HUẾ, Việt Nam ( 25-02-2008) -- Giáo dân cần được đào tạo về mọi mặt để có thể tổ chức và thực hiện tốt những hoạt động ở một giáo xứ. Đào tạo giáo dân là công việc đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của linh mục quản xứ, nhưng là công việc cần thiết, có ý nghĩa lâu dài.
Phú Hậu, một giáo xứ nhỏ, ở phía bắc Sông Hương, thuộc địa bàn phường Phú Hậu, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 ki-lô-mét, hiện có 162 gia đình, 674 giáo dân trong đó 367 nữ. Nguyên gốc do họ giáo Bãi Dâu - họ nhánh của Giáo xứ Gia Hội, Huế và giáo xứ Đại Phong từ Quảng Bình di cư vào họp thành từ đầu năm 1960.
Nhìn lại 48 năm xây dựng và phát triển, qua 10 linh mục quản xứ hoặc quản nhiệm: Tốc độ và nhịp độ xây dựng và phát triển ở 34 năm đầu là chậm, điều này do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Đạo và Đời. Nhưng kể từ 11-12-1994, Cha Cố Giuse Trần Thắng Trung quản xứ, rồi từ tháng 02-2002 Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, nay là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, quản xứ, và từ 27-7-2005 đến nay Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, quản xứ, Phú Hậu đã có những đổi thay lớn.
Ông Têphanô Nguyễn Duy Lành, chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ với tâm tình tạ ơn, vui vẻ nói "Quả thật, đã qua giai đoạn thử thách, gian khó, cám tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho giáo xứ chúng tôi trong 10 năm gần đây".
Xét về số lượng: Giáo dân ngày một tăng, cơ sở vật chất như nhà xứ, nhà hội, nhà thờ,… từng bước được tu sửa hoặc xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu phụng vụ và sinh hoạt của giáo dân. Nhưng Cha Antôn nói: "Điều đó là cần nhưng cái cần hơn nữa là con người - những giáo dân trưởng thành". Chính vì thế, trong hoạt động mục vụ Ngài quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo giáo dân.
Ban Khuyến học tổ chức các lớp học văn hóa vào ban tối, Ban Giáo lí tổ chức các lớp học giáo lí hàng tuần cho mọi giới đặc biệt cho thanh thiếu nhi - tương lai của giáo xứ - khuyến khích, giúp đỡ họ học văn hóa, rèn luyện nhân bản và củng cố đức tin - để làm Người và làm Con Chúa.. Nhờ các hoạt động của Ban Khuyến học, nhờ việc dạy và học hỏi giáo lí, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh là con em trong giáo xứ năm học sau cao hơn năm học trước. Năm học 2006-2007 có 65/168 con em trong giáo xứ đạt xếp loại văn hóa là Khá, Giỏi, có 72/168 đạt xếp loại hạnh kiểm Tốt.
Các thành phần giáo dân được tập hợp lại trong các hội đoàn, các tổ chức như Giới trẻ, Sinh viên Công giáo, Hội Gia trưởng, Ban Chung Sự, Nhóm Tác viên Tin Mừng, Ca đoàn, Legio, … Cha Tuyến khẳng định: "Bằng và thông qua các hoạt động của các hội đoàn, tổ chức, giáo dân sẽ tự đào tạo và được đào tạo về mọi mặt để trưởng thành".
. Buổi sinh hoạt của bất kì một hội đoàn, tổ chức nào dù bằng hình thức nào đi nữa, đều phải có 3 phần chính yếu không thể thiếu: Phần tỉnh nguyện, là phương thế để xây dựng đời sống tâm linh của người tín hữu. Phần học tập và thảo luận về một đề tài thiết yếu nào đó hoặc về đức tin, hoặc về đời sống,. .. phù hợp với độ tuổi, giới, hoặc lĩnh vực hoạt động để củng cố đức tin, nâng cao sự hiểu biết, ý thức, tinh thần trách nhiện, rèn luyện kỹ năng sống, … Và phần xây dựng kế hoặch để sống, thực hành Lời Chúa.
