Ngày 05.10.2020, chúng tôi nhận một điện thư giới thiệu video ‘Tuần hành xe đông đảo ở Quận Cam ủng hộ TT Trump’ trong đó có một ít cờ vàng đáng kính Việt Nam Cộng hòa vừa tí teo, vừa ở dưới đất. Có một lần kia, bản thân tôi nghe Chị Dương Nguyệt Ánh phát biểu ‘Tôi tôn thờ Cờ Vàng’ khiến tôi rất xúc động. Nhìn trên tường hai quốc kỳ Việt – Mỹ cùng kích thước như nhau và bên nhau.
Cùng ngày, đài VOA, tiếng nói chính thức Mỹ Quốc, đăng to hình Tổng thống D. Trump tay cầm cờ đỏ cộng sản, tươi cười với Nguyễn Xuân Phúc.
Một lần khác, tuy không để ý lắm phe Dân chủ cũng dùng những hình Cờ Vàng cho ít nhất một quảng cáo cho ông Biden. Ông đã chống viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng hòa để VNCH rơi vào tay cộng nô. Đến để khi người Việt tìm Tự Do thì ông chống đồng bào tôi nhập cư. Hơn nữa, quá khứ khi Cờ Vàng còn tung bay trên Quê Hương, VNCH không chủ trương phá thai. Thời Obama-Kerry-Osius, Mỹ và XHCN Việt đua nhau phá thai.
Ngày 03.10.2020, Đức Hồng Y Raymond Burke, một luật sư giáo luật và trước đây là Chánh án Tòa án Tối cao Giáo Hội Công Giáo, đã nói rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai không nên rước lễ, kể cả ứng viên Tổng thống Joe Biden. Ông ‘không là người Công Giáo có phẩm hạnh tốt và không nên đi rước lễ’.
Chúng tôi chỉ còn một niềm nhỏ duy nhất. Tuy rất tôn trọng quyền Tự do Bầu cử của mọi Cử tri, nhưng đãy là lần thứ 3, chúng tôi ước mong cử tri gốc Việt tín nhiệm ông Trump để hy vọng, nhờ đó, Quý Vị cần đoàn kết để yêu cầu Tổng thống giúp Ðồng Bào trong nước được thực thi Dân Quyền để chọn Lãnh Ðạo Tài (không cần ‘hồng hơn chuyên’ và, nhất là Ðức để đưa Việt Nam thăng tiến.
Ngày 28.09.2020, Ðại sứ Mỹ D. Kritenbrink đã viếng khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang và đã nói : « Những chiến thắng này không chỉ phản ánh lòng can đảm của người Việt Nam mà còn cho thấy các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình ». Nhưng, xin nhắc ông lúc đó Vua và Dân là Một quyết thắng. Hiện tại, Mỹ viện trợ cho nhà nước thân Tàu để đàn áp Dân lành, vụ Ðồng Tâm là một điển hình mà, đến giờ, có thể tôi chưa nghe sự lên tiếng từ nhà nước Mỹ.
I.- CỜ VÀNG XUẤT HIỆN TRONG CHIẾN THẮNG.
Năm 34 (Giáp ngọ), vua Quang vũ sai Tô Ðịnh sang làm thái thú quận Giao chỉ (thời Bắc thuộc thứ Nhất, Nam Việt, tức Việt Nam ngày nay, bị cải tên là Giao chỉ bộ). Oâng là kẻ bạo ngược với chính trị tàn ác, năm 40, giết Thi Sách. Bà Trưng Trắc, vợ Thi Sách, cùng em là Trưng Nhị tuyển quân, dùng ‘Ðầu voi phất Cờ Vàng’ khởi nghĩa đánh Tô Ðịnh chạy về quận Nam hải. Dân quân các quận Cửu chân, Nhật nam và Hợp phố nổi dậy theo Hai Bà Trưng. Sau khi chiến thắng được 65 thành trì, bà Trưng tự xưng Vua, đóng đô ở Mê linh.
