Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh Tempe,Bang ArizonaTĩnh Tâm Mùa Vọng
(Tempe-Arizona) Trong tâm tình dọn mình đón Chúa Giáng Sinh, Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh thuộc thành phố Tempe, tiểu bang Arizona đã tổ chức Tĩnh Tâm Mùa Vọng trong 2 ngày 9 & 10 tháng 12 năm 2022, do Linh mục Micae Phạm Quang Hồng đến từ Úc Châu thuyết giảng với chủ đề:
Xem Hình
Ai Chờ Ai? Ai Tìm Ai? Ai Tin Ai?
Với lối thuyết trình đơn sơ, mộc mạc, lẫn hài hước và tế nhị Cha Micae Hồng đã thu hút được rất nhiều người, không phân biệt tôn giáo, theo dõi các bài hướng dẫn tâm linh của cha trong các buổi giảng phòng tĩnh tâm tại các giáo xứ, cũng như trên các hệ thống truyền thông đại chúng như: Youtube, face book, Tiktok, v,v.
Trong 2 ngày tĩnh tâm này tôi cũng rất vui vì có vài người bạn ngoài Công Giáo nhưng cũng xin đến tham dự, vì theo như lời họ chia sẽ: “Nghe cha Hồng giảng họ cãm thấy tâm hồn bình an, và tối ngủ rất ngon giấc”.
Mỗi năm đến Mùa Giáng Sinh về là chúng ta luôn nghĩ đến gia đình đoàn tụ, sum họp quây quần bên nhau, mọi thành viên trong gia đình dù ở xa hay gần, bận rộn bao nhiêu cũng phải dành thời gian để về với gia đình, với bạn bè, với thân bằng quyến thuộc, do đó chúng ta có thể nói Giáng Sinh là Tình Yêu, mà tình yêu thì ở cùng nhau.
Thiên Chúa yêu chúng ta, nên muốn ở với chúng ta, không muốn tách rời chúng ta đó là mầu nhiệm nhập thể, xuống thế làm người.
Thiên Chúa yêu chúng ta, thì phải ở với chúng ta mãi mãi không bao giờ tách rời chúng ta, đó là Bí tích Thánh Thể.
Thiên Chúa yêu chúng ta, muốn sửa chúng ta nên hoàn hão hơn, tốt đẹp hơn, đó là Bí tích Hòa Giải.
Thiên Chúa yêu chúng ta, sẵn sàng thí mạng sống cho chúng ta, đó là mầu nhiệm Thập Tự Giá.
Chúng ta thường nghĩ Mùa Vọng là mong chờ Chúa đến, nhưng thực ra, Ai mong chờ ai? có thật là chúng ta mong chờ Chúa đến không? Không, chắc chắn là không?
Khi con cái lái xe đi ra ngoài đường, thì ở nhà cha mẹ đợi chờ con trở về mới yên tâm, nghĩa là trong gia đình, người lớn chờ người nhỏ, người yêu trước chờ người yêu sau, người yêu nhiều chờ người mới yêu, như vậy Chúa với mình ai chờ ai trước? Ai yêu ai nhiều hơn? Chắc chắn là Chúa chờ và Chúa yêu chúng ta trước, bởi vì Chúa có trước chúng ta, Chúa yêu chúng ta nên Chúa tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa.
Hãy bắt chước người ăn trộm, chỉ cần 30 giây thưa với Chúa: “ Lạy Ông Giêsu, khi nào Ông về nước Trời, xin ông nhớ đến tôi với”. Lời nói đơn sơ mộc mạc, nhưng Chúa đã nhậm lời và hứa sẽ cho vào nơi vinh hiễn với Chúa.
Nhiều khi chúng ta không nhận ra Chúa, không cãm nhận được tình yêu của Ngài, nhưng Chúa biết chúng ta, Chúa nhận ra chúng ta, và Chúa vẫn thương yêu và chờ đợi chúng ta.
Đừng bao giờ chúng ta nghĩ là đầy tớ của Chúa, nhưng phải luôn luôn nghĩ rằng chúng ta là con cái của Chúa.
Chúng ta thường tự hỏi. Đời sống Thiêng liêng bắt đầu từ lúc nào?
Xin thưa: Bất cứ lúc nào mà mình tin rằng Chúa thương mình, xác tín, ý thức được rằng Chúa thương mình vô điều kiện, một người con hoang đàng trở về được Chúa cho phục hồi nhân phẫm, được quyền thừa hưởng gia tài, lúc đó đời sống thiêng liêng mới bắt đầu. Tại sao không tưởng tượng mình được Chúa thương, rồi đi đến xác tín, biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong cuộc đời của mình, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, mình được Chúa thương mà cặp mắt của mình không nhận ra là lòng biết ơn.
Đừng bao giờ nói: Xin đừng bỏ con, vì như thế chúng ta sẽ sai, sai từ cái nhìn về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là người cha nhân hậu, có khi nào cha mẹ lại từ bỏ con cái bao giờ? Ngược lại chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta đừng từ bỏ Chúa, nhất là lúc chúng ta dại dột vì đam mê, vì quyến rũ, vì áp lực.
