Bài Giảng Thánh lễ Cầu Hồn Cho Cựu Thủ Tướng Phaolô Trần Thiện Khiêm
Trong bài giảng thánh lễ, cha Justin Lê Trung Tướng, chánh xứ Giáo xứ Maria Goretti, người cách đây ba năm từng ban phép rửa tội cho ông, để ông trở thành Phaolô Trần Thiện Khiêm, đã nói về ơn thánh Chúa và hành trình đức tin đã biến đổi con người để những năm tháng cuối đời của ông không những đầy tràn niềm vui, bình an, mà còn lạc quan hy vọng với hạnh phúc đang tới. Sau đây là nguyên văn bài giảng.
Thánh Lễ Cầu Hồn Phaolô Trần Thiện Khiêm
Bài Giảng – Linh mục Justin Lê Trung Tướng
St. Maria Goretti Catholic Church, San Jose, California
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 7, 2021
1. Kính thưa quý vị chính khách, quý nhân sĩ, quý vị quan khách, kính thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em! Ngày xưa Đức Lão Tử có nói thế này: “Trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí.” (Người biết thì không nói, mà người nói thì không biết). Trong giờ phút này, thật sự tôi không nên nói gì về cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm, người mà chúng ta đang tụ họp nơi đây để dâng Thánh Lễ theo nghi thức Công Giáo cầu nguyện cho cụ. Nhất là ngồi dưới đây là bao nhiêu vị cựu chính khách, cựu tướng lãnh, sĩ quan, công chức cao cấp, các vị giáo chức, nhà báo đã từng làm việc hay từng tiếp xúc với cựu Thủ Tướng/Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Hơn nữa, người Tây Phương cũng có khuyên: “Nói nhiều, sai nhiều. Nói ít, sai ít. Không nói, không sai!” Thà không nói gì, vậy mà lành.
Ông Thủ Tướng không thích ai nói nhiều về mình, thế nhưng tôi đứng đây làm gì?! Thôi thì tôi xin mạn phép chia sẻ vài tản mạn về những gì tôi cảm nghĩ về biến cố Đại Tướng Khiêm gia nhập Giáo Hội Công Giáo và qua đó phản ảnh ít nhiều về con đường ông đã đi qua.
3. Có nhân duyên mới có gặp nhau. Trong cuộc đời từ binh nghiệp qua tới chính trị, cựu Thủ tướng Khiêm đã gặp gỡ rất nhiều Đấng bậc Công Giáo và làm việc với nhiều người Công Giáo. Chẳng hạn như Đức cha Tađêô Lê Hữu Từ (Tổng Tuyên úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa), Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền (Giám mục Sài Gòn 1955-1960), Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (Tổng Giám mục Sài Gòn 1960-1993), Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi (Giám Đốc Caritas Việt Nam). Rồi Thủ Tướng Khiêm cũng làm việc gần gũi với những người tín hữu Công Giáo như cố Tổng thống Martinô Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Khắc Bình, Tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Đệ nhất Phó Chủ tịch Thượng nghị viện. Đó là số ít các vị chính khách mà tôi gặp gỡ và đang sống tại thành phố San Jose. Rồi sau khi sống lưu vong, Đại Tướng Khiêm cũng đã gặp gỡ các đấng bậc trong Giáo Hội Công Giáo là Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức ông Đomincô Đỗ Văn Đĩnh, cha Phaolô Lưu Đình Dương, cha Andrew Nguyễn Vũ, v.v… Người cuối cùng mới đến tôi, gặp gỡ ông trong nursing home Mission dela Casa.
Vào năm 1972, khi đó Đại tướng Trần Thiện Khiêm đang làm Thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng ông đâu biết trong một con hẻm ở đường Nguyễn Đình Chiểu gần nhà thờ Tân Định – Sài Gòn, có một cậu bé chào đời mang tên là Trung Tướng. Khi đó chắc vị Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Khắc Bình, đang nắm cục tình báo, cũng không biết về vai trò của đứa bé này. Và rồi 46 năm sau, chú bé đó đã đặt tay lên đầu ông Đại Tướng. Ngày xưa ai đụng tay vào đầu Đại Tướng chắc là “bang bang”. Ngày nay cậu bé Trung Tướng lại đặt tay rửa tội cho ông Đại Tướng và còn khiến ông mỉm cười. Phải là nhân duyên thì mới gặp nhau và đụng nhau.