Năm 42, vua Quang vũ sai Mã Viện đem đại quân đánh Trưng Vương. Thất trận, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát giang (chỗ tiếng sông Ðáy vào sông Hồng hà) để tự tử, ngày mùng 6 tháng 2 năm Quí mão (43). Tuy Hai Bà Trưng trị vì chỉ 3 năm, nhưng tài trí ấy đã làm nên nghĩa lớn khiến vua quan nhà Hán lo sợ, đủ để lưu danh muôn đời.
II.- SỰ LƯU TRUYỀN TINH THẦN DÂN TỘC CỦA CỜ VÀNG
Trong sách ‘Lịch sử Việt Nam’ xuất bản năm 1955, tác giả Ðào Duy Anh viết « Ở các thời Ðinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên Vua triều đại đang cai trị ». Như vậy, màu vàng là màu chủ đạo trong đế kỳ của các triều đại trên Quê Hương.
A. Tại sao màu Vàng là màu trong những lá cờ xuyên suốt lịch sử dân tộc?
1/ Người Việt là dân tộc Á châu có da màu vàng, nên nền lá cờ của mình thể hiện màu da người Việt. Sự trùng hợp màu giữa ‘da’ bộ phận bên ngoài bao bọc cơ thể và ‘nền’ lá cờ cho thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức về chủng tộc và màu da Dân tộc.
2/ Theo vũ trụ quan người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Do đó, các vua nước ta thường xưng là Hoàng Ðế và mặc áo có tên hoàng bào.
3/ Màu vàng cờ Hai Bà Trưng đơn giản, theo Dịch Lý, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ, căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng’.
B. Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ.
Long Tinh Kỳ (1802-1885) là lá cờ có từ thời vua Gia Long khi mới thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, được gọi là Ðế Kỳ (cờ của Vua). Cờ có : Nền vàng biểu hiệu hoàng đế và sắc tộc dân Việt; Chấm đỏ, giữa cờ, biểu hiệu phương Nam; Tua xanh biểu hiệu đại dương, vẩy rồng. {Long là Rồng, biểu tượng cho Hoàng đế, có màu vàng; Tua xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ; Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời; Màu đỏ còn biểu tượng lòng nhiệt thành; Kỳ là cờ}. Ðế Kỳ khác quốc kỳ ở chỗ : vì là cờ của vua, nên vua ở đâu thì đế kỳ treo hay dựng nơi đó.
Năm 1863, sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản được vua Tự Ðức sai đi sứ sang Pháp thấy Pháp chào quốc kỳ Tam Tài trong các buổi lễ. Nên khi trở về, ông trình vua để dùng Long Tinh Kỳ làm ‘Quốc kỳ’ và được lưu danh đến nay. Quốc kỳ là biểu tượng của quốc gia, treo tại các nơi có cơ quan công quyền chứ không chỉ ở chốn hoàng triều.
Ngày 01.02.1889, Hoàng tử Bửu Lân, con vua Dục Ðức, lên ngôi Vua chọn hiệu Thành Thái. Oâng là vua thông minh, hiếu học, tuổi còn trẻ đã sớm có ý chí tự cường dân tộc và có tinh thần canh tân đất nước. Vua thích tìm cơ hội sống gần dân, thường ra khỏi hoàng thành giả dạng đi chơi hay săn bắn, thậm chí còn giả điên để tiếp xúc với các nhà chí sĩ cách mạng. Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ, mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước. Năm 1890, vua ban chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán bằng quốc kỳ mới: Lá cờ nền Vàng với Ba Sọc Ðỏ được hình thành để được dùng làm Quốc Kỳ.
Ba Sọc Ðỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Trung Nam bất khả phân hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất lãnh thổ Việt mà sự kiến tạo lá Quốc Kỳ này có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí quật cường tranh đấu để bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, ‘chia để trị’ của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam kỳ thuộc địa, Trung và Bắc kỳ bảo hộ;
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, ba kỳ đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền màu Vàng của dân tộc Việt Nam;
- Nêu cao tinh thần ‘quốc gia dân tộc’, bằng đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa đó mà Cờ Vàng được mệnh danh là cờ ‘Quốc gia’. Như vậy, từ ngữ ‘quốc gia’ đã có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với ‘thuộc địa’, chớ không hẳn chỉ có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ ‘cộng sản’ xuất hiện.
