Lễ Giao Thừa
Chỉ còn mấy giờ nữa là đến Giao Thừa. Giao Thừa là thời khắc rất linh thiêng đối với người Việt Nam, Đây là lúc trời đất giao hòa, là giờ phút quan trọng để con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Người ta cho sự vắng mặt lúc giao thừa trong gia đình là một nỗi bất hạnh. Giờ này mọi người đang có mặt ở đây để dự lễ GiaoThừa. Chúng ta chuẩn bị đón Giao Thừa để cầu ơn bình an, như bài đọc I và bài Tin Mừng gợi ý.
Qua hai bài sách thánh này, chủ điểm lễ Giáo Thừa là cầu bình an và xin hạnh phúc thật. Đúng thế.. Đức Chúa bảo ông Mô-sê nói với ộng A-ha-ron và các con của ông này rằng khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en thì hãy nói như thế này : “Nguyện Đức Chúa chúa lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em. Nguyện Dức Chúa ghé mắt nhìn anh và ban bình an.cho anh em.’
Qua mấy câu này, chúng ta thấy bình an là một ân huệ, phải cầu, phải xin mới được. Xin Chúa chúc lành và gìn giữ chúng ta. Chúng ta cần được Chúa chúc lành và gìn giữ thì mới được bình an.. Chúa chúc lành là Người ban ơn, Chúa gìn giữ là Chúa bảo vệ để chúng ta khỏi sa ngã, rồi Chúa tươi nét mặt nhìn đến và dủ lòng thuong là Người hài lòng vì đời sống ngay thẳng cùa chúng ta.
Như vậy, bình an là một đoạn đường qua hai giai đoạn : giai đoạn thứ nhất là được Chúa chúc lành và gìn giữ; giai doạn thứ hai là được Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an.. Người Roma có câu nói : “Nếu muốn hòa bình thì hãy chuẩn bị chiến tranh” Áp dụng cầu này vào đời thường thì có nghĩa là phấn đấu chống lại những nghịch cảnh làm xáo trộn sự bình an:trong tâm hồn. Khi địch thù thấy người ta đề phòng và sẵn sàng nghênh chiến thì có khi nó bỏ ý định gây chiến.
Chuyển sang địa hạt tâm linh, sửa soạn nghinh chiến ở đây có nghĩa là tạo điều kiện để sống trong bình an. Thánh Âu- tinh đã tạo điều kiện cho chúng ta đón nhận và sống trong bình an trong câu dịnh nghĩa chí lý về bình an như sau : “Bình an là yên hàn của trật tự.” (Pax tranquillitas ordinis). Khi có sự yên hàn của trật tự bên trong cững như bên ngoài giữa ta với Thiên Chúa, giữa ta với tha nhân và giữa mình với mình thì lúc dó có bình an. Trật tự giữa ta với Chúa là khi chúng ta ở trong tình trạng ơn nghĩa, trật tự giữa chúng ta với tha nhân là khi chúng ta giữ đức công bình và thực thi bác ái còn trật tự giữa mình với mình là khi chúng ta điều khiển được mình, không để mình buông theo những dục vọng bất chính hay sống một cuộc đời vô tổ chức, không định hướng, không lý tường. Khi làm như thế là chúng ta thiết lập được sự yên hàn của trật tự, là được bình an.