4. Phù vân nối tiếp phù vân! Khác với nhiều chính khách nổi tiếng khác, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm ra đi, không để là một tập hồi ký nào. Không phải vì ông không có gì để nói. Người biết ít hay không biết gì mà còn thích nói cơ mà. Hơn nữa ông đã đi một chặng đường trăm năm. Hẳn phải có nhiều chuyện vui buồn, đúng sai để giải bày. Vậy nếu không viết gì hay nói gì, thì phải chăng là vì những năm cuối đời ông nghiệm ra rằng mọi sự là phù vân. Tất cả rồi sẽ qua đi. Với người Công Giáo thì xác tín rằng con người từ cát bụi rồi sẽ trở về cát bụi. Điều quan trọng chưa hẳn là nhìn về quá khứ để nói chuyện của ngày hôm qua, mà là nhìn đến tương lai để hỏi chính mình rằng cái gì chờ đợi tôi ở thế giới bên kia. Và rồi là biến cố té ngã xảy ra. Từ đó ông đã có câu trả lời.
5. Biến cố tái sinh trong Nước và Thánh Thần. Trong buổi lễ Chúa Nhật Lễ Lá năm đó, khi Đại Tướng Khiêm lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm, trở thành tín hữu Công Giáo, nhìn ông giống như một người trẻ hồn nhiên tự tại ngồi trong chiếc xe lăn. Tôi nhớ mãi hình ảnh ông chấp tay cung kính rước Mình Thánh Chúa. Dù đã từng nắm giữ các chức vụ cao của một đất nước, dù nhiều người giơ tay kính cẩn chào ông như là vị niên trưởng, nhưng rồi trước mặt Thượng Đế, ông cũng vẫn chỉ là một con người bé nhỏ, yếu đuối, bất toàn.
Ông từng cảm thấy lạc lỏng, bơ vơ trên hành trình dương thế, dù đã có lúc ông nắm cương vị quân sự và dân sự rất cao. Rồi trong căn phòng nghỉ dưỡng tại nhà thương, ông xoay đầu nhìn bơ vơ để tìm một lối đi. Thế rồi ông hỏi người quen: “Đi tìm cho tôi một linh mục”. Ông đâu biết ở phòng kế bên, có một linh mục trẻ đang thăm viếng thân phụ của cha trong giờ phút đó. Và thế là ông Đại tướng đã tìm một con đường, tìm một lối đi… và con tim đã vui trở lại (bài hát Con Tim Đã Vui Trở Lại của nhạc sĩ Đức Huy).
Những ai gặp gỡ cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm đều được nghe ông chia sẻ rằng ông rất vui và bình an sau khi trở thành người Công Giáo. Niềm vui đó dù có tiền tài hay danh vọng cũng mua không được. Trạng thái đó cứ như là của thánh Augustinô: “Tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa.” Trong đêm cuối cùng trước khi ông qua đời, ông đã nhắn tin cho các con cháu một chữ một: “Happy”. Ông vui không phải vì đoạn đường dài ông đã đi qua, nhưng vui vì đoạn đường mà ông sắp bước đến.
6. Một “trẻ thơ” trong “Trời Mới Đất Mới”. Qua biến cố gia nhập đạo Công Giáo, Đại Tướng Trần Thiện Thiêm nghiễm nhiên trở thành một Phaolô mới. Ông đã trở thành con cái Chúa. Ông đã được tái sinh. Những người Công Giáo còn nhớ chuyện ông Nicôđêmô gặp Đức Giêsu (Jn 3:1-8). Tư tưởng tái sinh làm cho ông ấy thắc mắc: không lẽ phải chui vào bụng mẹ để sinh lại sao? Nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho ông hiểu từ ngữ tái sinh đó. Tái sinh mà Chúa muốn nói là cởi bỏ con người cũ, là trở thành như trẻ thơ, là hoàn toàn chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa, là khước từ ý muốn tự cứu lấy mình bằng những cố gắng, những lý lẽ và phương tiện riêng của mình.
