Dacaria 9: 9-10; Tvinh 144; Rôma 8:9-11, 13; Mátthêu 11: 25-30

Thật là điều đáng buồn cho Hoa Kỳ mừng lễ độc lập khi chúng ta nghe khắp cùng đất nước trong lúc này có tiếng la lớn về việc cảm thấy không được sống tự do, và lại còn có rất nhiều người sống trong sự hạn chế nghiêm trọng và bị phân biệt chủng tộc. Tôi nghe một bà mẹ người Hoa kỳ gốc Phi Châu than phiền về việc làm sao có thể giải thích cho hai đứa con trai bà cách cư xử nơi công cộng và phải nói gì khi cảnh sát chặn hỏi trên đường phố. Bà nói "chúng nó học rất giỏi, là những đứa trẻ rất ngoan và đang sửa soạn vào đại học. Tuy nhiên mỗi khi chúng nó ra đường phố mặc áo có mũ, tôi sợ chúng nó sẽ trở về nhà trong cái chết. Đấy là những điều tôi hằng tao thức lo âu bây giờ nhiều hơn lúc chúng nó mới chào đời. Lúc đó, tôi sung sướng được làm mẹ. Nhưng có lẻ tôi phải hiểu nhiều hơn. Lúc tôi lớn lên tôi bị kỳ thị vì màu da. Nhưng tôi nghĩ sau khi chúng tôi tranh đấu về nhân quyền thì mọi sự đều đã được thay đổi cho các con tôi. Nhưng, không có như thế, bây giờ cứ xem tin tức buổi chiều, chúng ta thấy rõ những “bạo lực và phá hoại khắp cùng các nơi. Mọi sự cần phải được thay đổi, và dân chúng đòi hỏi những sự thay đổi đó".

Ngôn sứ Dacaria và Chúa Giêsu cũng đã phải chịu nhiều gian khổ trong thế giới mà họ đang sinh sống. Ông Dacaria loan báo một thị kiến đầy hy vọng tìm thấy trong tương lai khi mọi xung đột kết thúc, và những người trung thành tin tưởng vào Chúa sẽ được "vui mừng hoan hỷ”, vị cứu tinh của ngươi đang đến với Giêrusalem. Người là Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa tiến vào. Ngôn sứ Dacaria có thị kiến một vị Vua sẽ quét sạch chiến xa, chiến mã. Cung nỏ sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ tuyên bố hòa bình cho muôn dân. Người sẽ thống trị “từ biển này sang biển nọ. Từ sông Cả đến tận cùng cõi đất".

Ông Dacaria cũng loan báo là ngày nay dân chúng sống trong cảnh hổn loạn mong mỏi được một vị lãnh đạo không dùng sức mạnh để áp bức, nhưng là một vị lãnh đạo khiêm nhường. Ông Dacaria cũng kêu gọi dân chúng thời đó không nên tìm vị lãnh đạo hùng mạnh và áp bức, nhưng hãy tìm những vị đem đến hòa bình. Theo thị kiến của ngôn sứ thì vị Vua sắp đến sẽ cai trị dân chúng đang bị áp bức bằn hanh vi hòa bình, hòa giãi và khiêm tốn. Dưới đường lối cai trị này, nhà Vua sẽ giúp dân chúng nhận thấy Thiên Chúa đã đến giúp họ. Và hơn thế nữa, vị Vua này sẽ cho họ thấy Thiên Chúa là ai, một Thiên Chúa để tìm sự hòa giải và hòa bình giữa mọi người. Đấng Thiên Chúa gởi đến sẽ cho họ thấy đó chính là Thiên Chúa thật.

Thánh Vịnh được đọc hôm nay là bài thi thiên số 144. Trong đó cho chúng ta nhìn nhận và quay về cùng Thiên Chúa mà ngôn sứ Dacaria loan báo "Tôi sẽ luôn luôn ca ngợi danh thánh Người là Vua và Thiên Chúa của tôi".

Những ngày này trông không khác gì những ngày đau khổ thời ngôn sứ Dacaria. Không phải có nhiếu cuộc biểu tình đầy bạo lực, và quân đội trên đường phố. Chúng ta dùng lời Thánh Vịnh hôm nay để biết ơn những gi chúng ta được sống trong bình an mà Thiên chúa đã ban cho chúng ta, tiếng nói của sự nhân ái và hòa giải. Cũng như lời ngôn sứ Dacaria, những tiếng reo hò đó giúp chúng ta chú trọng đến đường lối của Thiên Chúa như trong lời của Thánh Vịnh "Đức Chúa là Đấng nhân từ, chậm bất bình và đầy thương yêu", và với lời Thánh Vịnh chúng ta thêm "Lạy Chúa, xin Chúa ban Thần Khí Ngài cho chúng con, ban cho chúng con biết nhân từ, đầy tình thương như Ngài, trong khi chúng con cố gắng trở nên dụng cụ cho hòa bình trong thế giới hổn loạn của chúng con. "