Sau bài sách Dân Số về sự bình an thì đến bài Tin Mừng nói về các mối phúc thật. Ai cũng thích được hạnh phúc và nói đến hạnh phúc là tự nhiên nghĩ đến những điều thông thường trong đời sống hàng ngày, như lắm tiền nhiều của, quyền cao chức trọng, bình an mạnh khỏe, yêu đương thắm thiết v.v… Còn hạnh phúc thật thì người ta cho là xa vời và ảo tưởng, không thiết thực một chút nào. Thật vậy. Có ai cho nghèo là hạnh phúc đâu. Chỉ thấy nghèo là khổ, bị người ta coi thường và thiếu thốn đủ thứ. Cũng chẳng mấy ai cho khổ, bị đánh đập là phúc. Thế mà Dức Giê-su lại dạy rằng những người phải khổ là có phúc. Thường khổ là những người mất cha mất mẹ khi còn nhỏ, mất con cái cửa nhà, mất công ăn việc làm, bị lường gạt, buôn thua bán lỗ, bị tình phụ hay thất tình v.v… Những ngưòi đó là những người sầu khổ. Nhưng người sầu khổ Chúa muốn nói đến ở đây không phải là những người đó mà là những người buồn phiền hối hận, than khóc vì những tội lỗi của mình. Họ buồn vì thấy mình bất trung, muốn sống ngay lành mà không được vì bị đam mê dục vọng ngăn cản. Họ thấy mình thiếu nghị lực và sức sống thiêng liêng nên lo buồn sầu khổ.
Ngoài ra, Chúa còn cho những người hiền lành, khao khát sự công chính, biết thương xót người, có lòng trong sạch, biết tạo ra sự bình an là có phúc. Những người này, người ta hiểu được và dễ cảm nhận. Nhưng còn những người bị tù đầy, bị bách hại vì sự công chính mà được cho là có phúc thì thật khó hiểu. Có chăng họ được người đời kính nể và khen lao vì sự can đảm và nghĩa khí của họ. Nhưng sự công chính ở đây có ý hiểu về đạo mình tin nhiều hơn như trường hơp các thánh vị đạo.
Trong thánh lễ GiaoThừa, phụng vụ đưa ra hai bài sách thánh để nói về hạnh phúc, vì Tết là dịp người ta chúc phúc cho nhau. Hai bài sách này giúp chúng ta hiểu được phần nào Tám Mối Phúc Thật của Chúa và hiểu được thế nào là bình an đích thật, để sang Năm Mới chúng ta đón nhận được sự bình an và các mối phúc này.
Đỗ Xuân Quế O.P.
Chỉ còn mấy giờ nữa là đến Giao Thừa. Giao Thừa là thời khắc rất linh thiêng đối với người Việt Nam, Đây là lúc trời đất giao hòa, là giờ phút quan trọng để con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Người ta cho sự vắng mặt lúc giao thừa trong gia đình là một nỗi bất hạnh. Giờ này mọi người đang có mặt ở đây để dự lễ GiaoThừa. Chúng ta chuẩn bị đón Giao Thừa để cầu ơn bình an, như bài đọc I và bài Tin Mừng gợi ý.
Qua hai bài sách thánh này, chủ điểm lễ Giáo Thừa là cầu bình an và xin hạnh phúc thật. Đúng thế.. Đức Chúa bảo ông Mô-sê nói với ộng A-ha-ron và các con của ông này rằng khi chúc lành cho con cái Ít-ra-en thì hãy nói như thế này : “Nguyện Đức Chúa chúa lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em. Nguyện Dức Chúa ghé mắt nhìn anh và ban bình an.cho anh em.’
Qua mấy câu này, chúng ta thấy bình an là một ân huệ, phải cầu, phải xin mới được. Xin Chúa chúc lành và gìn giữ chúng ta. Chúng ta cần được Chúa chúc lành và gìn giữ thì mới được bình an.. Chúa chúc lành là Người ban ơn, Chúa gìn giữ là Chúa bảo vệ để chúng ta khỏi sa ngã, rồi Chúa tươi nét mặt nhìn đến và dủ lòng thuong là Người hài lòng vì đời sống ngay thẳng cùa chúng ta.
Như vậy, bình an là một đoạn đường qua hai giai đoạn : giai đoạn thứ nhất là được Chúa chúc lành và gìn giữ; giai doạn thứ hai là được Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an.. Người Roma có câu nói : “Nếu muốn hòa bình thì hãy chuẩn bị chiến tranh” Áp dụng cầu này vào đời thường thì có nghĩa là phấn đấu chống lại những nghịch cảnh làm xáo trộn sự bình an:trong tâm hồn. Khi địch thù thấy người ta đề phòng và sẵn sàng nghênh chiến thì có khi nó bỏ ý định gây chiến.
