1. Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Kyiv: Sự hỗ trợ của Đức Thượng phụ Đại kết là điều đáng giá để chúng ta vượt qua những thử thách khủng khiếp

Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine chúc những điều tốt đẹp nhất đến Thượng phụ Đại kết Barthalomew vào ngày sinh nhật của ngài qua một lá thư.

Đầu tiên, ngài đề cập rằng Giáo hội Chính thống có một Thượng phụ Đại kết xứng đáng, người bất chấp những thách thức, là “điều liên tục nảy sinh trước mặt Giáo hội”, ngài “dẫn dắt con tàu được Chúa giao phó” cho ngài một cách khôn ngoan, hướng nó đến một bến cảng yên tĩnh và vùng biển an toàn..”

Đức Tổng Giám Mục nói rằng sự đóng góp và hướng dẫn của Đức Thượng phụ Đại kết đặc biệt quan trọng vào thời điểm này khi “Người dân Ukraine và chúng ta, với tư cách là Giáo hội Ukraine, đang trải qua những thử thách khủng khiếp do chiến tranh mang lại cho vùng đất hòa bình của chúng ta bởi những kẻ xâm lược Nga. “Ngài nói thêm: “Sự hỗ trợ của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và sự hỗ trợ của Giáo Hội Mẹ Constantinople là đặc biệt quý giá.

Cuối cùng, ngài nói: “Chúng tôi chúc Đức Thượng Phụ có nhiều năm hồng phúc phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội Thánh thiện của Ngài, sức khỏe, thành công trong công việc của ngài vì sự phát triển của Tòa Thượng phụ Đại kết, Chính thống giáo và toàn thể Kitô giáo”.


Source:Orthodox Times

2. Vụ sập đập Nova Kakhovka ở Ukraine sẽ có “tác động lớn đến an ninh lương thực toàn cầu”, giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc cho biết

Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Ba rằng vụ vỡ đập tuần trước trên sông Dnipro ở Ukraine sẽ có “tác động lớn đến an ninh lương thực toàn cầu”, với giá lương thực có thể tăng do những vấn đề với vụ thu hoạch tiếp theo trong khu vực.

Đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine bị vỡ hôm 6/6, buộc hơn 1.400 người phải rời bỏ nhà cửa và đe dọa nguồn cung cấp nước quan trọng khi lũ lụt tràn vào khu vực.

Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC Radio 4 rằng giá lương thực “chắc chắn sẽ tăng” sau vụ vỡ đập.

“Đây là vựa bánh mì, toàn bộ khu vực đó, đi xuống Hắc Hải, Crimea, đó là vựa bánh mì – không chỉ cho Ukraine mà còn cho thế giới. Và gần như không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ chứng kiến những vấn đề rất, rất lớn trong việc thu hoạch và gieo hạt cho vụ thu hoạch tiếp theo,” Griffiths, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho biết. “Những gì chúng ta sẽ thấy gần như chắc chắn, nhưng vẫn chưa được tính toán rõ ràng, là một tác động to lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu.”

Đập Nova Kakhovka là hồ chứa lớn nhất ở Ukraine về khối lượng. Đây là đập cuối cùng trong chuỗi sáu đập thời Liên Xô trên sông Dnipro, tuyến đường thủy chính chạy qua đông nam Ukraine.

Griffiths nói thêm rằng cũng sẽ có “vấn đề về nước uống”, do 700.000 người phụ thuộc vào hồ chứa. Theo Griffiths, “nước xấu” khiến người dân trong khu vực dễ mắc bệnh, trong đó trẻ em có nguy cơ đặc biệt cao.

“Thiệt hại ở quy mô này đối với cơ sở hạ tầng dân sự — và tôi đã nói công khai rằng, như các bạn đã biết, — là hoàn toàn trái với luật nhân đạo quốc tế,” Griffiths nói với BBC. “Điều đó là hiển nhiên. Bất cứ ai làm điều đó đã vi phạm Công ước Geneva.”

3. Đức Hồng Y Müller: Tòa Thánh cần lên tiếng chống ý thức hệ giới tính

Theo Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, Tòa Thánh cần liên tiếng chống lại ý thức hệ giới tính

Lý thuyết này phủ nhận sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ, vì cho rằng sự khác biệt này chỉ là do giáo dục, văn hóa và truyền thống tạo nên.

