Cv 2: 1-11; Tv. 103; Roma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23

Tôi cảm thấy hơi khó hiểu về các bài đọc Kinh Thánh hôm nay. Làm thế nào để các môn đệ đầu tiên lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần? Có phải đó là cách mà thánh Luca diễn tả trong sách Công Vụ Tông Đồ hay không? Là trong khi các môn đệ “đang tựu họp ở một nơi" bỗng có tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà. Rồi họ thấy xuất hiện những hình tượng giông như lưỡi lửa lan ra và đậu xuống từng người một"? . Hay, như thánh Gioan mô tả khi Chúa Giêsu xuất hiện trong căn phòng khóa kín cửa, Ngài nói với các môn đệ "bình an cho anh em". Nói xong Ngài thổi hơi vào các ông, phải không? Tại sao việc là một sự kiện quan trọng của gói quà ban sự sống đức tin như thế lại được diễn tả quá khác nhau như vậy?

Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống không thể là yếu tố bất ngờ cho những người quen thuộc với văn bản Kinh Thánh. Từ ngữ Do thái nói về Chúa Thánh Thần là "ruah" có nghĩa là gió, hơi thở hay một tiếng động của gió, đã được nói lên hơn 90 lần trong Kinh Thánh Do thái. Đó là nguồn gốc năng lực và sự sống qua ơn Thần Khí của Thiên Chúa diễn tả quyền lực của Thiên Chúa và ý định của Ngài. Ngay từ lúc đầu sách Sáng Thế "Thần Khí Thiên Chúa" bay lượn trên mặt nước là lúc Thiên Chúa bắt đầu việc tạo dựng trời đất.

Trong Kinh Thánh Do thái, Thần Khí Thiên Chúa được ban ra chỉ trong một thời gian (Kn 15:16). Những người được Thần Khí Thiên Chúa, ban cho ân huệ đặc biệt để thực hiện mục đích của Thiên Chúa. Bởi thế, chẳng hạn như vua Sa-lô-môn được Thánh Linh ban cho ơn khôn ngoan (Kn 7:7). Các lãnh đạo của dân Israel được ban cho sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa, và các ngôn sứ dưới sự dẫn dắt của Thần Khí nói lên thay lời Thiên Chúa. (Is 61: 1 và Lc 4:18 )

Sách Tân Ước cho thấy sự tiếp tục của sự hiện diện của Thần Khí Thiên Chúa. Trong từ ngữ Hy lạp Thần Khí là "pneuma" có nghĩa tương tự với từ "ruah" trong tiếng Do thái. Phúc âm và Công Vụ Tông Đồ của thánh Luca chú trọng đến việc làm của Thần Khí. Thần Khí là như sợi giây liên kết giữa hai sách Phúc Âm và Công Vụ Tông Dồ. Trong phần cuối của tin mừng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ họ phải ở lại Giêrusalem để đợi đến khi các ông nhận được "lời hứa của Chúa Cha được thực hiện" (Lc 24:40)

Thánh Luca nhấn mạnh ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày Thần Khí Thiên Chúa ban sự sống: khởi đầu là lễ tạ ơn về mùa gặt, rồi dến việc lễ trao ban lề luật trên núi Sinai (Đệ Nhị Luật 16: 9-21) Đến ngày lễ Chúa Thánh Thần cộng đoàn trong sa mạc ở Qumran đón tiếp các thành viên mới là những người có ước muốn nên như một thành phần trong giao ước với Thiên Chúa. Rồi thánh Luca bày tỏ ơn thánh linh của Thiên Chúa; theo phong tục; có một ngày để tạ ơn để huấn luyện về đạo đức, dấn thân và nên thành phần mới.

Thần Khí Thiên Chúa ở với dân Israel trong khi họ đi qua hoang địa và trong khi họ chiến đấu với các dân ngoại giáo cho đến khi họ được vào đất Chúa hứa. Bắt đầu từ phép rửa, Thần Khí ban năng lực và nâng đở Chúa Giêsu trong những cám dỗ Ngài chịu trong sa mạc, trong những năm Ngài thực hiện sứ vụ, trong những đau khổ, chịu chết và sống lại. Cũng Thần Khí đó bây giờ là ân sũng cho cộng đoàn. Hôm nay chúng ta mừng hoa quả đầu tiên của Thần Khí trong khi các môn đệ bước ra khỏi nơi họ tụ họp để đi gảng dạy cho một đám đông quần chúng nói nhiều ngôn ngữ trên thế giới, và họ sẽ ra đi rao giảng xa hơn nữa. Sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ họ làm sao giáo hội tiên khởi lan ra từ cộng đòan nhỏ bé của Chúa Giêsu là những người Do thái theo Chúa Giêsu thành một cộng đoàn Kitô hữu sống trong tình yêu thương, sự bình an, lòng tha thứ và chữa lành cho nhiều người trên toàn thế giới.