Cờ này đã tồn tại suốt triều Vua Thành Thái. Năm 1907, vì tánh khí quật cường, không chịu làm một ông vua bù nhìn và không nghe theo các đề nghị của Pháp, vua Thành Thái bị Pháp cho là ‘điên’ để truất phế và quản thúc ông ở Vũng tàu. Con Vua là Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy hiệu là Duy Tân. Như vua cha, vua Duy Tân tuy còn nhỏ tuổi mà đã tỏ ra là một người ái quốc can đảm. Vì thế, lá cờ Quốc Gia vẫn tồn tại cho tới khi chính vua Duy Tân cũng bị bắt vì tội tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp rồi bị đày sang đảo Réunion ở Phi Châu cùng với vua cha vào năm 1916.
Vua Khải Ðịnh (1916-1925), Thủ tướng Trần Trọng Kim (năm 1945) và Quốc trưởng Bảo Ðại đã thêm bớt và, ngày 02.06.1948, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lại cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, Quốc kỳ này đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau.
Hiệp Ðịnh Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh và Ðảng cộng sản chiếm miền Bắc, tiếp thu Hà Nội ngày 10.10.1954 để cờ Ðỏ sao vàng trở thành cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cờ Vàng tiếp tục tung bay khắp miền Nam, từ cầu Hiền lương đến Mũi Cà mau, với tên gọi Việt Nam Cộng hòa từ ngày 26.10.1955.
Năm 1957, khi Quốc hội thảo luận để biểu quyết Quốc kỳ mới, Trung tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, gởi Thỉnh nguyện thư yêu cầu giữ nguyên Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ làm Quốc kỳ vì các thế hệ chiến sĩ anh dũng bảo vệ và đã hy sinh vì Tổ quốc, dưới Quốc kỳ này. Thỉnh nguyện thư đã được các Dân biểu chấp thuận và cuộc thảo luận được đình chỉ. Ngày 30.04.1975, cờ này không được treo nữa, tuy không có một điều luật nào cấm.
C. Cảm nghiệm cá nhân nơi Cờ Vàng.
Vừa hơn 5 tuổi, ôm cặp đến trường tiểu học công lập, mỗi sáng thứ hai, chúng tôi dự lễ Chào Quốc kỳ và, từ đó, dần dần sự ngưỡng mộ Cờ Vàng triển nở trong tâm trí kéo theo lòng ái quốc, nhất là từ khi ông Ngô Ðình Diệm chấp chính 07.07.1954 và sự buồn thãm do Hiệp định Genève ngày 20.07.1954 do thực dân Pháp và cộng sản Việt ký kết để chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Vào cấp trung học tại trường Công Giáo Lasan Taberd, tuy là tư thục, nhưng lễ Chào Quốc kỳ diễn ra từng ngày, xứng danh ‘tín hữu Công Giáo tốt cũng là công dân tốt’. Trường này có một cột cờ giữa một sân chơi rộng rãi, Lá Cờ Vàng được kéo lên theo nhịp Quốc Thiều trên nền trời xanh Tự Do.
Khi khoát áo chiến binh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, từ đài chỉ huy chiến hạm Hải quân, Cờ Vàng lướt gió cắm nơi mũi tàu luôn được chúng tôi nhìn ngắm. Ngoài ra, bao lần, chúng tôi đã cúi mình trước linh cữu các chiến hữu và thân hữu hy sinh vì Tổ quốc được phuû Cờ Vàng. Trong cuộc chiến gọi là để thống nhất Việt Nam do cộng sản xâm lược gây ra, khoảng 250 ngàn linh cữu các tử sĩ miền Nam được phuû Quốc kỳ.
