Ít nhất, trong Giáo Hội Công Giáo, hiện đang có những loại công đồng cấp quốc gia bàn về các vấn đề không hẳn chỉ giới hạn trong biên giới các quốc gia ấy mà có tham vọng được cả giáo hội hoàn vũ lưu ý, và nếu có thể, nhìn nhận và cho áp dụng phổ quát.
Đó là hai Giáo Hội Công Giáo Đức và Úc. Cả hai công đồng ấy đều có tiến trình chuẩn bị kỹ càng và kéo dài trong nhiều năm. Và bất chấp đại dịch Covid-19, cả hai công đồng vẫn đang được tiến hành.
Xét chung về các vấn đề được đem ra bàn, người ta thấy cả hai công đồng đều có những điểm như nhau. Nhưng sở dĩ công đồng Đức được nhiều người biết đến hơn, một phần do nó được đức Phanxicô đích thân quan tâm, phần khác vì dường như hàng giáo phẩm Đức có khuynh hướng chia sẻ “thẩm quyền cai quản” với hàng ngũ giáo dân nhiều hơn hàng giáo phẩm Úc, ít nhất về mặt chính thức, một khuynh hướng hợp thời thượng vốn coi đây là “khoảnh khắc” của người giáo dân.
Giáo phẩm, Giáo dân đồng trách nhiệm hay đồng quyền hành
Ở Úc, cũng có khuynh hướng ấy. Do đó, hàng giáo phẩm Úc đã chính thức ủy quyền cho một nhóm nghiên cứu soạn thảo một phúc trình để đem ra bàn trong Công đồng Toàn thể.
Theo tin Vatican News ngày 15 tháng 5, 2020, phúc trình ấy đã được đệ nạp cho các Giám Mục Úc. Tựa đề của phúc trình là “Promoting Co-responsible Governance in the Catholic Church in Australia” (Cổ vũ Việc Cai quản Đồng trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi).
Phúc trình trên dài đến 200 trang và bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như tính phụ đới (subsidiarity), việc cai quản, tính đồng nghị (synodality), việc đối thoại, việc biện phân và lãnh đạo. Nhưng điểm nổi bật là các đề nghị liên quan đến việc tăng cường vai trò giáo dân và bảo đảm tính đồng trách nhiệm thích đáng của họ ở bình diện cả giáo xứ lẫn giáo phận.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, lên tiếng ca ngợi phúc trình “Các thành viên của Nhóm Dự án Duyệt Lại Việc Cai Quản phải được ca ngợi khi tạo ra một công trình có chất thể như thế, với những hệ quả xa rộng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngài cho hay các Giám Mục sẽ thảo luận phúc trình trên ở cấp giáo phận, chuẩn bị cho cuộc “thảo luận đầy đủ” tại phiên họp toàn thể dự trù vào tháng 11 tới. Ngài cho biết “Phiên họp đó sẽ cho phép các ngài công bố phúc trình và đáp ứng nó”.
Xóa bàn làm lại
Không biết các ngài sẽ đáp ứng ra sao. Nhưng trong hàng ngũ Giám Mục Úc, người ta thấy rõ ràng có hai khuynh hướng: cấp tiến và truyền thống.
Đức cha Nguyễn Văn Long, Giám Mục Parramatta, dường như tự xếp ngài vào hàng cấp tiến. Trong một diễn văn đọc tại Melbourne ngày 15 tháng 11, 2019, tựa là “HOPES AND CHALLENGES FOR THE FUTURE CHURCH IN AUSTRALIA” (Các Hy vọng và Thách đố đối với Tương lai Giáo hội tại Úc), Đức Cha Long, sau khi “hạ bệ mô hình cũ”, mô hình được ngài cho là lên khuôn bởi nền văn hóa giáo sĩ trị, đã đề nghị nhu cầu phải tìm cho ra “các cách thế mới mẻ để làm Giáo Hội và các cách thế mới mẻ để làm thừa tác vụ và phục vụ cả các môn đệ nam nữ”.