Chuyển sang địa hạt tâm linh, sửa soạn nghinh chiến ở đây có nghĩa là tạo điều kiện để sống trong bình an. Thánh Âu- tinh đã tạo điều kiện cho chúng ta đón nhận và sống trong bình an trong câu dịnh nghĩa chí lý về bình an như sau : “Bình an là yên hàn của trật tự.” (Pax tranquillitas ordinis). Khi có sự yên hàn của trật tự bên trong cững như bên ngoài giữa ta với Thiên Chúa, giữa ta với tha nhân và giữa mình với mình thì lúc dó có bình an. Trật tự giữa ta với Chúa là khi chúng ta ở trong tình trạng ơn nghĩa, trật tự giữa chúng ta với tha nhân là khi chúng ta giữ đức công bình và thực thi bác ái còn trật tự giữa mình với mình là khi chúng ta điều khiển được mình, không để mình buông theo những dục vọng bất chính hay sống một cuộc đời vô tổ chức, không định hướng, không lý tường. Khi làm như thế là chúng ta thiết lập được sự yên hàn của trật tự, là được bình an.
Sau bài sách Dân Số về sự bình an thì đến bài Tin Mừng nói về các mối phúc thật. Ai cũng thích được hạnh phúc và nói đến hạnh phúc là tự nhiên nghĩ đến những điều thông thường trong đời sống hàng ngày, như lắm tiền nhiều của, quyền cao chức trọng, bình an mạnh khỏe, yêu đương thắm thiết v.v… Còn hạnh phúc thật thì người ta cho là xa vời và ảo tưởng, không thiết thực một chút nào. Thật vậy. Có ai cho nghèo là hạnh phúc đâu. Chỉ thấy nghèo là khổ, bị người ta coi thường và thiếu thốn đủ thứ. Cũng chẳng mấy ai cho khổ, bị đánh đập là phúc. Thế mà Dức Giê-su lại dạy rằng những người phải khổ là có phúc. Thường khổ là những người mất cha mất mẹ khi còn nhỏ, mất con cái cửa nhà, mất công ăn việc làm, bị lường gạt, buôn thua bán lỗ, bị tình phụ hay thất tình v.v… Những ngưòi đó là những người sầu khổ. Nhưng người sầu khổ Chúa muốn nói đến ở đây không phải là những người đó mà là những người buồn phiền hối hận, than khóc vì những tội lỗi của mình. Họ buồn vì thấy mình bất trung, muốn sống ngay lành mà không được vì bị đam mê dục vọng ngăn cản. Họ thấy mình thiếu nghị lực và sức sống thiêng liêng nên lo buồn sầu khổ.
Ngoài ra, Chúa còn cho những người hiền lành, khao khát sự công chính, biết thương xót người, có lòng trong sạch, biết tạo ra sự bình an là có phúc. Những người này, người ta hiểu được và dễ cảm nhận. Nhưng còn những người bị tù đầy, bị bách hại vì sự công chính mà được cho là có phúc thì thật khó hiểu. Có chăng họ được người đời kính nể và khen lao vì sự can đảm và nghĩa khí của họ. Nhưng sự công chính ở đây có ý hiểu về đạo mình tin nhiều hơn như trường hơp các thánh vị đạo.
Trong thánh lễ GiaoThừa, phụng vụ đưa ra hai bài sách thánh để nói về hạnh phúc, vì Tết là dịp người ta chúc phúc cho nhau. Hai bài sách này giúp chúng ta hiểu được phần nào Tám Mối Phúc Thật của Chúa và hiểu được thế nào là bình an đích thật, để sang Năm Mới chúng ta đón nhận được sự bình an và các mối phúc này.
Đỗ Xuân Quế O.P.