Trái với tiên đoán lạc quan của nhiều người cho rằng đại dịch coronavirus kinh hoàng đã mở mắt cho nhiều người thấy những giới hạn nhân sinh mong manh, và thúc đẩy ơn hoán cải; và do đó thế giới sẽ tốt hơn, đạo thánh Chúa sẽ khởi sắc hơn. Chẳng may, các tiên đoán lạc quan ấy đã không xảy ra. Ngay khi đại dịch kinh hoàng này vẫn còn đang tiếp diễn ở nhiều quốc gia, chúng ta phải chứng kiến một tình trạng bạo lực đi kèm với một thái độ bài Kitô Giáo quyết liệt chưa từng có.
Một vị Hồng Y nhận định rằng đại dịch coronavirus có thể đã đẩy nhanh quá trình tục hóa tại Âu châu nhanh hơn 10 năm; và chúng ta phải đối diện với thực tế này với lòng khiêm nhường, trong khi điều chỉnh một cách sáng suốt các chương trình mục vụ và tân Phúc Âm Hóa.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma ngày 2 tháng 9, Hồng Y Jean-Claude Hollerich cho biết ngài tin rằng số lượng người Công Giáo đến nhà thờ sẽ giảm sau COVID-19.
Khi được hỏi liệu Giáo hội ở Âu châu sẽ mạnh lên hay yếu đi sau đại dịch, ngài nói: “Tôi nghĩ về đất nước của mình: chúng tôi sẽ bị giảm bớt số lượng. Bởi vì có những người không đến tham dự Thánh lễ nữa, đặc biệt những người chỉ đến nhà thờ vì lý do văn hóa, những người mà người ta gọi là ‘người Công Giáo văn hóa’, hữu khuynh hay tả khuynh, không còn đến nhà thờ nữa. Họ đã thấy rằng cuộc sống rất thoải mái. Họ có thể sống rất tốt mà không cần phải đến nhà thờ. Ngay cả những buổi Rước Lễ Lần Đầu, giáo lý cho trẻ em, tất cả những điều này sẽ giảm về số lượng. Tôi gần như dám chắc chắn về những điều ấy.”
“Nhưng đó không phải là một lời phàn nàn về phần tôi. Chúng ta đã có quá trình này ngay cả khi không có đại dịch. Có lẽ đại dịch này đã lấy mất thêm của chúng ta 10 năm nữa. Nó đẩy nhanh tiến trình này.”
Stephen Bullivant, giáo sư thần học và xã hội học tôn giáo tại Đại học St. Mary, Twickenham, ở Anh, lưu ý rằng ông đã đưa ra quan điểm tương tự với Đức Hồng Y Hollerich trong cuốn sách điện tử gần đây của mình “Đạo Công Giáo trong Thời đại Coronavirus”
“Ít nhất là về số người tham dự nhà thờ, chúng ta gần như chắc chắn sẽ thấy một ‘bước nhảy vọt về phía trước’ theo xu hướng giảm đã có từ lâu, ” anh nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA. “Nhiều giáo phận đã đưa ra dự báo trong những năm trước như ‘nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, chúng ta sẽ có X số linh mục hoạt động tích cực cho Y số lượng người tham dự thánh lễ vào năm 2040’, hoặc tương tự như thế. Họ sẽ phải sửa những con số thống kê bi đát đó sớm hơn như thế.”
“10 năm hay không, tôi không biết - nhưng con số 10 năm không phải vô lý đâu.”
Đức Hồng Y Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg và là chủ tịch của Ủy ban Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nói rằng Giáo hội ở Âu Châu cần phải đối phó với tình trạng suy yếu của mình bằng sự khiêm tốn.