III. TÍNH HỢP LÝ CỦA CỜ VÀNG.
Ngày 30.04.1975, Nơi hải ngoại, Người Việt Tự do trên đường tỵ nạn đã đồng tâm tiếp tục giữ Cờ Vàng như là biểu trưng cho tập thể tại các quốc gia tạm dung. Tuy nhiên, có những người Việt khác chỉ vì không quan tâm đến một biểu tượng, nhưng cũng có vị nghĩ xa hơn về một sự hợp tác với nhà nước Việt Nam hay sẽ về Việt Nam, nên không muốn Cờ Vàng hiện diện nơi mình có mặt. Do đó, người ta biện luận : Cờ Vàng thuộc Việt Nam Cộng hòa, nay Quốc hiệu không còn thì cũng dẹp đi Cờ Vàng, nhưng họ đâu chấp nhận do họ không biết hay cố tình phủ nhận lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đã xuất hiện từ năm 1890, thời Vua Thành Thái.
IV. HAI TRƯỜNG HỢP ÐÁNG TRÂN TRỌNG.
A.- Cám ơn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, đã biểu lộ tình yêu nước bằng học hỏi và lên tiếng về những Sự thật Lịch sử : Ngày 14.10.2012, khoảng 10 công an bắt và nhốt cô trong khách sạn (?). Chúng chối gạt cha mẹ và bà nội cô là không có bắt giữ, làm gia đình đau khổ và rất lo lắng cho sự an nguy của cô. Ngày 22.10.2012, chúng mới thú thật. Ngày 16.05.2013, Toà án Long an tuyên án 6 năm tù ở vì đã lấy máu pha nước viết trên vải ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Ðông’, bị cho là ‘có nội dung không hay về Trung quốc’, và ‘Ðảng cộng sản chết đi’, bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’. Ngoài ra, cô ‘còn sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu vàng và đỏ tô thành Cờ Vàng; phía dưới lá cờ cô ghi chú thích: ‘1890-1920: Ðại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Ðịnh; 1948-1975: Cờ Quốc gia Việt Nam’ (trang 03 Cáo trạng). Cô bị kết án về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam', quy định tại điểm c khoản 1 Ðiều 88 Bộ luật hình sự.
Khi bào chữa cho cô, Luật sư Hà Huy Sơn trích ‘Bách khoa toàn thư mở Wikipedia’: « Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Ðại Nam Quốc kỳ 1890-1920). Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Chính phủ Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên ‘Việt Nam’ là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976). Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng ».
Phương Uyên cất tiếng trước Tòa: « Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm. » và yêu cầu : « Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn ».
Ngày 16.08.2013, tại phiên Tòa phúc thẩm, bạn trẻ Phương Uyên, tự biện hộ, đã nói với Hội đồng Xét xử ‘yêu cầu xử đúng người đúng tội’ : những hành động chống đảng cộng sản quy định nơi điều 258 Bộ luật hình sự chứ không phải điều 88 như đã tuyên xử. Hội đồng Xét xử chới với vì Kiểm sát viên lúng túng đòi xử theo Ðiều 4 Hiến pháp… Kết quả, Phương Uyên bị 3 năm tù hưởng án treo, chịu 52 tháng thử thách và được trả tự do tại tòa. Công lý cộng sản đầy bất công và bất ngờ, chúng ta ước mong những năm tháng tới, họ không buộc tội oan Phương Uyên. Chúc Phương Uyên Bình An trên Ðất Tự Do.
B.- Có những người vẫn ‘dị ứng’ với Cờ Vàng nên nại lý do là cờ này hết được Quốc tế công nhận. Là người có Lý trí và Tự do, chúng tôi từ chối sự cưởng bách bởi bạo quyền cộng sản lẫn các chính phủ hợp thành các tổ chức quốc tế, những ô hợp các quốc gia với quyền lợi khác nhau và đầy mâu thuẩn.
Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum có kể : Một lần Ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò: ‘Ông đi nước ngoài nhờ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!’. Ngài đáp ngay: ‘Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa’. Họ ngạc nhiên hỏi Ðức cha : ‘Sao vậy?’ Ngài cười: ‘Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?’.
Rồi Ðức cha nói với các ông ấy: « Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Ðến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à? ».
Ngài lý luận sắc bén: ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?’
‘Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?’
Ðức cha tâm sự, rất xúc động: « Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi ». Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: ‘Thôi ông cứ đi…’.
