KUPANG, Indonesia (UCAN) – Bộ trưởng về trao quyền cho phụ nữ của Indonesia gần đây đã kêu gọi người Công giáo tham gia chương trình chính phủ thúc đẩy bình đẳng giới, bắt đầu trong gia đình.
Nói chuyện với khoảng 300 tham dự viên tại một diễn đàn công khai hôm 27-1, Meutia Hatta Swasono nói rằng phân biệt giới tính phổ biến trong xã hội Indonesia.
Bộ trưởng Hatta nói: “Đối xử bất công và phân biệt đối xử với phụ nữ làm cho họ mất quyền hành”. Con gái của cố phó tổng thống Indonesia là Muhammad Hatta, là diễn giả duy nhất tại diễn đàn về Giới tính chủ đạo, Công lý và Hoà bình.
Sự kiện tại hội trường giáo xứ Đức Mẹ Mông triệu ở Kupang, được đồng tổ chức bởi Uỷ ban Công lý và Hoà bình của tổng giáo phận Kupang, Uỷ ban Giới trẻ, Phụ nữ Công giáo Cộng hoà Indonesia, tổ chức Mạng lưới đối tác Phụ nữ Công giáo và văn phòng cấp tỉnh của Bộ Trao quyền cho Phụ nữ.
Kupang, thủ phủ của tỉnh Đông Nusa Tenggara, cách Jakarta 1.870 kilômét về phía đông. Hơn 50% dân số của tỉnh này là người Công giáo, trong khi gần 40% dân theo Tin lành.
Bà Hatta khẳng định rằng phụ nữ, chiếm 52% trong 220 triệu dân Indonesia, đóng vai trò chiến lược và quan trọng trong sự phát triển đất nước.
“Phụ nữ cần và có bổn phận tham gia quá trình phát triển, và có quyền hưởng những lợi ích mà sự phát triển mang lại. Vì thế, họ cần được trao quyền và công nhận quyền lợi và vai trò của họ”, bà nói.
Bộ trưởng kêu gọi tất cả các tổ chức và đoàn thể quan tâm đến các vấn đề phụ nữ thành lập một mạng lưới ủng hộ điều hành các chương trình trao quyền và xử lý các trường hợp bất công đối với phụ nữ.
“Nhưng sẽ thích hợp hơn nếu việc trao quyền cho phụ nữ bắt đầu từ cộng đồng nhỏ nhất, là gia đình để đàn ông cũng tham gia”, bà nói và thừa nhận để giảm thành kiến với phụ nữ không phải dễ và cần có thời gian.
Bà Hatta cho biết bộ của bà quyết tâm bảo đảm tính bình đẳng giới tính trong tất cả các quy định pháp lý, chương trình và hoạt động phát triển của bộ.
“Cảnh sống nghèo khổ của nhiều phụ nữ là kết quả của sự phân biệt giới tính trong gia đình, xã hội và quốc gia. Phân biệt giới tính đồng nghĩa với bất công, và bất công thì không có hoà bình”, bà nói và nhắc nhở tham dự viên rằng kinh thánh của nhiều tôn giáo khác nhau kêu gọi đẩy mạnh công lý và bình đẳng cho đàn ông và phụ nữ.
Trong khi đó, Martha Dahlia Pengko, đứng đầu Phụ nữ Công giáo Cộng hoà Indonesia (WKRI, viết tắt theo tiếng Indonesia) trong tổng giáo phận Kupang, than phiền rằng phụ nữ địa phương vẫn còn đang bị gạt ra bên lề xã hội.
Nói chuyện với UCA News tại diễn đàn, nữ giáo dân này cho biết có sự gia tăng về các vụ bạo hành trong gia đình, quấy rối tình dục và phân biệt giới tính có tài liệu chứng minh. Bà nói thêm, phụ nữ địa phương vẫn còn thiếu cơ hội tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực như chính trị, giáo dục và y tế.
Trên đấu trường chính trị địa phương, chẳng hạn, phụ nữ chỉ đứng đầu hai trong 17 văn phòng chính quyền địa phương. Ngoài ra, xã hội không ưu tiên cho việc giáo giục nữ giới, bà nói và trích dẫn câu châm ngôn: “Phụ nữ học cao cũng chẳng làm được gì, đàng nào rồi cũng vào bếp”. Ngoài ra, trong lĩnh vực sức khoẻ, tử suất nơi các bà mẹ sinh con vẫn còn cao, 307 ca trên 100.000 ca sinh tính đến năm 2003.
Bà Pengko cho biết tổ chức của bà đã phát động các phong trào ủng hộ và xã hội hoá về phân biệt giới tính, bạo hành trong gia đình và HIV/AIDS, phối hợp với các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BECs), các giáo xứ, các nhóm có chung lợi ích và các tổ chức phi chính phủ.
Linh mục Florentinus Maxi Bria, đứng đầu Uỷ ban Công lý và Hoà bình của tổng giáo phận, nói với UCA News rằng sự phân biệt giới tính được chọn làm chủ đề diễn đàn, vì “bất kỳ hành động bạo lực và bất công đối với phụ nữ đều chắc chắn” sẽ làm mất hoà bình trong xã hội.