Ngài nhắc lại lời kêu gọi mới được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: Giáo Hội phải “cổ vũ và dành các thừa tác vụ cho đàn ông và đàn bà một cách công bằng” với việc nhấn mạnh: phụ nữ phải được tham dự vào quyền lực đưa ra quyết định.
Ngài quả quyết “Bao lâu ta còn tiếp tục loại bỏ phụ nữ khỏi các cơ cấu cai quản, các diễn trình đưa ra quyết định và các chức năng định chế của Giáo Hội, ta còn tự tước đi sự phong phú của nhân tính tròn đầy của mình. Bao lâu ta còn biến các phụ nữ thành vô hình và bề dưới trong ngôn từ, phụng vụ, thần học và luật lệ của Giáo Hội, ta vẫn còn tự làm nghèo chính mình. Trừ khi ta thực sự tháp nhập thiên phú phụ nữ và chiều kích nữ tính của đức tin Kitô giáo của ta, ta sẽ không thể thực sự lên năng lực cho đời sống Giáo Hội”.
Sau đó, ngài đề xuất “Những Cách thế Mới để làm Giáo Hội”. Những cách thế mới này đặt cơ sở trên nền giáo hội học về Dân Chúa, mà theo ngài, vốn là “tâm điểm của Vatican II và nay đang được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dứt khoát đòi lại”. Các đề xuất này, theo nguyên văn của Đức Cha Long, là:
Một Giáo Hội khiêm nhường, hàn gắn và có lòng thương xót: Trước Vatican II, Giáo Hội được hiểu là đang ở trên đường trở thành một xã hội hoàn hảo trong và cho thế giới. Đó là một Giáo Hội phòng ngự, pháo đài. Các Giáo Hội Kitô giáo khác bị coi là sa lạc khỏi bản đồ chỉ đường này, chứ chưa nói đến các phong trào tôn giáo khác. Tuy nhiên, Gaudium et Spes trình bầy một mô hình mới: Giáo Hội không phải là một khu đóng kín nhằm che chở các chi thể của mình khỏi thế gian tội lỗi. Nó là người cùng hành hương với những người nam nữ của thời ta. Nó là một Giáo Hội nhập thể vào thế giới. Do đó, nay là thời không phải của rút lui sợ hãi, giải liên (disengagement) và huênh hoang tự qui chiếu vào mình, mà của đồng hành và mời gọi cam kết.
Sống thương xót vốn nằm ở tâm điểm căn tính Công Giáo: Đây không đơn giản là chuyện hành động một cách thương xót và cảm thương đối với những người thiếu thốn từ vị thế quyền lực và đặc ơn nguyên tuyền. Đúng hơn, nó là tư cách môn đệ đầy tính dễ bị tổn thương và bất lực theo gót Tôi trung khiêm nhu của Thiên Chúa. Nó là lập trường hiện sinh về hùa với người yếu thế và người dễ bị tổn thương. Nó là chuyện xây dựng những con người và các mối tương quan hơn là lợi nhuận hay tầm cỡ. Nó liên hệ với tâm thức Nước Trời hơn là tâm thức đế quốc.
Một Giáo Hội đi tới các vùng ngoại vi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng kêu gọi chúng ta vuợt ra ngoài sự an toàn của hiện trạng và liều lĩnh đi tới các vùng ngoại vi. Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo. Giáo Hội phải ra ngoài chính mình để gần gũi những người thiếu thốn.
Nếu ta có thể dò ra hướng đi của triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, thì hẳn nó có điều gì đó liên quan đến việc chuyển dịch từ an toàn qua bạo dạn, từ việc nhìn vào bên trong qua việc nhìn ra bên ngoài, từ việc bận bịu với hiện trạng, lo bảo toàn các đặc ân của ta qua việc học để trở thành dễ bị tổn thương, nhờ thế sẽ chuyên chở được lòng cảm thương của Thiên Chúa cho những ai đang ở bên lề xã hội và Giáo Hội. Chính cái không gian tối thiểu mong manh đó là nơi cái gía thực sự của tư cách môn đệ của chúng ta được tính đến, vì chúng ta dám bước đi với những người Samaritanô của thời ta, y hệt như Chúa Giêsu đã làm trước chúng ta. Cuộc khủng hoảng giảm giá chúng ta đang phải đối đầu giúp chúng ta có cơ hội tự giải tư khỏi những mũ mãng cân đai không cần thiết, để tập chú vào điều vốn là sứ mạng cốt lõi của mình, hành động một cách tiên tri hơn và sống trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn, mạnh dạn hơn, ở ngoại vi nhiều hơn.
