"Veni Creator, Spiritus – Xin Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo ngự đến"
Hằng năm Giáo Hội mừng lễ kính đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trọng thể.
Trong đời sống, người Công giáo chúng ta vào lứa tuổi thanh thiếu niên, đều đã nhận lãnh Bí tích Thêm sức, đón nhận ân đức Đức Chúa Thánh Thần củng cố đức tin ngày chịu phép bí tích Rửa tội năm xưa.
Rồi mỗi khi làm dấu Thánh Gía, đều nhắc đến đức Chúa Thánh Thần:“.. .và Thánh Thần. Amen“. Nhất là người Công giáo Việtnam thường đọc lời kinh„ Chúng con lạy ơn đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng sáng vô cùng. Chúng con xin đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con...“ mỗi khi đọc kinh lần hạt mân côi hay trước khi dâng thánh lễ.
Một tập tục thói quen đạo đức tốt lành ăn rễ sâu thấm nhuần trong cung cách sống đức tin!
Nhưng càng ngày, nhiều người thắc mắc: Đức Chúa Thánh Thần là ai hay là gì ? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Ngài?
1. Dominum et vivicantem - Là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Mỗi khi đọc kinh tin kính, chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Sự sống phát xuất từ Ngài và Ngài là sự sống. Trong chương khởi đầu sách Sáng Thế ( 1, 1 - 2,4a) thuật lại công trình sáng tạo trời đất, Kinh Thánh diễn tả Thần linh Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh u minh hỗn mang. Thiên Chúa sau khi đã tạo dựng con người từ bụi đất hà hơi vào họ và họ liền có sự sống. Thần linh Thiên Chúa là hơi thở phát sinh ra sự sống. 1.1. Sự sống do đâu ? Nhiều cái, nhiều sự trong đời sống chúng ta có thể hay phải làm ra. Nhưng sự sống con người ngay từ khởi đầu là do được tiếp nhận, chứ không do làm hay chế tạo ra. Người mẹ không chế hay làm ra đứa con. Nhưng người mẹ đón nhận sự sống đứa con của mình. Người ta đã hay sẽ còn khảo nghiệm để khám phá ra mầm sự sống trong quá trình thụ thai sinh con nơi bà mẹ. Nhưng cho tới bây giờ cũng chỉ biết được những khía cạnh ngoại vi bên lề giữa tình yêu và sự sống, giữa sự sống và tình yêu, giữa sự hoà nhập của yếu tố sinh lý, yếu tố hoá học... còn chính sự sống trước sau vẫn là điều mầu nhiệm chưa khám phá ra. Sự sống không do tự phát xuất ra và cũng không do chúng ta làm ra. Sự sống là ân đức, là quà tặng đến với và cho chúng ta. Chúng ta được quyền đón nhận sự sống và là người đón nhận sự sống. 1.2. Kinh nghiệm trong đời sống. Không ai làm ra sự sống, nhưng chúng ta có kinh nghiệm nhiều ít, thành công hay thất bại, buồn hay vui, sung sướng hay đau khổ trong đời sống. Kinh nghiệm chúng ta thu lượm được trong đời sống. Chúng ta cũng không thể chế ra kinh nghiệm được. Và mỗi người có kinh nghiệm về đời sống khác nhau, dù cùng cảnh ngộ, cùng điều kiện vật lý... Kinh nghiệm chúng ta trải qua trong đời sống cũng là ân đức từ trời ban cho. Một người kể cho tôi nghe ngày sinh nhật thứ hai trong đời ông ( không phải sinh nhật lúc hai tuổi!). Tôi ngạc nhiên hỏi lại: tại sao lại có tới hai ngày sinh nhật ? Ong hân hoan thuật lại biến cố đó. Số là cách đây hai năm, đang trong bữa tiệc mừng con trai út người bạn mới thi đậu ra trường, bỗng dưng ông ngã lăn đùng ra giữa nhà nằm bất tỉnh... Người ta đưa ông vào nhà thương cấp cứu. Sau hai ngày ông sống tỉnh dậy và sống khoẻ mạnh trở lại. Ong cho là đã được tái sinh lại lần thứ hai. Vì thế ông có hai ngày sinh nhật: ngày mở mắt chào đời khi xưa cách đây hơn năm mươi nhăm năm, và ngày sống trở lại sau hai ngày trong hôn mê bất tỉnh, như được tái sinh! Còn nỗi vui mừng nào lớn hơn niềm vui được sống trở lại khỏe mạnh với mọi người! Ông không chế ra sự sống ngày tái sinh này. Nhưng ông đã đón nhận nó như món quà tặng, như ân đức từ trời cao. Nhà nghệ thuật, nhà nghiên cứu sau năm tháng miệt mài suy nghĩ, bỗng dưng trong tâm trí bừng lên ý tưởng mới. Thế là họ cặm cụi ghi chép lại và phát triển ra những bức họa, những bản nhạc hoà tấu, những cuốn sách, những công trình phát minh sáng chế nổi tiếng để đời cho hậu thế.
