Nhớ về Đức Thầy Gioan Baotixita Bùi Tuần (1927-2024)
Sau quãng đường hành trình 97 năm trên con đường đời sống gío bụi trần gian, Thiên Chúa nguồn đời sống đã gọi Đức Thầy Gioan Baotixita Bùi Tuần đi sang con đường đời sống khác ở bên kia trần gian.
Đức Thầy Giaon Baotixita nghe theo tiếng Thiên Chúa gọi, từ gĩa trần gian ra đi về đời sau để lại khoảng trống vắng, nỗi buồn thương nhớ tiếc cho những người giáo dân Công Giáo Việt Nam trong giáo phận Long Xuyên, nơi ngài gắn bó suốt dọc đời sống từ năm 1964-2024 trong vai trò là Linh mục giáo sư chủng viện, là Linh hướng chủng viện và Giám mục chính tòa Giáo phận, nhất là cho Linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên và các học trò của ngài.
Về thể lý ngài không còn hiện diện với thân xác cùng nụ cười tình thân ái duyên dáng, thiếu vắng hay không còn nữa những bài viết suy tư ngắn gọn, mà lại khúc chiết thời sự mang tính cách tiên tri cùng thâm sâu của ngài chất chứa nội dung chất lượng cao sâu cho đời sống đạo đức tâm linh. Nhưng tinh thần của ngài, nhất là những bài viết nội dung chất liệu suy tư thâm thúy chiều sâu tâm linh cùng văn chương triết học thần học trong sáng, mà ngài từ hơn nửa thế kỷ nay hằng tuần viết sáng tác cho tới ngày cuối cùng đời sống, còn lưu để lại ở trên Internet hay nơi bộ sách Thao Thức gồm 5 quyển.
Phải, đó là một kho tàng tinh thần qúy báu ngài để lại cho trần gian. Kho tàng tinh thần văn chương linh đạo này to lớn với những suy tư thâm sâu mạch lạc, văn phong sáng sủa ngắn gọn của riêng ngài. Phải, có thể nói đó làm một “hiện tượng Bùi Tuần!”. Nó bao gồm hàng ngàn bài viết của ngài cho những dịp, những đề tài khác nhau. Kho tàng văn chương đạo đức tâm linh này là những tinh hoa kinh nghiệm đời sống tu đức phát xuất từ tâm hồn trí óc của ngài cho mọi người, cho thế hệ học trò con cháu đọc suy niệm học hỏi.
Nhớ về người Đức Thầy qúa cố đáng kính Gioan Baotixita Bùi Tuần trong dòng nước mắt nghẹn ngào với lòng biết ơn sâu xa, cùng ngước mắt lên trời cất cao lời kinh tạ ơn Te Deum laudamus lên Thiên Chúa đã sai gửi ngài đến là sứ gỉa tông đồ cho Giáo phận Long Xuyên, là thầy dậy, là linh hướng cho các học trò Linh mục của giáo phận Long Xuyên.
Nhớ về người Thầy vĩ đại đáng kính được Trời cao ban cho tâm trí học hành suy tư thâm sâu uyên bác, gợi nhớ lên trong tâm trí người học trò năm xưa một hai suy tư của ngài về con đường đời sống trong nhiệm vụ sống đức tin giữa lòng xã hội gío bụi trần gian.
-Đức Thầy GB. Bùi Tuần đã khai triển trình bày dựa theo Lời Chúa Giêsu ( Cv 1,8 ) sai đi, ăn khớp với hoàn cảnh đời sống xã hội con người, cùng với kinh nghiệm riêng của ngài, về bản đồ cùng địa chỉ việc truyền giáo:
„ Hãy đi làm chứng cho Ðức Kitô đến tận cùng trái đất.
- Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về địa lý, các vùng sâu vùng xa, các vùng biên giới.
- Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về thời gian, cho đến tận cùng ngày, tận cùng tháng, tận cùng năm, tận cùng thế kỷ.
- Tận cùng trái đất là ranh giới tận cùng về thân phận con người, như các lớp người cùng khổ nhất, cô đơn nhất, bị nhục nhã nhất, bị thiệt thòi nhất.
- Tận cùng trái đất còn là ranh giới tận cùng của các lớp tâm sinh lý sâu thẳm làm nên bản thân mỗi người như tính tình, tiềm thức, vô thức…“ (+ GB. Bùi Tuần, Làm chứng cho Ðức Kitô tới tận cùng trái đất. Bài giảng lễ phong chức hai tân Giám Mục Giuse Kiệt và Giuse Tiếu, Lx 29.06.1999).
Suy tư này khác nào như ánh sáng ngọn đuốc soi chiếu trên con đường sống làm việc mục vụ truyền giáo. Khúc chiết mạch lạc cụ thể hơn, tưởng khó có thể diễn tả được như thế!
-Đã có lần Đức Thầy GB. Bùi Tuần tâm sự về đời sống con người giống như một “con đường được kết hợp nối liền lại với nhau qua từng bước nhỏ của một hành trình dài”. Hay lịch sử đời sống một người tựa như “một tấm thảm dài được kết dệt bện đan chéo vào nhau bằng những sợi chỉ nhỏ mầu sắc khác nhau.”
Con đường đời sống hay tấm thảm lịch sử đời sống làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, trong chiều tương quan giữa con người với nhau, và cùng trong chiều tương quan với nhiên nhiên luôn phải trải qua con đường hạt lúa giống được gieo vãi trên nền đất biến đổi phát triển thành cây xanh tốt có bông hoa trái, như+ GB. Bùi Tuần lý giải:
„ Cái tôi của ta ví như những hạt cây có dầu. Nếu được nghiềm nát ra, nếu được lọc sạch, cái tôi có thể trở thành đầu cbữa bệnh, dầu xức cho thơm, dầu để thắp sáng.
Cái tôi của ta ví như hạt lúa. Nếu chịu thối đi, để góp phần vào những hy sinh của Chúa Giêsu, nó sẽ có phần trong việc mở mang Nước Trời.
Nếu con đường người môn đệ là con đường hạt lúa, thì dù ở bậc nào, dù mang chức quyền nào, dù ở hoàn cảnh nào, gía trị thực sự của ta vẫn phải qui chiếu vào con đường hạt lúa.“ ( Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, Con đường hạt lúa, 19.03.2003).
Suy tư thâm trầm cao sâu như thế tưởng không hơn được!
