LINH MỤC LUÔN CÓ MÙI CHIÊN

Trong dịp kỷ niệm 50 Linh muc, 1969-2019, ĐGH Phanxico mời gọi cần cầu nguyện cho “Các linh mục mệt mỏi vì có mùi chiên’ (x.Báo GXVN số 359, 1.2020, tr.22) Chúng tôi chọn 10 trường hợp mới đây trong Giáo Hội, trong đó con số Linh Mục có mùi chiên, khoảng trên 30, thật đáng cảm phục.

1. Cha Aloysius Schmitt (Iowa, Roma, 1909-1950),
Ngày 7.12. 2016, kỷ niệm trận Trân Châu Cảng, người ta nêu danh linh mục hải quân đầu tiên của thế chiến II, cha Aloysius Schmitt (Iowa, Roma, 1909-1950), trong gia đình 10 con. Hôm ấy, vừa lễ xong, 7g, phi cơ Nhật xà xuống Trân Châu Cảng. 5 rồi 3 ngòi lôi nổ trúng tàu Oklahoma, giữa Thái Bình Dương, tàu nghiêng 135 độ. Mọi người tìm lối thoát. Cha Shmitt 32 tuổi, canh “cửa nóc”, đẩy thủy thủ khỏi tàu. Trong đó có anh Bob Burns, vừa giúp lễ sáng. Cha cứu được 12 người, thì có tiếng nổ lớn dưới hầm tàu. Cha nhào xuống theo, cứu người bị kẹt. Làm 429 người chết. Một số nhỏ nhận ra xác. 388 người khác không. Tất cả chôn tại Honolulu, 1950. Sau đó, người xét nghiệm DNA đem về nguyên quán. Tháng 9. 2016, người ta xác nhận hài cốt cha Shmitt, chuyển về quê cha. (Vietcatholic.net. 9.12.2016)

2. 120 Chân phước Tử Đạo Trung Hoa,
Ngày 1.10.2000, tại quảng trường thánh Phêrô Thánh GH Gioan Phaolô II đã tuyên phong 120 Chân phước Tử Đạo Trung Hoa, thời phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, bị trục xuất ra ngoại quốc (1648-1930) lên bậc Hiển Thánh. Gồm 87 người Trung Hoa, 13 Pháp, 12 Ý, 6 Tây Ban Nha, 1 Bỉ, 1 Hòa Lan. Được biết kỳ này, có 2 Linh Mục, 3000 giáo hữu (1700 phụ nữ) bị thảm sát trong nhà thờ (ns ĐM HCG, số 172, 11. 2000. ttr. 7-11; Muc Vụ, số 161, ttr. 29-35). Một số hiển thánh :
-Lm Augustino Zhao Rong (Triệu Vinh, 1746-1815). Đứng đầu danh sách
- Phêrô Vu Guosheng (Ngô Quốc Thành, 1768-1814)
- Lm Albericao Crescitelli (Hội Thừa sai Pime, Milano, 1863-1900)
- Lm Francisco Pernandez de Capillas (OP Tây Ban Nha, 1607-1648)
- Gm Pedro Sanz (OP, Tây Ban Nha, 1680-1747)
- Lm Auguste Chapdelaine (MEP, 1814-1858)
- Gm Jean Gabriel Pupresne (MEP, 1750-1815)
- Gm Gregorio Grassi (OFM, Ý, 1833-1900)
- Gieronimo Lư Đình MỸ (1811-1858)
- Maria Quách Lý (1835- 1900)
- Giuse Mã Thái Thuận (1840-1900)

3.17 Chân Phước Tử Đạo tại Lào
Ngày 11.12. 2016, tại thủ đô Vientien, Lào, ĐHY Orlando Quevendo. TGM Phi Luật Tân, Sứ Thần Tòa Thánh đã phong thánh cho 17 Chân Phước Tử Đạo tại Lào, từ 1954-1970, là những người bị sát hại, hành hung hay chết kiệt sức. Các ngài chết vì đức tin trong bối cảnh du kích quân cộng sản quyết định loại trừ những người ngoại quốc và Kitô giáo. Với 2 vụ án tuyên thánh :
- Linh mục Joseph Thạo Tiến và 14 tu sỹ và giáo dân Lào
- Linh Mục Mario Borzaga (OMI) và thày giảng Thoj Xyooj, người Lào
(Ns HN số 271. 7.2015. GXVN số 337, ttr 26-30)