Một Giáo Hội biết lắng nghe, có tính đồng nghị và bao gồm hơn: Khi chuyển sang một mô hình cộng đồng có tính hành hương hơn, điều cũng cần là phát huy một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nói tới “kim tự tháp ngược” vốn là cách triệt để trong việc thi hành quyền lực và thẩm quyền. Nó không phải là phương thức từ trên ban xuống và có tính trung ương tập quyền nhắc nhớ mô hình quân chủ. Đúng hơn, nó là một Giáo Hội có tính đồng nghị ở mọi bình diện trong đó mọi người lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau và lãnh trách nhiệm công bố Tin Mừng. Vatican II vốn nói đến các nguyên tắc chủ chốt: hợp đoàn (collegiality), phụ đới (subsidiarity) và cảm thức tín hữu (sensus fidelium), tất cả đều hướng tới một Giáo Hội biết lắng nghe, đối thoại và bao gồm nhiều hơn.
Các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây ở Rôma giúp chúng ta cơ hội hiểu rõ viễn kiến của Đức Phanxicô về một Giáo Hội có tính đồng nghị.
Các Thượng Hội Đồng ấy thường gây ấn tượng ở chỗ đình trệ, hỗn mang và đầy bi kịch. Tuy nhiên chúng cũng gây ấn tượng ở chỗ sẵn sàng đối thoại và mạnh dạn đưa ra những nẻo đường mới lạ. Cuối cùng, vẫn là cuộc hành trình đồng nghị lên năng lực cho Giáo Hội. Tháo mở thứ năng lực vốn bị khóa kín lâu nay dưới băng sơn an toàn định chế, coi chỉ một mình nó mới thực sự quan trọng.
Vatican II thực sự nói gì về người giáo dân
Các phương thức trên rất chân tình và xác thực. Nhưng vẫn chỉ là những nguyên tắc tổng quát mà ai ai cũng biết vì được đức Phanxicô nhiều lần nói đến. Vẫn chưa có những đường hướng cụ thể để làm cho vai trò chuyên biệt của giáo dân đươc nổi bật trong Giáo Hội, ngoài việc nhấn mạnh rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có viễn kiến về một Giáo Hội trong đó hàng ngũ giáo dân đôi khi ‘khai phá những nẻo đường mới’ và dẫn dắt Giáo Hội tiến lên phía trước”.
Đà đi xuống của Giáo Hội hiện nay, theo Đức Cha Long, là do chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chủ nghĩa này ai cũng biết là xấu xa. Chỉ có điều coi nó như một căn bệnh cố hữu trong cơ cấu Giáo Hội theo nghĩa nó làm hủy hoại căn cốt Giáo Hội đến nỗi nay không còn là một cuộc canh tân, đổi mới được nữa mà phải làm lại từ đầu, phải “refound” xây dựng lại từ đầu!
Thực vậy, ở phần đầu và phần cuối của bài bài diễn văn trên, Đức Cha Long ví tình trạng tha hóa trong Giáo Hội hiện nay như thứ thối rữa kiểu Shakespear (Shakespearian rottenness), nghĩa là như con cá thối từ đầu tới chân, hết sài, chỉ còn vứt đi để làm lại. Nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng cùng trong một cảm thức như thế, ngài dùng kiểu nói “ground zero” áp dụng vào Giáo Hội hiện nay. Làm như hai ngàn năm xây dựng Giáo Hội nay không còn để lại được chi.
Thực ra, giáo sĩ trị chẳng qua chỉ là một trong những hình thức lạm quyền, một thứ bệnh không bắt nguồn từ Giáo Hội mà là của mọi người nắm quyền nắm thế, lạm dụng quyền lạm dụng thế của mình. Nó không do cơ cấu Giáo Hội tạo ra, chỉ là do một số người sa vào cái rù quyến của trần gian du nhập vào.