-Đức Thầy Gioan Bùi Tuần là một nhà đạo đức thần học với nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tin mừng Đức Kitô giữa lòng xã hội trần gian. Vì thế trong suy tư xác tín của ngài môi trường thiên nhiên chiếm chỗ quan trọng làm nền tảng cho nếp sống đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa tạo dựng nên môi trường thiên nhiên cho muôn loài trong vũ trụ:
“Từ xa xưa, con người tiền sử đã lặng lẽ thiết lập những liên hệ mật thiết với môi trường. Ðối với họ, sống là sống trong môi trường, sống với môi trường, sống nhờ môi trường, sống từ môi trường.
Cũng từ rất xa xưa, nhiều nhà tư tưởng đã nghiên cứu môi trường, rút ra từ đó những nhận định về các nguyên lý cho nhân sinh quan và vũ trụ quan. Như thuyết Ngũ Hành: Kim mộc thuỷ hoả thổ, thuyết Âm dương.
Cũng từ lâu rồi, nhiều vị thánh đã gắn liền môi trường với đời sống thiêng liêng. Thánh Bênađô coi trái đất như một cuốn sách mở, để mọi người có thể đọc được sự khôn ngoan của Thiên Chúa (De Diversis, 9,1). Chia sẻ kinh nghiệm bản thân, thánh nhân tiết lộ đã học được nhiều điều hay ho ở các núi đồi, rừng rú (Epistoloe, 106,2). Thánh Tômasô tạ ơn Thiên Chúa đã trao cho loài người hai cuốn sách quý: Một là Kinh Thánh, hai là thiên nhiên (Oeuvres, Éd. Vives, t.29). Thánh Phanxicô Assisi, bổn mạng của môi trường, đã rất thoải mái hát khen Thiên Chúa qua mọi tạo vật, từ mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cho đến chim chóc, cá mú, cây cỏ, hoa màu (Oeuvres latines, Albin Michel, 1959). Thánh Inhagiô tìm Chúa, mến Chúa, phụng sự Chúa trong tất cả mọi loài, mọi sự (Ad amorem). Những cái nhìn trên đây đầy vẻ thanh thản, mở ra một lối sống nội tâm thanh thoát, liên kết hài hoà với thiên nhiên, coi môi trường là một kho báu không những về mặt vật chất, mà cũng về mặt thiêng liêng.” ((+ GB. Bùi Tuần Vấn đề môi trường 7.1995).
Khiêm nhường chân nhận mình là tạo vật trong môi trường sinh sống là cung cách nếp sống của người khôn ngoan có lòng đạo đức biết tôn trọng nguồn gốc cùng lòng biết ơn sâu xa.
-Giáo sĩ theo luật Hội Thánh khi bước qua ngưỡng cửa thất thập cổ lai hy được bề trên giáo hội cho phép đi nghỉ hưu. Đức Thầy GB. Bùi Tuần khi bước sang tuổi 76. năm 2003, đã được Giáo hội chấp thuận cho phép đi nghỉ hưu.
Có thắc mắc nêu ra không biết giáo sĩ đi nghỉ hưu làm gì, tội nghiệp suốt đời làm việc phục vụ nơi giáo xứ, nơi giáo phận, bây giờ sống xa giáo dân gần như cô đơn một mình! Suy nghĩ này đúng cùng chan chứa tình nghĩa con người với nhau. Nhưng lịch sử đời sống con người, như Đức Thầy Bùi Tuần hằng tâm niệm, như một tấm thảm dài được đan bện dệt bằng những sợi chỉ nhỏ to mầu sắc khác nhau. Vì thế ngài đã thố lộ tâm tư về nếp sống của một giáo sĩ đi nghỉ hưu:
“Tôi gọi đời hưu là thời gian tích cực chuẩn bị đón Chúa đến. Trong thời gian chờ đợi này, người giáo sĩ hưu thường xuyên tha thiết với các việc sau đây: Cảm tạ, cảm ơn, cảm nhận, cảm thương và cảm nghiệm.
1/ Chúng tôi cảm tạ Chúa, vì Chúa đã yêu thương chúng tôi cách đặt biệt, khi Người gọi chúng tôi, chọn chúng tôi, sai chúng tôi đi. Người yêu thương chúng tôi mặc dầu chúng tôi tội lỗi, yếu hèn.
2/ Chúng tôi cảm ơn giáo phận, vì giáo phận là gia đình thiêng liêng của chúng tôi.
Khi các thành phần dân Chúa đền ơn đáp nghĩa chúng tôi, chúng tôi hiểu sâu xa về tình yêu giáo phận. Tình yêu này chủ yếu là dành cho những con người cùng được sống chung với nhau trên dòng sông lịch sử thăng trầm. Họ gắn bó với nhau trong tình yêu thương thăng tiến, tha thứ và trung thành.
3/ Chúng tôi cảm nhận rõ ràng những người nâng đỡ chúng tôi. Họ thuộc nhiều thành phần trong Hội Thánh và trong xã hội. Nâng đỡ của họ là thường xuyên, là tế nhị, là lặng lẽ, là vị tha.
4/ Chúng tôi cảm thương sâu sắc mọi mảnh đời trên Quê Hương. Có những ngọt ngào và có những đắng cay. Có những ánh sáng và có những bóng tối. Có những điều xảy ra như dự báo, và cũng có những bất ngờ đau xót.
5/ Chúng tôi cảm nghiệm một cách xác tín về ơn Chúa. Chúa phán: “Không có Thầy, chúng con không làm gì được” (Ga 15,5). Lời đó đã là sự thực trong suốt cuộc đời chúng tôi.
Năm chi tiết trên đây đều được diễn tả qua một ngôn ngữ chung, đó là cảm tình. Vì tình cảm, đối với chúng tôi, là ngôn ngữ dễ hiểu nhất.
Ðể kết, tôi xin mượn lời thánh Phaolô viết gởi giáo đoàn Côrintô: “Không phải vì tự chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được việc gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Chúa” (2 Cr 3,5). ( (+ GB. Bùi Tuần, Tâm sự đời hưu, Long Xuyên 27.12.2008)
Thâm thúy, thân tình chí thiết thấm nhuần tình người cùng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa hơn, tưởng khó có thể được như thế!
-Đức Thầy Bùi Tuần từ khi còn thơ bé, lúc cha mẹ bồng ẵm đến thánh đường nhận lãnh làn nước Bí Tích rửa tội ở xứ Cam Lai thuở xưa miền Bắc Việt Nam đã nhận Thánh Gioan Baotixita làm thánh bổn mạng làm gương mẫu cho đời sống đức tin vào Chúa. Tên Thánh Gioan Baotixita gắn liền với cuộc đời của ngài. Càng đi sâu vào con đường đời sống tâm linh, con đường truyền giáo tin mừng của Chúa cho con người giữa lòng xã hội trần gian, Đức Thầy Gioan Baotixita Bùi Tuần càng có nhiều quan tâm chú ý đến lịch sử đời sống Thánh Gioan Baotixita. Phải, ngài có suy niệm sâu xa về linh đạo của vị Thánh này:
„Ðạo đức nơi Gioan Baotixita được nhận thấy ở nhiều nét, đặc biệt ở những điểm sau đây.
