Thánh Nhạc và Phụng Vụ
Đức Giáo Hoàng Pio X coi Thánh Nhạc là nữ tỳ của Phụng Vụ, nghĩa là Thánh Nhạc phải tuỳ thuộc Phụng Vụ, còn Đức Giáo Hoàng Pio XII trong thông điệp Mediator Dei, coi Thánh Nhạc là thành phần cần thiết của Phụng vụ,
Cái nhìn về vai trò của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ đã thay đổi từ sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Từ đây Thánh Nhạc đã có một vị trí trong Phụng vụ và là vị trí cần thiết. Với Hiến Chế Phụng Vụ, Hội Thánh coi Thánh nhạc là thành phần hoàn chỉnh (pars integrans) của Phụng vụ. Như vậy có nghĩa là không có Thánh Nhạc, Phụng Vụ chưa đầy đủ và có thể kết luận : một nghi lễ phụng vụ chỉ đầy đủ và hoàn hảo khi được cử hành với Thánh Nhạc : “Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm thêm ca hát, khi mỗi thừa tác viên chu toàn nhiệm vụ của mình và khi có giáo dân tham dự” (Huấn thị De Musica in sacra liturgia số 5, HCPV 113)
1. Thánh Nhạc trong tương quan với Phụng Vụ
Dựa vào các văn kiện của Hội Thánh liên quan đến Phụng Vụ và Thánh Nhạc, người ta thấy có những mối liên quan sau đây:
1, 1 Thánh Nhạc phải tuỳ thuộc và theo sát nghi thức phụng vụ, không đứng độc lập, không lấn lướt Phụng Vu. Như thế, Thánh Nhạc mới chu toàn nhiệm vụ : “Thánh Nhạc càng liên kết chặt chẻ với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh thiện hơn bấy nhiêu”. (HCPV 112) Do đó không thể chấp nhận một số ca đoàn hát những bài không ăn nhằm gì với Phụng Vụ trong thánh lễ hoặc những bài hát lê thê làm gián đoạn nghi thức phụng vụ.
1, 2 Thánh Nhạc góp phần và làm cho lễ nghi phụng vụ mang một hình thức cao quý và long trọng hơn : “Hoạt động phụng vụ mang một hình thức cao quý hơn, khi các việc phụng vụ được cử hành một cách long trọng với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự” (HCPV số 112, 113 và De musica sacra số 5).
1, 3 Thánh Nhạc làm cho cộng đoàn tín hữu tham dự một cách linh động và tích cực vào Phụng Vụ thánh, đồng thời cũng giúp cho tín hữu cầu nguyện và biểu lộ sự hiệp nhất và tính cộng đồng trong Phụng Vụ : “Quả vậy, dưới hình thức này, lời kinh được diễn tả cách thâm thuý hơn; mầu nhiệm của Phụng Vụ với đặc tính đẳng cấp và cộng đồng được biểu lộ rõ ràng hơn; các tâm hồn nhờ liên kết với tiếng hát mà đạt tới mức cảm thức sâu xa hơn, từ vẻ đẹp của sự vật thánh tới thực tại siêu hình ”. ( x. PV số 112 và 114 và Musica sacra số 5).
1, 4 Thánh Nhạc diễn tả được sự phấn khởi và niềm vui trong
Phụng Vụ, vì mọi cuộc cử hành Phụng Vụ đều là họp mừng, là tham dự và nếm cảm trước Phụng Vụ trên trời, nơi chúng ta họp cùng các đạo binh thiên quốc dồng thanh ca tụng tôn vinh Chúa. (PV số 8) nhất là trong việc cử hành lễ Tạ Ơn, nơi hiện đại hoá “sự vinh thắng và khải hoàn nhờ cái chết của Chúa” (PV số 6).
1, 5 Một bài thánh ca thích hơp dẫn nhập vào việc cử hành Phụng Vụ làm nổi bật ý nghĩa thánh lễ cử hành ngày hôm đó.