Anh Phêrô Trương Công Quyền, Trưởng ban Chung sự nói "Khác với trước đây, bây giờ tất cá anh em trong Ban Chung sự ý thức được việc giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, gia đình có người quá cố là bổn phận, trách nhiệm của người Kitô hữu, không phải là công việc của cha sở, của Hội đồng Giáo xứ phân công cho họ. Qua chung sự cho người quá cố, chính anh em nhận ra họ cần phải chuẩn bị cho giờ họ được Chúa gọi".
Chị Annê Nguyễn Thị Kim Chúc, nói về các thành viên của Nhóm Tác viên Tin Mừng "Anh chị em chúng tôi nhận thức rằng rao giảng Lời Chúa không chỉ là công việc của linh mục, tu sĩ mà còn là công việc của mỗi người Kitô hữu. Với khả năng hèn mọn, chúng tôi rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống, công viêc thường ngày của chúng tôi".
Gặp gỡ, chuyện trò với giáo dân Phú Hậu hôm nay, một cháu thiếu nhi, hoặc một cụ bà, tôi dễ nhận ra nơi họ là sự trưởng thành cả trong nhận thức và hành động. Kết quả của bao công khó gieo trồng, bồi đắp từ nhiều đời linh mục đã từng quản xứ nơi đây và của cha Antôn hiện nay. Cây đã đến mùa đơm hoa kết quả. Giáo xứ, Giáo hội sẽ mạnh thêm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, 62 tuổi, 32 năm linh mục, giáo sư của nhiều Đại chủng viện, Hội Dòng tại Việt Nam, chia sẻ: "Tập hợp giáo dân không khó, cái khó là: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo họ như thế nào? Và bằng cách nào để họ không ngừng hoạt động?" Ngài nói thêm "Và dĩ nhiên tôi phải có một đội ngũ cộng sự nhiệt tình và có năng lực hoạt động".
2010, Giáo Xứ Phú Hậu tròn 50 tuổi, cũng sẽ là năm mà hy vọng "Ước Mơ Xây Ngôi Đền Thờ Mới" sẽ được thành tựu trong niềm vui của tất cả con cháu xa gần gốc Phú Hậu, như một đánh dấu đậm nét cho một giai đoạn mới của tuổi "tri thiên mệnh". Xin cùng hiệp lời tạ ơn Chúa.
Phú Hậu, một giáo xứ nhỏ, ở phía bắc Sông Hương, thuộc địa bàn phường Phú Hậu, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 ki-lô-mét, hiện có 162 gia đình, 674 giáo dân trong đó 367 nữ. Nguyên gốc do họ giáo Bãi Dâu - họ nhánh của Giáo xứ Gia Hội, Huế và giáo xứ Đại Phong từ Quảng Bình di cư vào họp thành từ đầu năm 1960.
Nhìn lại 48 năm xây dựng và phát triển, qua 10 linh mục quản xứ hoặc quản nhiệm: Tốc độ và nhịp độ xây dựng và phát triển ở 34 năm đầu là chậm, điều này do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan Đạo và Đời. Nhưng kể từ 11-12-1994, Cha Cố Giuse Trần Thắng Trung quản xứ, rồi từ tháng 02-2002 Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, nay là Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế, quản xứ, và từ 27-7-2005 đến nay Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, quản xứ, Phú Hậu đã có những đổi thay lớn.
Ông Têphanô Nguyễn Duy Lành, chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ với tâm tình tạ ơn, vui vẻ nói "Quả thật, đã qua giai đoạn thử thách, gian khó, cám tạ Chúa đã sắp đặt mọi sự cho giáo xứ chúng tôi trong 10 năm gần đây".
Xét về số lượng: Giáo dân ngày một tăng, cơ sở vật chất như nhà xứ, nhà hội, nhà thờ,… từng bước được tu sửa hoặc xây mới nhằm đáp ứng yêu cầu phụng vụ và sinh hoạt của giáo dân. Nhưng Cha Antôn nói: "Điều đó là cần nhưng cái cần hơn nữa là con người - những giáo dân trưởng thành". Chính vì thế, trong hoạt động mục vụ Ngài quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo giáo dân.
