Chiều ngày Thứ Sáu 3/7/2020, Trung Tâm Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Giáo xứ Suối Cát- Xuân Lộc đã đón tiếp Hiệp Hội Lòng Chúa thương xót Hạt Hố Nai về hành hương theo lịch định kỳ chung vào mỗi thứ Sáu đầu tháng. Không chỉ có hội viên của Hạt Hố Nai, nhưng chiều hôm thứ Sáu vừa qua, đã có sự hiện diện của nhiều hội viên, bà con giáo dân đến từ các giáo xứ trong Giáo phận. Nhưng niềm vui và sự sốt mến trong bầu khí còn được tăng lên khi có thêm sự hiệp thông của hai phái đoàn hành hương đến từ Giáo Phận Bà Rịa và Phan Thiết cùng hiện diện trong giờ kinh và Thánh Lễ này. Do vậy, với con số hơn 2000 người tham dự trong ngày hành hương này quả thật mang thêm nhiều ý nghĩa và ơn thánh Chúa.
Xem hình
Đến với Lòng Thương Xót Chúa, mọi người cảm nhận như tâm hồn mình được tan chảy khi cùng nhau đọc kinh Mân Côi, lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Những đôi mắt ngước nhìn lên Linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót, cùng với những động tác biểu tỏ bên ngoài trong những giờ kinh thật đẹp và thật sốt sắng. Cho dẫu giới hạn, nhưng những dấu bên ngoài van nài lòng thương xót Chúa của người khác, đủ để ai đó được đụng chạm trong tâm hồn, như mềm ra sau những ngày tháng cứng cỏi. Cũng trong buổi chiều này, nhiều tâm hồn được chạm đến lòng thương xót Chúa cách cụ thể nơi Bí tích Chữa Lành- Hòa Giải.
Sau giờ kinh, cộng đoàn đã chào đón Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đến giữa họ. Sự hiện diện của Đức Cha Giáo phận luôn trở nên hình ảnh của lòng thương xót Chúa, vì thế, rất nhiều người đã tìm đến để được cầm lấy tay, để được Đức Cha chúc lành và cảm nhận được ủi an, nhẹ lòng trước bao nỗi đau khổ, mệt mỏi họ đang gặp phải.
Trong bài huấn từ trước Thánh Lễ, Đức Cha Giáo phận đã chia sẻ với cộng đoàn hiệp hội Lòng Chúa Thương Xót đang hiện diện cũng như theo dõi trực truyến về chủ đề “Linh đạo lòng thương xót” được cụ thể qua các ý: (1) Tin tưởng vào lòng thương xót nơi Thiên Chúa, (2) điều kiện để được hưởng lòng thương xót của Chúa, và (3) chia sẻ lòng thương xót của Thiên Chúa cho tha nhân.
Tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa
Kể lại câu chuyện dụ ngôn về con chiên lạc (Luca 15, 4-7), Đức Cha Giáo phận đã làm nổi bật sứ điệp quan trọng trong dụ ngôn: Chúa Giêsu –hình ảnh người chăn chiên- là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đau đáu đi tìm con chiên lạc, bất chấp những khó khăn, những trở ngại của hành trình tìm kiếm. Một (1) so với chín mươi chín (99) con quả là một sự khập khiễng trong quyết định, khi người chăn chiên sẵn sàng để lại 99 con để chỉ đi tìm một con lạc đàn. Chính yếu tố này mở ra một hình ảnh tuyệt vời, khi cho thấy rằng một người tội lỗi có vị trí quan trọng như thế nào trong tình yêu của Thiên Chúa. Lòng thương xót ấy nơi Chúa Giêsu- Đấng chăn chiên- lớn hơn gấp ngàn lần tội lỗi mà con người lỗi phạm với Ngài. Điều này dẫn mỗi người, như Đức Cha nói, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mình hơn. Và nhờ đó, từng người sẽ có thêm sức mạnh để chạy đến với Ngài, van xin lòng thương xót của Chúa, để được tha thứ, được cảm nhận hạnh phúc trong Ngài.
