Campuchia - Vĩnh biệt Đức Cha Ramousse, Vị Giám mục đã lãnh đạo và tái sinh Giáo hội Campuchia
Phnom Penh (Theo Thông tấn xã Fides) 27/2/2021 - Giáo hội Campuchia đã mất đi một trong những vị tông đồ sáng giá và được toàn dân yêu mến nhất: Đức Giám Mục và nhà truyền giáo người Pháp Yves Ramousse, Đại diện Tông tòa của Phnom Penh từ năm 1962 đến năm 1976 và sau đó, trong giai đoạn thứ hai, từ năm 1992 đến năm 2001, ngài mới qua đời hôm 26 tháng 2, tại Pháp, hưởng thọ 93 tuổi và là nạn nhân của Covid-19. Là thành viên của Hội Truyền Paris (MEP), Ngài đã đi vào lịch sử vì hoạt động mục vụ và truyền giáo ở Campuchia trong bán thế kỷ 20 và trong giai đoạn chuyển tiếp của thể chế "Kampuchea dân chủ mới", thời kỳ Khmer Đỏ.
Bắt đầu từ năm 1975, khi Khmer Đỏ nắm quyền, tất cả các biểu hiện tôn giáo đều bị cấm, tất cả người ngoại quốc đều bị trục xuất, bao gồm cả các linh mục Công Giáo và mọi tôn giáo, và một làn sóng bạo lực, đàn áp bắt đầu trong đó khoảng hai triệu người Campuchia đã chết vì các vụ hành quyết, bỏ đói hoặc chết vì dịch bệnh.
Vào thời điểm đó, chính Giám mục người Pháp Yves Ramousse, người đứng đầu Giáo hội Campuchia, đã có công "vận động cho Giáo hội Campuchia được phục hồi và hồi sinh từ những đổ vỡ tro tàn vào những năm 1990. Nếu ngày nay người dân Campuchia được hạnh phúc và tự do theo Chúa Kitô, họ mắc nợ công đức của Đức Cha Ramousse", Cha Olivier Schmitthaeusler, người cũng ở trong Hội Truyền Giáo Balê MEP, nay đang là Đại diện Tông Tòa của Phnom Penh, nhấn mạnh như thế.
Khi Đức Cha Ramousse, sắp bị trục xuất Ngài đã gọi linh mục Joseph Chhmar Salas về lại quê hương, Ngài phong chức giám mục cho cha và bổ nhiệm cha làm phụ tá của Đại diện Tông Tòa Phnom Penh. Do đó, Đức Cha Salas có thể đảm nhận việc hướng dẫn mục vụ và tinh thần cho người dân, nhưng không may Đức cha đã qua đời vì nạn đói vào năm 1977 và là một trong những người chịu tử vì đạo dưới thời Khmer Đỏ, người mà Giáo hội Campuchia đã bắt đầu tiến trình xin phong thánh tử đạo cho Ngài.
Tham gia vào Hội Truyền giáo Paris khi còn trẻ, Yves Ramousse được thụ phong linh mục năm 1953 và lên đường sang Campuchia năm 1957. Được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa của Phnôm Pênh ở tuổi 35, Ngài đã tham dự Công đồng Vatican II và năm 1968 thành lập Hội đồng Giám mục Lào và Campuchia (CELAC), áp dụng giáo lý của Công đồng vào cuộc sống thực tế ở Campuchia, chẳng hạn như cử hành các bí tích bằng tiếng địa phương và dịch Kinh thánh sang tiếng Khmer. Người bị trục xuất khỏi nơi mà Ngài coi là quê hương thứ hai của Ngài, là "xứ sở hoạt động của ơn gọi truyền giáo của Ngài".
Khi cuộc nội chiến kết thúc và Hiến pháp mới được thông qua (1993), Đức Cha Ramousse đã quay trở lại Campuchia để nhận lấy một Giáo hội đã bị phá hủy: các nhà thờ đều bị san bằng, những người giáo dân đều mất tích, các linh mục và tôn giáo Campuchia đã bị xóa sổ! Được bổ nhiệm một lần nữa vào năm 1992, vị Đại diện Tông Tòa, đã chuyên tâm vào công việc tái thiết tinh thần, mục vụ và xã hội. Năm 1994, sau khi đàm phán với chính phủ hoàng gia Campuchia, Ngài đã nối lại mối liên hệ ngoại giao với Tòa thánh. Năm 1997, Ngài vui mừng khi được chính thức chấp thuận các quy chế của Giáo Hội Công Giáo với tư cách là một cộng đồng tôn giáo pháp lý, chứ không còn là một tổ chức phi chính phủ nữa. Giáo hội Campuchia ngày nay có khoảng 25 nghìn tín hữu trong số 15 triệu người dân, Giáo hội đã và đang đóng góp thiêng liêng, mục vụ và truyền giáo một cách đơn thành và nhiệt tâm trên quê hương xứ Chùa Tháp… (Agenzia Fides, 27/2/2021)
Đức Cha Ramousse & Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 |
Phnom Penh (Theo Thông tấn xã Fides) 27/2/2021 - Giáo hội Campuchia đã mất đi một trong những vị tông đồ sáng giá và được toàn dân yêu mến nhất: Đức Giám Mục và nhà truyền giáo người Pháp Yves Ramousse, Đại diện Tông tòa của Phnom Penh từ năm 1962 đến năm 1976 và sau đó, trong giai đoạn thứ hai, từ năm 1992 đến năm 2001, ngài mới qua đời hôm 26 tháng 2, tại Pháp, hưởng thọ 93 tuổi và là nạn nhân của Covid-19. Là thành viên của Hội Truyền Paris (MEP), Ngài đã đi vào lịch sử vì hoạt động mục vụ và truyền giáo ở Campuchia trong bán thế kỷ 20 và trong giai đoạn chuyển tiếp của thể chế "Kampuchea dân chủ mới", thời kỳ Khmer Đỏ.