Trước hết là lòng khiêm tốn. Ðang khi dân chúng ca tụng ngài như một vị tiên tri cao cả, thì ngài lại xưng mình là kẻ hèn hạ, không đáng cởi dây giầy cho Ðấng Cứu thế sẽ đến sau ngài (x. Mt 3,11). Ðang khi nhiều người tung hô ngài như một vị có bản lãnh dám đứng ra cải cách đạo, thì ngài lại tự nhận mình chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc (x. Ga 1,23).
Cùng với lòng khiêm tốn, đạo đức của Gioan Baotixita chú trọng đến cái tâm. Ngài tập trung việc dọn đường cho Chúa Cứu thế vào sự ăn năn sám hối, rèn luyện lương tâm (x. Lc 3,3). Phải thành tâm thống hối. Phải thực tâm mến Chúa yêu người. Cái tâm phải ngay thẳng, phải trong sáng. Toà án lương tâm nơi mỗi người phải được xây dựng và kiểm tra bởi động lực và mục tiêu chân lý đạo đức.
Từ cái tâm tốt, Gioan Baotixita dấn thân lo cho con người bằng những hành vi phục vụ và những ứng xử xót thương. Ngài khuyên những ai dư ăn dư mặc hãy chia sẻ cho những kẻ thiếu thốn (x. Lc 3,10). Ngài khuyên đừng hà hiếp, đừng vu vạ cáo gian (x. Lc 3,14). Ngài cảnh giác thói quen phô trương cậy mình là con cháu Abraham nhưng trên thực tế lại không đem lại cho đồng bào mình hoa thơm trái tốt thiêng liêng nào (x. Mt 3,7-10). Ðạo đức là xót thương con người, là phục vụ con người bằng những việc làm cứu độ cụ thể, đó cũng là một dấu chỉ đúng đắn để nhận ra chính Ðức Kitô. Có lần Ðức Kitô đã nhắn cho Gioan Baotixita biết tiêu chuẩn đó. (x. Mt 11,2).
Ðể việc phục vụ con người đáp ứng được đúng nhu cầu, nhất là những nhu cầu thiêng liêng, đạo đức, thánh Gioan Baotixita đã nêu cao việc tu thân, sống chay tịnh và chiêm niệm, thường xuyên phấn đấu với chính mình và những khuynh hướng hưởng thụ, an nhàn, như lời Ðức Kitô đã khẳng định: Muốn vào Nước Trời, phải có nhiều cố gắng, phải thực sự phấn đấu từ bỏ chính mình“ (x. Mt 11,12).
Sau cùng, nét đạo đức nổi bật nhất của thánh Gioan Baotixita là đề cao Ðức Kitô. Chỉ Ðức Kitô là Ðấng Cứu thế. Và khi tuyên xưng chân lý đó, Gioan Baotixita đã tự tìm cách để mình mờ nhạt đi. Ngài chủ trương ngài cần phải hạ thấp xuống, và Ðức Kitô cần phải được nâng lên cao (x. Ga 3,30).( (+ GB. Bùi Tuần, Dọn đường cho Đức Kitô bằng đạo đức của Đức Kitô, 24.06.1997).
Thật là một tâm hồn luôn thao thức nỗ lực đi tìm tòi không phải chỉ về lịch sử đời sống của vị Thánh bổn mạng mình, nhưng quan hệ hơn cả là gương sống đức tin của vị Thánh cho đời mình và cho sứ vụ mục tử của mình.
Một người có nếp sống như thế là một người có tâm hồn suy tư nhậy bén cùng tràn đầy năng lựợng sống thức thời!
Sáng sớm ngày 27.07.2024 tin buồn Đức Thầy Gioan Baotixita đã được Thiên Chúa nguồn đời sống gọi ra khỏi con đường đời sống trần gian trở về quê hương trên trời được thông báo rộng rãi đi khắp nơi. Trong yên lặng, lần tìm trong ký ức những kỷ niệm nhớ về ngài, và mở trang báo Công Giáo và dân tộc trên Internet có bài suy tư cuối cùng của ngài viết ngày 24.07.2024. Trong bài suy niệm cuối cùng này tâm tình hy sinh “ thay cho người khác” là trung tâm, như lời trăn trốí từ gĩa trần gian của ngài trước khi nghe tiếng Chúa gọi ra đi:
“Khi có dịp qua Pháp, tôi thường ghé đền thờ kính Trái Tim Chúa ở Montmartre. Bất cứ lúc nào, tôi cũng gặp ở đó một ít người âm thầm cầu nguyện, lặng lẽ hồi tâm, để rồi ra đi dấn thân phục vụ những người đau yếu, già nua, nghèo khổ. Họ lãnh nhận ở đó lửa của Trái Tim Chúa, để biết cầu nguyện thay, đền tội thay và hy sinh mạng sống mình thay cho những người khác.
Một hôm, trong lần gặp riêng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thấy ngài mệt mỏi, bước đi khó khăn, tôi liền nói với ngài: “Con xin dâng mạng sống con, thay cho Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cần sống hơn con”. Ngài quay sang tôi mà nói: “Xin cám ơn hết lòng. Chúng ta hãy vâng theo ý Chúa”. Tôi tin chắc ngài đã được an ủi phần nào. Kinh nghiệm đó giúp tôi đừng ngại cầu nguyện thay, đền tội thay, và sẵn sàng hy sinh mạng sống thay cho người khác.
Khi những “thay cho” đó trở thành hướng đi của đời mình, thì cuộc sống thường ngày sẽ mang màu sắc mới trong từng chi tiết nhỏ. Thí dụ: những ngày này, tôi rất suy sụp về cả thân xác lẫn tinh thần. Tôi cô đơn, mệt mỏi. Chính trong hoàn cảnh đó, ý tưởng cầu nguyện và đền tội thay cho người khác đang giúp tôi sống phần nào như của lễ dâng lên Chúa.” ((+ GB. Bùi Tuần Những “thay cho” mà Chúa muốn, Báo Công Giáo và Dân tộc, ngày 24.07.2024).