Điều kiện để được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa: khiêm tốn, đừng chạy trốn Ngài.
Tuy nhiên, Đức Cha nhấn mạnh rằng, để được đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, con người cần phải khiêm tốn nhận ra mình thật yếu đuối, xúc phạm đến Chúa và tha nhân quá nhiều. Đức Cha nói “để được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta cần có lòng khiêm nhường, để nhận ra sự thật yếu đuối của bản thân trước Chúa.” Như Đức Cha chia sẻ, sự khiêm tốn này làm cho con người nhận rõ mình với tất cả sự trần trụi vốn có, lỗi tội… Có như vậy, mới thúc đẩy họ đến với Chúa. Đồng thời, một yếu tố khác nữa xem ra như là một “lộ trình” của chặng đường được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa: đừng chạy trốn, nhưng hãy hiện diện trước Ngài.
Nếu Ađam và Evà để lại một hệ lụy trầm trọng cho nhân loại, mà khi cả hai đã phạm tội, họ đã chạy trốn Thiên Chúa, Đấng đang tìm kiếm họ, thì nơi con người hôm nay cũng đang phải đối diện với khó khăn cũng giống như vậy. Đức Cha chia sẻ rằng “cái khó của chúng ta là rất ngại trở về lòng mình và nhìn nhận những sai lầm, những tội lỗi của mình” – giống hệt như hai ông bà nguyên tổ đã chạy trốn Chúa và rồi trước mặt Chúa, họ đã chạy trốn tội mình để đổ lỗi cho nhau. Để rồi, Đức Cha mời gọi mỗi người “đừng chạy trốn khỏi lòng thương xót của Chúa, ” và” hãy, để cho Thiên Chúa nói vào tâm hồn chúng ta về sự thật về cuộc đời của chính mình.” Nhưng, như Đức Cha huấn dụ “chúng ta chỉ có thể nghe Chúa nói sự thật về bản thân khi chúng ta thinh lặng bên Chúa.”
Chia sẻ lòng thương xót của Chúa cho tha nhân
Đức Cha tiếp tục bài huấn dụ khi mời gọi mọi người hãy trở nên những người chia sẻ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác một khi mỗi người đã cảm, đã nhận được lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời mình. Để từ đó, từng người được Chúa sai đi đem lòng thương xót của Chúa đến những người yếu đuối, lỗi lầm khác mà họ gặp thấy trên đường đời. Gạt qua những chủ quan, định kiến, những kết án dành cho những người tội lỗi, lỡ lầm…Đức Cha nói rằng “chúng ta được Chúa mời gọi bày tỏ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác…để biến đổi họ, những người đang vấp ngã trên đường đời.” Và để minh họa cụ thể, Đức Cha đã kể những mẩu chuyện cụ thể để truyền cảm hứng cho mọi người có thể thực hiện được điều này.
Kết thúc bài huấn từ, Đức Cha Giáo phận thúc giục mọi người thiết tha khẩn nài Thiên Chúa “Xin Người giúp chúng ta thấm nhuần lòng thương xót của Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ trở nên những sứ giả của lòng thương xót Chúa đến với những người tội lỗi, lỡ lầm, và yếu đuối.”
17g00: Thánh Lễ đặc biệt trong ngày hành hương do Đức Cha Giáo phận chủ tế cùng với Cha Đặc Trách Giuse, quý Cha Quản Hạt và quý Cha thuộc hai Hạt Xuân Lộc và Hố Nai với các ý nguyện xin từ cộng đoàn như Cha Đặc Trách Giuse Trần Phú Sơn đã tổng kết, cũng như ý cầu nguyện tháng 07/2020 “Cầu nguyện cho những người trẻ đang bị khủng hoảng đức tin được ơn chữa lành, và tin vào lòng Chúa thương xót như Thánh Tôma Tông đồ”. Ngoài các ý trên, Đức Cha cũng mời gọi mọi người xin Lòng Thương Xót Chúa đổ tràn trên Giáo phận, như giòng suối mát chảy vào tâm hồn con cái Giáo phận, để từng gia đình, giáo xứ, và Giáo phận sẽ trở thành thánh địa của lòng thương xót. Không chỉ dừng lại xin ơn cho Giáo Phận nhà, nhưng Đức Cha cũng mời mọi người cũng van nài lòng Chúa thương xót tuôn đổ xuống trên Giáo phận Bà Rịa và Phan Thiết đang có các hội viên Lòng Chúa Thương Xót hiện diện. Và vì Thánh Lễ dâng theo lịch theo Phụng vụ Kính Thánh Tôma Tông Đồ, Đức Cha cũng mời gọi mọi người “cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục là những người kế vị các Tông đồ được vững mạnh trong đức tin và tình yêu Chúa để các ngài dẫn dắt đoàn chiên Chúa trong lòng tin và sự yêu mến.”