4. Lm Thừa Sai Stanley Rother (1935-1981) bị quân đội tử thần giết
Ngày 23. 9. 2017, lúc 10g, tại trung tâm hội nghị Cox, Oklahoma, Giáo Hội Công Giáo Hoa kỳ, có Chân Phước đầu tiên là Lm Thừa Sai Stanley Rother (1935-1981) bị quân đội tử thần giết, b¡n vào đầu, tại Guatamala, mới 46 tuổi. Họ còn giết 13 người khác và làm trọng thương 24 người khác. Lễ phong Chân Phước tại Oklahoma, quê hương Thánh Nhân. ĐHY Amatio, Bộ trưởng bộ Phong Thánh chủ phong. Giảng lễ, ngài nói : Cha Stanley đến Guatemala, coi kẻ thù như con, không oán ghét, không phá hủy, luôn xây dựng. Cha luôn nêu cao ngọn đuốc chân thực hy vọng (RV 25.9.2017). Cha Rother được cử đến Santiago Ailain, nam Guatemala. Cha đã dịch Thánh Kinh ra thổ ngữ, lập đài Phát thành công giái, mở nhà thương và trường học … (GXVN. Số 337.11.2017.

5. Bảy tu sỹ Xitô của Notre Dame de l’Atlas, Tibhirine, Algerie
Ngày 17.1. 2018, Tòa Thánh ra tông s¡c tôn phong lên hàng Chân Phước cho bảy tu sỹ Xitô của Notre Dame de l’Atlas, Tibhirine, Algerie bị nhóm GIA Hồi Giáo bắt, đem vào rừng, thủ tiêu, đêm 26 rạng 27.3. 1996, lúc 1g15. Đó là
- Cha Chritian de Chergé, 59 tuổi, bề trên.
- Thày Luc Dochier, 82 tuổi, bác sỹ.
- Cha Christophe Lebreton, 45 tuổi.
- Thày Michel Fleury, 52 tuổi, lo bếp.
- Cha Bruno Lemarchand, 66 tuổi.
- Cha Selestin Ringeard, 62 tuổi.
- Thày Paul Favre Maville, 57 tuổi. (gxvn paris. org 17.1.2017).
Ngày 8.12.2018, Bảy tu sỹ này đã được phong Chân Phước tại Vương Cung Thánh Đường Santa Cruz

6.Cha Jacques Hamel, 86 tuổi
Thứ Bảy, 26.7.2016, lúc 9g, hai tên khủng bổ Hồi Giáo ISIS, leo cổng sau, xông vào cung thánh cắt đứt cuống họng cha Jacques Hamel, 86 tuổi, vừa cử hành Thánh lễ, tại nhà thờ St E1tienne du Rouvray, ở Normandie, giáo phận Rouen, Pháp. Nhân chứng tại chỗ nghe cha thốt lên: Satan, hãy cút đi. ĐGH Phanxicô đã gọi cha Jacques Hamel là vị Tử Đạo. ĐC Dominique Lebrun, TGM Rouen cho biết đã mở hồ sơ xin phong thánh cho Cha.
Được biết, kẻ sát nhân đã xúc phạm: nhổ Thánh Giá trong nhà thờ, bẻ gẫy nến Phục Sinh, giật sâu chuỗi Môi Khôi nơi tượng Đức Mẹ Fatima, dùng dao xâm phạm bàn thờ. Tham dự thành lễ có 3 nữ tu Huguette Périn, 79 tuổi, Hélène Decoux, 83 tuổi, bề trên Danielle Delafosse, 72 tuổi, ông tín hữu Guy Coponet 87 tuổi cùng vợ tên Jénine, 87 tuổi. Ông Guy bị đâm vào cổ, ngã qụi. Hai hung thủ tên Adel Kermiche và Aden Malik Petitjean, cầm súng giả, chỉ có dao thật. Sơ Danielle chạy thoát cửa bên báo cho cảnh sát. (La Croix, 26.7. 2016. Lê Đình Thông, GXVN Paris 1.10. 2016). Cha Jacques còn em gái là nữ tu Roseline Hamel, 85 tuổi.