Đức Cha Long không tin như vậy, ngài nói: “Nó không phải chỉ là vấn đề biểu hiện cá nhân...Nó cố hữu trong chính nền văn hóa của Giáo Hội”. Nó không phải là một căn bệnh từ bên ngoài làm méo mó nền văn hóa của Giáo Hội mà nó “cố hữu” (inherent) trong nền văn hóa ấy. Cho nên ta không thể nào “hoán cải” thứ văn hóa này mà phải xóa bàn làm lại.
Chính vì thế, Đức Cha Long nghĩ rằng “điều Giáo Hội cần không đơn giản chỉ là một cuộc canh tân hay cập nhật hóa các phương pháp truyền giảng Tin Mừng. Đúng hơn, điều chúng ta rất cần là... một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức và mẫu mực hành động. Gerald Arbuckle nói đến việc tái dựng (refound) ngược với canh tân”.
Nói như thế là đi ngược lại chính các phương thức được đề nghị trên kia. Chúng vốn đã có trong lịch sử Giáo Hội từ những ngày đầu và nổi trôi trong Giáo Hội tùy từng thời suy thịnh. Vatican II hay Đức Phanxicô chỉ là những người tìm về nguồn (resourcement), múc từ dòng suối Thánh Kinh và Thánh Truyền. Không ai tự hào “refound” nền văn hóa Công Giáo. Tất cả đều vẫn nằm trong một dòng sống liên tục từ lúc bắt đầu cho tới nay.
Nguy cơ giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân
Nhưng phe cấp tiến trong Giáo Hội dường như chỉ nhìn thấy một đứt đoạn với Vatican II, nhất là những gì liên quan tới vai trò người giáo dân. Họ cho rằng Vatican II khai mở thời đại giáo dân. Thực ra có phải như thế hay không, đây là đề tài thuyết trình của Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám Mục Tasmania, tựa là Plenary 2020: the creeping clericalisation of the laity (Công đồng Toàn Thể 2020: việc giáo sĩ hóa từ từ hàng ngũ giáo dân) ngày 1 tháng 4, 2020.
Đức Cha Porteous cho rằng quả thực sau Vatican II, các thừa tác vụ giáo dân gia tăng đáng kể trong Giáo Hội: các thừa tác viên Thánh Thể, Các Người Đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ, các giáo lý viên tại các trường công lập và trong việc chuẩn bị lãnh nhận các bí tích, các hội đồng mục vụ, các người thăm viếng bệnh nhân và người thiếu thốn, các thừa tác viên tuổi trẻ, và các người tham gia các chương trình bác ái và công lý. Giáo dân cũng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức chủ chốt của Công Giáo như giáo dục, bệnh viện, các dịch vụ chăm sóc người cao niên và các dịch vụ xã hội.
Nhưng thực ra, Vatican II đã nói gì về người giáo dân? Hiến chế Lumen Gentium của Vatican II nói thế này “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân... Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình” (LG 31).
Như thế, các nghị phụ Vatican II hiểu rằng vai trò hàng đầu của giáo dân là làm chứng cho đức tin và làm dụng cụ truyền giảng Tin Mừng trong thế gian. Văn kiện Apostolicam Actuositatem cũng của Vatican II về việc làm tông đồ của hàng ngũ giáo dân quảng diễn thêm như sau “Hàng ngũ giáo dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là nhiệm vụ riêng, và, nhờ được ánh sáng Phúc Âm soi chiếu và tinh thần của Giáo Hội hướng dẫn, và bác ái Kitô giáo thúc đẩy, họ phải trực tiếp và cương quyết hành động trong lãnh vực trần thế” (AA 7).
