bị bắt cùng các phụ nữ và người già tập hợp nhau cùng đến Công an phường Bến Nghé, nơi toạ lạc cái gọi là Văn phòng HĐND và UBND TP, để yêu cầu phải chấm dứt ngay hành vi bắt giữ người trái pháp luật vì tập thể 89 gia đình đến gửi đơn tố cáo theo đúng trình tự được Luật khiếu nại tố cáo quy định và với tinh thần hợp tác với chính quyền. Thế nhưng nơi này chối bay biến không thừa nhận giam giữ một người nào trong nhóm bà con.
Trải qua một thời gian dài, tập thể 89 gia đình lại tiếp tục qua Công An phường Cầu Kho vì nhận được điện thoại của một trong số những người bị bắt cho biết hiện đang bị giam giữ tại đây. Một chứng cứ quan trọng để khẳng định điều này là qua tìm hiểu một số người dân buôn bán xung quanh. Bà con 89 gia đình được biết có hai chuyến xe chở một số người bị còng tay, trong đó có một thanh niên được miêu tả đúng chính xác diện mạo và trang phục bên ngoài.
Những người dân còn cho biết khi thanh niên này vừa bước xuống xe lập tức bị công an xấn tới tát vào mặt và liên tục đấm đá. Nhưng cũng như ở phường Bến Nghé, Công An phường Cầu Kho cũng chối bay chối biến, không thừa nhận hiện đang giam giữ một người nào.
Vườn rau của 89 của các gia đình trồng rau |
Đến tối ngày thứ năm 13.3.2008, sau một quá trình dài mệt mỏi để tìm người thân, bà con 89 gia đình lê bước về nhà trong lòng lo lắng không biết con em mình đang bị giam giữ nơi nào, sống chết ra sao, có bị đánh đập hay không. Tất cả tụ họp với nhau và một lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa sẽ che chở cho bà con 89 gia đình để làm chứng cho sự thật và công lý…
Sau một thời gian dài chờ đợi trong sự lo âu của người thân cũng như của toàn thể 89 gia đình, đến 2 giờ sáng ngày thứ sáu 14.3.2008 lần lượt 8 người bị bắt trở về nhà với thể xác mệt mỏi nhưng tinh thần thì vô cùng thoải mái và kiên định sau gần 12 giờ đấu trí với các anh Công An.
Cuối cùng, sau khi thấy không thể khép tội được những người này, Công An các phường Bến Nghé, Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh ( 8 người bị chia ra giữ ở 3 nơi ) buộc phải trả tự do cho những người bị bắt và ép họ phải ký vào biên bản phạt vì “gây rối an ninh trật tự”. Vậy mà cũng chính những cơ quan này trước đó đã một mực khăng khăng rằng mình không hề giam giữ ai.
Rồi đây những người dân thấp cổ bé miệng biết bà con 89 gia đình sẽ tin ai khi chính những kẻ mang danh là người bảo vệ pháp luật lại vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân được Hiếp Pháp năm 1992 quy định, thậm chí còn không dám thừa nhận hành động của mình.
Ghi chú: Hiện nay tất cả những máy ảnh, máy quay phim của chúng tôi hiện đang bị Công An quận 1 tạm giữ nên chúng tôi xin những người nào có hình ảnh, đoạn phim về vụ việc trên diễn ra khoảng 13 giờ trưa thứ năm ngày 13.3.2008 tại trước cửa UBND TP HCM thì xin báo cho chúng tôi được biết ( vì trong lúc cuộc đàn áp diễn ra thì chúng tôi biết rằng có rất nhiều người bên ngoài đã chụp ảnh và quay phim lại ) để việc đi tìm công lý của chúng tôi được thể hiện một cách thuận lợi.