“Hãy vững tin vào tình yêu Thiên Chúa, bất chấp có hay không có những dấu chỉ hữu hình” là ý chính trong bài giảng suy niệm Tin Mừng Gioan 20, 24-29 mà Đức Cha đã chia sẻ với cộng đoàn. Đi từ kinh nghiệm thiêng liêng của Thánh Tôma Tông đồ, Đức Cha đã mời gọi mọi người hãy suy tư, cật vấn và cầu nguyện. Đức Cha nhấn mạnh về hạnh phúc của người vững tin vào Chúa cho dẫu có hay không có những dấu chỉ hữu hình mà Chúa Giêsu khẳng định “Phúc cho ai không thấy mà tin”, mà Tông đồ Tôma xem ra đã chẳng có được sau khi Chúa sống lại và hiện ra, trước khi vị Tông đồ đụng chạm được lòng thương xót của Đấng Phục Sinh. Đức Cha nói rằng, cho dẫu Tôma đã từng chứng kiến Chúa làm phép lạ, và nghe Chúa tiên báo về cái chết và sống lại của Người, nhưng ông vẫn nghi ngờ, không tin, bởi Tôma muốn có một đức tin theo kiểu biện chứng, sờ nắm bắt được, sau thất vọng của mình về cái chết của Thầy. Đức Cha nói rằng “kinh nghiệm của Tôma cũng là hình ảnh của chúng ta.” Vì sao? “Chúng ta cũng được rửa tội, học giáo lý, tham dự Thánh lễ hằng ngày, nghe Lời Chúa, nhưng xem ra, chúng ta vẫn hoài nghi về tình yêu thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình, như thể Ngài không có đó bên cạnh chúng ta.” Đức Cha nhấn mạnh, sự nghi ngờ đó là hậu quả của nhiều tiếng ồn trong tâm hồn, khiến con người không nghe được tiếng yêu thương thì thầm của Chúa. Đức Cha nói rằng nơi mỗi người cũng có một Tôma nghi ngờ, kém tin khi “chúng ta muốn Chúa nói với chúng ta theo kiểu chúng ta thích, đòi Chúa làm cho chúng ta cái gì đó theo ý chúng ta muốn…Có vậy chúng ta mới tin!” Thế nên, Đức Cha lưu ý mọi người “hãy xin Chúa giúp chúng ta thoát ra khỏi những rào cản trần gian, theo cách chúng ta muốn, để chỉ còn trông cậy vào Chúa, tìm Chúa là đủ…và ban cho chúng ta vững tin vào tình yêu của Chúa trong cuộc đời mình, cho dẫu chẳng có những dấu chỉ hữu hình...nhưng tôi vẫn tin Chúa ở bên cạnh cuộc đời tôi, để dù thế nào tôi vẫn không lo sợ.”