Hà Minh Thảo
Cùng ngày, đài VOA, tiếng nói chính thức Mỹ Quốc, đăng to hình Tổng thống D. Trump tay cầm cờ đỏ cộng sản, tươi cười với Nguyễn Xuân Phúc.
Một lần khác, tuy không để ý lắm phe Dân chủ cũng dùng những hình Cờ Vàng cho ít nhất một quảng cáo cho ông Biden. Ông đã chống viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng hòa để VNCH rơi vào tay cộng nô. Đến để khi người Việt tìm Tự Do thì ông chống đồng bào tôi nhập cư. Hơn nữa, quá khứ khi Cờ Vàng còn tung bay trên Quê Hương, VNCH không chủ trương phá thai. Thời Obama-Kerry-Osius, Mỹ và XHCN Việt đua nhau phá thai.
Ngày 03.10.2020, Đức Hồng Y Raymond Burke, một luật sư giáo luật và trước đây là Chánh án Tòa án Tối cao Giáo Hội Công Giáo, đã nói rằng các chính trị gia Công Giáo ủng hộ việc phá thai không nên rước lễ, kể cả ứng viên Tổng thống Joe Biden. Ông ‘không là người Công Giáo có phẩm hạnh tốt và không nên đi rước lễ’.
Chúng tôi chỉ còn một niềm nhỏ duy nhất. Tuy rất tôn trọng quyền Tự do Bầu cử của mọi Cử tri, nhưng đãy là lần thứ 3, chúng tôi ước mong cử tri gốc Việt tín nhiệm ông Trump để hy vọng, nhờ đó, Quý Vị cần đoàn kết để yêu cầu Tổng thống giúp Ðồng Bào trong nước được thực thi Dân Quyền để chọn Lãnh Ðạo Tài (không cần ‘hồng hơn chuyên’ và, nhất là Ðức để đưa Việt Nam thăng tiến.
Ngày 28.09.2020, Ðại sứ Mỹ D. Kritenbrink đã viếng khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang và đã nói : « Những chiến thắng này không chỉ phản ánh lòng can đảm của người Việt Nam mà còn cho thấy các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều có thể đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình ». Nhưng, xin nhắc ông lúc đó Vua và Dân là Một quyết thắng. Hiện tại, Mỹ viện trợ cho nhà nước thân Tàu để đàn áp Dân lành, vụ Ðồng Tâm là một điển hình mà, đến giờ, có thể tôi chưa nghe sự lên tiếng từ nhà nước Mỹ.
I.- CỜ VÀNG XUẤT HIỆN TRONG CHIẾN THẮNG.
Năm 34 (Giáp ngọ), vua Quang vũ sai Tô Ðịnh sang làm thái thú quận Giao chỉ (thời Bắc thuộc thứ Nhất, Nam Việt, tức Việt Nam ngày nay, bị cải tên là Giao chỉ bộ). Oâng là kẻ bạo ngược với chính trị tàn ác, năm 40, giết Thi Sách. Bà Trưng Trắc, vợ Thi Sách, cùng em là Trưng Nhị tuyển quân, dùng ‘Ðầu voi phất Cờ Vàng’ khởi nghĩa đánh Tô Ðịnh chạy về quận Nam hải. Dân quân các quận Cửu chân, Nhật nam và Hợp phố nổi dậy theo Hai Bà Trưng. Sau khi chiến thắng được 65 thành trì, bà Trưng tự xưng Vua, đóng đô ở Mê linh.
Năm 42, vua Quang vũ sai Mã Viện đem đại quân đánh Trưng Vương. Thất trận, Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát giang (chỗ tiếng sông Ðáy vào sông Hồng hà) để tự tử, ngày mùng 6 tháng 2 năm Quí mão (43). Tuy Hai Bà Trưng trị vì chỉ 3 năm, nhưng tài trí ấy đã làm nên nghĩa lớn khiến vua quan nhà Hán lo sợ, đủ để lưu danh muôn đời.