Trong buổi giới thiệu cuốn sách mới, tựa đề “In buona fede”, “Ngay tình”, về cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả người Ý Franca Gian Soldati, hôm 10 tháng Sáu vừa qua, tại Roma, Đức Hồng Y Müller, 75 tuổi, người Đức cho biết ngài không hiểu tại sao Tòa Thánh không có những biện pháp kỷ luật chống lại những giáo thuyết sai lầm hiển nhiên. Thiên Chúa tạo nên con người có nam có nữ, và gia đình dựa trên sự kiện ấy, là một chân ý căn bản của đức tin. Nếu chân lý này bị phủ nhận, thì Tòa Thánh phải phê bình điều đó.

Cuốn sách “In buona fede” cũng đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, như nạn lạm dụng tính dục, những hạn chế cử hành phụng vụ đối với những tín hữu Công Giáo bảo thủ, tình trạng Công Giáo tại Đức đang tiến dần đến sự ly giáo và bội giáo, sự từ chức của một vị Giáo hoàng, tương lai tới đây, vấn đề phụ nữ, Giáo hội tại Mỹ và Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, Đức Hồng Y Müller cũng phê bình giới lãnh đạo chính trị tại Đức và nói: “Họ dám bảo dân chúng điều gì được nói, điều gì được suy nghĩ và điều gì được ăn. Một số chính trị gia hành động như những nhà giảng thuyết của một tôn giáo mới thay thế”.

Đức Hồng Y Müller nguyên là một giáo sư thần học, sau đó được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Regensburg, bên Đức. Năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhưng khi mãn nhiệm 5 năm, tức là vào năm 2017 thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không gia hạn nhiệm vụ này của Đức Hồng Y Müller.

Trong cuốn sách, Đức Hồng Y kết luận rằng: “Sự kiện này giống như một sấm sét trên bầu trời. Tôi bị coi là một giáo sư thần học nghiêm khắc người Đức muốn dạy Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả những điều đó là không đúng sự thật, là bịa đặt. Tôi chỉ muốn bảo vệ các quy luật. Tôi nghĩ rằng với thời gian, Đức Giáo Hoàng nuôi dưỡng một sự nghi kỵ, oán giận nào đó đối với các nhà thần học, các học giả người Đức” (...).

Về những vấn đề chính trị và xã hội, Đức Hồng Y Müller đặc biệt phấn khởi về thông điệp “Laudato sì” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về việc bảo vệ trái đất như căn nhà chung của nhân loại, nhưng Đức Hồng Y công khai phê bình chế độ của nhà nước Trung Quốc và sự xâm lăng của Nga, và cả các hoạt động ngoại giao của Vatican. Nhưng Đức Hồng Y nghiêm khắc hơn trong việc phê bình thiểu số tư bản bóc lột đa số dân chúng trên thế giới và viễn tượng đe dọa của chủ nghĩa xuyên nhân bản, trong thực tế cũng là chủ nghĩa phản nhân bản, phủ nhận Thiên Chúa.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Mueller cũng nhận định rằng vì thiện ích hiệp nhất của Giáo hội, các vị giáo hoàng không nên từ chức. Việc từ chức này chỉ có thể biện minh được trong những trường hợp cực chẳng đã và không thể trở thành một quy luật trong tương lai. Ngài nói: “Những cuộc từ chức tạo nên một rạn nứt trong nguyên lý Phêrô về sự hiệp nhất đức tin và tình hiệp thông của Giáo hội, vô song trong lịch sử và chưa được xác định về mặt đạo lý. Các quy tắc của giáo luật không đủ. Khi Đức Giáo Hoàng Ratzinger từ chức và cho đến phút cuối cùng, người vẫn hoàn toàn tỉnh táo và sự tỉnh táo này đủ [để cai quản Giáo hội]. Trong một tình trạng cùng cực, Đức Giáo Hoàng có quyền từ chức, nhưng tình trạng này chưa tới, hiện không có”.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Müller cũng cầu chúc Đức Thánh Cha Phanxicô sớm bình phục.