Thế nào là trưởng thành về nhân bản, trưởng thành về thánh linh?
Trưởng thành về nhân bản là càng ngày càng tự lập, càng tự lập mới có tự trọng (tam thập nhi lập) 30 tuổi phải biết đứng giữa đời, phải tự lực cánh sinh.
Còn đời sống thiêng liêng thì sao? Đôi khi chúng ta lầm, chúng ta tưởng tập luyện nhân đức, đọc kinh, nhận các bí tích, nghe tất cả các bài chia sẽ, rồi cuộc đời thánh linh của chúng ta càng ngày càng tự lập? Thưa không. Chúng ta càng ngày càng lệ thuộc vào Thiên Chúa, càng cần Chúa để chúng ta có thể đứng vững trên con đường giữ đạo.
Khi chúng ta tị nạn ở nước ngoài, chúng ta được thi quốc tịch, được nhập tịch, được trở thành công dân của một nước tự do, chúng ta lấy làm vinh dự và hãnh diện vì được làm công dân của một nước có nhân bản, có nhân ái.
Được làm công dân của một nước, chúng ta hãnh diện như thế, huống chi chúng ta được làm công dân nước trời, sao thấy ít người hãnh diện?
Làm công dân của một nước, khi chúng ta phạm tội, chúng ta bị mất quyền lợi, nhưng công dân nước trời, chúng ta vẫn được làm con cái Chúa, công dân một nước khi mình chết là hết, là chấm dứt, nhưng công dân nước trời khi mình chết vẫn đời đời kiếp kiếp ở trong tình yêu của Chúa, đừng bao giờ nghi ngờ Chúa hết thương mình, đừng bao giờ nghi ngờ Chúa không nghe mình, sự thật Chúa vẫn nghe, vẫn thương và luôn quan phòng che chở chúng ta.
Cả cuộc đời chúng ta, chúng ta nên học hỏi hình ảnh của ông Giakêu, để chúng ta thấy rằng Chúa đi tìm mình, vì mình bất toàn, vì mình tội lỗi, vì mình yếu hèn.
Ước gì mỗi người chúng ta được Chúa đi tìm, đươc Chúa tha tội, được Chúa phục chức và được Chúa ở lại mãi mãi trong tâm hồn chúng ta.
Xin kính chúc quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa Mùa Giáng Sinh Bình An và Một Năm Mới Hạnh Phúc Thịnh Vượng.
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời
Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm.
Phan Hoàng Phú Quý
(Tempe-Arizona) Trong tâm tình dọn mình đón Chúa Giáng Sinh, Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh thuộc thành phố Tempe, tiểu bang Arizona đã tổ chức Tĩnh Tâm Mùa Vọng trong 2 ngày 9 & 10 tháng 12 năm 2022, do Linh mục Micae Phạm Quang Hồng đến từ Úc Châu thuyết giảng với chủ đề:
Xem Hình
Ai Chờ Ai? Ai Tìm Ai? Ai Tin Ai?
Với lối thuyết trình đơn sơ, mộc mạc, lẫn hài hước và tế nhị Cha Micae Hồng đã thu hút được rất nhiều người, không phân biệt tôn giáo, theo dõi các bài hướng dẫn tâm linh của cha trong các buổi giảng phòng tĩnh tâm tại các giáo xứ, cũng như trên các hệ thống truyền thông đại chúng như: Youtube, face book, Tiktok, v,v.
Trong 2 ngày tĩnh tâm này tôi cũng rất vui vì có vài người bạn ngoài Công Giáo nhưng cũng xin đến tham dự, vì theo như lời họ chia sẽ: “Nghe cha Hồng giảng họ cãm thấy tâm hồn bình an, và tối ngủ rất ngon giấc”.
Mỗi năm đến Mùa Giáng Sinh về là chúng ta luôn nghĩ đến gia đình đoàn tụ, sum họp quây quần bên nhau, mọi thành viên trong gia đình dù ở xa hay gần, bận rộn bao nhiêu cũng phải dành thời gian để về với gia đình, với bạn bè, với thân bằng quyến thuộc, do đó chúng ta có thể nói Giáng Sinh là Tình Yêu, mà tình yêu thì ở cùng nhau.
Thiên Chúa yêu chúng ta, nên muốn ở với chúng ta, không muốn tách rời chúng ta đó là mầu nhiệm nhập thể, xuống thế làm người.
Thiên Chúa yêu chúng ta, thì phải ở với chúng ta mãi mãi không bao giờ tách rời chúng ta, đó là Bí tích Thánh Thể.
Thiên Chúa yêu chúng ta, muốn sửa chúng ta nên hoàn hão hơn, tốt đẹp hơn, đó là Bí tích Hòa Giải.
Thiên Chúa yêu chúng ta, sẵn sàng thí mạng sống cho chúng ta, đó là mầu nhiệm Thập Tự Giá.