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã cám ơn Cha Quản Hạt, và quý Cha thuộc hạt Xuân Lộc, cùng tất cả mọi thành viên hiệp hội Lòng Chúa Thương Xót đã hiện diện và hiệp thông. Đặc biệt, Đức Cha Giáo Phận cám ơn Cha Giuse - Đặc Trách Hiệp hội LCTX toàn Giáo phận, Cha Quản Hạt, cha Đặc Trách Hiệp hội LCTX, quý Cha cũng như mọi thành viên Hiệp Hội thuộc Hạt Hố Nai đã tổ chức cũng như phụ trách ngày hành hương này thay cho toàn Giáo Phận. Với sự hiện diện của hai phái đoàn thuộc Giáo phận bạn, Đức Cha cũng gởi đến họ những lời chúc lành và ơn Chúa như lời cám ơn vì sự hiện diện hiệp thông rất quý báu của họ tại Giáo Phận Xuân Lộc trong ngày hành hương này.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Xem hình
Đến với Lòng Thương Xót Chúa, mọi người cảm nhận như tâm hồn mình được tan chảy khi cùng nhau đọc kinh Mân Côi, lần chuỗi Kính Lòng Chúa Thương Xót. Những đôi mắt ngước nhìn lên Linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót, cùng với những động tác biểu tỏ bên ngoài trong những giờ kinh thật đẹp và thật sốt sắng. Cho dẫu giới hạn, nhưng những dấu bên ngoài van nài lòng thương xót Chúa của người khác, đủ để ai đó được đụng chạm trong tâm hồn, như mềm ra sau những ngày tháng cứng cỏi. Cũng trong buổi chiều này, nhiều tâm hồn được chạm đến lòng thương xót Chúa cách cụ thể nơi Bí tích Chữa Lành- Hòa Giải.
Trong bài huấn từ trước Thánh Lễ, Đức Cha Giáo phận đã chia sẻ với cộng đoàn hiệp hội Lòng Chúa Thương Xót đang hiện diện cũng như theo dõi trực truyến về chủ đề “Linh đạo lòng thương xót” được cụ thể qua các ý: (1) Tin tưởng vào lòng thương xót nơi Thiên Chúa, (2) điều kiện để được hưởng lòng thương xót của Chúa, và (3) chia sẻ lòng thương xót của Thiên Chúa cho tha nhân.
Tin tưởng vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa
Kể lại câu chuyện dụ ngôn về con chiên lạc (Luca 15, 4-7), Đức Cha Giáo phận đã làm nổi bật sứ điệp quan trọng trong dụ ngôn: Chúa Giêsu –hình ảnh người chăn chiên- là Đấng giàu lòng thương xót, luôn đau đáu đi tìm con chiên lạc, bất chấp những khó khăn, những trở ngại của hành trình tìm kiếm. Một (1) so với chín mươi chín (99) con quả là một sự khập khiễng trong quyết định, khi người chăn chiên sẵn sàng để lại 99 con để chỉ đi tìm một con lạc đàn. Chính yếu tố này mở ra một hình ảnh tuyệt vời, khi cho thấy rằng một người tội lỗi có vị trí quan trọng như thế nào trong tình yêu của Thiên Chúa. Lòng thương xót ấy nơi Chúa Giêsu- Đấng chăn chiên- lớn hơn gấp ngàn lần tội lỗi mà con người lỗi phạm với Ngài. Điều này dẫn mỗi người, như Đức Cha nói, tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho mình hơn. Và nhờ đó, từng người sẽ có thêm sức mạnh để chạy đến với Ngài, van xin lòng thương xót của Chúa, để được tha thứ, được cảm nhận hạnh phúc trong Ngài.
Điều kiện để được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa: khiêm tốn, đừng chạy trốn Ngài.
Tuy nhiên, Đức Cha nhấn mạnh rằng, để được đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, con người cần phải khiêm tốn nhận ra mình thật yếu đuối, xúc phạm đến Chúa và tha nhân quá nhiều. Đức Cha nói “để được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta cần có lòng khiêm nhường, để nhận ra sự thật yếu đuối của bản thân trước Chúa.” Như Đức Cha chia sẻ, sự khiêm tốn này làm cho con người nhận rõ mình với tất cả sự trần trụi vốn có, lỗi tội… Có như vậy, mới thúc đẩy họ đến với Chúa. Đồng thời, một yếu tố khác nữa xem ra như là một “lộ trình” của chặng đường được hưởng lòng thương xót của Thiên Chúa: đừng chạy trốn, nhưng hãy hiện diện trước Ngài.