2. Những nhân vật phụng vụ
Muốn tổ chức và cử hành phụng vụ cho đích đáng thì trước hết phải phân chia và thi hành các chức vụ cho đúng, khiến mỗi thừa tác viên hay mỗi tín hữu, khi thi hành các chức vụ, sẽ chỉ làm và làm hết những gì thuộc phận vụ của mình, chiếu theo bản tính của sự việc và những quy tắc phụng vụ (PV số 28). Những công việc tổ chức cũng đòi ta phải giữ đúng ý nghĩa và bản chất của mỗi phần và mỗi bài hát. Muốn đạt mục đích ấy, phải hát thật sự những bản văn nào đương nhiên phải hát và phải tôn trong thể loại cũng như hình thức của những bản văn đó do bản tính chúng đòi hỏi. (HT De musica sacra số 6)”.
Như thế rõ ràng là phải có sự phân chia chức vụ giữa những người tham gia cử hành Phụng Vụ và trong các lễ nghi phụng vụ, các người sau đây đóng một vai trò đặc biệt : linh mục và các thừa tác viên, rồi đến người đọc sách thánh, dẫn lễ và các ca viên.
Để giới hạn vấn đề, chúng ta chỉ xét đến vai trò của các nhân vật phụng vụ liên quan đến phạm vi Thánh Nhạc trong Phụng vụ. Sau đây là nghi thức tổng quát :
“Khi chọn những bài để hát, phải dành ưu vị cho những bài do bản tính có tầm quan trọng hơn : trước hết những phần linh mục chủ sự hay thừa tác viên hát và giáo dân đáp lại, sau đó mới thêm phần những bài chỉ dành riêng cho giáo dân, hoặc dành riêng cho ca đoàn “ (HT TN số 7)
3. Linh mục và thừa tác viên:
Huấn thi “De musica in sacra liturgia” và Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rô-ma chú trọng rất nhiều đến những câu tung hô và đối đáp giữa chủ tế hay thừa tác viên với cộng đoàn, và những bài dành cho chủ tế và giáo dân cùng hát như đã nói trên. Vì thế, vai trò của chủ tế và thừa tác viên trong vấn đề hát rất quan trọng. Bởi vậy, chủ tế và thừa tác viên không được bỏ hát để đọc, chỉ vì không muốn mất công luyện tập hay hát mà không chuẩn bị gì. Tuy nhiên, nếu hát mà làm ngăn trở cho cộng đoàn vì ngang cung hay không đúng giọng hoặc lệch lạc cách nào đó thì phải đọc thong thả, nghiêm trang, rõ ràng những chỗ cần phải hát. Đặc biệt những phần có giáo dân đối đáp thì chủ tế và thùa tác viên phải cố gắng để hát những câu xướng như “Đây là mầu nhiệm đức tin” để cho giáo dân tung hô và đáp lại.
Những phần dành cho chủ tế và cộng đoàn cùng hát thì chủ tế phải hát, chứ không nên đứng yên hay làm gì khác như mở sách tìm Lời Nguyện, Kinh Tiền Tụng hay Kinh Thánh Thể : “Linh mục chủ tế và các thừa tác viên thuộc mọi cấp nên hát với giáo dân và toàn thể cộng đồng khi họ hát (HT TN. số 26). Chủ tế là người đứng đầu cộng đoàn phụng vụ nên có bổn phận phải chuẩn bị, tổ chức, khích lệ và linh động hoá cộng đoàn cả về phương diện âm nhạc nữa”.
4. Cộng đoàn
Hầu hết các văn kiện liên quan đến Phụng Vụ và Thánh Nhạc đều khuyến khích và đề cao vai trò của cộng đoàn trong việc tích cực tham gia vào những phần ca hát trong các lễ nghi phụng vụ, lý do là vì :
Chỉ khi tham gia trọn vẹn, ý thức và tích cực như chính bản chất của Phụng Vụ đòi hỏi (HT TN số 15), các tín hữu mới chu toàn nhiệm vụ của mình. Sự tham gia trọn vẹn này trước phải nội tại, nghĩa là kết hợp lòng trí với lời mình nghe hay đọc và cộng tác với ơn trên ban xuống. Nhưng sự tham gia này cũng phải mang tính chất ngoại tại nữa, nghĩa là được biểu lộ bằng những câu tung hô, những lời đối đáp và những bài ca (HT TN số 15b).