Đức Thầy Gioan Bùi Tuần sống ròng rã 97 năm trên trần gian không sống thay cho người khác. Nhưng Đức thầy là Tư Tế của Chúa có nhiệm vụ sống đời cầu nguyện dâng lễ tế tạ ơn cầu nguyện lên Thiên Chúa thay cho dân Chúa. Đó là ơn kêu gọi, là việc Chúa muốn cho đời của Đức Thầy.
Vị Tư Tế GB. Bùi Tuần, dù trên giường bệnh mệt mỏi vào những ngày cuối đời, vẫn trung thành xác tín với sứ vụ chịu đựng đau đớn như của lễ lời “cầu nguyện thay cho” dân Chúa dâng lên Thiên Chúa, mà Chúa muốn ngài sống thi hành.
Thật là một mẫu gương đời sống chân thành cùng trung thành với nhiệm vụ của người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi tuyển chọn!
Trong những năm tháng cuối đời từ khi đi nghỉ hưu 21 năm nay, tuổi gìa sức yếu với nhiều bệnh tật đau đớn, có lẽ Đức Thầy Bùi Tuần đã có nhiều lần như nghe thấy tiếng nói thầm thĩ trong tâm hồn: „Con hãy nắm lấy tay Ta. Ta là Đấng sinh thành ra con, đã nuôi sống đời con, đã kêu gọi con trở thành linh mục, là giám mục cho Ta. Ta sẽ dẫn đưa con đến bờ bến bình an vĩnh cửu…“
Và có lẽ trong tâm hồn Đức Thầy Bùi Tuần cũng đã nghe tiếng Thiên Chúa nói với mình điều gì đó. Và ngài hằng cầu khấn kêu xin Thiên Chúa tình yêu nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, của Thánh Gioan Baotixita, bổn mạng của mình, xin ơn trợ giúp cho chính mình, cho giáo phận Long Xuyên, cho những người con linh tông, cho những học trò của ngài, cho những người đã nâng đỡ làm ơn cho đời mình.…
Trước ngưỡng cửa sự sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa, Đức Thầy Gioan Baotixita trong tâm tưởng lòng tin muốn nói: „Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa đã kêu gọi ban cho chức thánh linh mục, rồi chức thánh Giám mục cho Giáo hội Chúa ở trần gian. Con xin phó dâng những người thân yêu trong gia đình con, trong Giáo phận Long Xuyên, những người từ hơn 21 năm nay hằng quan tâm chăm sóc việc ăn uống thuốc men, sức khoẻ vệ sinh cho con nhất là từ mấy năm nay khi con đau yếu sức khoẻ yếu kém rất nhiều về cả thể xác lẫn tinh thần, trong bàn tay chan chứa tình yêu thương của Chúa
Đến đây con không còn có thể tiếp tục được nữa. Xin Chúa hoàn tất những gì Chúa đã khởi sự ngày con lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đức tin vào Chúa, ngày con được nhận chức thánh Linh mục năm xưa cách đây hơn 69 năm, chức thánh Giám mục trước đây 49 năm.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, con xin trao gửi đời con trong đôi bàn tay nhân lành của Chúa, cùng tất cả những gì con đã lãnh nhận, những gì con có. Ngày xưa từ cung lòng mẹ con đi vào đời sống trên trần gian với hai bàn tay không. Bây giờ nghe tiếng Chúa kêu gọi, con trở về bên Chúa cũng với hai bàn tay không. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm khiếm khuyết tội lỗi con đã vấp phạm, và xin đón nhận con. Con là con của Chúa. Con là người đầy tớ vô dụng.“
Và trong thâm tâm vào những năm tháng tuổi đời xế chiều khi đi nghỉ hưu Đức Thầy Bùi Tuần cũng đã có suy niệm tâm tình muốn nói cùng người thân gia đình, cùng giáo dân giáo phận Long Xuyên, cùng các linh mục học trò của mình:
Xin cám ơn sự nâng đỡ cùng tấm lòng yêu thương qúi mến mọi người dành cho tôi trong suốt dọc đời sống của tôi trên trần gian:
Tôi vui mừng hạnh phúc được phục vụ cùng sống đức tin với anh chị em giáo dân ở Giáo Phận Long Xuyên miền đồng bằng sông Cửu Long, được có cơ hội là thầy giáo góp phần vào việc giáo dục đào tạo các linh mục ở chủng viện khi xưa về trí thức và tu đức.
Tôi xin mọi người tha thứ cho tôi, vì những lỗi lầm khiếm khuyết mà tôi đã vấp phạm gây ra làm phiền lòng mọi người.
Sau quãng thời gian dài trên trần gian, Thiên Chúa gọi tôi trở về với Ngài. Tôi sẵn sàng xin vâng nghe tiếng Chúa gọi, và „Xin đừng giữ tôi lại. Thiên Chúa đã cho chuyến đi của tôi thành công, xin cho tôi đi, để tôi trở về với chủ, Thiên Chúa của tôi.“ ( St 24, 56).
Từ hơn 21 năm nay đi nghỉ hưu, tôi hằng tâm niệm về ngày ra đi từ giã khỏi đời sống trần gian:
„- Khi ra đi thân xác còn lại của tôi sẽ được chôn vùi trong lòng đất, rồi sẽ mục nát ra thành cát bụi, như Thiên Chúa đã tạo thành tôi từ bụi đất. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Trở thành tro bụi. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ linh hồn tôi, Ngài sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Thân xác tôi biến hóa thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.Và tôi tin tưởng tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi học hành nghiên cứu, viết lách xây dựng làm ra, lúc ra đi đến trước tòa Chúa tôi phải bỏ lại tất cả.
- Những gì ngày xưa theo bản tính con người thu góp tích lũy để dành, tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, lúc đó tôi được nhận lãnh trở lại.
Xin cám ơn và chào vĩnh biệt mọi người ở lại trên trần gian. Xin cầu nguyện cho tôi. Và hẹn ngày chúng ta được cùng xum họp trên nước Chúa nguồn sự sống và tình yêu thương.“
Vâng chúng con xin cám ơn Đức Thầy Gioan của chúng con. Cùng xin cúi đầu trong dòng nước mắt nghẹn ngào thắp sáng “Ngọn nến Mandatum Novum” - Biểu tượng khẩu hiệu Giám mục của Đức Thầy Gioan Baotixita - dâng lời kinh vực sâu cầu nguyện nhớ về Đức Thầy Gioan Baotixita yêu kính.
Đức quốc ngày 28.07.2024
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cậu học trò cũ.
Sau quãng đường hành trình 97 năm trên con đường đời sống gío bụi trần gian, Thiên Chúa nguồn đời sống đã gọi Đức Thầy Gioan Baotixita Bùi Tuần đi sang con đường đời sống khác ở bên kia trần gian.