Vì thế, nếu tôi bỏ qua ý định muốn tổ chức, lại thời giờ và ngày tháng cho lễ Chúa Thánh Thần, và hãy nghe lời thánh Luca ghi thì tôi sẽ nghe và học được điều sau đây: Đức tin của chúng ta không phải là một loại mà chúng ta cần giữ kín trong lòng như một bảo vật mong manh dễ vỡ. Trái lại, chúng ta thổi hơi năng lực và khuyến khích sự sống cộng đoàn không còn biên giới trong Thiên Chúa khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện và trở nên cùng một giáo hội trong thế giới.

Chúng ta đang ở trong một thế giới thiếu niềm tin tưởng, đầy gian dối, đày ảo tưởng, và thiếu tinh thần hướng thiên. Mọi sự đang trởn nên phức tạp vì đại dịch Covid. Chúng ta có khao khát "giữ vửng đức tin", hay chúng ta có thể làm điều thánh Luca mô tả về cộng đoàn tiên khởi đã làm là: Tự tin đi vào thế giới với lòng tin tưởng và loan báo với quần chúng những sự thiếu hiểu biết mà chúng ta gặp phải. Trong những ngày "hạn chế di chuyển" của đại dịch Covid chúng ta có thể “bước vào thế giới" theo những cách sáng tạo nhất hơn là dùng những phương tiện hiện đại để liên hệ với nhau như qua máy vi tính, qua email, Face book và điện thoại v.v... Cho dù chúng ta bị hạn chế di chuyển, Nhưng chúng ta phải để cho Chúa Thánh Thần nâng đở, khuyến khích và giúp đở, tha thứ và ngay cả lúc Ngài thử thách chúng ta nữa. Như trong thơ thánh Phaolô gởi giáo dân thành Cỏrintô hôm nay: "Thần Khí tỏ mình ra cho mỗi người là vì lợi ích chung" Thật đấy... Thần Khí hoạt động trong mỗi người chúng ta vì lợi ích cho kẻ khác.

Chúng ta biết sự hạn chế của mình và chúng ta nghĩ chúng ta có thể nói trước việc chúng ta sẽ sai lầm trong khi làm nhân chứng mà Thần Khí kêu gọi chúng ta. Chúng ta không biết chắc nơi chúng ta sẽ được gởi đi là nơi nào. Nhưng trong lễ thu hoạch mùa gặt này, đoan chắc với chúng ta rằng chúng ta được Thiên Chúa tạo tác và ban tràn đầy ơn huệ. Thánh Luca diễn tả Thần Khí như là một cơn gió mạnh và dưới hình lưỡi lửa. Nếu chúng ta tin thánh Luca đúng như vậy, điều đó có thể cho chúng ta động lực rao giảng khi ai hỏi chúng ta về đức tin hay khi ai gọi chúng ta bày tỏ đức tin qua việc làm của chúng ta.

Nếu chúng ta có thể giữ chặt Thần Khí trong lòng chúng ta một cách kín đáo, thì làm sao chúng ta có thể chứng tỏ điều Chúa Giêsu diễn tả về ơn Chúa Thánh Thần: "như một cho khắp cả mọi người". Bây giờ chúng ta quay về phúc âm thánh Gioan mô tả về ơn huệ Chúa Thánh Thần.

Phúc âm thánh Gioan bắt đầu với phép rửa, và Chúa Thánh Thần hiện xuống dười hình chim bồ câu (Ga 1:33). Trong đoạn cuối của phúc âm thánh Gioan được nói đến trong đêm lễ Phục Sinh Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ và ban cho các ông Thần Khí như thế nào. Những câu chuyện thánh Gioan kể xen vào giữa hai giai đọan đó nói nhiều về Chúa Thánh Thần. Như khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ Samaritanô, Ngài mô tả Thần Khi Thiên Chúa như là "nước hằng sống" sẽ ban cho con người sự sống đời đời. Sau đó, trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu hứa 4 lần là Thần Khí sẽ đến. Chúa Giêsu dùng từ Hy lạp "parakletos" để diễn tả Chúa Thánh Thần - từ đó có nghĩa là người an ủi và biện hộ.

Thánh Gioan liên kết sự đau khổ, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu làm một, và gọi đó là "giờ". Bởi thế khi Chúa Giêsu thổi hơi Thần Khí trên các ông vào dịp ngày Phục Sinh và bảo các ông ra đi tha thứ tội lỗi, câu chuyện đó tách khỏi "giờ" Ngài đã nói; vinh quang Ngài không tách khỏi sự đau khổ của Ngài. Thông báo về sự tha thứ bởi cộng đoàn được Chúa Giêsu trao Thần Khí của Ngài, sẽ không phải chịu thiệt thòi cho cộng đoàn - là sự hy sinh của từng cá nhân sẽ đến vì sự chống đối của một thế giới không chịu tha thứ.