7. Mới theo Chúa hay đã theo từ lâu? Cứ tưởng ở tuổi 93 thì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm mới theo đạo Công Giáo. Đúng và không đúng. Đúng là khi gần trăm tuổi ông mới trở thành người Công Giáo. Thế nhưng thật sự Chúa đã theo ông từ lâu. Và ông cũng đã theo Chúa từ lâu rồi. Khi tôi hỏi ông: “Tại sao bác quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo?” Ông trả lời: “Không có Chúa tôi không còn sống đến ngày hôm nay.” Một người kiệm lời như ông trả lời ngắn gọn thế thôi, nhưng câu trả lời phản ảnh lại cả một đời người hơn 90 năm được Thiên Chúa đoái thương. Như vậy, ông theo đạo Công Giáo không phải là vì người này mời, người kia khuyên, hay vì lợi ích chính trị, mà vì “ông đã thấy và ông đã tin” (Jn 20:29). Ông theo đạo Công Giáo vì ông đã là một chứng nhân của lòng nhân từ Chúa.
8. Té ngã rồi dừng lại: vậy mà hay! Người xưa có nói thế này: “Đi nhanh hay chậm không quan trọng. Quan trọng là đừng dừng lại.” Cuộc đời là một hành trình mà. Dừng lại tức là bước lùi. Phải tiến bước. Ấy vậy mà cũng có những lúc nên dừng lại để “đổi đời”.
Xin chia sẻ với quý vị quan khách chút xíu về Thánh Phaolô, vị mà cụ Trần Thiện Khiêm nhận làm thánh bổn mạng. Phaolô trước đây có tên là Saolô. Có một lần ông ấy bị té ngã. Truyền thuyết nói Saolô bị ngã ngựa khi đang trên đường đi Damascus. Bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ Caravaggio “Conversion of St. Paul” vào năm 1601 đã miêu tả giây phút đổi đời đó. Nhưng thật ra trong Tân Ước không có nơi nào người ta tìm thấy sự kiện Saolô té ngựa cả. Người ta còn không biết ông có đi ngựa hay không nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn thích hình ảnh ngã ngựa này. Vì sao? Vì có ngã ngựa là từng có cỡi ngựa. Mà người cỡi ngựa đi đâu? Đi “bắt bớ Chúa”. Có nghĩa là ông đang hung hăng, đang vội vã, đang háu chiến. Một cú ngã đã làm giảm chân ông. Dù lịch sử không nói là ông ngã ngựa, nhưng hiểu theo hướng đó sẽ nhận ra ông đã ngã xuống từ những toan tính loại trừ con người, từ nẻo đường lạc lối mà ông cứ tưởng là chính lối.
Tại sao Saolô ngã xuống đất? Vì “một luồng ánh sáng chói lọi”. Chính điểm này mới là trọng tâm của cuộc “trở lại” của Saolô. Người ta có nhiều lý do để té ngã. Đi tắm trượt chân: ngã. Đi trong bóng tối vấp phải cục đá: ngã. Đi trên đường lo nhìn cô gái đẹp, đụng phải bà già: ngã. Tức là gặp tai nạn mới ngã. Còn Saolô thì ngã vì bị choáng ngợp bởi một luồng ánh sáng. Đấy không phải là một tai nạn mà là một ơn thánh. Một cú ngã làm ông được chữa lành. Một nguồn sáng can thiệp vào cuộc đời ông, giúp ông đi từ mù loà thành nhìn thấy, từ trong bóng tối bước qua ánh sáng, từ “chết” thành “sống”.
Câu chuyện xưa đó rất giống câu chuyện của chính Đại tướng Khiêm. Ông đã té ngã. Không chỉ một lần. Tôi nghĩ rằng hễ là con người thì “nhân vô thập toàn”. Chắc là ông đã nhiều lần té ngã. Nhưng NGƯỜI NÀO đã đỡ nâng ông lên? Và cú té ngã cuối cùng ở tuổi 93 đã buộc ông dừng lại. Ấy vậy mà hay. Vì ông dừng chân để gặp Chúa và theo Chúa.
9. Hiểu gì qua biến cố gia nhập đạo Công Giáo của Đại Tướng Khiêm? Đơn giản như thế này đây thưa quí vị: Chúa đến để kêu gọi người tội lỗi và ý định của Thiên Chúa là không để mất một ai. Vậy mà hơi buồn khi biết vẫn có những người không hiểu chuyện đó. Họ cứ tưởng Chúa đến để kêu gọi những người công chính. Không! Chúa đến để đi tìm chiên lạc, đi tìm đồng tiền bị mất, đi tìm người tội lỗi.