Đức Thầy Giaon Baotixita nghe theo tiếng Thiên Chúa gọi, từ gĩa trần gian ra đi về đời sau để lại khoảng trống vắng, nỗi buồn thương nhớ tiếc cho những người giáo dân Công Giáo Việt Nam trong giáo phận Long Xuyên, nơi ngài gắn bó suốt dọc đời sống từ năm 1964-2024 trong vai trò là Linh mục giáo sư chủng viện, là Linh hướng chủng viện và Giám mục chính tòa Giáo phận, nhất là cho Linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên và các học trò của ngài.
Về thể lý ngài không còn hiện diện với thân xác cùng nụ cười tình thân ái duyên dáng, thiếu vắng hay không còn nữa những bài viết suy tư ngắn gọn, mà lại khúc chiết thời sự mang tính cách tiên tri cùng thâm sâu của ngài chất chứa nội dung chất lượng cao sâu cho đời sống đạo đức tâm linh. Nhưng tinh thần của ngài, nhất là những bài viết nội dung chất liệu suy tư thâm thúy chiều sâu tâm linh cùng văn chương triết học thần học trong sáng, mà ngài từ hơn nửa thế kỷ nay hằng tuần viết sáng tác cho tới ngày cuối cùng đời sống, còn lưu để lại ở trên Internet hay nơi bộ sách Thao Thức gồm 5 quyển.
Phải, đó là một kho tàng tinh thần qúy báu ngài để lại cho trần gian. Kho tàng tinh thần văn chương linh đạo này to lớn với những suy tư thâm sâu mạch lạc, văn phong sáng sủa ngắn gọn của riêng ngài. Phải, có thể nói đó làm một “hiện tượng Bùi Tuần!”. Nó bao gồm hàng ngàn bài viết của ngài cho những dịp, những đề tài khác nhau. Kho tàng văn chương đạo đức tâm linh này là những tinh hoa kinh nghiệm đời sống tu đức phát xuất từ tâm hồn trí óc của ngài cho mọi người, cho thế hệ học trò con cháu đọc suy niệm học hỏi.
Nhớ về người Đức Thầy qúa cố đáng kính Gioan Baotixita Bùi Tuần trong dòng nước mắt nghẹn ngào với lòng biết ơn sâu xa, cùng ngước mắt lên trời cất cao lời kinh tạ ơn Te Deum laudamus lên Thiên Chúa đã sai gửi ngài đến là sứ gỉa tông đồ cho Giáo phận Long Xuyên, là thầy dậy, là linh hướng cho các học trò Linh mục của giáo phận Long Xuyên.
Nhớ về người Thầy vĩ đại đáng kính được Trời cao ban cho tâm trí học hành suy tư thâm sâu uyên bác, gợi nhớ lên trong tâm trí người học trò năm xưa một hai suy tư của ngài về con đường đời sống trong nhiệm vụ sống đức tin giữa lòng xã hội gío bụi trần gian.
-Đức Thầy GB. Bùi Tuần đã khai triển trình bày dựa theo Lời Chúa Giêsu ( Cv 1,8 ) sai đi, ăn khớp với hoàn cảnh đời sống xã hội con người, cùng với kinh nghiệm riêng của ngài, về bản đồ cùng địa chỉ việc truyền giáo:
„ Hãy đi làm chứng cho Ðức Kitô đến tận cùng trái đất.
- Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về địa lý, các vùng sâu vùng xa, các vùng biên giới.
- Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về thời gian, cho đến tận cùng ngày, tận cùng tháng, tận cùng năm, tận cùng thế kỷ.
- Tận cùng trái đất là ranh giới tận cùng về thân phận con người, như các lớp người cùng khổ nhất, cô đơn nhất, bị nhục nhã nhất, bị thiệt thòi nhất.
- Tận cùng trái đất còn là ranh giới tận cùng của các lớp tâm sinh lý sâu thẳm làm nên bản thân mỗi người như tính tình, tiềm thức, vô thức…“ (+ GB. Bùi Tuần, Làm chứng cho Ðức Kitô tới tận cùng trái đất. Bài giảng lễ phong chức hai tân Giám Mục Giuse Kiệt và Giuse Tiếu, Lx 29.06.1999).
Suy tư này khác nào như ánh sáng ngọn đuốc soi chiếu trên con đường sống làm việc mục vụ truyền giáo. Khúc chiết mạch lạc cụ thể hơn, tưởng khó có thể diễn tả được như thế!
-Đã có lần Đức Thầy GB. Bùi Tuần tâm sự về đời sống con người giống như một “con đường được kết hợp nối liền lại với nhau qua từng bước nhỏ của một hành trình dài”. Hay lịch sử đời sống một người tựa như “một tấm thảm dài được kết dệt bện đan chéo vào nhau bằng những sợi chỉ nhỏ mầu sắc khác nhau.”
Con đường đời sống hay tấm thảm lịch sử đời sống làm người trong chiều tương quan với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, trong chiều tương quan giữa con người với nhau, và cùng trong chiều tương quan với nhiên nhiên luôn phải trải qua con đường hạt lúa giống được gieo vãi trên nền đất biến đổi phát triển thành cây xanh tốt có bông hoa trái, như+ GB. Bùi Tuần lý giải:
„ Cái tôi của ta ví như những hạt cây có dầu. Nếu được nghiềm nát ra, nếu được lọc sạch, cái tôi có thể trở thành đầu cbữa bệnh, dầu xức cho thơm, dầu để thắp sáng.
Cái tôi của ta ví như hạt lúa. Nếu chịu thối đi, để góp phần vào những hy sinh của Chúa Giêsu, nó sẽ có phần trong việc mở mang Nước Trời.
Nếu con đường người môn đệ là con đường hạt lúa, thì dù ở bậc nào, dù mang chức quyền nào, dù ở hoàn cảnh nào, gía trị thực sự của ta vẫn phải qui chiếu vào con đường hạt lúa.“ ( Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần, Con đường hạt lúa, 19.03.2003).
Suy tư thâm trầm cao sâu như thế tưởng không hơn được!
-Đức Thầy Gioan Bùi Tuần là một nhà đạo đức thần học với nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tin mừng Đức Kitô giữa lòng xã hội trần gian. Vì thế trong suy tư xác tín của ngài môi trường thiên nhiên chiếm chỗ quan trọng làm nền tảng cho nếp sống đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa tạo dựng nên môi trường thiên nhiên cho muôn loài trong vũ trụ:
“Từ xa xưa, con người tiền sử đã lặng lẽ thiết lập những liên hệ mật thiết với môi trường. Ðối với họ, sống là sống trong môi trường, sống với môi trường, sống nhờ môi trường, sống từ môi trường.