Nếu Ađam và Evà để lại một hệ lụy trầm trọng cho nhân loại, mà khi cả hai đã phạm tội, họ đã chạy trốn Thiên Chúa, Đấng đang tìm kiếm họ, thì nơi con người hôm nay cũng đang phải đối diện với khó khăn cũng giống như vậy. Đức Cha chia sẻ rằng “cái khó của chúng ta là rất ngại trở về lòng mình và nhìn nhận những sai lầm, những tội lỗi của mình” – giống hệt như hai ông bà nguyên tổ đã chạy trốn Chúa và rồi trước mặt Chúa, họ đã chạy trốn tội mình để đổ lỗi cho nhau. Để rồi, Đức Cha mời gọi mỗi người “đừng chạy trốn khỏi lòng thương xót của Chúa, ” và” hãy, để cho Thiên Chúa nói vào tâm hồn chúng ta về sự thật về cuộc đời của chính mình.” Nhưng, như Đức Cha huấn dụ “chúng ta chỉ có thể nghe Chúa nói sự thật về bản thân khi chúng ta thinh lặng bên Chúa.”
Chia sẻ lòng thương xót của Chúa cho tha nhân
Đức Cha tiếp tục bài huấn dụ khi mời gọi mọi người hãy trở nên những người chia sẻ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác một khi mỗi người đã cảm, đã nhận được lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời mình. Để từ đó, từng người được Chúa sai đi đem lòng thương xót của Chúa đến những người yếu đuối, lỗi lầm khác mà họ gặp thấy trên đường đời. Gạt qua những chủ quan, định kiến, những kết án dành cho những người tội lỗi, lỡ lầm…Đức Cha nói rằng “chúng ta được Chúa mời gọi bày tỏ lòng thương xót của Chúa đến cho người khác…để biến đổi họ, những người đang vấp ngã trên đường đời.” Và để minh họa cụ thể, Đức Cha đã kể những mẩu chuyện cụ thể để truyền cảm hứng cho mọi người có thể thực hiện được điều này.
Kết thúc bài huấn từ, Đức Cha Giáo phận thúc giục mọi người thiết tha khẩn nài Thiên Chúa “Xin Người giúp chúng ta thấm nhuần lòng thương xót của Chúa. Nhờ đó, chúng ta sẽ trở nên những sứ giả của lòng thương xót Chúa đến với những người tội lỗi, lỡ lầm, và yếu đuối.”
17g00: Thánh Lễ đặc biệt trong ngày hành hương do Đức Cha Giáo phận chủ tế cùng với Cha Đặc Trách Giuse, quý Cha Quản Hạt và quý Cha thuộc hai Hạt Xuân Lộc và Hố Nai với các ý nguyện xin từ cộng đoàn như Cha Đặc Trách Giuse Trần Phú Sơn đã tổng kết, cũng như ý cầu nguyện tháng 07/2020 “Cầu nguyện cho những người trẻ đang bị khủng hoảng đức tin được ơn chữa lành, và tin vào lòng Chúa thương xót như Thánh Tôma Tông đồ”. Ngoài các ý trên, Đức Cha cũng mời gọi mọi người xin Lòng Thương Xót Chúa đổ tràn trên Giáo phận, như giòng suối mát chảy vào tâm hồn con cái Giáo phận, để từng gia đình, giáo xứ, và Giáo phận sẽ trở thành thánh địa của lòng thương xót. Không chỉ dừng lại xin ơn cho Giáo Phận nhà, nhưng Đức Cha cũng mời mọi người cũng van nài lòng Chúa thương xót tuôn đổ xuống trên Giáo phận Bà Rịa và Phan Thiết đang có các hội viên Lòng Chúa Thương Xót hiện diện. Và vì Thánh Lễ dâng theo lịch theo Phụng vụ Kính Thánh Tôma Tông Đồ, Đức Cha cũng mời gọi mọi người “cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, các giám mục là những người kế vị các Tông đồ được vững mạnh trong đức tin và tình yêu Chúa để các ngài dẫn dắt đoàn chiên Chúa trong lòng tin và sự yêu mến.”
