Một tuần sau khi báo cáo về tình trạng lạm dụng ở Tổng giáo phận Munich-Freising được công bố, Hồng Y Reinhard Marx đã tuyên bố trong một cuộc họp báo ở thủ đô Bavaria vào hôm 27 tháng Giêng năm 2022, rằng ngài đã không trình đơn từ chức lên Đức Thánh Cha Phanxicô một lần nữa.
Ngài nói sẽ xem xét việc từ chức nếu không còn cảm thấy có thể hướng dẫn giáo phận và không muốn “gắn bó với chức vụ của mình.”
Vị Hồng Y người Đức đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng vào tháng 6 năm ngoái, thừa nhận những sai sót cá nhân của mình trong việc quản lý lạm dụng, và đề nghị chịu trách nhiệm về những gì mà ông coi là “lỗi lầm hệ thống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của Hồng Y Marx vào thời điểm đó, và yêu cầu ngài tiếp tục phục vụ Giáo Hội Công Giáo với tư cách là Tổng giám mục của Munich-Freising.
Nhưng, vị Hồng Y nói, “Tôi không muốn phải chịu một mình lần nữa”, và nhấn mạnh tại cuộc họp báo sự cần thiết phải chia sẻ trách nhiệm trong một Giáo hội đồng nghị hơn.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ngài kêu gọi “nhiều phụ nữ hơn nữa vào các vị trí lãnh đạo trong Giáo hội”.
Ngài yêu cầu báo cáo Munich phải được đưa vào quá trình cải tổ Giáo hội, một lần nữa phải trở thành động lực cho Tiến Trình Công Nghị do Hội đồng Giám mục Đức mở ra vào năm 2019 sau khi công bố báo cáo đầu tiên về tình trạng lạm dụng. “Không có tương lai cho Kitô Giáo ở đất nước chúng ta nếu không có một Giáo hội đổi mới!” ngài nói.
Gọi việc đối xử với các nạn nhân bị lạm dụng trong tổng giáo phận của mình là “không thể tha thứ được”, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả những điều mà báo cáo buộc tội ngài, mặc dù ngài nói rằng ngài chủ yếu coi chúng là “những thất bại về mặt hành chính và giao tiếp”. Tuy nhiên, trong một trong hai trường hợp, ngài tự trách mình vì “đã không thực sự tiếp cận những người có liên quan một cách chủ động hơn.”
Bình luận về toàn bộ bản báo cáo, ông than thở rằng “Die Kirche war offensichtlich für viele Menschen ein Ort des Unheils und nicht des Heils, ein Ort der Angst und nicht des Trostes.”, nghĩa là, “Đối với nhiều người Giáo hội thực sự là một nơi gây ra tai họa hơn là cứu rỗi, một nơi đáng sợ hơn là an ủi.” Nhận xét này xem ra hàm hồ, và lẽ ra nên xuất phát từ miệng lưỡi của một kẻ vô thần, có đầu óc bài Công Giáo cực đoan, hơn là từ một Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo.
Hồng Y Marx từ chối bình luận về các trường hợp liên quan đến những người tiền nhiệm còn sống của mình, bao gồm cả Đức Bênêđíctô XVI, và nói rằng ngài không muốn “nói thay họ”.
Một nhà báo cho rằng cuộc điều tra độc lập do Hồng Y Marx uỷ thác cho một công ty luật thực hiện chẳng qua chỉ là một âm mưu nhằm bôi nhọ Đức Bênêđíctô. Trả lời nhận xét này Hồng Y Marx nói rằng những lý thuyết theo đó bản báo cáo thể hiện một âm mưu chống lại Đức Giáo Hoàng Danh dự là “vô lý”. Ngài nhấn mạnh rằng “không có lý do gì để nghi ngờ tính nghiêm túc” của cuộc điều tra và Đức Bênêđíctô XVI đã “tích cực” tham gia vào quá trình này.
Đức Hồng Y Marx đã không đưa ra các hành động cụ thể, ngoại trừ việc cách chức Cha Lorenz Wolf, là người bị chỉ trích mạnh mẽ trong báo cáo. Không trình bày chi tiết cụ thể, Hồng Y Marx công bố một chương trình cải cách trong tổng giáo phận, với các kết quả được dự kiến sẽ trình bày trong một năm.
