Thánh Thể: Bánh hằng sống cho hòa bình thế giới

(Tiếp theo)

4. Chúng tôi tha thiết cảm tạ Chúa về triều đại của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Người đã ban hành sắc lệnh cuối đời Ngài về “Giáo Hội được khai sinh từ Thánh Thể” Ecclesia de Eucharistia, tiếp theo lá thư công bố khai mạc Năm Thánh Thể “Bánh Thiên Chúa ban cho chúng ta” Mane nobiscum Domine, chúng ta nguyện xin Thiên Chúa tăng gấp bội phần hoa trái từ những gương chứng nhân và những lời giáo huấn của Ngài. Chúng tôi cũng chân thành cám ơn tới toàn thể Dân thánh Chúa mà chúng tôi cảm nhận thật sâu xa qua sự hiện diện và liên đới của tất cả trong tâm tình cầu nguyện và suy niệm trong ba tuần của Thượng Hội Đồng vừa qua. Với Giáo Hội Trung quốc và các mục tử nơi ấy dù không thể hiện diện cùng làm việc với chúng tôi, nhưng các ngài đã hiện diện trong tâm tư và lời cầu nguyện của chúng tôi.

Cùng tất cả các hiền huynh Giám mục, linh mục và Phó tế, những anh chị em đang xông pha truyền giáo khắp năm châu, các nam nữ tu sĩ, các tín hữu và mọi người thiện tâm, nhân danh Đức Kitô phục sinh chúng tôi xin gửi tới tất cả sự Bình an và Niềm vui trong Chúa Thánh Thần.

Lắng nghe Niềm đau của Toàn cầu

5. Cuộc họp của Thượng Hội Đồng là một thời gian chia sẻ và cảm nhận sức sống của Giáo Hội khắp năm châu. Chúng tôi ghi nhận những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và thương đau do chiến tranh, đói khát và nhiều hình thức như khủng bố và bất công gây ảnh hưởng trên cuộc sống hàng ngày của trăm trăm triệu người. Sự bùng nổ bạo lực ở Trung đông và Phi châu nhắc nhớ chúng tôi về một vùng đất đã bị công luận thế giới sao nhãng... Những thảm cảnh do thiên nhiên gây nên được tăng lên bội phần, đòi hỏi chúng ta phải nhìn tới thiên nhiên mà tôn trọng gìn giữ và khích lệ nhau trong tình tương thân tương ái nâng đỡ những người kém may lành.

Chúng tôi không thể im lặng trước những trào lưu trần tục hóa, đang trùm phủ khắp Tây Âu, đưa tới hậu qủa là rửng rưng với tôn giáo và coi mọi sự là tương đối! Chúng tôi ghi nhớ và tố giác những tình huống bất công và bóc lột dân nghèo một cách trắng trợ ở Châu Mỹ Latinh, ở Phi Châu và Á Châu. Tất cả những thống khổ này đã thấu tới Chúa và làm mũi lòng lương tâm nhân loại. Thực tại đó là một thách đố cho mỗi người chúng ta. Chúng ta đang sống trong một ngôi làng toàn cầu hóa trên hành tinh trái đất này mà nguy cơ hủy hoại môi trường sinh thái đang là một nguy cơ đưa tới diệt vong! Cái gì cần làm trên bình diện toàn cầu hóa, phải chăng là tình liên đới lại không thắng nổi những khổ đau và bất hạnh sao?

Chúng tôi cũng đồng hành với các chính phủ của mọi quốc gia đang nỗ lực gìn giữ và bảo vệ công ích cho con người. Chúng tôi tha thiết xin các chính phủ hãy trở thành những người cổ súy cho nhân phẩm con người, từ lúc hình hài trong thai nhi cho tới ngày gĩa từ cuộc sống. Chúng tôi xin các chính phủ ấy hãy thông qua những đạo luật nhằm kính trọng những quyền hạn của hôn nhân và gia đình. Về phần chúng tôi, chúng tôi tiếp tục tham gia cách tích cực vào nỗ lực chung hầu làm thăng tiến những điều kiện tối căn bản cho toàn thể gia đình nhân loại, nơi đó không một ai phải thiếu miếng cơm manh áo cho cuộc sống thường nhật.

6. Chúng tôi mang tất cả những thương đau và thao thức trên vào bàn tiệc Thánh Thể mà chúng tôi cử hành và vào giờ chầu Thánh Thể của chúng tôi. Trong những trao đổi thảo luận, chúng tôi lắng nghe nhau các chân thành, chúng tôi thật xúc động và thán phục những tấm gương chứng tá dám chết vì Tin mừng đang diễn ra trong lịch sử hôm nay cũng như qua dòng lịch sử của Giáo hội trong nhiều gốc bể chân trời trên thế giới. Các thượng phụ nhắc nhớ tới Thánh Thể như nguồn sức mạnh mà các vị tử đạo đã kín múc hầu có thể chiến thắng được hận thù bằng yêu thương và thứ tha.

«Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy»

7. Trong đêm bị trao nộp, «Chúa Giêsu cầm lấy bánh. tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ mà phán, ‘Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy’. Sau đó Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các môn đệ mà phán: ‘Các con hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu Thầy, máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội» (Mt 26:25-28). «Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy» (Lc22:19; 1 Cor 11:24-25).

Ngay từ buổi sơ khai, Giáo hội đã dùng những lời truyền phép và những hành vi của Chúa trong bữa tiệc ly mà khẩn cầu Chúa Thánh thần biến đổi bánh và rượu thành Mình Máu Chúa khi tưởng nhớ tới sự chết và phục sinh của Chúa. Chúng tôi tin vững vàng và chúng tôi giảng dậy trong truyền thống của Giáo hội rằng những lời của Chúa Giêsu mà linh mục chủ tế khi cử hành Thánh lễ, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, lời ấy sẽ có tác dụng theo ý nghĩa của những lời ấy. Lời ấy làm cho Chúa Kitô phục sinh hiện diện thực sự (CCC 1366). Giáo hội sống nhờ hồng ân Thánh Thể mà Giáo hội qui tụ, được thánh hóa và biến đổi nên một thân thể huyền nhiệm của Chúa Kitô và được linh hoạt cùng một Thánh Thần. (coi thơ Eph 5:29).

Thánh Thể là hồng ân của tình yêu, một tình yêu mà Thiên Chúa Cha đã sai Con duy nhất của Ngài đến thế gian để trần gian được ơn cứu rỗi (xem Phúc âm Gioan 3:16-17); tình yêu của Đức Kitô yêu thương chúng ta đến tận thế (xem Phúc âm Gioan 13:1); tình yêu mà nhờ Thánh Thầm tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào lòng chúng ta (xem thơ Roma 5:5), thúc đẩy chúng ta kêu lên «Abba, lạy Cha!» (Gal 4:6). Vì vậy mỗi khi cử hành hy lễ hiến tế là mỗi lần chúng ta vui mừng tuyên xưng ơn cứu độ trần gian trong cuộc chiến thắng thần chết của Chúa cho tới khi Ngài lại đến. Trong sự hiệp thông với Mình Máu Người chúng ta nhận “bảo chứng” cho chính sự phục sinh của chúng ta.

8. Sau 40 năm biến cố Công đồng chung Vaticanô II, chúng tôi muốn kiểm điểm lại xem việc cử hành những mầu nhiệm thánh của niềm tin đã được cử hành ra sao trong các cộng đoàn giáo hội. Thượng Hội Đồng tái xác quyết rằng Công đồng Vaticanô II đã cung cấp những căm bản cần thiết cho việc canh tân phụng vụ đích thực. Điều cần thiết bây giờ là vun trồng những hoa trái tốt đẹp của việc canh tân này và chấn chỉnh lại những lạm dụng làm băng hoại việc cử hành phụng vụ. Chúng tôi xác tín rằng sự tương kính cho việc cử hành phụng vụ thánh đã được đấng thẩm quyền chuyển đạt trong các luật phụng vụ một cách trung thành. Không ai được quyền cho mình là luật của Phụng vụ của Giáo Hội. Một đức tin sống động nhìn nhận sự hiện diện của Chúa là điều kiện đầu tiên cho việc cử hành phụng vụ mà ý nghĩa danh từ “Amen” (tin thật như vậy) qui hướng về vinh quang Thiên Chúa. Anh sáng của Thánh Thể Chúa là sự sống của Giáo Hội.

9. Công việc của Thượng Hội Đồng được tiễn ra trong một bầu không khí tươi vui huynh đệ qua những cuộc thảo luận tự do về nhiều vấn đề cũng như những chia sẻ về những thành quả của năm Thánh Thể. Sự hiện diện lắng nghe và chia sẻ của Đức Bênêđictô XVI thật là một mẫu gương và là một khích lệ lớn lao cho mỗi thành viên chúng tôi. Nhiều lần ĐTC chia sẻ sen vào các buổi bàn luận được ghi nhận là rất tích cực và tươi trẻ, ví dụ: canh tân lại ý thức của việc dâng lễ ngày Chúa Nhật; con số ơn gọi linh mục và tu sĩ gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới; cảm nghiệm vô giá của Ngày Giới Trẻ Thế Giới mà cao điểm diễn ra ở thành phố Cologne bên Đức; sự phát triển nhiều sáng kiến tôn vinh Thánh Thể Chúa tại khắp nơi trên thế giới; sự canh tân giáo lý về Bí tích rửa tội và Thánh Thể qua ánh sáng của cuốn Giáo lý phổ quát của Giáo Hội toàn cầu; sự triển nở của nhiều phong trào và cộng đoàn, tự dấn thân loan truyền một trào lưu phúc âm hóa mới; con số các em giúp lễ tăng với hy vọng các em sẽ dấn thân trong ơn gọi trong tương lai, và rất nhiều điều khác cũng như những biến cố khác khiến chúng tôi không ngừng dâng lời cảm tạ.