Như đã nói trên, mỗi cuộc cử hành phụng vụ là một cuộc họp mừng. Thế nhưng, không có gì tưng bừng và vui vẻ hơn trong một buổi cử hành phụng vụ mà toàn thể cộng đoàn biểu lộ đức tin và lòng đạo đức của mình ra bằng lời ca tiếng hát (HT TN số 16).
Chính vì thế, phải nghiêm túc và kiên trì huấn luyện ca hát cho toàn thể giáo dân cùng một lúc với việc huấn luyện Phụng Vụ, tuỳ theo tuổi tác, hoàn cảnh, nếp sống và trình dộ kiến thức tôn giáo của họ.
5.Ca đoàn
Ca đoàn là một bộ phận cần thiết có một vai trò rất được quý trọng trong các văn kiện về Thánh Nhạc. Trên nguyên tắc, tất cả những phần nghi thức có hát, lý tưởng nhất là cả cộng đoàn cùng chung lời ca tiếng hát. Tuy nhiên, theo thực tế, nếu giáo dân chưa được luyện tập đủ và nếu dùng những bài hát nhiều bè thì có thể giao một số bài hát của cộng đoàn cho nguyên ca đoàn thôi, miễn là không loại họ ra ngoài không để họ hát những phần dành cho họ (HT TN số 16c).
Các huấn thị về Thánh Nhạc cũng như hiến chế vể Phụng Vụ đều lưu tâm đến việc cổ vũ thành lập các ca đoàn hay ít nhất các ban hát, các ca viên trong các Dòng Tu (Schola cantorum), các chủng viện, các nhà thờ chính toà cũng như các nhà thờ, nhà nguyện nhỏ.
Phải cố gắng thành lập các ca đoàn hay ít ra những ban hát nhà nguyện, hoặc các nhóm ca viên để có thể hát những bài mà cộng đoàn không hát nổi hay chưa được chuẩn bị để hát (HT TN số 19a). Tuy nhiên, không nên chấp nhận thói quen giao hết cho ca đoàn hát Phần Riêng Lễ và Phần Thường Lễ mà loại hẳn không dành cho cộng đoàn hát (HT TN số 16c).
Nếu không có điều kiện để lập một ca đoàn, dù chỉ là một ca đoàn khiêm tốn thì phải liệu cho ít nhất có một hai ca viên được huấn luyện vừa đủ. Ca viên có thể xướng lên một vài bài đơn giản cho dân chúng hát theo, đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ họ nữa (HT TN số 21). Vì vậy, phải huấn luyện cho ca đoàn không những về Âm Nhạc mà còn về Phụng vụ và đạo đức, để ca đoàn hiểu rõ về ý nghĩa của Phụng Vụ, hầu phục vụ tín hữu tốt hơn. Đáng tiếc là phần nhiều các ca đoàn của chúng ta chỉ chú trọng đến hát mà ít hay chẳng để tâm đến Phụng Vụ, tuy rất nhiệt thành và có năng khiếu. Nếu không hiểu biết đủ và không ý thức về mục đích của việc ca hát theo Phụng Vụ thì thật “tội nghiệp” cho họ, vì hát mà không được thù lao và hát mà không đạt mục đích.
Nhưng nếu hiểu rõ chức năng cốt yếu của Thánh Nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá các tín hữu (gloria Dei sanctificatio fidelium) và các ca viên là những tông đồ, những người được sai đi để dùng tiếng đàn tiếng hát mà cùng với các tín hữu thờ phượng tôn vinh Chúa thì vấn đề lại khác. Bấy giờ, người ta không kể công hay lấy công nữa mà chỉ lấy phúc. Mà phúc dành cho người nào phụng sự Chúa thì thật là chan chứa như có lời thánh vịnh : “Ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu chi điều Lành”.