II.- SỰ LƯU TRUYỀN TINH THẦN DÂN TỘC CỦA CỜ VÀNG
Trong sách ‘Lịch sử Việt Nam’ xuất bản năm 1955, tác giả Ðào Duy Anh viết « Ở các thời Ðinh, Lê, Lý, Trần…, cờ chỉ là tấm vải màu vàng trên đó có thêu tên Vua triều đại đang cai trị ». Như vậy, màu vàng là màu chủ đạo trong đế kỳ của các triều đại trên Quê Hương.
A. Tại sao màu Vàng là màu trong những lá cờ xuyên suốt lịch sử dân tộc?
1/ Người Việt là dân tộc Á châu có da màu vàng, nên nền lá cờ của mình thể hiện màu da người Việt. Sự trùng hợp màu giữa ‘da’ bộ phận bên ngoài bao bọc cơ thể và ‘nền’ lá cờ cho thấy từ xa xưa người Việt đã có ý thức về chủng tộc và màu da Dân tộc.
2/ Theo vũ trụ quan người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Do đó, các vua nước ta thường xưng là Hoàng Ðế và mặc áo có tên hoàng bào.
3/ Màu vàng cờ Hai Bà Trưng đơn giản, theo Dịch Lý, mang tính nuôi dưỡng, hổ trợ, căn bản của tình thương người cùng chung một nước:
‘Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng’.
B. Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ.
Long Tinh Kỳ (1802-1885) là lá cờ có từ thời vua Gia Long khi mới thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, được gọi là Ðế Kỳ (cờ của Vua). Cờ có : Nền vàng biểu hiệu hoàng đế và sắc tộc dân Việt; Chấm đỏ, giữa cờ, biểu hiệu phương Nam; Tua xanh biểu hiệu đại dương, vẩy rồng. {Long là Rồng, biểu tượng cho Hoàng đế, có màu vàng; Tua xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ; Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời; Màu đỏ còn biểu tượng lòng nhiệt thành; Kỳ là cờ}. Ðế Kỳ khác quốc kỳ ở chỗ : vì là cờ của vua, nên vua ở đâu thì đế kỳ treo hay dựng nơi đó.
Năm 1863, sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản được vua Tự Ðức sai đi sứ sang Pháp thấy Pháp chào quốc kỳ Tam Tài trong các buổi lễ. Nên khi trở về, ông trình vua để dùng Long Tinh Kỳ làm ‘Quốc kỳ’ và được lưu danh đến nay. Quốc kỳ là biểu tượng của quốc gia, treo tại các nơi có cơ quan công quyền chứ không chỉ ở chốn hoàng triều.
Ngày 01.02.1889, Hoàng tử Bửu Lân, con vua Dục Ðức, lên ngôi Vua chọn hiệu Thành Thái. Oâng là vua thông minh, hiếu học, tuổi còn trẻ đã sớm có ý chí tự cường dân tộc và có tinh thần canh tân đất nước. Vua thích tìm cơ hội sống gần dân, thường ra khỏi hoàng thành giả dạng đi chơi hay săn bắn, thậm chí còn giả điên để tiếp xúc với các nhà chí sĩ cách mạng. Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ, mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Ðình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước. Năm 1890, vua ban chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán bằng quốc kỳ mới: Lá cờ nền Vàng với Ba Sọc Ðỏ được hình thành để được dùng làm Quốc Kỳ.
Ba Sọc Ðỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Trung Nam bất khả phân hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất lãnh thổ Việt mà sự kiến tạo lá Quốc Kỳ này có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí quật cường tranh đấu để bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, ‘chia để trị’ của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam kỳ thuộc địa, Trung và Bắc kỳ bảo hộ;
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, ba kỳ đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền màu Vàng của dân tộc Việt Nam;
- Nêu cao tinh thần ‘quốc gia dân tộc’, bằng đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa đó mà Cờ Vàng được mệnh danh là cờ ‘Quốc gia’. Như vậy, từ ngữ ‘quốc gia’ đã có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với ‘thuộc địa’, chớ không hẳn chỉ có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ ‘cộng sản’ xuất hiện.