Khi hơi thở của chúng ta chấm dứt thì chúng ta chết. Không cân ai phải nhắc chúng ta điều đó trong những ngày này khi người ta rút máy thở thì chúng ta đang ở giữa sự sống và sự chết. Thần Khí của Chúa Giêsu vẫn còn ở lại trong cộng đoàn của Ngài trong cùng một hơi thở, Chúa Giêsu không chấm dứt ơn huệ sự sống qua hơi thở của Ngài. Cũng như Thiên Chúa thổi hơi vào ông Adong để làm cho ông ta nên "một sinh vật" Vào ngày lế Chúa Thánh Thần, Thần khí đó cũng ban sự sống cho một cộng đoàn biết thở và biết tha thứ. Giờ đây, nguồn sống mới bởi Thần Khí làm chúng ta tiếp tục sứ vụ cảm thông và tha thứ của Chúa Giêsu.

Nhiều năm sau khi phúc âm này được viết, giáo hội dùng bản văn này cho sự phát xuất của bí tích Hòa Giải. Nhưng, các tín hữu tiên khởi chỉ áp dụng đoạn văn này cho Bí Tích rửa tội dành cho những tân tòng muốn chấp nhận phúc âm khi chịu phép rửa. Với những ai không chấp nhận phúc âm thì không được chịu phép rửa.

Cũng như chúng ta chấp nhận ơn Thánh Linh trong phúc âm thánh Luca khi nói về câu chuyện lễ Chúa Thánh Thần hôm nay, và điều thánh Luca muốn diễn tả cho giáo hội của mình, thì chúng ta cũng muốn để câu chuyện do thánh Gioan mô tả vì nhu cầu của cộng đoàn của ông. Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác ở giữa chúng ta nữa. Nhưng, Ngài không đi vào một nơi cách xa chúng ta nhu vào rừng núi hay trong vũ trụ; để chờ ngày Ngài sẽ trở lại. Hôm nay cả hai câu chuyện nói với chúng ta là Chúa Giêsu hoàn toàn ở với chúng ta vì Thần Khí Ngài luôn ở giữa chúng ta - trong từng người trong chúng ta và trong cộng đoàn giáo hội.

Chúng ta cần phải tin là vào ngày lế Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu sẽ thổi hơi mới một lần nữa cho chúng ta. Vì những lúc này chúng ta giống như nhũng người chạy đi tìm hơi thở. Ai biết được chúng ta phải chạy bao xa? Chúng ta cần Thần khí Chúa Giêsu để giúp chúng ta chạy đến cùng đích.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

PENTECOST -A-

Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23

I’m confused. And today’s Scripture readings don’t seem to help! How do the disciples first receive the Holy Spirit? Was it the way Luke describes it in our Acts reading, when they were gathered "all in one place" and a noise like a strong and driving wind came through the house and the fire-like tongues rested on each of them? Or, did it happen the way John describes it with Jesus’ entering the room, despite the locked doors, bidding the disciples, "Peace be with you, " and then breathing the Spirit upon them? Why is such an important event like the life-giving, faith-establishing gift of the Spirit described in such diverse ways?

The arrival of the Spirit should be no surprise to people familiar with biblical literature. The Hebrew word for spirit, "ruah" meaning, wind, breath, or a movement of air, appears over 90 times in the Hebrew Scriptures. It is the principle of life and power and by means of the Spirit God manifests God’s power and intentions. At the beginning of Genesis it is through the "spirit of God, " sweeping over the chaos and the waters, that God begins the work of creation.

In the Hebrew texts the Spirit is given for only a period of time (Wisdom 15:16). Those to whom the Spirit is given are endowed with specific gifts so as to accomplish God’s purposes. So, for example, Solomon is gifted by the Spirit with wisdom (Wisdom 7: 7); Israel’s leaders are empowered by God’s Spirit and the prophets, possessed by the Spirit, speak on God’s behalf (Isaiah 61:1 and Luke 4:18).

The New Testament shows a continuation of the former representations of the Spirit. The Greek word for Spirit is "pneuma" and has a similar meaning to the Hebrew "ruah." Luke’s Gospel and Acts focus on the work of the Spirit. The Spirit is the thread that weaves his two-volume work together. At the end of the Gospel Jesus gives instruction to the disciples that they must stay in Jerusalem until they receive "the promise of the Father" (24:49).