Cũng từ rất xa xưa, nhiều nhà tư tưởng đã nghiên cứu môi trường, rút ra từ đó những nhận định về các nguyên lý cho nhân sinh quan và vũ trụ quan. Như thuyết Ngũ Hành: Kim mộc thuỷ hoả thổ, thuyết Âm dương.
Cũng từ lâu rồi, nhiều vị thánh đã gắn liền môi trường với đời sống thiêng liêng. Thánh Bênađô coi trái đất như một cuốn sách mở, để mọi người có thể đọc được sự khôn ngoan của Thiên Chúa (De Diversis, 9,1). Chia sẻ kinh nghiệm bản thân, thánh nhân tiết lộ đã học được nhiều điều hay ho ở các núi đồi, rừng rú (Epistoloe, 106,2). Thánh Tômasô tạ ơn Thiên Chúa đã trao cho loài người hai cuốn sách quý: Một là Kinh Thánh, hai là thiên nhiên (Oeuvres, Éd. Vives, t.29). Thánh Phanxicô Assisi, bổn mạng của môi trường, đã rất thoải mái hát khen Thiên Chúa qua mọi tạo vật, từ mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cho đến chim chóc, cá mú, cây cỏ, hoa màu (Oeuvres latines, Albin Michel, 1959). Thánh Inhagiô tìm Chúa, mến Chúa, phụng sự Chúa trong tất cả mọi loài, mọi sự (Ad amorem). Những cái nhìn trên đây đầy vẻ thanh thản, mở ra một lối sống nội tâm thanh thoát, liên kết hài hoà với thiên nhiên, coi môi trường là một kho báu không những về mặt vật chất, mà cũng về mặt thiêng liêng.” ((+ GB. Bùi Tuần Vấn đề môi trường 7.1995).
Khiêm nhường chân nhận mình là tạo vật trong môi trường sinh sống là cung cách nếp sống của người khôn ngoan có lòng đạo đức biết tôn trọng nguồn gốc cùng lòng biết ơn sâu xa.
-Giáo sĩ theo luật Hội Thánh khi bước qua ngưỡng cửa thất thập cổ lai hy được bề trên giáo hội cho phép đi nghỉ hưu. Đức Thầy GB. Bùi Tuần khi bước sang tuổi 76. năm 2003, đã được Giáo hội chấp thuận cho phép đi nghỉ hưu.
Có thắc mắc nêu ra không biết giáo sĩ đi nghỉ hưu làm gì, tội nghiệp suốt đời làm việc phục vụ nơi giáo xứ, nơi giáo phận, bây giờ sống xa giáo dân gần như cô đơn một mình! Suy nghĩ này đúng cùng chan chứa tình nghĩa con người với nhau. Nhưng lịch sử đời sống con người, như Đức Thầy Bùi Tuần hằng tâm niệm, như một tấm thảm dài được đan bện dệt bằng những sợi chỉ nhỏ to mầu sắc khác nhau. Vì thế ngài đã thố lộ tâm tư về nếp sống của một giáo sĩ đi nghỉ hưu:
“Tôi gọi đời hưu là thời gian tích cực chuẩn bị đón Chúa đến. Trong thời gian chờ đợi này, người giáo sĩ hưu thường xuyên tha thiết với các việc sau đây: Cảm tạ, cảm ơn, cảm nhận, cảm thương và cảm nghiệm.
1/ Chúng tôi cảm tạ Chúa, vì Chúa đã yêu thương chúng tôi cách đặt biệt, khi Người gọi chúng tôi, chọn chúng tôi, sai chúng tôi đi. Người yêu thương chúng tôi mặc dầu chúng tôi tội lỗi, yếu hèn.
2/ Chúng tôi cảm ơn giáo phận, vì giáo phận là gia đình thiêng liêng của chúng tôi.
Khi các thành phần dân Chúa đền ơn đáp nghĩa chúng tôi, chúng tôi hiểu sâu xa về tình yêu giáo phận. Tình yêu này chủ yếu là dành cho những con người cùng được sống chung với nhau trên dòng sông lịch sử thăng trầm. Họ gắn bó với nhau trong tình yêu thương thăng tiến, tha thứ và trung thành.
3/ Chúng tôi cảm nhận rõ ràng những người nâng đỡ chúng tôi. Họ thuộc nhiều thành phần trong Hội Thánh và trong xã hội. Nâng đỡ của họ là thường xuyên, là tế nhị, là lặng lẽ, là vị tha.
4/ Chúng tôi cảm thương sâu sắc mọi mảnh đời trên Quê Hương. Có những ngọt ngào và có những đắng cay. Có những ánh sáng và có những bóng tối. Có những điều xảy ra như dự báo, và cũng có những bất ngờ đau xót.
5/ Chúng tôi cảm nghiệm một cách xác tín về ơn Chúa. Chúa phán: “Không có Thầy, chúng con không làm gì được” (Ga 15,5). Lời đó đã là sự thực trong suốt cuộc đời chúng tôi.
Năm chi tiết trên đây đều được diễn tả qua một ngôn ngữ chung, đó là cảm tình. Vì tình cảm, đối với chúng tôi, là ngôn ngữ dễ hiểu nhất.
Ðể kết, tôi xin mượn lời thánh Phaolô viết gởi giáo đoàn Côrintô: “Không phải vì tự chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được việc gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Chúa” (2 Cr 3,5). ( (+ GB. Bùi Tuần, Tâm sự đời hưu, Long Xuyên 27.12.2008)
Thâm thúy, thân tình chí thiết thấm nhuần tình người cùng lòng tin tưởng vào Thiên Chúa hơn, tưởng khó có thể được như thế!
-Đức Thầy Bùi Tuần từ khi còn thơ bé, lúc cha mẹ bồng ẵm đến thánh đường nhận lãnh làn nước Bí Tích rửa tội ở xứ Cam Lai thuở xưa miền Bắc Việt Nam đã nhận Thánh Gioan Baotixita làm thánh bổn mạng làm gương mẫu cho đời sống đức tin vào Chúa. Tên Thánh Gioan Baotixita gắn liền với cuộc đời của ngài. Càng đi sâu vào con đường đời sống tâm linh, con đường truyền giáo tin mừng của Chúa cho con người giữa lòng xã hội trần gian, Đức Thầy Gioan Baotixita Bùi Tuần càng có nhiều quan tâm chú ý đến lịch sử đời sống Thánh Gioan Baotixita. Phải, ngài có suy niệm sâu xa về linh đạo của vị Thánh này:
„Ðạo đức nơi Gioan Baotixita được nhận thấy ở nhiều nét, đặc biệt ở những điểm sau đây.