Cuộc chiến Việt Nam đã qua 46 năm. Thiết nghĩ đã lâu, nhưng chưa đủ lâu để con người vội vã nói về lịch sử. Nhiều người có vẻ hăng say nói về những nhân vật lịch sử, với những kết luận vội vã, dù chính mình không biết nhiều về lịch sử. Trong đó có cả những người Công Giáo. Họ dễ bị cuốn hút vào vị trí “quan toà” để xét xử những nhân vật lịch sử với những đúc kết rời rạc về những biến cố của lịch sử.
Sao họ không có cái nhìn của Thiên Chúa nhỉ? Nhìn vào biến cố Saolô trở lại năm xưa, rồi nhìn vào biến cố cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm chịu phép thánh tẩy ba năm trước, chúng ta mới nghiệm ra rằng Thiên Chúa rất kiên nhẫn và không bỏ cuộc. Một tầm nhìn xa và nhân từ. Thì ra không chỉ có con người gõ cửa tìm gặp Chúa, mà Chúa cũng gõ cửa tâm hồn mỗi người để chỉ cho họ một con đường. Cho nên không phải chỉ khi chúng ta làm điều gì tốt lành là được Thiên Chúa chú ý và đoái thương, nhưng còn khi chúng ta đang ở trong bóng tối. Hơn nữa Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe cũng nói lên ý định của Thiên Chúa: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài.” (Jn 6:37)
10. Ca tụng Lòng Thương Xót Chúa. Ông cố chánh án Tối Cao Pháp Viện Antonin Scalia có lần chia sẻ ý nhị đại khái thế này: Mười lần dự đám táng hết mười lần nghe người ta ca ngợi người quá cố. Nhưng chính việc ca tụng những đức tín tốt lành của người đã khuất đôi khi cũng khiến cho người còn sống quên mất là phải cầu nguyện và tạ ơn về lòng thương xót của Chúa dành cho người hối nhân.
Trong bài thơ “Sách sự sống” một thi sĩ khuyết danh đã viết:
“Tôi trình diện trước mặt Đức Chúa.
Tôi đứng với đôi mắt cúi xuống,
vì Đức Chúa đang cầm trong tay một quyển sách,
sách sự sống.
Đức Chúa nhìn vào trong sách và nói:
“Cha không tìm thấy tên con,
vì có lần Cha dự tính viết xuống,
nhưng chẳng lúc nào Cha có thời giờ”.
Đó là bài thơ diễn tả lòng thương xót Chúa. Thiên Chúa là Đấng toàn năng và làm chủ thời gian. Làm gì có vụ Chúa quên và không có thời giờ. Chẳng qua là Chúa cố tình quên và cố tình không có thời giờ. Một Thiên Chúa “cố tình” do bởi vì lòng thương xót. Và chính lòng thương xót Chúa dẫn chúng ta liên tưởng tới một điều tốt nhất mà Đức Kitô sẽ làm cho những người theo Chúa, kể cả những người vào làm vườn nho vào giờ thứ mười một (Mt 20:1-16). Đó là Chúa sẽ ban tặng cho họ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI! Đó mới là điểm đích của một đời người!
LM. Justin Lê Trung Tướng
Ông Trần Thiện Khiêm, cựu Thủ Tướng VNCH, từ trần ngày 23/6/2021 tại Nam California, hưởng thọ 95 tuổi. Sau tang lễ tại San Diego, được thực hiện đơn giản trong vòng thân tộc gia đình, một thánh lễ tưởng niệm và cầu hồn đã được long trọng tổ chức tại thánh đường Maria Goretti, thành phố San Jose, vào ngày 16/7/2021, với sự hiện diện của các linh mục, phó tế, cùng các viên chức từng cộng sự với ông trong chính phủ VNCH, và bạn hữu của ông trong vùng.
Trong bài giảng thánh lễ, cha Justin Lê Trung Tướng, chánh xứ Giáo xứ Maria Goretti, người cách đây ba năm từng ban phép rửa tội cho ông, để ông trở thành Phaolô Trần Thiện Khiêm, đã nói về ơn thánh Chúa và hành trình đức tin đã biến đổi con người để những năm tháng cuối đời của ông không những đầy tràn niềm vui, bình an, mà còn lạc quan hy vọng với hạnh phúc đang tới. Sau đây là nguyên văn bài giảng.