Ý tưởng mới bừng lên trong tâm trí cũng không do họ tự chế tạo ra, nhưng do được gợi hứng ban cho. 1.3. Sự sống cho con người, nhưng... Chúng ta đón nhận sự sống, thu lượm kinh nghiệm trong đời sống, hoạch định cách sống hôm nay và ngày mai. Nhưng chúng ta không thể thu ngắn, kéo dài hay bằng cách nào đó biến đổi sự sống theo ý muốn mình được. Chúng ta không là chủ sự sống và không thể nắm giữ sự sống lại được. Quá trình sinh lão bệnh tử nói cho chúng ta điều đó. Và nào đã có ai là con người thoát khỏi quá trình này đâu? Sự sống được ban cho và sự sống có ngày được thu hồi về bởi Đấng là chủ là nguồn sự sống. Đó đây ngườ ta thường nói: Đời sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Cuộc sống không còn đơn giản như xưa nữa. Điều kiện sống càng ngày càng phức tạp và tạo ra nhiều vấn đề...! Con người chúng ta đón nhận sự sống và có bổn phận duy trì, xây dựng phát triển sự sống cho mình, cho gia đình, cho xã hội đất nước. Đó là điều quan trọng, nhưng đó chưa phải là tất cả. Qua việc làm, qua hoạch định hay qua những công trình đã xây dựng, chúng ta mới chỉ đạt được điều kiện, cách thế khắc phục những khó khăn trở ngại trong đời sống, cách xây dựng sự sống. Còn chính sự sống chúng ta không thể làm chế ra được. Sự sống là ân đức, là quà tặng và có giá trị cao qúi tuyệt đối hơn mọi công trình việc làm của con người. Vì sự sống được ban cho, chứ không do chế tạo làm ra. Con người có bổn phận kính trọng, gìn giữ bảo vệ sự sống. Thần Linh Thiên Chúa là sự sống và là Đấng ban sự sống.
2. Creator, Spiritus - Thần linh sáng tạo. Ngày nay khắp mọi người ta nói đến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Các quốc gia kỹ nghệ tân tiến đưa ra những chương trình bảo vệ rừng núi, bảo vệ nguồn nước dưới lòng đất, bảo vệ đất đai mặt bằng, bảo vệ không khí trong lành, bảo vệ khí trời không bị nóng làm cho khi hậu đảo lộn, bảo vệ súc vật côn trùng... vì con người càng ngày càng nhận ra mức quan trọng của thiên nhiên cho sự sống còn của họ. Đó là nguồn tài nguyên, tài sản cho mọi thời đại mọi thế hệ. Thắc mắc đặt ra: Thiên nhiên cho con người hay con người cho thiên nhiên ? Cả hai vế đều đúng, đều quan trọng như nhau. Không có thiên nhiên làm sao con người có thể sinh sống được. Và nếu con người không nhận ra giá trị của thiên nhiên, không bảo vệ thiên nhiên, thì cuộc sống của những thế hệ kế tiếp sẽ ra sao ? Con người có thể sống trong một môi trường thiên nhiên khô chồi, trơ trụi bị ô nhiễm khí độc hại hay bị khói cháy rừng bao phủ ngày đêm khắp bầu trời được không ? Sức khoẻ thể xác và tinh thần của họ sẽ như thế nào nếu nguồn nước dưới lòng đất hay ngoài sông ngòi là một vũng ao tù xình lầy chứa đầy rác rưởi, phân tro hay đầy chất hoá học độc hại ? Thiên nhiên cho con người và con người cũng phải cho thiên nhiên! Nhưng nếu chỉ nghĩ đến việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên đã đủ chưa? Phải chăng thiên nhiên chỉ nguyên là môi trường sinh thái cho mọi loài? Phải chăng khi đưa ra chương trình cứu nguy bảo vệ môi trường sinh thái là đã cứu nguy được thiên nhiên, công trình sáng tạo rồi? Thiên nhiên đâu phải chỉ bao gồm dưới dạng tài nguyên không khí để thở, đất đai rừng núi nguồn nước cây cối, côn trùng sinh vật. Thiên nhiên hay thế giới chúng ta đang sống còn có chiều kích thánh thiêng tôn giáo nữa: Thiên nhiên, vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng cho con người (Sách Sáng thế 1, 1-2a). Sự sống trong thiên nhiên là do Thần Linh Thiên Chúa tác dụng vào. Chính với sức sống này, con người tìm thấy ý nghĩa của đời sống. Nhận ra chỗ đứng của mình trong vũ trụ. Và vì thế con người sống trong đó, đâu phải chỉ nguyên có trách nhiệm với thiên nhiên không thôi đâu. Họ còn có bổn phận với Đấng là nguyên ủy của thiên nhiên. Môi trường sinh thái được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh sống; và môi trường sinh sống cũng có thể bị lợi dụng hay sử dụng vô trách nhiệm, khiến gây nên tình trạng phá huỷ ô nhiẽm môi sinh. Còn thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho như quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần Linh của ngài tác dụng và đổi mới. Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được.
Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó. Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lai hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người. Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên. Thiên Chúa răn bảo con người:“ Con không được phép giết hại!( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:
1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao cho. Nhưng không là chủ thiên nhiên. 2. Con phải kính trọng sự sống do Cha tạo dựng. 3. Con không được phá huỷ môi trường sinh thái của cây cối cùng súc vật trong đó. 4. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con. 5. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên. Khi kính trọng hay ngạc nhiên bỡ ngỡ những kỳ công, sự sống trong thiên nhiên, là nhận ra dấu vết Đấng là chủ, là nguồn sự sống, nguồn tình yêu của thiên nhiên: Đức Chúa Thánh thần. “ Bài thánh ca ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần mở đầu bằng câu: Veni Creator, Spiritus – Xin Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo, ngự xuống...“ nói đến những hình ảnh về sáng tạo vũ trụ đã diễn tả trong Kinh thánh, nơi sách Sáng Thế ký.
Bài tường thuật về sự sáng tạo vũ trụ đã diễn tả, Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên khoảng không hỗn độn đen tối, trên biển nước bao la. Thế giới vũ trụ, nơi chúng ta sinh sống, là công trình của Thần linh sáng tạo. Lễ đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là nguồn gốc khai sinh khởi đầu của Giáo Hội Chúa, nhưng còn là lễ của sự sáng tạo.
Thế giới vũ trụ không phải tự mình mà có. Nó có nguồn gốc khởi thủy từ Thánh Thần Thiên Chúa, do từ Lời sáng tạo của Thiên Chúa. Và như vậy, nó phản chiếu sự khôn ngoan của Ngài. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, theo chiều trải rộng ra xa và bao gồm lý luận của những luật lệ, gợi hướng về Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa.
Nó nhắc nhở tới sự kính trọng, cho người tín hữu Chúa Giêsu Kitô tin vào Thần Linh sáng tạo.
Nó nhắc nhớ họ nhận biết thế giới vũ trụ này, và những vật thể trong đó không phải là những vật dụng đơn giản của con người cùng ý muốn được phép sử dụng hay được phép lạm dụng.
Chúng ta con người, không được phép nhìn công trình sáng tạo trong vũ trụ như một của riêng đã được ban cho để hủy hoại. Nhưng đó là khu vườn của Thiên Chúa cùng là khu vườn cho con người.“ (Đức Gíao Hoàng Benedicto XVI. bài giảng lễ Vọng đón Đức Chúa Thánh Thần, Vatican 2006).
Lm. Nguyễn ngọc Long
Hằng năm Giáo Hội mừng lễ kính đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trọng thể.
Trong đời sống, người Công giáo chúng ta vào lứa tuổi thanh thiếu niên, đều đã nhận lãnh Bí tích Thêm sức, đón nhận ân đức Đức Chúa Thánh Thần củng cố đức tin ngày chịu phép bí tích Rửa tội năm xưa.