“Hãy vững tin vào tình yêu Thiên Chúa, bất chấp có hay không có những dấu chỉ hữu hình” là ý chính trong bài giảng suy niệm Tin Mừng Gioan 20, 24-29 mà Đức Cha đã chia sẻ với cộng đoàn. Đi từ kinh nghiệm thiêng liêng của Thánh Tôma Tông đồ, Đức Cha đã mời gọi mọi người hãy suy tư, cật vấn và cầu nguyện. Đức Cha nhấn mạnh về hạnh phúc của người vững tin vào Chúa cho dẫu có hay không có những dấu chỉ hữu hình mà Chúa Giêsu khẳng định “Phúc cho ai không thấy mà tin”, mà Tông đồ Tôma xem ra đã chẳng có được sau khi Chúa sống lại và hiện ra, trước khi vị Tông đồ đụng chạm được lòng thương xót của Đấng Phục Sinh. Đức Cha nói rằng, cho dẫu Tôma đã từng chứng kiến Chúa làm phép lạ, và nghe Chúa tiên báo về cái chết và sống lại của Người, nhưng ông vẫn nghi ngờ, không tin, bởi Tôma muốn có một đức tin theo kiểu biện chứng, sờ nắm bắt được, sau thất vọng của mình về cái chết của Thầy. Đức Cha nói rằng “kinh nghiệm của Tôma cũng là hình ảnh của chúng ta.” Vì sao? “Chúng ta cũng được rửa tội, học giáo lý, tham dự Thánh lễ hằng ngày, nghe Lời Chúa, nhưng xem ra, chúng ta vẫn hoài nghi về tình yêu thương của Thiên Chúa trên cuộc đời của mình, như thể Ngài không có đó bên cạnh chúng ta.” Đức Cha nhấn mạnh, sự nghi ngờ đó là hậu quả của nhiều tiếng ồn trong tâm hồn, khiến con người không nghe được tiếng yêu thương thì thầm của Chúa. Đức Cha nói rằng nơi mỗi người cũng có một Tôma nghi ngờ, kém tin khi “chúng ta muốn Chúa nói với chúng ta theo kiểu chúng ta thích, đòi Chúa làm cho chúng ta cái gì đó theo ý chúng ta muốn…Có vậy chúng ta mới tin!” Thế nên, Đức Cha lưu ý mọi người “hãy xin Chúa giúp chúng ta thoát ra khỏi những rào cản trần gian, theo cách chúng ta muốn, để chỉ còn trông cậy vào Chúa, tìm Chúa là đủ…và ban cho chúng ta vững tin vào tình yêu của Chúa trong cuộc đời mình, cho dẫu chẳng có những dấu chỉ hữu hình...nhưng tôi vẫn tin Chúa ở bên cạnh cuộc đời tôi, để dù thế nào tôi vẫn không lo sợ.”
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Cha Giáo Phận đã cám ơn Cha Quản Hạt, và quý Cha thuộc hạt Xuân Lộc, cùng tất cả mọi thành viên hiệp hội Lòng Chúa Thương Xót đã hiện diện và hiệp thông. Đặc biệt, Đức Cha Giáo Phận cám ơn Cha Giuse - Đặc Trách Hiệp hội LCTX toàn Giáo phận, Cha Quản Hạt, cha Đặc Trách Hiệp hội LCTX, quý Cha cũng như mọi thành viên Hiệp Hội thuộc Hạt Hố Nai đã tổ chức cũng như phụ trách ngày hành hương này thay cho toàn Giáo Phận. Với sự hiện diện của hai phái đoàn thuộc Giáo phận bạn, Đức Cha cũng gởi đến họ những lời chúc lành và ơn Chúa như lời cám ơn vì sự hiện diện hiệp thông rất quý báu của họ tại Giáo Phận Xuân Lộc trong ngày hành hương này.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P