Thánh Lễ Cầu Hồn Phaolô Trần Thiện Khiêm
Bài Giảng – Linh mục Justin Lê Trung Tướng
St. Maria Goretti Catholic Church, San Jose, California
Thứ Sáu, ngày 16 tháng 7, 2021
1. Kính thưa quý vị chính khách, quý nhân sĩ, quý vị quan khách, kính thưa quý cụ, quý ông bà và anh chị em! Ngày xưa Đức Lão Tử có nói thế này: “Trí giả bất ngôn, ngôn giả bất trí.” (Người biết thì không nói, mà người nói thì không biết). Trong giờ phút này, thật sự tôi không nên nói gì về cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm, người mà chúng ta đang tụ họp nơi đây để dâng Thánh Lễ theo nghi thức Công Giáo cầu nguyện cho cụ. Nhất là ngồi dưới đây là bao nhiêu vị cựu chính khách, cựu tướng lãnh, sĩ quan, công chức cao cấp, các vị giáo chức, nhà báo đã từng làm việc hay từng tiếp xúc với cựu Thủ Tướng/Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Hơn nữa, người Tây Phương cũng có khuyên: “Nói nhiều, sai nhiều. Nói ít, sai ít. Không nói, không sai!” Thà không nói gì, vậy mà lành.
2. Tôi được biết có những cuốn sách người ta viết về Đại Tướng Khiêm, nêu ra những chi tiết về cuộc đời của ông, mà vui ở chỗ là chính ông còn không biết. Còn sau khi ông qua đời, tôi có đọc một bài viết của nhà báo Ngô Nhân Dụng đăng trên trang mạng của đài VOA. Trong đó ông nhắc lại rằng chính ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi, cũng nhận xét rằng chưa thấy ai “lẩn” giỏi như Đại tướng Khiêm. Rồi nhà báo Dụng tự kết: “Đáng lẽ không nên viết nhiều về Đại tướng Trần Thiện Khiêm, vì biết ông không thích người khác nói đến mình.”
Ông Thủ Tướng không thích ai nói nhiều về mình, thế nhưng tôi đứng đây làm gì?! Thôi thì tôi xin mạn phép chia sẻ vài tản mạn về những gì tôi cảm nghĩ về biến cố Đại Tướng Khiêm gia nhập Giáo Hội Công Giáo và qua đó phản ảnh ít nhiều về con đường ông đã đi qua.
3. Có nhân duyên mới có gặp nhau. Trong cuộc đời từ binh nghiệp qua tới chính trị, cựu Thủ tướng Khiêm đã gặp gỡ rất nhiều Đấng bậc Công Giáo và làm việc với nhiều người Công Giáo. Chẳng hạn như Đức cha Tađêô Lê Hữu Từ (Tổng Tuyên úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa), Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền (Giám mục Sài Gòn 1955-1960), Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (Tổng Giám mục Sài Gòn 1960-1993), Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi (Giám Đốc Caritas Việt Nam). Rồi Thủ Tướng Khiêm cũng làm việc gần gũi với những người tín hữu Công Giáo như cố Tổng thống Martinô Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Khắc Bình, Tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường, Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Đệ nhất Phó Chủ tịch Thượng nghị viện. Đó là số ít các vị chính khách mà tôi gặp gỡ và đang sống tại thành phố San Jose. Rồi sau khi sống lưu vong, Đại Tướng Khiêm cũng đã gặp gỡ các đấng bậc trong Giáo Hội Công Giáo là Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức ông Đomincô Đỗ Văn Đĩnh, cha Phaolô Lưu Đình Dương, cha Andrew Nguyễn Vũ, v.v… Người cuối cùng mới đến tôi, gặp gỡ ông trong nursing home Mission dela Casa.