Cuối cùng các thượng phụ của Thượng Hội Đồng hy vọng Năm Thánh Thể là khởi điểm cho một làn sóng phúc âm hóa mới cho nhân loại toàn cầu được khởi đi từ Thánh Thể Chúa.

10. Chúng tôi mong ước «sự huyền diệu của bí tích Thánh Thể » (EE 6) có thể đưa dẫn các tín hữu tới một niềm tin vững mạnh hơn. Với mục tiêu này truyền thống cử hành giờ kinh Thần vụ, Giáo Hội Đông Phương và Giáo hội Công giáo tập trung vào tâm tình cầu nguyện của Chúa Giêsu và việc sửa soạn cử hành bí tích Thánh Thể; trong lúc đó truyền thống Latinh nuôi dưỡng “một lối thiêng về Thánh Thể” mà cao điểm là việc cử hành Thánh lễ. Cũng có việc chầu Thánh Thể ngoài thánh lễ, Chầu Thánh Thể, rước Thánh Thể tất cả là những biểu hiện tôn sùng đạo đức tốt lành của dân chúng. Đời sống đạo đức như thế chắc chắn cần phải có một nguồn trợ lực phong phú giúp kiên vững cuộc sống hàng ngày và kiện cường chúng ta nên chứng tá cho Chúa.

11. Chúng tôi tạ ơn Chúa vì tại nhiều quốc gia xưa thiếu vắng các linh mục hoặc các linh mục bị bắt bớ sống sau bức màn sắt nay được tự do cử hành các Mầu nhiệm thánh. Sự tự do rao giảng Tin mừng Phúc âm và việc làm chứng tá nhiệt thành đang được phục hồi dần dần mang lại niềm tin Kitô hữu cho nhiều nơi đã lãng quên Chúa. Chúng tôi gửi lời thăm hỏi thân tình và gửi những tâm tình khích lệ tới những anh chị em đang đau khổ vì bị bắt bớ giam cầm. Chúng tôi cũng yêu cầu van xin cho những nơi mà Kitô hữu chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi, cũng được hoàn toàn tự do cử hành Ngày của.

Những thách đố canh tâm bí tích Thánh Thể

12. Chúng tôi không thể phủ nhận những yếu điểm và những tiêu cực trong đời sống của Giáo hội. Trước tiên chúng tôi muốn đề cập tới sự đánh mất ý niệm tội lỗi và sự khủng khoảng lãng quên chạy tới bí tích Hòa giải. Thật là quan trọng cần phục hồi ý nghĩa sâu xa của bí tích này; đây phải là một cơ hội hoán cải và là một sự chữa lành vô cùng quí giá mà Đức Kitô phục sinh thứ tha tội lỗi cho chúng ta (xem Phúc âm Gioan 20:23) hầu chúng ta được lớn lên trong tình yêu của Chúa và trong tình anh em huynh đệ.

Cần phải dậy cho giới trẻ những bài giáo lý thích hợp để các em cử hành bí tích hòa giải qua việc xưng thú những tội cá nhân cũng như ý thức việc hòa giải cần thiết cho việc đi rước lễ

13. Việc thiếu các linh mục để dâng lễ các ngày Chúa nhật làm chúng tôi ưu tư và mời gọi tất cả chúng ta cầu nguyện và tích cực cổ súy cho ơn gọi linh mục. Ơ một số nơi vì nhu cầu đòi hỏi các linh mục phải dâng nhiều Thánh lễ và phải di chuyển từ nơi này nơi khác hầu đáp ứng nhu cầu của các tín hữu. Các vị ấy đáng được chúng tôi thán phục và cảm thông. Chúng tôi cũng cảm ơn tới các vị truyền giáo đang nhiệt thành xả thân vì Tin Mừng khiến chúng tôi được an ủi vì chúng ta vẫn còn đáp lại lời Chúa truyền dậy hãy đi rao giảng Tin mừng khắp thế gian và làm phép rửa nhân danh Chúa (xem Mt 28:19).

14. Mặt khác, chúng tôi âu lo vì tình trạng thiếu hụt các linh mục mà nhiều nơi không có các thánh lễ ngày Chúa nhật. Dẫu có nhiều hình thức cử hành Lời Chúa được bù lại tại nhiều nơi. Tuy nhiên cần cổ võ việc “rước lễ thiêng liêng”, một tập tục rất quen thuộc với người Kitô hữu, thói quen và tập tục này cần phải được khai triển và giảng dậy cho các tín hữu, để dù được rước Mình Máu Chúa thực sự hay chỉ thiêng liêng cũng được an ủi và đỡ nâng do Thánh Thể Chúa. Chúng tôi tin tưởng rằng việc rước lễ thiêng liêng này thật là lý tưởng cho những trường hợp cô đơn, nhất là cho những người tật nguyền, già cả, tù đầy và lưu lạc tị nạn.