Ngài nói: “Tại thời điểm này, Giáo hội phải được truyền cảm hứng từ một sự khiêm nhường cho phép chúng ta tổ chức lại bản thân tốt hơn, trở thành Kitô hữu hơn, bởi vì nếu không thì nền văn hóa Kitô giáo này, nền văn hóa Công Giáo độc đáo này, không thể tồn tại theo thời gian, nó không có sức sống đằng sau nó.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời cho Giáo hội. Chúng ta phải hiểu những gì đang bị đe dọa, chúng ta phải phản ứng và đưa ra những cơ cấu truyền giáo mới. Và khi tôi nói những người truyền giáo, tôi muốn nói đến cả hành động và lời nói. Tôi cũng nghĩ rằng trong thế giới sau đại dịch, phương Tây, Hoa Kỳ và Âu Châu, sẽ yếu hơn trước, bởi vì sự gia tốc do virus mang lại sẽ làm cho các nền kinh tế khác, các quốc gia khác, phát triển.”
“Nhưng chúng ta phải nhìn nhận điều này với chủ nghĩa hiện thực, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa Âu Châu hiện hữu trong suy nghĩ của mình và với sự khiêm tốn tuyệt vời, chúng ta phải làm việc với các quốc gia khác vì tương lai của nhân loại, để có được một thế giới công bằng hơn.”
Các thánh lễ công cộng đã bị đình chỉ trên khắp Âu châu trong vài tháng để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Trong khi các buổi lễ công cộng đã tiếp tục trở lại, đã có những bằng chứng cho thấy việc tham dự đã giảm hẳn so với trước khi xảy ra khủng hoảng.
Ở một số quốc gia, đã có những giới hạn nghiêm ngặt về số lượng người Công Giáo được phép tham dự Thánh lễ do lo ngại về việc lây truyền virus.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Âu Châu, đã có 2, 304,846 trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo tại Liên minh Âu Châu và Vương quốc Anh tính đến ngày 4 tháng 9, với 182, 358 trường hợp tử vong.
Đức Hồng Y Hollerich, một tu sĩ Dòng Tên, được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Luxembourg vào năm 2011. Ngài nhận chiếc mũ đỏ vào ngày 5 tháng 10 năm 2019, và trở thành Hồng Y đầu tiên của Luxembourg, hay còn gọi là Lục Xâm Bảo, quốc gia chỉ có 626, 000 người.
Source:Catholic News AgencyCardinal: Pandemic may have accelerated secularization of Europe by 10 years
Một vị Hồng Y nhận định rằng đại dịch coronavirus có thể đã đẩy nhanh quá trình tục hóa tại Âu châu nhanh hơn 10 năm; và chúng ta phải đối diện với thực tế này với lòng khiêm nhường, trong khi điều chỉnh một cách sáng suốt các chương trình mục vụ và tân Phúc Âm Hóa.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma ngày 2 tháng 9, Hồng Y Jean-Claude Hollerich cho biết ngài tin rằng số lượng người Công Giáo đến nhà thờ sẽ giảm sau COVID-19.
Khi được hỏi liệu Giáo hội ở Âu châu sẽ mạnh lên hay yếu đi sau đại dịch, ngài nói: “Tôi nghĩ về đất nước của mình: chúng tôi sẽ bị giảm bớt số lượng. Bởi vì có những người không đến tham dự Thánh lễ nữa, đặc biệt những người chỉ đến nhà thờ vì lý do văn hóa, những người mà người ta gọi là ‘người Công Giáo văn hóa’, hữu khuynh hay tả khuynh, không còn đến nhà thờ nữa. Họ đã thấy rằng cuộc sống rất thoải mái. Họ có thể sống rất tốt mà không cần phải đến nhà thờ. Ngay cả những buổi Rước Lễ Lần Đầu, giáo lý cho trẻ em, tất cả những điều này sẽ giảm về số lượng. Tôi gần như dám chắc chắn về những điều ấy.”
“Nhưng đó không phải là một lời phàn nàn về phần tôi. Chúng ta đã có quá trình này ngay cả khi không có đại dịch. Có lẽ đại dịch này đã lấy mất thêm của chúng ta 10 năm nữa. Nó đẩy nhanh tiến trình này.”