Vào năm 1972, khi đó Đại tướng Trần Thiện Khiêm đang làm Thủ tướng chính phủ Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng ông đâu biết trong một con hẻm ở đường Nguyễn Đình Chiểu gần nhà thờ Tân Định – Sài Gòn, có một cậu bé chào đời mang tên là Trung Tướng. Khi đó chắc vị Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Khắc Bình, đang nắm cục tình báo, cũng không biết về vai trò của đứa bé này. Và rồi 46 năm sau, chú bé đó đã đặt tay lên đầu ông Đại Tướng. Ngày xưa ai đụng tay vào đầu Đại Tướng chắc là “bang bang”. Ngày nay cậu bé Trung Tướng lại đặt tay rửa tội cho ông Đại Tướng và còn khiến ông mỉm cười. Phải là nhân duyên thì mới gặp nhau và đụng nhau.
Nhưng dưới con mắt đức tin Công Giáo, thì mối nhân duyên này do bởi một bàn tay từ Trời Cao sắp đặt. Cuộc gặp gỡ giữa Đại Tướng “thiệt” và Trung Tướng “giả” thật ra đã được chuẩn bị bởi những bước chân âm thầm của nhiều bậc vị vọng trong Giáo Hội Công Giáo cũng như trong xã hội. Đúng là Thiên Chúa viết thẳng bằng những đường cong.
4. Phù vân nối tiếp phù vân! Khác với nhiều chính khách nổi tiếng khác, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm ra đi, không để là một tập hồi ký nào. Không phải vì ông không có gì để nói. Người biết ít hay không biết gì mà còn thích nói cơ mà. Hơn nữa ông đã đi một chặng đường trăm năm. Hẳn phải có nhiều chuyện vui buồn, đúng sai để giải bày. Vậy nếu không viết gì hay nói gì, thì phải chăng là vì những năm cuối đời ông nghiệm ra rằng mọi sự là phù vân. Tất cả rồi sẽ qua đi. Với người Công Giáo thì xác tín rằng con người từ cát bụi rồi sẽ trở về cát bụi. Điều quan trọng chưa hẳn là nhìn về quá khứ để nói chuyện của ngày hôm qua, mà là nhìn đến tương lai để hỏi chính mình rằng cái gì chờ đợi tôi ở thế giới bên kia. Và rồi là biến cố té ngã xảy ra. Từ đó ông đã có câu trả lời.
5. Biến cố tái sinh trong Nước và Thánh Thần. Trong buổi lễ Chúa Nhật Lễ Lá năm đó, khi Đại Tướng Khiêm lãnh nhận Bí Tích Khai Tâm, trở thành tín hữu Công Giáo, nhìn ông giống như một người trẻ hồn nhiên tự tại ngồi trong chiếc xe lăn. Tôi nhớ mãi hình ảnh ông chấp tay cung kính rước Mình Thánh Chúa. Dù đã từng nắm giữ các chức vụ cao của một đất nước, dù nhiều người giơ tay kính cẩn chào ông như là vị niên trưởng, nhưng rồi trước mặt Thượng Đế, ông cũng vẫn chỉ là một con người bé nhỏ, yếu đuối, bất toàn.
Ông từng cảm thấy lạc lỏng, bơ vơ trên hành trình dương thế, dù đã có lúc ông nắm cương vị quân sự và dân sự rất cao. Rồi trong căn phòng nghỉ dưỡng tại nhà thương, ông xoay đầu nhìn bơ vơ để tìm một lối đi. Thế rồi ông hỏi người quen: “Đi tìm cho tôi một linh mục”. Ông đâu biết ở phòng kế bên, có một linh mục trẻ đang thăm viếng thân phụ của cha trong giờ phút đó. Và thế là ông Đại tướng đã tìm một con đường, tìm một lối đi… và con tim đã vui trở lại (bài hát Con Tim Đã Vui Trở Lại của nhạc sĩ Đức Huy).
Những ai gặp gỡ cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm đều được nghe ông chia sẻ rằng ông rất vui và bình an sau khi trở thành người Công Giáo. Niềm vui đó dù có tiền tài hay danh vọng cũng mua không được. Trạng thái đó cứ như là của thánh Augustinô: “Tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa.” Trong đêm cuối cùng trước khi ông qua đời, ông đã nhắn tin cho các con cháu một chữ một: “Happy”. Ông vui không phải vì đoạn đường dài ông đã đi qua, nhưng vui vì đoạn đường mà ông sắp bước đến.