Bắt đầu từ năm 1975, khi Khmer Đỏ nắm quyền, tất cả các biểu hiện tôn giáo đều bị cấm, tất cả người ngoại quốc đều bị trục xuất, bao gồm cả các linh mục Công Giáo và mọi tôn giáo, và một làn sóng bạo lực, đàn áp bắt đầu trong đó khoảng hai triệu người Campuchia đã chết vì các vụ hành quyết, bỏ đói hoặc chết vì dịch bệnh.
Vào thời điểm đó, chính Giám mục người Pháp Yves Ramousse, người đứng đầu Giáo hội Campuchia, đã có công "vận động cho Giáo hội Campuchia được phục hồi và hồi sinh từ những đổ vỡ tro tàn vào những năm 1990. Nếu ngày nay người dân Campuchia được hạnh phúc và tự do theo Chúa Kitô, họ mắc nợ công đức của Đức Cha Ramousse", Cha Olivier Schmitthaeusler, người cũng ở trong Hội Truyền Giáo Balê MEP, nay đang là Đại diện Tông Tòa của Phnom Penh, nhấn mạnh như thế.
Khi Đức Cha Ramousse, sắp bị trục xuất Ngài đã gọi linh mục Joseph Chhmar Salas về lại quê hương, Ngài phong chức giám mục cho cha và bổ nhiệm cha làm phụ tá của Đại diện Tông Tòa Phnom Penh. Do đó, Đức Cha Salas có thể đảm nhận việc hướng dẫn mục vụ và tinh thần cho người dân, nhưng không may Đức cha đã qua đời vì nạn đói vào năm 1977 và là một trong những người chịu tử vì đạo dưới thời Khmer Đỏ, người mà Giáo hội Campuchia đã bắt đầu tiến trình xin phong thánh tử đạo cho Ngài.
Tham gia vào Hội Truyền giáo Paris khi còn trẻ, Yves Ramousse được thụ phong linh mục năm 1953 và lên đường sang Campuchia năm 1957. Được bổ nhiệm làm Đại diện Tông tòa của Phnôm Pênh ở tuổi 35, Ngài đã tham dự Công đồng Vatican II và năm 1968 thành lập Hội đồng Giám mục Lào và Campuchia (CELAC), áp dụng giáo lý của Công đồng vào cuộc sống thực tế ở Campuchia, chẳng hạn như cử hành các bí tích bằng tiếng địa phương và dịch Kinh thánh sang tiếng Khmer. Người bị trục xuất khỏi nơi mà Ngài coi là quê hương thứ hai của Ngài, là "xứ sở hoạt động của ơn gọi truyền giáo của Ngài".
Khi cuộc nội chiến kết thúc và Hiến pháp mới được thông qua (1993), Đức Cha Ramousse đã quay trở lại Campuchia để nhận lấy một Giáo hội đã bị phá hủy: các nhà thờ đều bị san bằng, những người giáo dân đều mất tích, các linh mục và tôn giáo Campuchia đã bị xóa sổ! Được bổ nhiệm một lần nữa vào năm 1992, vị Đại diện Tông Tòa, đã chuyên tâm vào công việc tái thiết tinh thần, mục vụ và xã hội. Năm 1994, sau khi đàm phán với chính phủ hoàng gia Campuchia, Ngài đã nối lại mối liên hệ ngoại giao với Tòa thánh. Năm 1997, Ngài vui mừng khi được chính thức chấp thuận các quy chế của Giáo Hội Công Giáo với tư cách là một cộng đồng tôn giáo pháp lý, chứ không còn là một tổ chức phi chính phủ nữa. Giáo hội Campuchia ngày nay có khoảng 25 nghìn tín hữu trong số 15 triệu người dân, Giáo hội đã và đang đóng góp thiêng liêng, mục vụ và truyền giáo một cách đơn thành và nhiệt tâm trên quê hương xứ Chùa Tháp… (Agenzia Fides, 27/2/2021)