Rồi mỗi khi làm dấu Thánh Gía, đều nhắc đến đức Chúa Thánh Thần:“.. .và Thánh Thần. Amen“. Nhất là người Công giáo Việtnam thường đọc lời kinh„ Chúng con lạy ơn đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng sáng vô cùng. Chúng con xin đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con...“ mỗi khi đọc kinh lần hạt mân côi hay trước khi dâng thánh lễ.
Một tập tục thói quen đạo đức tốt lành ăn rễ sâu thấm nhuần trong cung cách sống đức tin!
Nhưng càng ngày, nhiều người thắc mắc: Đức Chúa Thánh Thần là ai hay là gì ? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Ngài?
1. Dominum et vivicantem - Là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Mỗi khi đọc kinh tin kính, chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Sự sống phát xuất từ Ngài và Ngài là sự sống. Trong chương khởi đầu sách Sáng Thế ( 1, 1 - 2,4a) thuật lại công trình sáng tạo trời đất, Kinh Thánh diễn tả Thần linh Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh u minh hỗn mang. Thiên Chúa sau khi đã tạo dựng con người từ bụi đất hà hơi vào họ và họ liền có sự sống. Thần linh Thiên Chúa là hơi thở phát sinh ra sự sống. 1.1. Sự sống do đâu ? Nhiều cái, nhiều sự trong đời sống chúng ta có thể hay phải làm ra. Nhưng sự sống con người ngay từ khởi đầu là do được tiếp nhận, chứ không do làm hay chế tạo ra. Người mẹ không chế hay làm ra đứa con. Nhưng người mẹ đón nhận sự sống đứa con của mình. Người ta đã hay sẽ còn khảo nghiệm để khám phá ra mầm sự sống trong quá trình thụ thai sinh con nơi bà mẹ. Nhưng cho tới bây giờ cũng chỉ biết được những khía cạnh ngoại vi bên lề giữa tình yêu và sự sống, giữa sự sống và tình yêu, giữa sự hoà nhập của yếu tố sinh lý, yếu tố hoá học... còn chính sự sống trước sau vẫn là điều mầu nhiệm chưa khám phá ra. Sự sống không do tự phát xuất ra và cũng không do chúng ta làm ra. Sự sống là ân đức, là quà tặng đến với và cho chúng ta. Chúng ta được quyền đón nhận sự sống và là người đón nhận sự sống. 1.2. Kinh nghiệm trong đời sống. Không ai làm ra sự sống, nhưng chúng ta có kinh nghiệm nhiều ít, thành công hay thất bại, buồn hay vui, sung sướng hay đau khổ trong đời sống. Kinh nghiệm chúng ta thu lượm được trong đời sống. Chúng ta cũng không thể chế ra kinh nghiệm được. Và mỗi người có kinh nghiệm về đời sống khác nhau, dù cùng cảnh ngộ, cùng điều kiện vật lý... Kinh nghiệm chúng ta trải qua trong đời sống cũng là ân đức từ trời ban cho. Một người kể cho tôi nghe ngày sinh nhật thứ hai trong đời ông ( không phải sinh nhật lúc hai tuổi!). Tôi ngạc nhiên hỏi lại: tại sao lại có tới hai ngày sinh nhật ? Ong hân hoan thuật lại biến cố đó. Số là cách đây hai năm, đang trong bữa tiệc mừng con trai út người bạn mới thi đậu ra trường, bỗng dưng ông ngã lăn đùng ra giữa nhà nằm bất tỉnh... Người ta đưa ông vào nhà thương cấp cứu. Sau hai ngày ông sống tỉnh dậy và sống khoẻ mạnh trở lại. Ong cho là đã được tái sinh lại lần thứ hai. Vì thế ông có hai ngày sinh nhật: ngày mở mắt chào đời khi xưa cách đây hơn năm mươi nhăm năm, và ngày sống trở lại sau hai ngày trong hôn mê bất tỉnh, như được tái sinh! Còn nỗi vui mừng nào lớn hơn niềm vui được sống trở lại khỏe mạnh với mọi người! Ông không chế ra sự sống ngày tái sinh này. Nhưng ông đã đón nhận nó như món quà tặng, như ân đức từ trời cao. Nhà nghệ thuật, nhà nghiên cứu sau năm tháng miệt mài suy nghĩ, bỗng dưng trong tâm trí bừng lên ý tưởng mới. Thế là họ cặm cụi ghi chép lại và phát triển ra những bức họa, những bản nhạc hoà tấu, những cuốn sách, những công trình phát minh sáng chế nổi tiếng để đời cho hậu thế.
