Prague --
Sáng thứ Hai 2/4/2007, Giáo Hội Công Giáo và nhà nước Tiệp đã đạt được thỏa thuận về vấn đề Vương Cung Thánh Đường Thánh Vitô ở Prague. Thỏa thuận giữa hai bên đã được Jiri Weigl, Tổng Quản Trị lâu đài Prague nơi đặt trụ sở chính quyền Tiệp công bố. Theo thỏa thuận vừa được ký kết thì Giáo Hội Công Giáo và nhà nước Tiệp cùng quản lý ngôi Vương Cung Thánh Đường lịch sử này.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Vitô ở Prague đã được xây vào năm 1344 và được đại trùng tu vào năm 1929. Năm 1954, cộng sản tịch thu ngôi thánh đường này. Sau khi hết họa cộng sản, Hội Đồng Giám Mục Tiệp đã liên tục đòi lại ngôi thánh đường này vì đó là “biểu tượng của Công Giáo Tiệp”.
Năm ngoái tòa thượng thẩm Prague đã ra phán quyết buộc nhà nước Tiệp trả lại Vương Cung Thánh Đường này cho Giáo Hội Công Giáo vào tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, sau đó Tối Cao Pháp Viện Tiệp lại phủ quyết án lệnh này. Hội Đồng Giám Mục Tiệp dọa đưa vụ này ra Liên Hiệp Châu Âu và chính phủ Tiệp đã nhượng bộ phần nào.
Theo các điều khoản của thỏa hiệp vừa được ký kết, chính quyền Tiệp sẽ chính thức trao lại cho Giáo Hội Công Giáo ngôi thánh đường này từ ngày 16/4 năm nay. Tuy nhiên, chính quyền Tiệp vẫn còn một chút quyền về quản lý ngôi thánh đường.
Nhân việc các chính quyền Cộng sản Đông Âu bắt đầu trả lại các thánh đường và tài sản mà họ đã chiếm đoạt của Giáo Hội, chúng tôi nghĩ cũng đã đến lúc Chính quyền Cộng sản Việt Nam cần đi đến một phương thức nào để tìm cách trả lại các tài sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà họ đã tịch thu sau biến cố 1975. Đặc biệt là khu đất thuộc Trung Tâm Hành Hương La Vang, để Giáo Hội có thể xây dựng một trung tâm hành hương toàn quốc và Trung Tâm Tiếp cư cho các Hội Nghị Công giáo quốc tế.
VCTĐ St. Vito ở Prague |
Vương Cung Thánh Đường Thánh Vitô ở Prague đã được xây vào năm 1344 và được đại trùng tu vào năm 1929. Năm 1954, cộng sản tịch thu ngôi thánh đường này. Sau khi hết họa cộng sản, Hội Đồng Giám Mục Tiệp đã liên tục đòi lại ngôi thánh đường này vì đó là “biểu tượng của Công Giáo Tiệp”.
Năm ngoái tòa thượng thẩm Prague đã ra phán quyết buộc nhà nước Tiệp trả lại Vương Cung Thánh Đường này cho Giáo Hội Công Giáo vào tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, sau đó Tối Cao Pháp Viện Tiệp lại phủ quyết án lệnh này. Hội Đồng Giám Mục Tiệp dọa đưa vụ này ra Liên Hiệp Châu Âu và chính phủ Tiệp đã nhượng bộ phần nào.
Theo các điều khoản của thỏa hiệp vừa được ký kết, chính quyền Tiệp sẽ chính thức trao lại cho Giáo Hội Công Giáo ngôi thánh đường này từ ngày 16/4 năm nay. Tuy nhiên, chính quyền Tiệp vẫn còn một chút quyền về quản lý ngôi thánh đường.
Nhân việc các chính quyền Cộng sản Đông Âu bắt đầu trả lại các thánh đường và tài sản mà họ đã chiếm đoạt của Giáo Hội, chúng tôi nghĩ cũng đã đến lúc Chính quyền Cộng sản Việt Nam cần đi đến một phương thức nào để tìm cách trả lại các tài sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà họ đã tịch thu sau biến cố 1975. Đặc biệt là khu đất thuộc Trung Tâm Hành Hương La Vang, để Giáo Hội có thể xây dựng một trung tâm hành hương toàn quốc và Trung Tâm Tiếp cư cho các Hội Nghị Công giáo quốc tế.