Ban Khuyến học tổ chức các lớp học văn hóa vào ban tối, Ban Giáo lí tổ chức các lớp học giáo lí hàng tuần cho mọi giới đặc biệt cho thanh thiếu nhi - tương lai của giáo xứ - khuyến khích, giúp đỡ họ học văn hóa, rèn luyện nhân bản và củng cố đức tin - để làm Người và làm Con Chúa.. Nhờ các hoạt động của Ban Khuyến học, nhờ việc dạy và học hỏi giáo lí, kết quả học tập văn hóa và rèn luyện đạo đức của học sinh là con em trong giáo xứ năm học sau cao hơn năm học trước. Năm học 2006-2007 có 65/168 con em trong giáo xứ đạt xếp loại văn hóa là Khá, Giỏi, có 72/168 đạt xếp loại hạnh kiểm Tốt.
Các thành phần giáo dân được tập hợp lại trong các hội đoàn, các tổ chức như Giới trẻ, Sinh viên Công giáo, Hội Gia trưởng, Ban Chung Sự, Nhóm Tác viên Tin Mừng, Ca đoàn, Legio, … Cha Tuyến khẳng định: "Bằng và thông qua các hoạt động của các hội đoàn, tổ chức, giáo dân sẽ tự đào tạo và được đào tạo về mọi mặt để trưởng thành".
. Buổi sinh hoạt của bất kì một hội đoàn, tổ chức nào dù bằng hình thức nào đi nữa, đều phải có 3 phần chính yếu không thể thiếu: Phần tỉnh nguyện, là phương thế để xây dựng đời sống tâm linh của người tín hữu. Phần học tập và thảo luận về một đề tài thiết yếu nào đó hoặc về đức tin, hoặc về đời sống,. .. phù hợp với độ tuổi, giới, hoặc lĩnh vực hoạt động để củng cố đức tin, nâng cao sự hiểu biết, ý thức, tinh thần trách nhiện, rèn luyện kỹ năng sống, … Và phần xây dựng kế hoặch để sống, thực hành Lời Chúa.
Anh Phêrô Trương Công Quyền, Trưởng ban Chung sự nói "Khác với trước đây, bây giờ tất cá anh em trong Ban Chung sự ý thức được việc giúp đỡ những người già yếu, bệnh tật, gia đình có người quá cố là bổn phận, trách nhiệm của người Kitô hữu, không phải là công việc của cha sở, của Hội đồng Giáo xứ phân công cho họ. Qua chung sự cho người quá cố, chính anh em nhận ra họ cần phải chuẩn bị cho giờ họ được Chúa gọi".
Chị Annê Nguyễn Thị Kim Chúc, nói về các thành viên của Nhóm Tác viên Tin Mừng "Anh chị em chúng tôi nhận thức rằng rao giảng Lời Chúa không chỉ là công việc của linh mục, tu sĩ mà còn là công việc của mỗi người Kitô hữu. Với khả năng hèn mọn, chúng tôi rao giảng Lời Chúa bằng chính đời sống, công viêc thường ngày của chúng tôi".
Gặp gỡ, chuyện trò với giáo dân Phú Hậu hôm nay, một cháu thiếu nhi, hoặc một cụ bà, tôi dễ nhận ra nơi họ là sự trưởng thành cả trong nhận thức và hành động. Kết quả của bao công khó gieo trồng, bồi đắp từ nhiều đời linh mục đã từng quản xứ nơi đây và của cha Antôn hiện nay. Cây đã đến mùa đơm hoa kết quả. Giáo xứ, Giáo hội sẽ mạnh thêm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, 62 tuổi, 32 năm linh mục, giáo sư của nhiều Đại chủng viện, Hội Dòng tại Việt Nam, chia sẻ: "Tập hợp giáo dân không khó, cái khó là: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo họ như thế nào? Và bằng cách nào để họ không ngừng hoạt động?" Ngài nói thêm "Và dĩ nhiên tôi phải có một đội ngũ cộng sự nhiệt tình và có năng lực hoạt động".
2010, Giáo Xứ Phú Hậu tròn 50 tuổi, cũng sẽ là năm mà hy vọng "Ước Mơ Xây Ngôi Đền Thờ Mới" sẽ được thành tựu trong niềm vui của tất cả con cháu xa gần gốc Phú Hậu, như một đánh dấu đậm nét cho một giai đoạn mới của tuổi "tri thiên mệnh". Xin cùng hiệp lời tạ ơn Chúa.