Số lượng thuyền di cư gặp nạn trên Địa Trung Hải tiếp tục tăng. Như tổ chức "SOS Mediterranee" đã thông báo vào Chủ nhật, hiện có khoảng 450 người di cư trên con tàu cứu hộ "Ocean Viking" sau năm chuyến ra khơi cứu hộ vào cuối tuần qua.
Ý / EU: "Sự thờ ơ không thể chấp nhận được"
Đa số thuyền nhân di cư là nam giới, nhưng cũng có hàng chục người, gồm một số phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên và nhiều trẻ em trên tàu. Trong một chuyến ra khơi giải cứu kéo dài vài giờ vào đêm Chủ nhật, thủy thủ đoàn của tàu "Ocean Viking" cùng với các thủy thủ của "Sea-Watch 3" và thuyền buồm "Nadir" của tổ chức phi chính phủ Đức ResQship đã cứu vớt khoảng 400 người di cư khỏi một chiếc thuyền gỗ đang bị đắm chìm trên biển cả. Chừng 250 thuyền nhân tỵ nạn hiện đang tạm trú trên "Ocean Viking", những người còn lại ở trên tầu "Sea-Watch 3". Tổ chức “SOS Mediterranee” đã thông báo cho biết hiện chưa vớt được người chết hoặc bị thương nào, nhưng không thể loại trừ rằng không có thuyền nhân nào bị chết…
Tìm một nơi trú ẩn an toàn
Trước đó, tàu "Ocean Viking" đã ra khơi 4 lần gần ven biển vào thứ Bảy và đã giải cứu được khoảng 200 thuyền nhân, một số người trong số họ tầu bị hết nhiên liệu. Tàu "Sea-Watch 3" cũng đã ra khơi vào cuối tuần và đã cứu vớt hàng chục người di cư, trong số đó có rất nhiều người trẻ em bị thương. Hiện các tàu cứu hộ đang chờ được cấp phép để cập cảng châu Âu.
Gần 1.000 người chết đuối và mất tích từ đầu năm đến nay
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), 930 người di cư đã chết đuối hoặc mất tích ở lòng biển Địa Trung Hải kể từ đầu năm, gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. IOM cũng đưa ra tổng số thuyền nhân tìm kế vượt biển kể từ tháng 1 năm nay vào khoảng 78.700. Do hậu quả của cơn đại dịch Covid-19 vào năm ngoại nên con số các vụ vượt biển hiểm nguy qua Địa Trung Hải đã giảm xuống đáng kể, nay con số này đang vọt tăng trở lại nhiều hơn trong năm nay.
Từ tháng 8 Hội Hồng Thập Tự cùng tham gia cứu vớt trên biển
Trong tháng này, Hội Hồng Thập Tự và Hiệp hội Mặt Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế (IFRC) - tổ chức tự xưng là tổ chức nhân đạo lớn nhất trên thế giới - đã tham gia cứu hộ trên biển. IFRC là tổ chức bảo trợ của hơn 190 Hiệp hội Hồng Thập Tự và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm cả Hội Hồng Thập Tự Đức (DRK). Một nhóm IFRC trên tàu cứu hộ "Ocean Viking" sẽ hỗ trợ công việc của SOS Mediterranee từ giữa tháng 8 trong khoảng một năm. Nhóm này cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho hoạt động cứu hộ trên biển. (kna - sst)
Source:Vatican NewsMittelmeer: Hunderte Bootsmigranten gerettet
Ý / EU: "Sự thờ ơ không thể chấp nhận được"
Đa số thuyền nhân di cư là nam giới, nhưng cũng có hàng chục người, gồm một số phụ nữ mang thai, thanh thiếu niên và nhiều trẻ em trên tàu. Trong một chuyến ra khơi giải cứu kéo dài vài giờ vào đêm Chủ nhật, thủy thủ đoàn của tàu "Ocean Viking" cùng với các thủy thủ của "Sea-Watch 3" và thuyền buồm "Nadir" của tổ chức phi chính phủ Đức ResQship đã cứu vớt khoảng 400 người di cư khỏi một chiếc thuyền gỗ đang bị đắm chìm trên biển cả. Chừng 250 thuyền nhân tỵ nạn hiện đang tạm trú trên "Ocean Viking", những người còn lại ở trên tầu "Sea-Watch 3". Tổ chức “SOS Mediterranee” đã thông báo cho biết hiện chưa vớt được người chết hoặc bị thương nào, nhưng không thể loại trừ rằng không có thuyền nhân nào bị chết…
Tìm một nơi trú ẩn an toàn
Trước đó, tàu "Ocean Viking" đã ra khơi 4 lần gần ven biển vào thứ Bảy và đã giải cứu được khoảng 200 thuyền nhân, một số người trong số họ tầu bị hết nhiên liệu. Tàu "Sea-Watch 3" cũng đã ra khơi vào cuối tuần và đã cứu vớt hàng chục người di cư, trong số đó có rất nhiều người trẻ em bị thương. Hiện các tàu cứu hộ đang chờ được cấp phép để cập cảng châu Âu.
Gần 1.000 người chết đuối và mất tích từ đầu năm đến nay
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), 930 người di cư đã chết đuối hoặc mất tích ở lòng biển Địa Trung Hải kể từ đầu năm, gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. IOM cũng đưa ra tổng số thuyền nhân tìm kế vượt biển kể từ tháng 1 năm nay vào khoảng 78.700. Do hậu quả của cơn đại dịch Covid-19 vào năm ngoại nên con số các vụ vượt biển hiểm nguy qua Địa Trung Hải đã giảm xuống đáng kể, nay con số này đang vọt tăng trở lại nhiều hơn trong năm nay.
Từ tháng 8 Hội Hồng Thập Tự cùng tham gia cứu vớt trên biển
Trong tháng này, Hội Hồng Thập Tự và Hiệp hội Mặt Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Quốc tế (IFRC) - tổ chức tự xưng là tổ chức nhân đạo lớn nhất trên thế giới - đã tham gia cứu hộ trên biển. IFRC là tổ chức bảo trợ của hơn 190 Hiệp hội Hồng Thập Tự và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm cả Hội Hồng Thập Tự Đức (DRK). Một nhóm IFRC trên tàu cứu hộ "Ocean Viking" sẽ hỗ trợ công việc của SOS Mediterranee từ giữa tháng 8 trong khoảng một năm. Nhóm này cũng cung cấp hỗ trợ tài chính cho hoạt động cứu hộ trên biển. (kna - sst)
Source:Vatican News