Cờ này đã tồn tại suốt triều Vua Thành Thái. Năm 1907, vì tánh khí quật cường, không chịu làm một ông vua bù nhìn và không nghe theo các đề nghị của Pháp, vua Thành Thái bị Pháp cho là ‘điên’ để truất phế và quản thúc ông ở Vũng tàu. Con Vua là Hoàng tử Vĩnh San lên ngôi, lấy hiệu là Duy Tân. Như vua cha, vua Duy Tân tuy còn nhỏ tuổi mà đã tỏ ra là một người ái quốc can đảm. Vì thế, lá cờ Quốc Gia vẫn tồn tại cho tới khi chính vua Duy Tân cũng bị bắt vì tội tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp rồi bị đày sang đảo Réunion ở Phi Châu cùng với vua cha vào năm 1916.
Vua Khải Ðịnh (1916-1925), Thủ tướng Trần Trọng Kim (năm 1945) và Quốc trưởng Bảo Ðại đã thêm bớt và, ngày 02.06.1948, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lại cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, Quốc kỳ này đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam quan đến Mũi Cà mau.
Hiệp Ðịnh Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh và Ðảng cộng sản chiếm miền Bắc, tiếp thu Hà Nội ngày 10.10.1954 để cờ Ðỏ sao vàng trở thành cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cờ Vàng tiếp tục tung bay khắp miền Nam, từ cầu Hiền lương đến Mũi Cà mau, với tên gọi Việt Nam Cộng hòa từ ngày 26.10.1955.
Năm 1957, khi Quốc hội thảo luận để biểu quyết Quốc kỳ mới, Trung tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam Cộng hòa, gởi Thỉnh nguyện thư yêu cầu giữ nguyên Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ làm Quốc kỳ vì các thế hệ chiến sĩ anh dũng bảo vệ và đã hy sinh vì Tổ quốc, dưới Quốc kỳ này. Thỉnh nguyện thư đã được các Dân biểu chấp thuận và cuộc thảo luận được đình chỉ. Ngày 30.04.1975, cờ này không được treo nữa, tuy không có một điều luật nào cấm.
C. Cảm nghiệm cá nhân nơi Cờ Vàng.
Vừa hơn 5 tuổi, ôm cặp đến trường tiểu học công lập, mỗi sáng thứ hai, chúng tôi dự lễ Chào Quốc kỳ và, từ đó, dần dần sự ngưỡng mộ Cờ Vàng triển nở trong tâm trí kéo theo lòng ái quốc, nhất là từ khi ông Ngô Ðình Diệm chấp chính 07.07.1954 và sự buồn thãm do Hiệp định Genève ngày 20.07.1954 do thực dân Pháp và cộng sản Việt ký kết để chia đôi lãnh thổ Việt Nam. Vào cấp trung học tại trường Công Giáo Lasan Taberd, tuy là tư thục, nhưng lễ Chào Quốc kỳ diễn ra từng ngày, xứng danh ‘tín hữu Công Giáo tốt cũng là công dân tốt’. Trường này có một cột cờ giữa một sân chơi rộng rãi, Lá Cờ Vàng được kéo lên theo nhịp Quốc Thiều trên nền trời xanh Tự Do.
Khi khoát áo chiến binh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, từ đài chỉ huy chiến hạm Hải quân, Cờ Vàng lướt gió cắm nơi mũi tàu luôn được chúng tôi nhìn ngắm. Ngoài ra, bao lần, chúng tôi đã cúi mình trước linh cữu các chiến hữu và thân hữu hy sinh vì Tổ quốc được phuû Cờ Vàng. Trong cuộc chiến gọi là để thống nhất Việt Nam do cộng sản xâm lược gây ra, khoảng 250 ngàn linh cữu các tử sĩ miền Nam được phuû Quốc kỳ.