6. Một “trẻ thơ” trong “Trời Mới Đất Mới”. Qua biến cố gia nhập đạo Công Giáo, Đại Tướng Trần Thiện Thiêm nghiễm nhiên trở thành một Phaolô mới. Ông đã trở thành con cái Chúa. Ông đã được tái sinh. Những người Công Giáo còn nhớ chuyện ông Nicôđêmô gặp Đức Giêsu (Jn 3:1-8). Tư tưởng tái sinh làm cho ông ấy thắc mắc: không lẽ phải chui vào bụng mẹ để sinh lại sao? Nhưng Đức Giêsu đã giải thích cho ông hiểu từ ngữ tái sinh đó. Tái sinh mà Chúa muốn nói là cởi bỏ con người cũ, là trở thành như trẻ thơ, là hoàn toàn chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa, là khước từ ý muốn tự cứu lấy mình bằng những cố gắng, những lý lẽ và phương tiện riêng của mình.
7. Mới theo Chúa hay đã theo từ lâu? Cứ tưởng ở tuổi 93 thì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm mới theo đạo Công Giáo. Đúng và không đúng. Đúng là khi gần trăm tuổi ông mới trở thành người Công Giáo. Thế nhưng thật sự Chúa đã theo ông từ lâu. Và ông cũng đã theo Chúa từ lâu rồi. Khi tôi hỏi ông: “Tại sao bác quyết định gia nhập Giáo Hội Công Giáo?” Ông trả lời: “Không có Chúa tôi không còn sống đến ngày hôm nay.” Một người kiệm lời như ông trả lời ngắn gọn thế thôi, nhưng câu trả lời phản ảnh lại cả một đời người hơn 90 năm được Thiên Chúa đoái thương. Như vậy, ông theo đạo Công Giáo không phải là vì người này mời, người kia khuyên, hay vì lợi ích chính trị, mà vì “ông đã thấy và ông đã tin” (Jn 20:29). Ông theo đạo Công Giáo vì ông đã là một chứng nhân của lòng nhân từ Chúa.
8. Té ngã rồi dừng lại: vậy mà hay! Người xưa có nói thế này: “Đi nhanh hay chậm không quan trọng. Quan trọng là đừng dừng lại.” Cuộc đời là một hành trình mà. Dừng lại tức là bước lùi. Phải tiến bước. Ấy vậy mà cũng có những lúc nên dừng lại để “đổi đời”.
Xin chia sẻ với quý vị quan khách chút xíu về Thánh Phaolô, vị mà cụ Trần Thiện Khiêm nhận làm thánh bổn mạng. Phaolô trước đây có tên là Saolô. Có một lần ông ấy bị té ngã. Truyền thuyết nói Saolô bị ngã ngựa khi đang trên đường đi Damascus. Bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ Caravaggio “Conversion of St. Paul” vào năm 1601 đã miêu tả giây phút đổi đời đó. Nhưng thật ra trong Tân Ước không có nơi nào người ta tìm thấy sự kiện Saolô té ngựa cả. Người ta còn không biết ông có đi ngựa hay không nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn thích hình ảnh ngã ngựa này. Vì sao? Vì có ngã ngựa là từng có cỡi ngựa. Mà người cỡi ngựa đi đâu? Đi “bắt bớ Chúa”. Có nghĩa là ông đang hung hăng, đang vội vã, đang háu chiến. Một cú ngã đã làm giảm chân ông. Dù lịch sử không nói là ông ngã ngựa, nhưng hiểu theo hướng đó sẽ nhận ra ông đã ngã xuống từ những toan tính loại trừ con người, từ nẻo đường lạc lối mà ông cứ tưởng là chính lối.
Tại sao Saolô ngã xuống đất? Vì “một luồng ánh sáng chói lọi”. Chính điểm này mới là trọng tâm của cuộc “trở lại” của Saolô. Người ta có nhiều lý do để té ngã. Đi tắm trượt chân: ngã. Đi trong bóng tối vấp phải cục đá: ngã. Đi trên đường lo nhìn cô gái đẹp, đụng phải bà già: ngã. Tức là gặp tai nạn mới ngã. Còn Saolô thì ngã vì bị choáng ngợp bởi một luồng ánh sáng. Đấy không phải là một tai nạn mà là một ơn thánh. Một cú ngã làm ông được chữa lành. Một nguồn sáng can thiệp vào cuộc đời ông, giúp ông đi từ mù loà thành nhìn thấy, từ trong bóng tối bước qua ánh sáng, từ “chết” thành “sống”.