Đức Cha Porteous nhận định rằng “dù thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội có thể là sản phẩm do các phát triển trong Giáo Hội sau Công Đồng tạo ra, nhưng nó không phải là tập chú hàng đầu của Công Đồng”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Công Đồng quả có nhìn nhận vai trò của thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội và các đóng góp của nó vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong Apostolicam Actuositatem, Công Đồng quả quyết rằng 'Sau hết, Hàng Giáo Phẩm còn trao phó cho giáo dân một vài phận vụ liên quan mật thiết hơn với nhiệm vụ của chủ chăn như việc dạy giáo lý, thi hành một vài động tác phụng vụ, hay việc chăm sóc các linh hồn. Chính do việc ủy nhiệm này, người giáo dân, khi thi hành nhiệm vụ, phải hoàn toàn tuân phục sự điều khiển của cấp trên trong Giáo Hội' (AA 24)".
Điều trên được giải tích trong Hiến chế Lumen Gentium như là việc trợ giúp các trách nhiệm mục vụ của linh mục: “Ngoài việc tông đồ này, một việc có liên quan đến mọi Kitô hữu không trừ ai, giáo dân có thể còn được mời gọi góp phần trực tiếp hơn và bằng nhiều cách vào công cuộc tông đồ của hàng giáo phẩm” (LG 33).
Theo Đức Cha Porteous, Công Đồng Vatican II coi vai trò hàng đầu của người giáo dân là ở trong thế gian, hơn là ở bên trong môi trường Giáo Hội. Kinh ngiệm bên trong Giáo Hội từ sau Công Đồng cho thấy sự phát triển của nhiều vai trò mới dành cho giáo dân bên trong Giáo Hội khiến có nguy cơ coi vai trò của giáo dân chủ yếu nằm trong các cơ cấu của Giáo Hội chứ không phải ở ngoài xã hội. Điều quan trọng cần ghi nhận là khi một người giáo dân đảm nhiệm một vai trò trong Giáo Hội, thì vai trò này phải kết hợp và dưới sự hướng dẫn của thừa tác vụ thụ phong. Vai trò trong Giáo Hội dành cho người giáo dân tự nó không hiện hữu.
Đức Cha cho rằng điều xẩy ra trong Giáo Hội đặc biệt trong 50 năm qua thực ra vốn được gọi là việc “giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân”. Thái độ này tiếp tục thúc đẩy các thái độ hiện thời nơi một số người muốn giáo dân được đảm nhiệm nhiều vai trò thừa tác và cai quản hơn trong Giáo Hội. Tập chú vào mục tiêu này làm mờ nhạt vai trò nền tảng của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội.
Việc nhấn mạnh đến việc người giáo dân phải trực tiếp can dự vào bên trong cơ cấu của Giáo Hội dễ dàng dẫn người ta đến chỗ mơ hồ lẫn lộn về vai trò của linh mục. Dù vai trò hàng đầu của ngài là sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, linh mục cũng còn phải là một mục tử trông coi và sinh động hóa cộng đoàn Kitô hữu. Ngài có vai trò độc đáo là làm thừa tác viên của các bí tích. Nhiệm vụ của ngài là giúp người giáo dân được nuôi dưỡng và đào tạo trong đời sống Kitô hữu để họ trở thành các chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Giêsu trong thế gian.
Theo Đức Cha Porteous, các nguy hiểm của việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân đã được các vị Giáo Hoàng gần đây lưu ý. Năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng mối tương quan giữa các linh mục và giáo dân là mối tương quan bổ túc. Lên tiếng với một số Giám Mục, ngài nói rằng Công Đồng Vatican II đem lại kết quả “làm bừng tỉnh người giáo dân trong Giáo Hội” nhưng điều này không hề có nghĩa như một dấu chỉ có sự thay đổi về vai trò người giáo dân trong sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế gian.
Ngài nhận định rằng có những người tin rằng “việc giảm con số linh mục là công trình của Chúa Thánh Thần, và Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội, khiến cho việc cai quản của tín hữu giáo dân sẽ thay thế cho việc cai quản của các linh mục”. Rồi ngài nói thêm “lời tuyên bố như thế chắc chắn không hề lưu ý tới điều các Nghị Phụ Công Đồng phát biểu khi các ngài tìm cách cổ vũ việc can dự nhiều hơn của tín hữu giáo dân vào Giáo Hội”.