Ý tưởng mới bừng lên trong tâm trí cũng không do họ tự chế tạo ra, nhưng do được gợi hứng ban cho. 1.3. Sự sống cho con người, nhưng... Chúng ta đón nhận sự sống, thu lượm kinh nghiệm trong đời sống, hoạch định cách sống hôm nay và ngày mai. Nhưng chúng ta không thể thu ngắn, kéo dài hay bằng cách nào đó biến đổi sự sống theo ý muốn mình được. Chúng ta không là chủ sự sống và không thể nắm giữ sự sống lại được. Quá trình sinh lão bệnh tử nói cho chúng ta điều đó. Và nào đã có ai là con người thoát khỏi quá trình này đâu? Sự sống được ban cho và sự sống có ngày được thu hồi về bởi Đấng là chủ là nguồn sự sống. Đó đây ngườ ta thường nói: Đời sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Cuộc sống không còn đơn giản như xưa nữa. Điều kiện sống càng ngày càng phức tạp và tạo ra nhiều vấn đề...! Con người chúng ta đón nhận sự sống và có bổn phận duy trì, xây dựng phát triển sự sống cho mình, cho gia đình, cho xã hội đất nước. Đó là điều quan trọng, nhưng đó chưa phải là tất cả. Qua việc làm, qua hoạch định hay qua những công trình đã xây dựng, chúng ta mới chỉ đạt được điều kiện, cách thế khắc phục những khó khăn trở ngại trong đời sống, cách xây dựng sự sống. Còn chính sự sống chúng ta không thể làm chế ra được. Sự sống là ân đức, là quà tặng và có giá trị cao qúi tuyệt đối hơn mọi công trình việc làm của con người. Vì sự sống được ban cho, chứ không do chế tạo làm ra. Con người có bổn phận kính trọng, gìn giữ bảo vệ sự sống. Thần Linh Thiên Chúa là sự sống và là Đấng ban sự sống.
2. Creator, Spiritus - Thần linh sáng tạo. Ngày nay khắp mọi người ta nói đến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Các quốc gia kỹ nghệ tân tiến đưa ra những chương trình bảo vệ rừng núi, bảo vệ nguồn nước dưới lòng đất, bảo vệ đất đai mặt bằng, bảo vệ không khí trong lành, bảo vệ khí trời không bị nóng làm cho khi hậu đảo lộn, bảo vệ súc vật côn trùng... vì con người càng ngày càng nhận ra mức quan trọng của thiên nhiên cho sự sống còn của họ. Đó là nguồn tài nguyên, tài sản cho mọi thời đại mọi thế hệ. Thắc mắc đặt ra: Thiên nhiên cho con người hay con người cho thiên nhiên ? Cả hai vế đều đúng, đều quan trọng như nhau. Không có thiên nhiên làm sao con người có thể sinh sống được. Và nếu con người không nhận ra giá trị của thiên nhiên, không bảo vệ thiên nhiên, thì cuộc sống của những thế hệ kế tiếp sẽ ra sao ? Con người có thể sống trong một môi trường thiên nhiên khô chồi, trơ trụi bị ô nhiễm khí độc hại hay bị khói cháy rừng bao phủ ngày đêm khắp bầu trời được không ? Sức khoẻ thể xác và tinh thần của họ sẽ như thế nào nếu nguồn nước dưới lòng đất hay ngoài sông ngòi là một vũng ao tù xình lầy chứa đầy rác rưởi, phân tro hay đầy chất hoá học độc hại ? Thiên nhiên cho con người và con người cũng phải cho thiên nhiên! Nhưng nếu chỉ nghĩ đến việc bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên đã đủ chưa? Phải chăng thiên nhiên chỉ nguyên là môi trường sinh thái cho mọi loài? Phải chăng khi đưa ra chương trình cứu nguy bảo vệ môi trường sinh thái là đã cứu nguy được thiên nhiên, công trình sáng tạo rồi? Thiên nhiên đâu phải chỉ bao gồm dưới dạng tài nguyên không khí để thở, đất đai rừng núi nguồn nước cây cối, côn trùng sinh vật. Thiên nhiên hay thế giới chúng ta đang sống còn có chiều kích thánh thiêng tôn giáo nữa: Thiên nhiên, vũ trụ do Thiên Chúa tạo dựng cho con người (Sách Sáng thế 1, 1-2a). Sự sống trong thiên nhiên là do Thần Linh Thiên Chúa tác dụng vào. Chính với sức sống này, con người tìm thấy ý nghĩa của đời sống. Nhận ra chỗ đứng của mình trong vũ trụ. Và vì thế con người sống trong đó, đâu phải chỉ nguyên có trách nhiệm với thiên nhiên không thôi đâu. Họ còn có bổn phận với Đấng là nguyên ủy của thiên nhiên. Môi trường sinh thái được trao vào tay con người. Họ được quyền xử dụng vào việc xây dựng cho phù hợp với hoàn cảnh sống; và môi trường sinh sống cũng có thể bị lợi dụng hay sử dụng vô trách nhiệm, khiến gây nên tình trạng phá huỷ ô nhiẽm môi sinh. Còn thiên nhiên là do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá dựng nên ban cho như quê hương xứ sở, nơi sự sống Thần Linh của ngài tác dụng và đổi mới. Như thế con người không thể dùng thiên nhiên theo ý nghĩa xử dụng được.