Vậy tóm tắt lại, Thánh Nhạc là cần thiết để bổ túc cho Phụng Vụ tăng thêm vẻ đẹp và sức thu hút cũng như khơi dậy lòng sốt mến trong việc thờ phượng và do đấy cần phải được chú trọng và nuôi dưỡng bắng sự lưu tâm, khuyến khích và săn sóc của những người có trách nhiệm.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Đức Giáo Hoàng Pio X coi Thánh Nhạc là nữ tỳ của Phụng Vụ, nghĩa là Thánh Nhạc phải tuỳ thuộc Phụng Vụ, còn Đức Giáo Hoàng Pio XII trong thông điệp Mediator Dei, coi Thánh Nhạc là thành phần cần thiết của Phụng vụ,
Cái nhìn về vai trò của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ đã thay đổi từ sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II. Từ đây Thánh Nhạc đã có một vị trí trong Phụng vụ và là vị trí cần thiết. Với Hiến Chế Phụng Vụ, Hội Thánh coi Thánh nhạc là thành phần hoàn chỉnh (pars integrans) của Phụng vụ. Như vậy có nghĩa là không có Thánh Nhạc, Phụng Vụ chưa đầy đủ và có thể kết luận : một nghi lễ phụng vụ chỉ đầy đủ và hoàn hảo khi được cử hành với Thánh Nhạc : “Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm thêm ca hát, khi mỗi thừa tác viên chu toàn nhiệm vụ của mình và khi có giáo dân tham dự” (Huấn thị De Musica in sacra liturgia số 5, HCPV 113)
1. Thánh Nhạc trong tương quan với Phụng Vụ
Dựa vào các văn kiện của Hội Thánh liên quan đến Phụng Vụ và Thánh Nhạc, người ta thấy có những mối liên quan sau đây:
1, 1 Thánh Nhạc phải tuỳ thuộc và theo sát nghi thức phụng vụ, không đứng độc lập, không lấn lướt Phụng Vu. Như thế, Thánh Nhạc mới chu toàn nhiệm vụ : “Thánh Nhạc càng liên kết chặt chẻ với hoạt động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh thiện hơn bấy nhiêu”. (HCPV 112) Do đó không thể chấp nhận một số ca đoàn hát những bài không ăn nhằm gì với Phụng Vụ trong thánh lễ hoặc những bài hát lê thê làm gián đoạn nghi thức phụng vụ.
1, 2 Thánh Nhạc góp phần và làm cho lễ nghi phụng vụ mang một hình thức cao quý và long trọng hơn : “Hoạt động phụng vụ mang một hình thức cao quý hơn, khi các việc phụng vụ được cử hành một cách long trọng với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự” (HCPV số 112, 113 và De musica sacra số 5).
1, 3 Thánh Nhạc làm cho cộng đoàn tín hữu tham dự một cách linh động và tích cực vào Phụng Vụ thánh, đồng thời cũng giúp cho tín hữu cầu nguyện và biểu lộ sự hiệp nhất và tính cộng đồng trong Phụng Vụ : “Quả vậy, dưới hình thức này, lời kinh được diễn tả cách thâm thuý hơn; mầu nhiệm của Phụng Vụ với đặc tính đẳng cấp và cộng đồng được biểu lộ rõ ràng hơn; các tâm hồn nhờ liên kết với tiếng hát mà đạt tới mức cảm thức sâu xa hơn, từ vẻ đẹp của sự vật thánh tới thực tại siêu hình ”. ( x. PV số 112 và 114 và Musica sacra số 5).
1, 4 Thánh Nhạc diễn tả được sự phấn khởi và niềm vui trong
Phụng Vụ, vì mọi cuộc cử hành Phụng Vụ đều là họp mừng, là tham dự và nếm cảm trước Phụng Vụ trên trời, nơi chúng ta họp cùng các đạo binh thiên quốc dồng thanh ca tụng tôn vinh Chúa. (PV số 8) nhất là trong việc cử hành lễ Tạ Ơn, nơi hiện đại hoá “sự vinh thắng và khải hoàn nhờ cái chết của Chúa” (PV số 6).
1, 5 Một bài thánh ca thích hơp dẫn nhập vào việc cử hành Phụng Vụ làm nổi bật ý nghĩa thánh lễ cử hành ngày hôm đó.