Đức Gioan Phaolô II nói tiếp “trong các giáo huấn của các ngài, các Nghị Phụ Công Đồng đơn thuần chỉ làm nổi bật tính bổ túc sâu xa giữa các linh mục và hàng ngũ giáo dân mà bản chất giao hưởng (symphonic) của Giáo Hội vốn hàm ngụ. Một cách hiểu nghèo nàn về tính bổ túc này đôi khi đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về căn tính và niềm tin nơi các linh mục, và cả các hình thức dấn thân của hàng ngũ giáo dân có tính giáo sĩ và chính trị hóa quá mức”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cảnh cáo rằng việc can dự “của hàng ngũ giáo dân đang trở nên một hình thức giáo sĩ trị khi các vai trò bí tích hay phụng vụ vốn thuộc các linh mục nay được tín hữu giáo dân đảm nhiệm, hay khi tín hữu giáo dân khởi sự thi hành các trách vụ cai quản mục vụ vốn thuộc linh mục”. Dù nhìn nhận rằng tín hữu giáo dân quả có trợ giúp linh mục trong cộng đồng giáo xứ địa phương, ngài vẫn nhấn mạnh rằng “chính vị linh mục, thừa tác viên thụ phong và nhân danh Chúa Kitô, mới chủ trì cộng đồng Kitô giáo ở các bình diện phụng vụ và mục vụ”.
Ngài nói rằng “việc cam kết của người giáo dân đã bị chính trị hóa khi hàng ngũ giáo dân quá quan tâm đến việc thi hành quyền lực bên trong Giáo Hội. Điều ấy xẩy ra khi Giáo Hội không còn được nhìn theo mầu nhiệm ơn thánh vốn là đặc trưng của mình, mà đúng hơn theo phương diện xã hội hoặc thậm chí chính trị”. Việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân và việc giáo dân hóa hàng ngũ linh mục diễn ra khi “không phải việc phục vụ mà là quyền lực lên khuôn mọi hình thức cai quản trong Giáo Hội, bất kể nơi hàng ngũ linh mục hay nơi hàng ngũ giáo dân”.
Điểm trên, theo Đức Cha Porteous, cũng đã được Đức Phanxicô phát biểu trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Querida Amozonia khi ngài viết “có những người nghĩ rằng điều phân biệt vị linh mục là quyền lực, sự kiện là ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng” và sau đó, ngài nhắc đến giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vai trò của linh mục thực sự là vận hành ơn thánh.
Theo Đức Cha Porteous, lúc này, điều quan trọng là phải phân biệt vai trò chuyên biệt của linh mục hệ ở điều gì, các thừa tác vụ trong Giáo Hội nào thích đáng để hàng giáo dân trợ giúp các linh mục, và vai trò nào chuyên biệt của giáo dân bên trong cộng đồng Kitô giáo. Việc phân biệt này cần được thực hiện trong bối cảnh Công Đồng Toàn Thể đang diễn ra để mọi người hiểu rõ người giáo dân có thể đóng góp những gì vào sứ mệnh của Giáo Hội tại Úc.
Đó là hai Giáo Hội Công Giáo Đức và Úc. Cả hai công đồng ấy đều có tiến trình chuẩn bị kỹ càng và kéo dài trong nhiều năm. Và bất chấp đại dịch Covid-19, cả hai công đồng vẫn đang được tiến hành.
Xét chung về các vấn đề được đem ra bàn, người ta thấy cả hai công đồng đều có những điểm như nhau. Nhưng sở dĩ công đồng Đức được nhiều người biết đến hơn, một phần do nó được đức Phanxicô đích thân quan tâm, phần khác vì dường như hàng giáo phẩm Đức có khuynh hướng chia sẻ “thẩm quyền cai quản” với hàng ngũ giáo dân nhiều hơn hàng giáo phẩm Úc, ít nhất về mặt chính thức, một khuynh hướng hợp thời thượng vốn coi đây là “khoảnh khắc” của người giáo dân.