7.Cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc (MEP, 1926-2018)
Thứ Hai, ngày 12.11.2018 thánh lễ an táng cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc (MEP) tại giáo đường St. Margaret, Hong Kong. ĐGM Michael Yeung Ming Chueng chủ tế. Đồng tế có ĐHY Trần Nhật Quân và ĐHY Tong Hon, cùng hơn 30 linh mục nhiều quốc tịch đang phục vụ tại HK. Giáo dân đến dự lễ tiễn biệt Ngài gồm CĐ Việt Nam, CĐ Hong Kong, CĐ ngoại quốc ở HK và cả nhóm đến từ Trung Hoa.

Cha Gabriel Lejeune Lê Hòa Lạc sinh ngày 26-7-1926 tại miền Đông nước Pháp. Từ niên thiếu, 13 tuổi đã gia nhập Hội thừa sai Paris. Trước khi thụ phong linh mục, được hỏi về ước nguyện muốn đi đâu truyền giáo, Ngài nói: “Đâu cũng được, ngoại trừ Việt Nam, vì VN có chiến tranh”

Nhưng Thánh ý Chúa lại tỏ bày: sau khi chịu chức ngày 28-5-1950, tân linh mục trẻ ngay lập tức nhận bài sai sang Việt Nam truyền giáo, điểm đến đầu tiên chính là Hưng Hóa, Sơn Tây. Ngài nhanh chóng hội nhập phong tục tập quán VN, học thông viết thạo tiếng Việt, gần gũi giáo dân, hoạt động mục vụ và coi xứ trong 6 năm.

Năm 1956, Ngài bị nhà cầm quyền bắt giam 6 tháng rồi trục xuất khỏi Sơn Tây. Trở về Pháp, bề trên lại hỏi Ngài muốn đi đâu, câu trả lời lần này của Ngài là: “Đâu cũng được, nhưng phải là Việt Nam”. Thế là Ngài được đưa về miền Nam VN.

Từ năm 1957-1968 Ngài làm cha phó tại giáo xứ thánh Franxico Xavie (nhà thờ cha Tam) Sài Gòn. Từ 1968 Ngài làm cha xứ tại đây, Ngài cũng là linh mục người Pháp cuối cùng coi xứ này. Đến năm 1976, vị thừa sai chính thức bị xua đuổi khỏi VN sau 26 năm cống hiến tài đức và nhiệt huyết trên đất Việt. Khi phải rời VN, Ngài được đề nghị qua Hong Kong.

Đến HK từ 1977-1995, Ngài coi xứ Aberdeen, Kam Tin, Chai Wan. Từ 1995, Ngài làm cha xứ Nhà thờ Chúa Cứu thế Tuen Mun trong 18 năm. Năm 2013, cha nghỉ hưu tại nhà an lão Aberdeen.

Ở tuổi 87, mỗi tháng một lần, Ngài tới dâng lễ tiếng Việt cho CĐCGVN tại HK. Ngài vẫn sử dụng cùng lúc nhiều ngôn ngữ rất mạch lạc rõ ràng, thông thạo máy tính và gõ chữ Hoa rất giỏi. Ngài đã dùng tam ngữ Việt – Pháp - Hoa để xuất bản 2 tập HỒI KÝ về những năm tháng ở VN.

Một trong những câu chuyện đáng nhớ của Ngài chính là việc đã ban bí tích hòa giải cuối cùng cho cố tổng thống Ngô Đình Diệm trong ngày định mệnh 2-11-1963, khi ông Diệm vào xưng tội ở nhà thờ Cha Tam, sau đó rời đi rồi bị mưu sát.


8. Giáo Hội có thêm 4 Hiển Thánh
Chúa Nhật 14.10.2018, lúc 10g, tại đền Thánh Phêrô, ĐGH Phanxicô chủ sự phong Hiển Thánh cho 4 Chân Phước :
- Thánh Giáo Hoàng Phao lô VI (Ý, 1897-1978). Tên là Gioavanni Battista Montini, làm Giáo Hoàng 1963. Tiếp tục diều hành công đồng Vatican II. Được phong Chân Phước 2014.nh b
- Thánh TGM Oscar Arnulfo Romero Galdamez (El Salvador, 1917-1980). Bị b¡n chết trong khi làm lễ cho bệnh nhân trong bệnh viện. Được phong Chân Phước 2015.
- Thánh Linh Mục Francesco Spinelli (Ý, 1853-1913) cùng với thánh nữ Caterina Comensoli khai sinh cộng đồng Chầu Thánh Thể, 1882. Được phong Chân Phước 1992.
- Thánh Linh Mục Vincenzo Romano (Ý, 1751-1831) Nổi tiếng nhà truyền giáo cần mẫn. Sau khi núi lửa Vesuvius phá hủy toàn bộ nhà thờ xứ, 1794, ngài đã xây lại.
Được phong Chân Phước 1963.