Stephen Bullivant, giáo sư thần học và xã hội học tôn giáo tại Đại học St. Mary, Twickenham, ở Anh, lưu ý rằng ông đã đưa ra quan điểm tương tự với Đức Hồng Y Hollerich trong cuốn sách điện tử gần đây của mình “Đạo Công Giáo trong Thời đại Coronavirus”
“Ít nhất là về số người tham dự nhà thờ, chúng ta gần như chắc chắn sẽ thấy một ‘bước nhảy vọt về phía trước’ theo xu hướng giảm đã có từ lâu, ” anh nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA. “Nhiều giáo phận đã đưa ra dự báo trong những năm trước như ‘nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, chúng ta sẽ có X số linh mục hoạt động tích cực cho Y số lượng người tham dự thánh lễ vào năm 2040’, hoặc tương tự như thế. Họ sẽ phải sửa những con số thống kê bi đát đó sớm hơn như thế.”
“10 năm hay không, tôi không biết - nhưng con số 10 năm không phải vô lý đâu.”
Đức Hồng Y Hollerich, Tổng Giám mục Luxembourg và là chủ tịch của Ủy ban Liên Hội đồng Giám mục Âu Châu, gọi tắt là COMECE, nói rằng Giáo hội ở Âu Châu cần phải đối phó với tình trạng suy yếu của mình bằng sự khiêm tốn.
Ngài nói: “Tại thời điểm này, Giáo hội phải được truyền cảm hứng từ một sự khiêm nhường cho phép chúng ta tổ chức lại bản thân tốt hơn, trở thành Kitô hữu hơn, bởi vì nếu không thì nền văn hóa Kitô giáo này, nền văn hóa Công Giáo độc đáo này, không thể tồn tại theo thời gian, nó không có sức sống đằng sau nó.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời cho Giáo hội. Chúng ta phải hiểu những gì đang bị đe dọa, chúng ta phải phản ứng và đưa ra những cơ cấu truyền giáo mới. Và khi tôi nói những người truyền giáo, tôi muốn nói đến cả hành động và lời nói. Tôi cũng nghĩ rằng trong thế giới sau đại dịch, phương Tây, Hoa Kỳ và Âu Châu, sẽ yếu hơn trước, bởi vì sự gia tốc do virus mang lại sẽ làm cho các nền kinh tế khác, các quốc gia khác, phát triển.”
“Nhưng chúng ta phải nhìn nhận điều này với chủ nghĩa hiện thực, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa Âu Châu hiện hữu trong suy nghĩ của mình và với sự khiêm tốn tuyệt vời, chúng ta phải làm việc với các quốc gia khác vì tương lai của nhân loại, để có được một thế giới công bằng hơn.”
Các thánh lễ công cộng đã bị đình chỉ trên khắp Âu châu trong vài tháng để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Trong khi các buổi lễ công cộng đã tiếp tục trở lại, đã có những bằng chứng cho thấy việc tham dự đã giảm hẳn so với trước khi xảy ra khủng hoảng.
Ở một số quốc gia, đã có những giới hạn nghiêm ngặt về số lượng người Công Giáo được phép tham dự Thánh lễ do lo ngại về việc lây truyền virus.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Âu Châu, đã có 2, 304,846 trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo tại Liên minh Âu Châu và Vương quốc Anh tính đến ngày 4 tháng 9, với 182, 358 trường hợp tử vong.
Đức Hồng Y Hollerich, một tu sĩ Dòng Tên, được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Luxembourg vào năm 2011. Ngài nhận chiếc mũ đỏ vào ngày 5 tháng 10 năm 2019, và trở thành Hồng Y đầu tiên của Luxembourg, hay còn gọi là Lục Xâm Bảo, quốc gia chỉ có 626, 000 người.
Source:Catholic News Agency