Câu chuyện xưa đó rất giống câu chuyện của chính Đại tướng Khiêm. Ông đã té ngã. Không chỉ một lần. Tôi nghĩ rằng hễ là con người thì “nhân vô thập toàn”. Chắc là ông đã nhiều lần té ngã. Nhưng NGƯỜI NÀO đã đỡ nâng ông lên? Và cú té ngã cuối cùng ở tuổi 93 đã buộc ông dừng lại. Ấy vậy mà hay. Vì ông dừng chân để gặp Chúa và theo Chúa.
9. Hiểu gì qua biến cố gia nhập đạo Công Giáo của Đại Tướng Khiêm? Đơn giản như thế này đây thưa quí vị: Chúa đến để kêu gọi người tội lỗi và ý định của Thiên Chúa là không để mất một ai. Vậy mà hơi buồn khi biết vẫn có những người không hiểu chuyện đó. Họ cứ tưởng Chúa đến để kêu gọi những người công chính. Không! Chúa đến để đi tìm chiên lạc, đi tìm đồng tiền bị mất, đi tìm người tội lỗi.
Cuộc chiến Việt Nam đã qua 46 năm. Thiết nghĩ đã lâu, nhưng chưa đủ lâu để con người vội vã nói về lịch sử. Nhiều người có vẻ hăng say nói về những nhân vật lịch sử, với những kết luận vội vã, dù chính mình không biết nhiều về lịch sử. Trong đó có cả những người Công Giáo. Họ dễ bị cuốn hút vào vị trí “quan toà” để xét xử những nhân vật lịch sử với những đúc kết rời rạc về những biến cố của lịch sử.
Sao họ không có cái nhìn của Thiên Chúa nhỉ? Nhìn vào biến cố Saolô trở lại năm xưa, rồi nhìn vào biến cố cụ Phaolô Trần Thiện Khiêm chịu phép thánh tẩy ba năm trước, chúng ta mới nghiệm ra rằng Thiên Chúa rất kiên nhẫn và không bỏ cuộc. Một tầm nhìn xa và nhân từ. Thì ra không chỉ có con người gõ cửa tìm gặp Chúa, mà Chúa cũng gõ cửa tâm hồn mỗi người để chỉ cho họ một con đường. Cho nên không phải chỉ khi chúng ta làm điều gì tốt lành là được Thiên Chúa chú ý và đoái thương, nhưng còn khi chúng ta đang ở trong bóng tối. Hơn nữa Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe cũng nói lên ý định của Thiên Chúa: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài.” (Jn 6:37)
10. Ca tụng Lòng Thương Xót Chúa. Ông cố chánh án Tối Cao Pháp Viện Antonin Scalia có lần chia sẻ ý nhị đại khái thế này: Mười lần dự đám táng hết mười lần nghe người ta ca ngợi người quá cố. Nhưng chính việc ca tụng những đức tín tốt lành của người đã khuất đôi khi cũng khiến cho người còn sống quên mất là phải cầu nguyện và tạ ơn về lòng thương xót của Chúa dành cho người hối nhân.
Trong bài thơ “Sách sự sống” một thi sĩ khuyết danh đã viết:
“Tôi trình diện trước mặt Đức Chúa.
Tôi đứng với đôi mắt cúi xuống,
vì Đức Chúa đang cầm trong tay một quyển sách,
sách sự sống.
Đức Chúa nhìn vào trong sách và nói:
“Cha không tìm thấy tên con,
vì có lần Cha dự tính viết xuống,
nhưng chẳng lúc nào Cha có thời giờ”.
Đó là bài thơ diễn tả lòng thương xót Chúa. Thiên Chúa là Đấng toàn năng và làm chủ thời gian. Làm gì có vụ Chúa quên và không có thời giờ. Chẳng qua là Chúa cố tình quên và cố tình không có thời giờ. Một Thiên Chúa “cố tình” do bởi vì lòng thương xót. Và chính lòng thương xót Chúa dẫn chúng ta liên tưởng tới một điều tốt nhất mà Đức Kitô sẽ làm cho những người theo Chúa, kể cả những người vào làm vườn nho vào giờ thứ mười một (Mt 20:1-16). Đó là Chúa sẽ ban tặng cho họ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI! Đó mới là điểm đích của một đời người!
LM. Justin Lê Trung Tướng