Giáo phẩm, Giáo dân đồng trách nhiệm hay đồng quyền hành
Ở Úc, cũng có khuynh hướng ấy. Do đó, hàng giáo phẩm Úc đã chính thức ủy quyền cho một nhóm nghiên cứu soạn thảo một phúc trình để đem ra bàn trong Công đồng Toàn thể.
Theo tin Vatican News ngày 15 tháng 5, 2020, phúc trình ấy đã được đệ nạp cho các Giám Mục Úc. Tựa đề của phúc trình là “Promoting Co-responsible Governance in the Catholic Church in Australia” (Cổ vũ Việc Cai quản Đồng trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo ở Úc đại lợi).
Phúc trình trên dài đến 200 trang và bao gồm nhiều chủ đề quan trọng như tính phụ đới (subsidiarity), việc cai quản, tính đồng nghị (synodality), việc đối thoại, việc biện phân và lãnh đạo. Nhưng điểm nổi bật là các đề nghị liên quan đến việc tăng cường vai trò giáo dân và bảo đảm tính đồng trách nhiệm thích đáng của họ ở bình diện cả giáo xứ lẫn giáo phận.
Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, lên tiếng ca ngợi phúc trình “Các thành viên của Nhóm Dự án Duyệt Lại Việc Cai Quản phải được ca ngợi khi tạo ra một công trình có chất thể như thế, với những hệ quả xa rộng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội”.
Ngài cho hay các Giám Mục sẽ thảo luận phúc trình trên ở cấp giáo phận, chuẩn bị cho cuộc “thảo luận đầy đủ” tại phiên họp toàn thể dự trù vào tháng 11 tới. Ngài cho biết “Phiên họp đó sẽ cho phép các ngài công bố phúc trình và đáp ứng nó”.
Xóa bàn làm lại
Không biết các ngài sẽ đáp ứng ra sao. Nhưng trong hàng ngũ Giám Mục Úc, người ta thấy rõ ràng có hai khuynh hướng: cấp tiến và truyền thống.
Đức cha Nguyễn Văn Long, Giám Mục Parramatta, dường như tự xếp ngài vào hàng cấp tiến. Trong một diễn văn đọc tại Melbourne ngày 15 tháng 11, 2019, tựa là “HOPES AND CHALLENGES FOR THE FUTURE CHURCH IN AUSTRALIA” (Các Hy vọng và Thách đố đối với Tương lai Giáo hội tại Úc), Đức Cha Long, sau khi “hạ bệ mô hình cũ”, mô hình được ngài cho là lên khuôn bởi nền văn hóa giáo sĩ trị, đã đề nghị nhu cầu phải tìm cho ra “các cách thế mới mẻ để làm Giáo Hội và các cách thế mới mẻ để làm thừa tác vụ và phục vụ cả các môn đệ nam nữ”.
Ngài nhắc lại lời kêu gọi mới được đưa ra tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: Giáo Hội phải “cổ vũ và dành các thừa tác vụ cho đàn ông và đàn bà một cách công bằng” với việc nhấn mạnh: phụ nữ phải được tham dự vào quyền lực đưa ra quyết định.
Ngài quả quyết “Bao lâu ta còn tiếp tục loại bỏ phụ nữ khỏi các cơ cấu cai quản, các diễn trình đưa ra quyết định và các chức năng định chế của Giáo Hội, ta còn tự tước đi sự phong phú của nhân tính tròn đầy của mình. Bao lâu ta còn biến các phụ nữ thành vô hình và bề dưới trong ngôn từ, phụng vụ, thần học và luật lệ của Giáo Hội, ta vẫn còn tự làm nghèo chính mình. Trừ khi ta thực sự tháp nhập thiên phú phụ nữ và chiều kích nữ tính của đức tin Kitô giáo của ta, ta sẽ không thể thực sự lên năng lực cho đời sống Giáo Hội”.