Luke specifies Pentecost as the day the Spirit was given. Originally it was a harvest feast of thanksgiving; then it became associated with the gift of the law at Sinai (Deuteronomy 16:9-21). On Pentecost the desert community at Qumran welcomed new members, who professed their desire to be a people in covenant with God. Luke places the gift of the Spirit then on a traditional day of thanksgiving, moral formation, new commitment and rededication.

God’s Spirit was with the people of Israel as they journeyed across the desert and struggled against pagan religions to arrive at the promise land. Starting with his baptism the Spirit empowered and sustained Jesus through his temptations in the desert, ministry, suffering, death and resurrection. That same Spirit is now the gift giving to the community. Today we observe the first fruits of the Spirit as the disciples immediately break out of their confines to preach to a crowd that represents the multi-lingual world they will go out to preach to. The Acts of the Apostles will reveal how the early church evolved from a small community of Jesus’ Jewish followers into a Christian community expressing his love, peace, forgiveness and healing to the world.

So, if I put aside my penchant to organize and regiment times and dates on this feast of Pentecost, and listen to what Luke teaches me, then I hear and learn the following: Our faith is not something we need to hoard and treat as a fragile heirloom. Instead, we have the breathing, energizing, encouraging and border-busting life of God with us as we gather in prayer and discern how we are to be church in the world.

We face a world of unbelief, cynicism, disillusionment and spiritual depletion. All complicated these days by the pandemic. We could hunker down and "keep the faith, " or we could do what Luke describes that first community did: step confidently out into the world and speak to the confused crowd we encounter. During these "lockdown" days of the pandemic we may have to "step out into the world" in creative ways, assisted by modern forms of connecting and communicating: Zoom conferences, email, Face Book, phone, etc. Even being locked down doesn’t have to limit opportunities to let the Spirit speak words of support, comfort, good cheer, forgiveness and even challenge through us. As I Corinthians tells us today, "To each individual the manifestation of the Spirit is given for some benefit." There it is...the Spirit at work in each of us for the benefit of others.

We know our limitations and can predict, we think, how we will fall short in the witnessing profession to which the Spirit has called us. We are not sure where we are being sent, but this feast of harvest assures us we have God’s creative and overflowing grace with us. Luke describes it as a powerful wind and a flame. If we can trust Luke, that should embolden us when we are asked about what we believe or, when called on to show our faith by our actions.

If we can’t pin down, or box up the Spirit, then how can we expect any neat and "one-size-fits-all" description of Jesus’ gift of his Spirit to his followers? We now turn to John’s alternate rendering of the gift of the Spirit.

John’s gospel began with the revelation to the Baptist, about the one "on whom you see the Spirit descend and remain..." (1:33). Towards the end of the gospel, on Easter Sunday night, John tells us how the risen Christ breathes on the disciples and gives them the Spirit. The intervening stories in John have many allusions to the Spirit. For example, in Jesus’ encounter with the Samaritan woman, Jesus describes the Spirit as "living water" which will well up in a person with the gift of eternal life. Later, during the Last Supper, Jesus promised the Spirit’s coming four times. He used the Greek word "parakletos" to describe the Spirit – a word which can mean comforter and advocate.

John connects the suffering, death and resurrection of Jesus in a moment he calls "the hour." So, when Jesus breathes his creative Spirit on the disciples that Easter evening and commissions them to forgive sins, the event is not separated from that "hour"; the glory is not apart from the suffering. The community’s freeing message of forgiveness, empowered by Jesus’ Spirit, will not be without cost to the community–personal sacrifice will come because of the opposition of an unforgiving world.

When breathing stops, we die. No one has to remind us of that during these days when ventilators can mean the difference between life and death. Jesus’ Spirit remains with his community as its breathing. He will not rescind on the gift of his life-giving breath. Just as God breathed breath into Adam to make him a "living being, " on Pentecost that same Spirit gave birth to a breathing and forgiving community. Now, the new life source of the Spirit enables us to continue Jesus’ ministry of compassion and forgiveness.

Many years after this gospel was written the church used this text as a source for the Sacrament of Reconciliation. But the first Christians probably applied it to Baptism: to the catechumens who accepted the gospel, baptism was given. To those who did not, baptism was not conferred.

Just as we respected Luke’s privilege to tell the Pentecost story in the context of his gospel narrative and the message he wanted to confer to his church, so we also allow John tell the story in his way for the specific needs of his community. Jesus is no longer physically present with us, but he has not withdrawn to some distant mountain in the cosmos, somewhere waiting for his time to return. Both narratives tell us today that Jesus is fully with us because his Spirit dwells in us – as individuals and as a church community.

We have to believe that on this Pentecost Jesus will breathe on us anew, because these days we are like distant runners gasping for air. Who knows how far we still have to go? We need his Spirit to finish the course.