2. Những nhân vật phụng vụ
Muốn tổ chức và cử hành phụng vụ cho đích đáng thì trước hết phải phân chia và thi hành các chức vụ cho đúng, khiến mỗi thừa tác viên hay mỗi tín hữu, khi thi hành các chức vụ, sẽ chỉ làm và làm hết những gì thuộc phận vụ của mình, chiếu theo bản tính của sự việc và những quy tắc phụng vụ (PV số 28). Những công việc tổ chức cũng đòi ta phải giữ đúng ý nghĩa và bản chất của mỗi phần và mỗi bài hát. Muốn đạt mục đích ấy, phải hát thật sự những bản văn nào đương nhiên phải hát và phải tôn trong thể loại cũng như hình thức của những bản văn đó do bản tính chúng đòi hỏi. (HT De musica sacra số 6)”.
Như thế rõ ràng là phải có sự phân chia chức vụ giữa những người tham gia cử hành Phụng Vụ và trong các lễ nghi phụng vụ, các người sau đây đóng một vai trò đặc biệt : linh mục và các thừa tác viên, rồi đến người đọc sách thánh, dẫn lễ và các ca viên.
Để giới hạn vấn đề, chúng ta chỉ xét đến vai trò của các nhân vật phụng vụ liên quan đến phạm vi Thánh Nhạc trong Phụng vụ. Sau đây là nghi thức tổng quát :
“Khi chọn những bài để hát, phải dành ưu vị cho những bài do bản tính có tầm quan trọng hơn : trước hết những phần linh mục chủ sự hay thừa tác viên hát và giáo dân đáp lại, sau đó mới thêm phần những bài chỉ dành riêng cho giáo dân, hoặc dành riêng cho ca đoàn “ (HT TN số 7)
3. Linh mục và thừa tác viên:
Huấn thi “De musica in sacra liturgia” và Quy chế Tổng Quát Sách Lễ Rô-ma chú trọng rất nhiều đến những câu tung hô và đối đáp giữa chủ tế hay thừa tác viên với cộng đoàn, và những bài dành cho chủ tế và giáo dân cùng hát như đã nói trên. Vì thế, vai trò của chủ tế và thừa tác viên trong vấn đề hát rất quan trọng. Bởi vậy, chủ tế và thừa tác viên không được bỏ hát để đọc, chỉ vì không muốn mất công luyện tập hay hát mà không chuẩn bị gì. Tuy nhiên, nếu hát mà làm ngăn trở cho cộng đoàn vì ngang cung hay không đúng giọng hoặc lệch lạc cách nào đó thì phải đọc thong thả, nghiêm trang, rõ ràng những chỗ cần phải hát. Đặc biệt những phần có giáo dân đối đáp thì chủ tế và thùa tác viên phải cố gắng để hát những câu xướng như “Đây là mầu nhiệm đức tin” để cho giáo dân tung hô và đáp lại.
Những phần dành cho chủ tế và cộng đoàn cùng hát thì chủ tế phải hát, chứ không nên đứng yên hay làm gì khác như mở sách tìm Lời Nguyện, Kinh Tiền Tụng hay Kinh Thánh Thể : “Linh mục chủ tế và các thừa tác viên thuộc mọi cấp nên hát với giáo dân và toàn thể cộng đồng khi họ hát (HT TN. số 26). Chủ tế là người đứng đầu cộng đoàn phụng vụ nên có bổn phận phải chuẩn bị, tổ chức, khích lệ và linh động hoá cộng đoàn cả về phương diện âm nhạc nữa”.
4. Cộng đoàn
Hầu hết các văn kiện liên quan đến Phụng Vụ và Thánh Nhạc đều khuyến khích và đề cao vai trò của cộng đoàn trong việc tích cực tham gia vào những phần ca hát trong các lễ nghi phụng vụ, lý do là vì :
Chỉ khi tham gia trọn vẹn, ý thức và tích cực như chính bản chất của Phụng Vụ đòi hỏi (HT TN số 15), các tín hữu mới chu toàn nhiệm vụ của mình. Sự tham gia trọn vẹn này trước phải nội tại, nghĩa là kết hợp lòng trí với lời mình nghe hay đọc và cộng tác với ơn trên ban xuống. Nhưng sự tham gia này cũng phải mang tính chất ngoại tại nữa, nghĩa là được biểu lộ bằng những câu tung hô, những lời đối đáp và những bài ca (HT TN số 15b).