Con người có bổn phận kính trọng thiên nhiên và họ luôn luôn khám phá ra những công trình sáng tạo mới trong đó. Những công trình này gây ngạc nhiên, mang lai hạnh phúc niềm vui, mang nguồn cảm hứng cho con người. Và vì thế phải biết cúi mình tạ ơn Đấng là chủ thiên nhiên, là chủ nguồn sự sống trong thiên nhiên. Thiên Chúa răn bảo con người:“ Con không được phép giết hại!( Sách xuất hành 20, 13; Đệ nhị luật 5,17). Ngài có ý nhắn nhủ con người:
1. Con chỉ là người quản lý thiên nhiên Cha trao cho. Nhưng không là chủ thiên nhiên. 2. Con phải kính trọng sự sống do Cha tạo dựng. 3. Con không được phá huỷ môi trường sinh thái của cây cối cùng súc vật trong đó. 4. Con không được coi trái đất này là sở hữu của riêng con. 5. Con không được vì quyền lợi riêng mình gây đau khổ cho các công trình sáng tạo của Cha trong thiên nhiên. Khi kính trọng hay ngạc nhiên bỡ ngỡ những kỳ công, sự sống trong thiên nhiên, là nhận ra dấu vết Đấng là chủ, là nguồn sự sống, nguồn tình yêu của thiên nhiên: Đức Chúa Thánh thần. “ Bài thánh ca ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần mở đầu bằng câu: Veni Creator, Spiritus – Xin Chúa Thánh Thần, Đấng sáng tạo, ngự xuống...“ nói đến những hình ảnh về sáng tạo vũ trụ đã diễn tả trong Kinh thánh, nơi sách Sáng Thế ký.
Bài tường thuật về sự sáng tạo vũ trụ đã diễn tả, Thánh Thần Thiên Chúa bay lượn trên khoảng không hỗn độn đen tối, trên biển nước bao la. Thế giới vũ trụ, nơi chúng ta sinh sống, là công trình của Thần linh sáng tạo. Lễ đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là nguồn gốc khai sinh khởi đầu của Giáo Hội Chúa, nhưng còn là lễ của sự sáng tạo.
Thế giới vũ trụ không phải tự mình mà có. Nó có nguồn gốc khởi thủy từ Thánh Thần Thiên Chúa, do từ Lời sáng tạo của Thiên Chúa. Và như vậy, nó phản chiếu sự khôn ngoan của Ngài. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa, theo chiều trải rộng ra xa và bao gồm lý luận của những luật lệ, gợi hướng về Thần linh sáng tạo của Thiên Chúa.
Nó nhắc nhở tới sự kính trọng, cho người tín hữu Chúa Giêsu Kitô tin vào Thần Linh sáng tạo.
Nó nhắc nhớ họ nhận biết thế giới vũ trụ này, và những vật thể trong đó không phải là những vật dụng đơn giản của con người cùng ý muốn được phép sử dụng hay được phép lạm dụng.
Chúng ta con người, không được phép nhìn công trình sáng tạo trong vũ trụ như một của riêng đã được ban cho để hủy hoại. Nhưng đó là khu vườn của Thiên Chúa cùng là khu vườn cho con người.“ (Đức Gíao Hoàng Benedicto XVI. bài giảng lễ Vọng đón Đức Chúa Thánh Thần, Vatican 2006).
Lm. Nguyễn ngọc Long