Khi tất cả mọi sự xung quanh chúng ta dường như đang rối loạn và u ám, chúng ta cần được giúp đở nếu chúng ta muốn trở nên như dụng cụ cho hòa bình của Thiên chúa trong trần gian. Thiên Chúa đã nhìn thấy nhu cầu của chúng ta và đã gởi cho chúng ta ngôn sứ Dacaria. Ông đã hứa. Đấng ấy sẽ vào Giêrusalem trên lưng lừa và sẽ loan báo "bình an cho các dân tộc". Chúa Giêsu không áp đặt chúng ta bằng những lề luật mới và sự trừng phạt. Ngài ban bình an cho những ai tìm đến Ngài. Ngài không đòi buộc chúng ta những gì cao xa, nhưng Ngài cùng chia sẻ ách nặng nề với chúng ta. Nếu đi cày có 2 con vật cùng kéo, thì ách sẽ nhẹ bớt đi, làm tăng được năng xuất.

Đó là hình ảnh Chúa Giêsu cho những người thời Ngài, và chúng ta nhận thấy: chúng ta là những môn đệ đi theo Chúa Giêsu không chỉ phải tự mình chúng ta ứng đối với những thách thức hiện tại và tương lai cho hòa bình. Ngài mời gọi chúng ta hãy tiến đến gần Ngài "Anh em hãy mang lấy ách cúa tôi, và hãy học với tôi". Đất cày khô cạn và đầy sỏi đá, chúng ta cần thêm sức mạnh và kiên nhẩn nếu chúng ta cần kéo cày và gieo hạt giống hòa bình cho thế giới chúng ta. Và thế giới đó có thể gần với chúng ta như các người trong gia đình và láng giềng. Cùng chia "ách" với Chúa Kitô có thể giúp chúng ta vượt khỏi lo lắng bối rối được gây nên bởi nạn đại dịch Covid, và những lộn xộn trong xã hội trong những ngày này và sẽ cho chúng ta hy vọng cho tương lai.

Những ngày này chúng ta đang gặp thử thách dưới nhiều hình thức, nhưng không chỉ có một cách duy nhất là: "Anh em hãy học với tôi". Trong suốt cuộc đời của người Kitô hữu chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo bước ngài là khiêm nhường, yêu thương, phục vụ, và tha thứ. Ngài cam đoan với chúng ta là Ngài không để chúng ta tự làm theo lời Ngài dạy hầu sống theo đường lối của Ngài. Ngài cho chúng ta nhận thấy một Thiên Chúa đầy tình thương yêu với thế giới, và nếu chúng ta cùng chia ách với Ngài thì chúng ta cũng có thể làm như Ngài. Đời sống Kitô hữu đòi hỏi chúng ta phải sống trọn vẹn theo như Chúa Giêsu và trong Thần Khí của Ngài. Chúng ta cùng hợp nhất với Ngài để chúng ta có thể tuân theo luật yêu thương của Ngài.

Hiền hậu nghe như là một đức tính lý thuyết khó thực hiện được trong thế giới hiện nay của chúng ta với tất cả những vủ khí và hành vi xâm lược đầy nguy hiểm. Trong phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nên tập đức hiền hậu (chúng ta "tập" đức tính ấy vì chúng ta không bao giờ có thể trở nên hiền hậu trọn vẹn). Chúng ta tập bằng cách mỡ rộng trái tim đừng để tâm tư nôn nóng trả lời trong tức giận, sữ dùng quyền lực để bênh vực những người yếu đuối và những người bị tước mất cơ hội cho một cuộc sống đầy đủ.

Chúa Giêsu "hiền hậu và khiêm nhường" vì Ngài muốn sống như thế. Ngài có thể dùng quyền lực của Ngài để thu hút đám đông hầu chiến thắng và chinh phục các đối thủ, hay phản đối những nơi chống lại Ngài. Trái lại, Ngài dùng quyền lực của Ngài để hiến thân thực hiện tình yêu của Thiên Chúa và đường lối của Thiên Chúa hầu chia sẻ đời sống với những người "bé mọn" đã chấp nhận Ngài. Những người đó đã chịu đau khổ vì thế lực của những người có quyền thế trong thế giới, và Chúa Giêsu cũng đã từng chịu đau khổ như thế. Họ chỉ có Thiên Chúa là chổ dựa, và tương lai của họ khi có niềm tin vào Chúa Giêsu là sự bảo đãm cho họ là niềm tin vào Ngài sẽ không bao giờ lạc lối.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