Trước hết là lòng khiêm tốn. Ðang khi dân chúng ca tụng ngài như một vị tiên tri cao cả, thì ngài lại xưng mình là kẻ hèn hạ, không đáng cởi dây giầy cho Ðấng Cứu thế sẽ đến sau ngài (x. Mt 3,11). Ðang khi nhiều người tung hô ngài như một vị có bản lãnh dám đứng ra cải cách đạo, thì ngài lại tự nhận mình chỉ là một tiếng kêu trong sa mạc (x. Ga 1,23).
Cùng với lòng khiêm tốn, đạo đức của Gioan Baotixita chú trọng đến cái tâm. Ngài tập trung việc dọn đường cho Chúa Cứu thế vào sự ăn năn sám hối, rèn luyện lương tâm (x. Lc 3,3). Phải thành tâm thống hối. Phải thực tâm mến Chúa yêu người. Cái tâm phải ngay thẳng, phải trong sáng. Toà án lương tâm nơi mỗi người phải được xây dựng và kiểm tra bởi động lực và mục tiêu chân lý đạo đức.
Từ cái tâm tốt, Gioan Baotixita dấn thân lo cho con người bằng những hành vi phục vụ và những ứng xử xót thương. Ngài khuyên những ai dư ăn dư mặc hãy chia sẻ cho những kẻ thiếu thốn (x. Lc 3,10). Ngài khuyên đừng hà hiếp, đừng vu vạ cáo gian (x. Lc 3,14). Ngài cảnh giác thói quen phô trương cậy mình là con cháu Abraham nhưng trên thực tế lại không đem lại cho đồng bào mình hoa thơm trái tốt thiêng liêng nào (x. Mt 3,7-10). Ðạo đức là xót thương con người, là phục vụ con người bằng những việc làm cứu độ cụ thể, đó cũng là một dấu chỉ đúng đắn để nhận ra chính Ðức Kitô. Có lần Ðức Kitô đã nhắn cho Gioan Baotixita biết tiêu chuẩn đó. (x. Mt 11,2).
Ðể việc phục vụ con người đáp ứng được đúng nhu cầu, nhất là những nhu cầu thiêng liêng, đạo đức, thánh Gioan Baotixita đã nêu cao việc tu thân, sống chay tịnh và chiêm niệm, thường xuyên phấn đấu với chính mình và những khuynh hướng hưởng thụ, an nhàn, như lời Ðức Kitô đã khẳng định: Muốn vào Nước Trời, phải có nhiều cố gắng, phải thực sự phấn đấu từ bỏ chính mình“ (x. Mt 11,12).
Sau cùng, nét đạo đức nổi bật nhất của thánh Gioan Baotixita là đề cao Ðức Kitô. Chỉ Ðức Kitô là Ðấng Cứu thế. Và khi tuyên xưng chân lý đó, Gioan Baotixita đã tự tìm cách để mình mờ nhạt đi. Ngài chủ trương ngài cần phải hạ thấp xuống, và Ðức Kitô cần phải được nâng lên cao (x. Ga 3,30).( (+ GB. Bùi Tuần, Dọn đường cho Đức Kitô bằng đạo đức của Đức Kitô, 24.06.1997).
Thật là một tâm hồn luôn thao thức nỗ lực đi tìm tòi không phải chỉ về lịch sử đời sống của vị Thánh bổn mạng mình, nhưng quan hệ hơn cả là gương sống đức tin của vị Thánh cho đời mình và cho sứ vụ mục tử của mình.
Một người có nếp sống như thế là một người có tâm hồn suy tư nhậy bén cùng tràn đầy năng lựợng sống thức thời!
Sáng sớm ngày 27.07.2024 tin buồn Đức Thầy Gioan Baotixita đã được Thiên Chúa nguồn đời sống gọi ra khỏi con đường đời sống trần gian trở về quê hương trên trời được thông báo rộng rãi đi khắp nơi. Trong yên lặng, lần tìm trong ký ức những kỷ niệm nhớ về ngài, và mở trang báo Công Giáo và dân tộc trên Internet có bài suy tư cuối cùng của ngài viết ngày 24.07.2024. Trong bài suy niệm cuối cùng này tâm tình hy sinh “ thay cho người khác” là trung tâm, như lời trăn trốí từ gĩa trần gian của ngài trước khi nghe tiếng Chúa gọi ra đi:
“Khi có dịp qua Pháp, tôi thường ghé đền thờ kính Trái Tim Chúa ở Montmartre. Bất cứ lúc nào, tôi cũng gặp ở đó một ít người âm thầm cầu nguyện, lặng lẽ hồi tâm, để rồi ra đi dấn thân phục vụ những người đau yếu, già nua, nghèo khổ. Họ lãnh nhận ở đó lửa của Trái Tim Chúa, để biết cầu nguyện thay, đền tội thay và hy sinh mạng sống mình thay cho những người khác.
Một hôm, trong lần gặp riêng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tôi thấy ngài mệt mỏi, bước đi khó khăn, tôi liền nói với ngài: “Con xin dâng mạng sống con, thay cho Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cần sống hơn con”. Ngài quay sang tôi mà nói: “Xin cám ơn hết lòng. Chúng ta hãy vâng theo ý Chúa”. Tôi tin chắc ngài đã được an ủi phần nào. Kinh nghiệm đó giúp tôi đừng ngại cầu nguyện thay, đền tội thay, và sẵn sàng hy sinh mạng sống thay cho người khác.
Khi những “thay cho” đó trở thành hướng đi của đời mình, thì cuộc sống thường ngày sẽ mang màu sắc mới trong từng chi tiết nhỏ. Thí dụ: những ngày này, tôi rất suy sụp về cả thân xác lẫn tinh thần. Tôi cô đơn, mệt mỏi. Chính trong hoàn cảnh đó, ý tưởng cầu nguyện và đền tội thay cho người khác đang giúp tôi sống phần nào như của lễ dâng lên Chúa.” ((+ GB. Bùi Tuần Những “thay cho” mà Chúa muốn, Báo Công Giáo và Dân tộc, ngày 24.07.2024).
Đức Thầy Gioan Bùi Tuần sống ròng rã 97 năm trên trần gian không sống thay cho người khác. Nhưng Đức thầy là Tư Tế của Chúa có nhiệm vụ sống đời cầu nguyện dâng lễ tế tạ ơn cầu nguyện lên Thiên Chúa thay cho dân Chúa. Đó là ơn kêu gọi, là việc Chúa muốn cho đời của Đức Thầy.