“Chúng tôi hy vọng sự kiện này sẽ nâng cao nhận thức của người dân trong việc kiến tạo hoà bình và công lý”, ngài nói.
Nói chuyện với khoảng 300 tham dự viên tại một diễn đàn công khai hôm 27-1, Meutia Hatta Swasono nói rằng phân biệt giới tính phổ biến trong xã hội Indonesia.
Bộ trưởng Hatta nói: “Đối xử bất công và phân biệt đối xử với phụ nữ làm cho họ mất quyền hành”. Con gái của cố phó tổng thống Indonesia là Muhammad Hatta, là diễn giả duy nhất tại diễn đàn về Giới tính chủ đạo, Công lý và Hoà bình.
Sự kiện tại hội trường giáo xứ Đức Mẹ Mông triệu ở Kupang, được đồng tổ chức bởi Uỷ ban Công lý và Hoà bình của tổng giáo phận Kupang, Uỷ ban Giới trẻ, Phụ nữ Công giáo Cộng hoà Indonesia, tổ chức Mạng lưới đối tác Phụ nữ Công giáo và văn phòng cấp tỉnh của Bộ Trao quyền cho Phụ nữ.
Kupang, thủ phủ của tỉnh Đông Nusa Tenggara, cách Jakarta 1.870 kilômét về phía đông. Hơn 50% dân số của tỉnh này là người Công giáo, trong khi gần 40% dân theo Tin lành.
Bà Hatta khẳng định rằng phụ nữ, chiếm 52% trong 220 triệu dân Indonesia, đóng vai trò chiến lược và quan trọng trong sự phát triển đất nước.
“Phụ nữ cần và có bổn phận tham gia quá trình phát triển, và có quyền hưởng những lợi ích mà sự phát triển mang lại. Vì thế, họ cần được trao quyền và công nhận quyền lợi và vai trò của họ”, bà nói.
Bộ trưởng kêu gọi tất cả các tổ chức và đoàn thể quan tâm đến các vấn đề phụ nữ thành lập một mạng lưới ủng hộ điều hành các chương trình trao quyền và xử lý các trường hợp bất công đối với phụ nữ.
“Nhưng sẽ thích hợp hơn nếu việc trao quyền cho phụ nữ bắt đầu từ cộng đồng nhỏ nhất, là gia đình để đàn ông cũng tham gia”, bà nói và thừa nhận để giảm thành kiến với phụ nữ không phải dễ và cần có thời gian.
Bà Hatta cho biết bộ của bà quyết tâm bảo đảm tính bình đẳng giới tính trong tất cả các quy định pháp lý, chương trình và hoạt động phát triển của bộ.
“Cảnh sống nghèo khổ của nhiều phụ nữ là kết quả của sự phân biệt giới tính trong gia đình, xã hội và quốc gia. Phân biệt giới tính đồng nghĩa với bất công, và bất công thì không có hoà bình”, bà nói và nhắc nhở tham dự viên rằng kinh thánh của nhiều tôn giáo khác nhau kêu gọi đẩy mạnh công lý và bình đẳng cho đàn ông và phụ nữ.
Trong khi đó, Martha Dahlia Pengko, đứng đầu Phụ nữ Công giáo Cộng hoà Indonesia (WKRI, viết tắt theo tiếng Indonesia) trong tổng giáo phận Kupang, than phiền rằng phụ nữ địa phương vẫn còn đang bị gạt ra bên lề xã hội.
Nói chuyện với UCA News tại diễn đàn, nữ giáo dân này cho biết có sự gia tăng về các vụ bạo hành trong gia đình, quấy rối tình dục và phân biệt giới tính có tài liệu chứng minh. Bà nói thêm, phụ nữ địa phương vẫn còn thiếu cơ hội tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực như chính trị, giáo dục và y tế.
Trên đấu trường chính trị địa phương, chẳng hạn, phụ nữ chỉ đứng đầu hai trong 17 văn phòng chính quyền địa phương. Ngoài ra, xã hội không ưu tiên cho việc giáo giục nữ giới, bà nói và trích dẫn câu châm ngôn: “Phụ nữ học cao cũng chẳng làm được gì, đàng nào rồi cũng vào bếp”. Ngoài ra, trong lĩnh vực sức khoẻ, tử suất nơi các bà mẹ sinh con vẫn còn cao, 307 ca trên 100.000 ca sinh tính đến năm 2003.
Bà Pengko cho biết tổ chức của bà đã phát động các phong trào ủng hộ và xã hội hoá về phân biệt giới tính, bạo hành trong gia đình và HIV/AIDS, phối hợp với các Cộng đoàn Giáo hội Cơ bản (BECs), các giáo xứ, các nhóm có chung lợi ích và các tổ chức phi chính phủ.
Linh mục Florentinus Maxi Bria, đứng đầu Uỷ ban Công lý và Hoà bình của tổng giáo phận, nói với UCA News rằng sự phân biệt giới tính được chọn làm chủ đề diễn đàn, vì “bất kỳ hành động bạo lực và bất công đối với phụ nữ đều chắc chắn” sẽ làm mất hoà bình trong xã hội.
“Chúng tôi hy vọng sự kiện này sẽ nâng cao nhận thức của người dân trong việc kiến tạo hoà bình và công lý”, ngài nói.