14th SUNDAY (A)
Zechariah 9: 9-10; Psalm 145; Romans 8: 9, 11-13; Matthew 11: 25-30

What a painful, eye-opening time to celebrate our country’s independence – when all over the land we hear voices that tell us, while some of us feel free, so many others have been severely limited and victimized by racism. I heard an African American mother tell how she had to explain to her two boys how to behave on the streets; what to say if are stopped by the police. She said, "They are excellent students, good kids, with plans for college. Yet, each time they go out wearing a hoodie, I’m afraid they might return dead. This is more than I expected to have to endure when they were born. Back then, I was a happy, new mother, but I should have known better. I suffered racist taunts growing up, but I thought our struggles during the civil rights movement would have cleared the air for my kids. But it hasn’t – just watch the evening news." Violence and distress mark these days. Things have to change and people are rightly impatient for that change to happen.

Zechariah and Jesus were no less distressed by the world in which they lived. The prophet Zechariah offers an apocalyptic vision, looking and hoping for a future time when conflict will end and those faithful to God will, "Rejoice heartily." The savior will come to Jerusalem, not as a victorious general riding on a warhorse into the city, but a gentle leader riding a donkey. Zechariah envisions a king who will banish the instruments of war, chariots, warhorses and bow. The king will declare peace for all the nations, "from the River [Euphrates] to the ends of the Earth."

Zechariah was posting what people today yearn for amid the turmoil; leadership not by might and forceful suppression, but by the virtue of meekness. Zechariah is calling his contemporaries not to look to oppressive leaders, but to those who will bring peace. The coming king, in the prophet’s vision, will govern the oppressed and fallen by means of peacemaking, reconciliation and gentleness. In this ruler people will realize God has come to their aid. And more: this ruler will reveal the kind of God the people have, a God who seeks reconciliation and peace among all peoples. The face of the one God sends will reveal the face of God.

Our Responsorial Psalm today is from Psalm 145, and in it we acknowledge and turn to the God Zechariah proclaims, "I will praise your name for ever my King and my God."

These days it doesn’t feel like much has changed from the distress-filled days of Zechariah; not with violent protests and military troops on our streets. We pray our Responsorial Psalm today in gratitude for the people of peace whom God has given us, voices of awareness and reconciliation. Like the prophet they keep us focused on God’s ways as we pray in the words of the Psalm, "The Lord is gracious and merciful, slow to anger and of great kindness." Stirred by our Psalm we pray, "O God, fill us with your Spirit, make us merciful, filled with great kindness, like you, as we strive to be your instruments of peace in our troubled world."

When all around us seems to be distress and disorder, we need help if we are to be the peaceful face of God in the world. God has seen our need and sent us the one Zechariah promised, who entered Jerusalem on a donkey and proclaimed "peace to the nations." Jesus does not bang us on our heads with new laws and discipline. He offers peace to those who come to him. He doesn’t dictate to us from afar, but offers to be our yoke mate. Farm beasts were yoked in pairs to increase their plowing ability.

That is the image Jesus gave his contemporaries and us: we disciples are not on our own to face present and future challenges to his ways of peace. He invites us to draw close to him, "Take my yoke upon you and learn from me." The ground is hard and rocky, we need strength and perseverance if we are to plow and plant seeds of peace in our world – and that "world" can be as close as our own family members and neighbors. Staying "yoked" to Christ can help us overcome the anxiety caused by the pandemic and social unrest that marks our days and promises to alter our futures.

These days are testing us in many ways, but in some they are not unique. "Learn from me" – throughout our Christian lives Jesus invites us to follow his way of meekness: loving, serving and forgiving. He assures us that we are not left on our own to follow his teachings and live his life. He showed the face of a loving God to the world and, yoked to him, we can do the same. Being a Christian demands everything we have to live as Jesus lived and in his spirit we are united to him so that we can follow his law of love.

Meekness seems like a useless and impossible virtue in our modern world with all its dangerous weapons and aggressions. But the gospel today invites us to try practicing meekness (we "practice" because we will never get it perfect) by: disarming our own hearts; not returning anger against anger; using our personal authority to stand with the powerless and those deprived of a chance for a full life.

Jesus was "meek and humble of heart" because he chose to be that way. He could have used power to gain a following, to conquer his opponents and overwhelm the towns that rejected him. Instead he used his power to stay committed to. God and God’s ways and to share the life of the "little ones" who accepted him. They had suffered at the hands of the powers of the world, and Jesus will too. They only had God as their support and future and Jesus’ own faith was the assurance to them that their trust in God was not misplaced.