9. ĐGH chứng thực thi thể linh mục Dòng Tên còn nguyên, sau 25 năm qua đời
Ngày 15.8.2019, lễ Đức Mẹ Lên Trời, ký giả Esteban Pittaro, tờ Aleteia, tường thuật sau khi tiến trình phong thánh cho linh mục Dòng Tên là cha Mauricio Jiménez, tại Agentina. Hương thơm thánh thiện của Cha được nhiều người qúi mến và biết tới khi còn sống. 25 năm sau khi qua đời di sản sự nghiệp của cha như một nhà đào tạo, thánh thiện, truyền giáo, cha giải tội …nhiều nơi còn nhớ, ngưỡng mộ, không quên lãng. Vì thế,15.1.1979, Dòng Tên ở Agentina khai quật mộ cha tại nghĩa trang Colegio Maximo, ở San Miguel. Mộ bị ngập, quan tài bị mục, mà thấy xác Ngài còn nguyên vẹn. Ba bác sỹ được mời xác thực xác cha không bị phân hủy theo định luật tự nhiên. Đức Phanxico lúc bấy giờ là cha Jorge Bergolio là Bề Trên tỉnh Dòng Tên long trọng xác nhận cha Mauricio sau khi cải táng: Tôi làm chứng và thề trước mặt Chúa, từ khi khai quật thi hài cha Mauricio Jiménez không trải qua bất kỳ phương thức nào nhằm bảo tồn tình trạng khộng bị phận hủy này. Ngày 29.6.1984, Dòng Tên gửi hồ sơ phong thánh cho cha Mauricio Jiménez về Roma mà cha Jorge Bergolio làm phó cáo thỉnh viên.

Cha Mauricio Jiménez sinh 22. 9.1881, tại Tây Ban Nha. Còn nhỏ là trẻ chăn chiên nghèo. Cả đời yêu kính Đức Mẹ và năng lần Chuỗi Mân Côi. Ngài vào tu viện Dòng Tên và chịu chức linh mục 27.7.1913, tại Colegio Maimumo de Dertos ở Tamagana. Ngài nổi tiếng tài giỏi đào tạo, giáo dục trong chủng viện, mở bệnh viện. Năm 1930, Ngài được cử đi Nam Mỹ. (vietchatolic. 16.8.19)

10.Phong chân phước cho bốn vị tử đạo thời đại hy sinh vì đức tin ở Argentina

Ngày 27.4.2019, Đức Hồng Y Angelo Becciu, Chủ tịch Thánh bộ Phong thánh đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước tại Argentina cho Đức cha Enrique Angelelli, Cha Carlos Murias, Cha Gabriel Longueville, và một giáo dân, giảng viên giáo lý tên là Wenceslao Pedernera. Tất cả đã bị sát hại vào năm 1976 trong cuộc chiến vô nghĩa tại Argentina.

Người đầu tiên gọi bốn vị này là tử đạo, chính là Đức Tổng Giám Mục Jorge Bergoglio của Buenos Aires, khi ngài dâng thánh lễ tưởng niệm cầu nguyện cho các ngài tại Nhà thờ La Rioja. Đức cha Angelelli, đã đổ máu mình để rao giảng Tin Mừng, Đức Thánh Cha Phanxicô tương lai đã giảng rằng đây là dòng máu của các vị tử đạo, là hạt giống cho Giáo hội.

Những vị tử đạo hiện đại này là ai? Giám mục Enrique Angelelli là con của một gia đình người Ý di cư. Công việc mục vụ của ngài khởi đầu ở Córdoba và sau đó ở La Rioja, Ngài luôn nỗ lực tập trung vào việc giúp đỡ người nghèo và bị áp bức.