Source:AleteiaCardinal Marx won’t re-present resignation after Munich report
Ngài nói sẽ xem xét việc từ chức nếu không còn cảm thấy có thể hướng dẫn giáo phận và không muốn “gắn bó với chức vụ của mình.”
Vị Hồng Y người Đức đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng vào tháng 6 năm ngoái, thừa nhận những sai sót cá nhân của mình trong việc quản lý lạm dụng, và đề nghị chịu trách nhiệm về những gì mà ông coi là “lỗi lầm hệ thống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối đơn từ chức của Hồng Y Marx vào thời điểm đó, và yêu cầu ngài tiếp tục phục vụ Giáo Hội Công Giáo với tư cách là Tổng giám mục của Munich-Freising.
Nhưng, vị Hồng Y nói, “Tôi không muốn phải chịu một mình lần nữa”, và nhấn mạnh tại cuộc họp báo sự cần thiết phải chia sẻ trách nhiệm trong một Giáo hội đồng nghị hơn.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ngài kêu gọi “nhiều phụ nữ hơn nữa vào các vị trí lãnh đạo trong Giáo hội”.
Ngài yêu cầu báo cáo Munich phải được đưa vào quá trình cải tổ Giáo hội, một lần nữa phải trở thành động lực cho Tiến Trình Công Nghị do Hội đồng Giám mục Đức mở ra vào năm 2019 sau khi công bố báo cáo đầu tiên về tình trạng lạm dụng. “Không có tương lai cho Kitô Giáo ở đất nước chúng ta nếu không có một Giáo hội đổi mới!” ngài nói.
Gọi việc đối xử với các nạn nhân bị lạm dụng trong tổng giáo phận của mình là “không thể tha thứ được”, Hồng Y Marx nói rằng ngài đã sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân về tất cả những điều mà báo cáo buộc tội ngài, mặc dù ngài nói rằng ngài chủ yếu coi chúng là “những thất bại về mặt hành chính và giao tiếp”. Tuy nhiên, trong một trong hai trường hợp, ngài tự trách mình vì “đã không thực sự tiếp cận những người có liên quan một cách chủ động hơn.”
Bình luận về toàn bộ bản báo cáo, ông than thở rằng “Die Kirche war offensichtlich für viele Menschen ein Ort des Unheils und nicht des Heils, ein Ort der Angst und nicht des Trostes.”, nghĩa là, “Đối với nhiều người Giáo hội thực sự là một nơi gây ra tai họa hơn là cứu rỗi, một nơi đáng sợ hơn là an ủi.” Nhận xét này xem ra hàm hồ, và lẽ ra nên xuất phát từ miệng lưỡi của một kẻ vô thần, có đầu óc bài Công Giáo cực đoan, hơn là từ một Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo.
Hồng Y Marx từ chối bình luận về các trường hợp liên quan đến những người tiền nhiệm còn sống của mình, bao gồm cả Đức Bênêđíctô XVI, và nói rằng ngài không muốn “nói thay họ”.
Một nhà báo cho rằng cuộc điều tra độc lập do Hồng Y Marx uỷ thác cho một công ty luật thực hiện chẳng qua chỉ là một âm mưu nhằm bôi nhọ Đức Bênêđíctô. Trả lời nhận xét này Hồng Y Marx nói rằng những lý thuyết theo đó bản báo cáo thể hiện một âm mưu chống lại Đức Giáo Hoàng Danh dự là “vô lý”. Ngài nhấn mạnh rằng “không có lý do gì để nghi ngờ tính nghiêm túc” của cuộc điều tra và Đức Bênêđíctô XVI đã “tích cực” tham gia vào quá trình này.
Đức Hồng Y Marx đã không đưa ra các hành động cụ thể, ngoại trừ việc cách chức Cha Lorenz Wolf, là người bị chỉ trích mạnh mẽ trong báo cáo. Không trình bày chi tiết cụ thể, Hồng Y Marx công bố một chương trình cải cách trong tổng giáo phận, với các kết quả được dự kiến sẽ trình bày trong một năm.
Source:Aleteia