Vị Tư Tế GB. Bùi Tuần, dù trên giường bệnh mệt mỏi vào những ngày cuối đời, vẫn trung thành xác tín với sứ vụ chịu đựng đau đớn như của lễ lời “cầu nguyện thay cho” dân Chúa dâng lên Thiên Chúa, mà Chúa muốn ngài sống thi hành.
Thật là một mẫu gương đời sống chân thành cùng trung thành với nhiệm vụ của người tôi tớ được Thiên Chúa kêu gọi tuyển chọn!
Trong những năm tháng cuối đời từ khi đi nghỉ hưu 21 năm nay, tuổi gìa sức yếu với nhiều bệnh tật đau đớn, có lẽ Đức Thầy Bùi Tuần đã có nhiều lần như nghe thấy tiếng nói thầm thĩ trong tâm hồn: „Con hãy nắm lấy tay Ta. Ta là Đấng sinh thành ra con, đã nuôi sống đời con, đã kêu gọi con trở thành linh mục, là giám mục cho Ta. Ta sẽ dẫn đưa con đến bờ bến bình an vĩnh cửu…“
Và có lẽ trong tâm hồn Đức Thầy Bùi Tuần cũng đã nghe tiếng Thiên Chúa nói với mình điều gì đó. Và ngài hằng cầu khấn kêu xin Thiên Chúa tình yêu nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ Maria, mẹ Thiên Chúa, của Thánh Gioan Baotixita, bổn mạng của mình, xin ơn trợ giúp cho chính mình, cho giáo phận Long Xuyên, cho những người con linh tông, cho những học trò của ngài, cho những người đã nâng đỡ làm ơn cho đời mình.…
Trước ngưỡng cửa sự sống vĩnh cửu bên Thiên Chúa, Đức Thầy Gioan Baotixita trong tâm tưởng lòng tin muốn nói: „Lạy Chúa, con xin cám ơn Chúa đã kêu gọi ban cho chức thánh linh mục, rồi chức thánh Giám mục cho Giáo hội Chúa ở trần gian. Con xin phó dâng những người thân yêu trong gia đình con, trong Giáo phận Long Xuyên, những người từ hơn 21 năm nay hằng quan tâm chăm sóc việc ăn uống thuốc men, sức khoẻ vệ sinh cho con nhất là từ mấy năm nay khi con đau yếu sức khoẻ yếu kém rất nhiều về cả thể xác lẫn tinh thần, trong bàn tay chan chứa tình yêu thương của Chúa
Đến đây con không còn có thể tiếp tục được nữa. Xin Chúa hoàn tất những gì Chúa đã khởi sự ngày con lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đức tin vào Chúa, ngày con được nhận chức thánh Linh mục năm xưa cách đây hơn 69 năm, chức thánh Giám mục trước đây 49 năm.
Lạy Thiên Chúa tình yêu, con xin trao gửi đời con trong đôi bàn tay nhân lành của Chúa, cùng tất cả những gì con đã lãnh nhận, những gì con có. Ngày xưa từ cung lòng mẹ con đi vào đời sống trên trần gian với hai bàn tay không. Bây giờ nghe tiếng Chúa kêu gọi, con trở về bên Chúa cũng với hai bàn tay không. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm khiếm khuyết tội lỗi con đã vấp phạm, và xin đón nhận con. Con là con của Chúa. Con là người đầy tớ vô dụng.“
Và trong thâm tâm vào những năm tháng tuổi đời xế chiều khi đi nghỉ hưu Đức Thầy Bùi Tuần cũng đã có suy niệm tâm tình muốn nói cùng người thân gia đình, cùng giáo dân giáo phận Long Xuyên, cùng các linh mục học trò của mình:
Xin cám ơn sự nâng đỡ cùng tấm lòng yêu thương qúi mến mọi người dành cho tôi trong suốt dọc đời sống của tôi trên trần gian:
Tôi vui mừng hạnh phúc được phục vụ cùng sống đức tin với anh chị em giáo dân ở Giáo Phận Long Xuyên miền đồng bằng sông Cửu Long, được có cơ hội là thầy giáo góp phần vào việc giáo dục đào tạo các linh mục ở chủng viện khi xưa về trí thức và tu đức.
Tôi xin mọi người tha thứ cho tôi, vì những lỗi lầm khiếm khuyết mà tôi đã vấp phạm gây ra làm phiền lòng mọi người.
Sau quãng thời gian dài trên trần gian, Thiên Chúa gọi tôi trở về với Ngài. Tôi sẵn sàng xin vâng nghe tiếng Chúa gọi, và „Xin đừng giữ tôi lại. Thiên Chúa đã cho chuyến đi của tôi thành công, xin cho tôi đi, để tôi trở về với chủ, Thiên Chúa của tôi.“ ( St 24, 56).
Từ hơn 21 năm nay đi nghỉ hưu, tôi hằng tâm niệm về ngày ra đi từ giã khỏi đời sống trần gian:
„- Khi ra đi thân xác còn lại của tôi sẽ được chôn vùi trong lòng đất, rồi sẽ mục nát ra thành cát bụi, như Thiên Chúa đã tạo thành tôi từ bụi đất. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Ðấng sinh thành ra tôi.
- Trở thành tro bụi. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ linh hồn tôi, Ngài sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Thân xác tôi biến hóa thành tro bụi. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.Và tôi tin tưởng tâm niệm rằng:
- Những gì ngày xưa tôi học hành nghiên cứu, viết lách xây dựng làm ra, lúc ra đi đến trước tòa Chúa tôi phải bỏ lại tất cả.
- Những gì ngày xưa theo bản tính con người thu góp tích lũy để dành, tôi không mang đi được.
- Nhưng chỉ những gì ngày xưa tôi đã cho đi, lúc đó tôi được nhận lãnh trở lại.
Xin cám ơn và chào vĩnh biệt mọi người ở lại trên trần gian. Xin cầu nguyện cho tôi. Và hẹn ngày chúng ta được cùng xum họp trên nước Chúa nguồn sự sống và tình yêu thương.“
Vâng chúng con xin cám ơn Đức Thầy Gioan của chúng con. Cùng xin cúi đầu trong dòng nước mắt nghẹn ngào thắp sáng “Ngọn nến Mandatum Novum” - Biểu tượng khẩu hiệu Giám mục của Đức Thầy Gioan Baotixita - dâng lời kinh vực sâu cầu nguyện nhớ về Đức Thầy Gioan Baotixita yêu kính.
Đức quốc ngày 28.07.2024
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cậu học trò cũ.