III. TÍNH HỢP LÝ CỦA CỜ VÀNG.
Ngày 30.04.1975, Nơi hải ngoại, Người Việt Tự do trên đường tỵ nạn đã đồng tâm tiếp tục giữ Cờ Vàng như là biểu trưng cho tập thể tại các quốc gia tạm dung. Tuy nhiên, có những người Việt khác chỉ vì không quan tâm đến một biểu tượng, nhưng cũng có vị nghĩ xa hơn về một sự hợp tác với nhà nước Việt Nam hay sẽ về Việt Nam, nên không muốn Cờ Vàng hiện diện nơi mình có mặt. Do đó, người ta biện luận : Cờ Vàng thuộc Việt Nam Cộng hòa, nay Quốc hiệu không còn thì cũng dẹp đi Cờ Vàng, nhưng họ đâu chấp nhận do họ không biết hay cố tình phủ nhận lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đã xuất hiện từ năm 1890, thời Vua Thành Thái.
IV. HAI TRƯỜNG HỢP ÐÁNG TRÂN TRỌNG.
A.- Cám ơn sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, đã biểu lộ tình yêu nước bằng học hỏi và lên tiếng về những Sự thật Lịch sử : Ngày 14.10.2012, khoảng 10 công an bắt và nhốt cô trong khách sạn (?). Chúng chối gạt cha mẹ và bà nội cô là không có bắt giữ, làm gia đình đau khổ và rất lo lắng cho sự an nguy của cô. Ngày 22.10.2012, chúng mới thú thật. Ngày 16.05.2013, Toà án Long an tuyên án 6 năm tù ở vì đã lấy máu pha nước viết trên vải ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Ðông’, bị cho là ‘có nội dung không hay về Trung quốc’, và ‘Ðảng cộng sản chết đi’, bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’. Ngoài ra, cô ‘còn sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu vàng và đỏ tô thành Cờ Vàng; phía dưới lá cờ cô ghi chú thích: ‘1890-1920: Ðại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Ðịnh; 1948-1975: Cờ Quốc gia Việt Nam’ (trang 03 Cáo trạng). Cô bị kết án về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam', quy định tại điểm c khoản 1 Ðiều 88 Bộ luật hình sự.
Khi bào chữa cho cô, Luật sư Hà Huy Sơn trích ‘Bách khoa toàn thư mở Wikipedia’: « Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Ðại Nam Quốc kỳ 1890-1920). Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Chính phủ Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên ‘Việt Nam’ là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976). Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng ».
Phương Uyên cất tiếng trước Tòa: « Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm. » và yêu cầu : « Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn ».
Ngày 16.08.2013, tại phiên Tòa phúc thẩm, bạn trẻ Phương Uyên, tự biện hộ, đã nói với Hội đồng Xét xử ‘yêu cầu xử đúng người đúng tội’ : những hành động chống đảng cộng sản quy định nơi điều 258 Bộ luật hình sự chứ không phải điều 88 như đã tuyên xử. Hội đồng Xét xử chới với vì Kiểm sát viên lúng túng đòi xử theo Ðiều 4 Hiến pháp… Kết quả, Phương Uyên bị 3 năm tù hưởng án treo, chịu 52 tháng thử thách và được trả tự do tại tòa. Công lý cộng sản đầy bất công và bất ngờ, chúng ta ước mong những năm tháng tới, họ không buộc tội oan Phương Uyên. Chúc Phương Uyên Bình An trên Ðất Tự Do.
B.- Có những người vẫn ‘dị ứng’ với Cờ Vàng nên nại lý do là cờ này hết được Quốc tế công nhận. Là người có Lý trí và Tự do, chúng tôi từ chối sự cưởng bách bởi bạo quyền cộng sản lẫn các chính phủ hợp thành các tổ chức quốc tế, những ô hợp các quốc gia với quyền lợi khác nhau và đầy mâu thuẩn.
Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum có kể : Một lần Ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò: ‘Ông đi nước ngoài nhờ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!’. Ngài đáp ngay: ‘Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa’. Họ ngạc nhiên hỏi Ðức cha : ‘Sao vậy?’ Ngài cười: ‘Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?’.
Rồi Ðức cha nói với các ông ấy: « Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Ðến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à? ».
Ngài lý luận sắc bén: ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?’
‘Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?’
Ðức cha tâm sự, rất xúc động: « Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi ». Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: ‘Thôi ông cứ đi…’.
Hà Minh Thảo