Chúng ta thường nghĩ Mùa Vọng là mong chờ Chúa đến, nhưng thực ra, Ai mong chờ ai? có thật là chúng ta mong chờ Chúa đến không? Không, chắc chắn là không?
Khi con cái lái xe đi ra ngoài đường, thì ở nhà cha mẹ đợi chờ con trở về mới yên tâm, nghĩa là trong gia đình, người lớn chờ người nhỏ, người yêu trước chờ người yêu sau, người yêu nhiều chờ người mới yêu, như vậy Chúa với mình ai chờ ai trước? Ai yêu ai nhiều hơn? Chắc chắn là Chúa chờ và Chúa yêu chúng ta trước, bởi vì Chúa có trước chúng ta, Chúa yêu chúng ta nên Chúa tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Chúa.
Hãy bắt chước người ăn trộm, chỉ cần 30 giây thưa với Chúa: “ Lạy Ông Giêsu, khi nào Ông về nước Trời, xin ông nhớ đến tôi với”. Lời nói đơn sơ mộc mạc, nhưng Chúa đã nhậm lời và hứa sẽ cho vào nơi vinh hiễn với Chúa.
Nhiều khi chúng ta không nhận ra Chúa, không cãm nhận được tình yêu của Ngài, nhưng Chúa biết chúng ta, Chúa nhận ra chúng ta, và Chúa vẫn thương yêu và chờ đợi chúng ta.
Đừng bao giờ chúng ta nghĩ là đầy tớ của Chúa, nhưng phải luôn luôn nghĩ rằng chúng ta là con cái của Chúa.
Chúng ta thường tự hỏi. Đời sống Thiêng liêng bắt đầu từ lúc nào?
Xin thưa: Bất cứ lúc nào mà mình tin rằng Chúa thương mình, xác tín, ý thức được rằng Chúa thương mình vô điều kiện, một người con hoang đàng trở về được Chúa cho phục hồi nhân phẫm, được quyền thừa hưởng gia tài, lúc đó đời sống thiêng liêng mới bắt đầu. Tại sao không tưởng tượng mình được Chúa thương, rồi đi đến xác tín, biết bao nhiêu biến cố xảy ra trong cuộc đời của mình, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, mình được Chúa thương mà cặp mắt của mình không nhận ra là lòng biết ơn.
Đừng bao giờ nói: Xin đừng bỏ con, vì như thế chúng ta sẽ sai, sai từ cái nhìn về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là người cha nhân hậu, có khi nào cha mẹ lại từ bỏ con cái bao giờ? Ngược lại chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta đừng từ bỏ Chúa, nhất là lúc chúng ta dại dột vì đam mê, vì quyến rũ, vì áp lực.
Thế nào là trưởng thành về nhân bản, trưởng thành về thánh linh?
Trưởng thành về nhân bản là càng ngày càng tự lập, càng tự lập mới có tự trọng (tam thập nhi lập) 30 tuổi phải biết đứng giữa đời, phải tự lực cánh sinh.
Còn đời sống thiêng liêng thì sao? Đôi khi chúng ta lầm, chúng ta tưởng tập luyện nhân đức, đọc kinh, nhận các bí tích, nghe tất cả các bài chia sẽ, rồi cuộc đời thánh linh của chúng ta càng ngày càng tự lập? Thưa không. Chúng ta càng ngày càng lệ thuộc vào Thiên Chúa, càng cần Chúa để chúng ta có thể đứng vững trên con đường giữ đạo.
Khi chúng ta tị nạn ở nước ngoài, chúng ta được thi quốc tịch, được nhập tịch, được trở thành công dân của một nước tự do, chúng ta lấy làm vinh dự và hãnh diện vì được làm công dân của một nước có nhân bản, có nhân ái.
Được làm công dân của một nước, chúng ta hãnh diện như thế, huống chi chúng ta được làm công dân nước trời, sao thấy ít người hãnh diện?
Làm công dân của một nước, khi chúng ta phạm tội, chúng ta bị mất quyền lợi, nhưng công dân nước trời, chúng ta vẫn được làm con cái Chúa, công dân một nước khi mình chết là hết, là chấm dứt, nhưng công dân nước trời khi mình chết vẫn đời đời kiếp kiếp ở trong tình yêu của Chúa, đừng bao giờ nghi ngờ Chúa hết thương mình, đừng bao giờ nghi ngờ Chúa không nghe mình, sự thật Chúa vẫn nghe, vẫn thương và luôn quan phòng che chở chúng ta.
Cả cuộc đời chúng ta, chúng ta nên học hỏi hình ảnh của ông Giakêu, để chúng ta thấy rằng Chúa đi tìm mình, vì mình bất toàn, vì mình tội lỗi, vì mình yếu hèn.
Ước gì mỗi người chúng ta được Chúa đi tìm, đươc Chúa tha tội, được Chúa phục chức và được Chúa ở lại mãi mãi trong tâm hồn chúng ta.
Xin kính chúc quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa Mùa Giáng Sinh Bình An và Một Năm Mới Hạnh Phúc Thịnh Vượng.
Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời
Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm.
Phan Hoàng Phú Quý