Đức Hồng Y gọi bốn vị Chân phước này là mẫu mực của đời sống Kitô hữu. Điển hình như Đức cha Angelelli đã luôn khích lệ các linh mục của mình ngày ngày hãy thực thi chức vụ linh mục của mình với lòng bác ái nhiệt thành và vững mạnh trong đức tin. Còn về hai linh mục, ĐHY nói: các ngài khuyến khích các linh mục hôm nay đừng thỏa hiệp, hãy giữ lòng trung thành bằng mọi giá. Và ĐHY kết luận: còn vị chân phước giáo dân và gảng viên giáo lý kia là một người cha của gia đình, đã nêu gương và chỉ dạy cho các tín hữu ngày nay biết sống với niềm tin tinh khiết và luôn để cho đức tin hướng dẫn cuộc đời của mình…

11. Đức Thánh Cha công nhận 7 Giám Mục Rumani bị cộng sản giết hại là các vị tử đạo
Trong buổi tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, vào sáng 19.3.2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y và truyền công bố các sắc lệnh công nhận 7 Giám Mục Rumani bị cộng sản giết hại là các vị tử đạo.

Các Đức Giám Mục Valeriu Traian Frentiu, Vasile Aftenie, Ioan Suciu, Tito Livio Chinezu, Ioan Balan, Alexandru Rusu và Iuliu Hossu của Công Giáo nghi lễ Đông phương Rumani đã được nhìn nhận là bị giết vì lòng thù hận đức tin trong khoảng thời gian từ năm 1950 -1970 dưới sự cai trị của Nicolae Ceausescu.Tất cả các ngài đã bị bắt và bị giam giữ trong các nhà tù và các trại tập trung lao động cho đến chết.

Đức Thánh Cha cũng đã phê chuẩn một phép lạ được cho là nhờ sự can thiệp của nữ tu Maria Emilia Riquelme y Zayas (1847-1940) vị sáng lập dòng Nữ tu Truyền giáo Bí tích Cực Thánh và dòng Đức Trinh Nữ Vô nhiễm Nguyên tội. Việc công nhận phép lạ này dọn đường cho Mẹ Maria Emilia Riquelme y Zayas được tuyên Chân Phước.

Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng công nhận việc tử vì đạo của nhà truyền giáo người Ý Alfredo Cremonesi, một linh mục thừa sai hải ngoại, người Ý, bị giết ở Miến Điện năm 1953.

Bên cạnh đó, các nhân đức anh hùng của 5 vị tôi tớ sau cũng được công nhận trong cuộc tiếp kiến này, và giờ đây các ngài có thể được gọi là “bậc đáng kính”: Francesco Maria Di Francia (1853-1913), linh mục và là vị sáng lập Tu hội các nữ tu Capuchin của Thánh Tâm Chúa; Maria Hueber (1653-1705), vị sáng lập Tu hội dòng Ba Phanxicô; Maria Teresa Camera (1818-1894), vị sáng lập Tu hội Nữ Tử Đức Mẹ; Maria Teresa Gabrieli (1837-1908), đồng sáng lập dòng các nữ tu khó nghèo Palazzolo; và Jacanna Francesca của Chúa Thánh Thần (1888-1984), vị sáng lập dòng Nữ tu Truyền giáo Thánh Phanxicô của Ngôi Lời Nhập Thể.
________________________________________

Kết Luận bằng ý trong bài giảng của ĐTC tại hang toại đạo Friscilla, tại Via Salaria, Roma, lễ cầu nguyện cho hàng giáo sỹ đã qua 2.11.2019: Căn tính (linh mục) là Các Mối Phúc Thật (x. Mt ch.5) Nơi chốn an toàn nhất trong tay Thiên Chúa tràn ngập tình yêu. (RV 2.11.19)

Và ý khác trong thánh lễ Ngày Đời Sống Thánh Hiến, lần 24, tại đền thờ Thánh Phêrô, 17g, 1.2.2020: Anh chị em tận hiến là những người nhìn thấy kho báu đáng giá nhất trên thế gian. Vì anh chị yêu mến Chúa, bị thu hút, nhìn thấy nơi Người mọi thứ, nên anh chị từ giã mọi sự. Cuộc sống tận hiến là tầm nhìn này. Đón nhận món quà Thiên Chúa với vòng tay rộng mở. Đó là ân sủng của Thiên Chúa đổ vào tay. Người tận hiến nhìn vào bản thân mỗi ngày, mà nói: Tất cả là Hồng Ân. Chúng ta không xứng đáng, đó là món quà tình yêu mà chúng ta đón nhận. (Vietcatholic Net 1.2.20)