Như đã nói trên, mỗi cuộc cử hành phụng vụ là một cuộc họp mừng. Thế nhưng, không có gì tưng bừng và vui vẻ hơn trong một buổi cử hành phụng vụ mà toàn thể cộng đoàn biểu lộ đức tin và lòng đạo đức của mình ra bằng lời ca tiếng hát (HT TN số 16).
Chính vì thế, phải nghiêm túc và kiên trì huấn luyện ca hát cho toàn thể giáo dân cùng một lúc với việc huấn luyện Phụng Vụ, tuỳ theo tuổi tác, hoàn cảnh, nếp sống và trình dộ kiến thức tôn giáo của họ.
5.Ca đoàn
Ca đoàn là một bộ phận cần thiết có một vai trò rất được quý trọng trong các văn kiện về Thánh Nhạc. Trên nguyên tắc, tất cả những phần nghi thức có hát, lý tưởng nhất là cả cộng đoàn cùng chung lời ca tiếng hát. Tuy nhiên, theo thực tế, nếu giáo dân chưa được luyện tập đủ và nếu dùng những bài hát nhiều bè thì có thể giao một số bài hát của cộng đoàn cho nguyên ca đoàn thôi, miễn là không loại họ ra ngoài không để họ hát những phần dành cho họ (HT TN số 16c).
Các huấn thị về Thánh Nhạc cũng như hiến chế vể Phụng Vụ đều lưu tâm đến việc cổ vũ thành lập các ca đoàn hay ít nhất các ban hát, các ca viên trong các Dòng Tu (Schola cantorum), các chủng viện, các nhà thờ chính toà cũng như các nhà thờ, nhà nguyện nhỏ.
Phải cố gắng thành lập các ca đoàn hay ít ra những ban hát nhà nguyện, hoặc các nhóm ca viên để có thể hát những bài mà cộng đoàn không hát nổi hay chưa được chuẩn bị để hát (HT TN số 19a). Tuy nhiên, không nên chấp nhận thói quen giao hết cho ca đoàn hát Phần Riêng Lễ và Phần Thường Lễ mà loại hẳn không dành cho cộng đoàn hát (HT TN số 16c).
Nếu không có điều kiện để lập một ca đoàn, dù chỉ là một ca đoàn khiêm tốn thì phải liệu cho ít nhất có một hai ca viên được huấn luyện vừa đủ. Ca viên có thể xướng lên một vài bài đơn giản cho dân chúng hát theo, đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ họ nữa (HT TN số 21). Vì vậy, phải huấn luyện cho ca đoàn không những về Âm Nhạc mà còn về Phụng vụ và đạo đức, để ca đoàn hiểu rõ về ý nghĩa của Phụng Vụ, hầu phục vụ tín hữu tốt hơn. Đáng tiếc là phần nhiều các ca đoàn của chúng ta chỉ chú trọng đến hát mà ít hay chẳng để tâm đến Phụng Vụ, tuy rất nhiệt thành và có năng khiếu. Nếu không hiểu biết đủ và không ý thức về mục đích của việc ca hát theo Phụng Vụ thì thật “tội nghiệp” cho họ, vì hát mà không được thù lao và hát mà không đạt mục đích.
Nhưng nếu hiểu rõ chức năng cốt yếu của Thánh Nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hoá các tín hữu (gloria Dei sanctificatio fidelium) và các ca viên là những tông đồ, những người được sai đi để dùng tiếng đàn tiếng hát mà cùng với các tín hữu thờ phượng tôn vinh Chúa thì vấn đề lại khác. Bấy giờ, người ta không kể công hay lấy công nữa mà chỉ lấy phúc. Mà phúc dành cho người nào phụng sự Chúa thì thật là chan chứa như có lời thánh vịnh : “Ai tìm kiếm Chúa chẳng thiếu chi điều Lành”.
Vậy tóm tắt lại, Thánh Nhạc là cần thiết để bổ túc cho Phụng Vụ tăng thêm vẻ đẹp và sức thu hút cũng như khơi dậy lòng sốt mến trong việc thờ phượng và do đấy cần phải được chú trọng và nuôi dưỡng bắng sự lưu tâm, khuyến khích và săn sóc của những người có trách nhiệm.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.