Sau đó, ngài đề xuất “Những Cách thế Mới để làm Giáo Hội”. Những cách thế mới này đặt cơ sở trên nền giáo hội học về Dân Chúa, mà theo ngài, vốn là “tâm điểm của Vatican II và nay đang được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dứt khoát đòi lại”. Các đề xuất này, theo nguyên văn của Đức Cha Long, là:
Một Giáo Hội khiêm nhường, hàn gắn và có lòng thương xót: Trước Vatican II, Giáo Hội được hiểu là đang ở trên đường trở thành một xã hội hoàn hảo trong và cho thế giới. Đó là một Giáo Hội phòng ngự, pháo đài. Các Giáo Hội Kitô giáo khác bị coi là sa lạc khỏi bản đồ chỉ đường này, chứ chưa nói đến các phong trào tôn giáo khác. Tuy nhiên, Gaudium et Spes trình bầy một mô hình mới: Giáo Hội không phải là một khu đóng kín nhằm che chở các chi thể của mình khỏi thế gian tội lỗi. Nó là người cùng hành hương với những người nam nữ của thời ta. Nó là một Giáo Hội nhập thể vào thế giới. Do đó, nay là thời không phải của rút lui sợ hãi, giải liên (disengagement) và huênh hoang tự qui chiếu vào mình, mà của đồng hành và mời gọi cam kết.
Sống thương xót vốn nằm ở tâm điểm căn tính Công Giáo: Đây không đơn giản là chuyện hành động một cách thương xót và cảm thương đối với những người thiếu thốn từ vị thế quyền lực và đặc ơn nguyên tuyền. Đúng hơn, nó là tư cách môn đệ đầy tính dễ bị tổn thương và bất lực theo gót Tôi trung khiêm nhu của Thiên Chúa. Nó là lập trường hiện sinh về hùa với người yếu thế và người dễ bị tổn thương. Nó là chuyện xây dựng những con người và các mối tương quan hơn là lợi nhuận hay tầm cỡ. Nó liên hệ với tâm thức Nước Trời hơn là tâm thức đế quốc.
Một Giáo Hội đi tới các vùng ngoại vi: Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng kêu gọi chúng ta vuợt ra ngoài sự an toàn của hiện trạng và liều lĩnh đi tới các vùng ngoại vi. Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo. Giáo Hội phải ra ngoài chính mình để gần gũi những người thiếu thốn.
Nếu ta có thể dò ra hướng đi của triều Giáo Hoàng của Đức Phanxicô, thì hẳn nó có điều gì đó liên quan đến việc chuyển dịch từ an toàn qua bạo dạn, từ việc nhìn vào bên trong qua việc nhìn ra bên ngoài, từ việc bận bịu với hiện trạng, lo bảo toàn các đặc ân của ta qua việc học để trở thành dễ bị tổn thương, nhờ thế sẽ chuyên chở được lòng cảm thương của Thiên Chúa cho những ai đang ở bên lề xã hội và Giáo Hội. Chính cái không gian tối thiểu mong manh đó là nơi cái gía thực sự của tư cách môn đệ của chúng ta được tính đến, vì chúng ta dám bước đi với những người Samaritanô của thời ta, y hệt như Chúa Giêsu đã làm trước chúng ta. Cuộc khủng hoảng giảm giá chúng ta đang phải đối đầu giúp chúng ta có cơ hội tự giải tư khỏi những mũ mãng cân đai không cần thiết, để tập chú vào điều vốn là sứ mạng cốt lõi của mình, hành động một cách tiên tri hơn và sống trọn vẹn hơn, sáng tạo hơn, mạnh dạn hơn, ở ngoại vi nhiều hơn.
Một Giáo Hội biết lắng nghe, có tính đồng nghị và bao gồm hơn: Khi chuyển sang một mô hình cộng đồng có tính hành hương hơn, điều cũng cần là phát huy một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại. Đức Giáo Hoàng Phanxicô luôn nói tới “kim tự tháp ngược” vốn là cách triệt để trong việc thi hành quyền lực và thẩm quyền. Nó không phải là phương thức từ trên ban xuống và có tính trung ương tập quyền nhắc nhớ mô hình quân chủ. Đúng hơn, nó là một Giáo Hội có tính đồng nghị ở mọi bình diện trong đó mọi người lắng nghe nhau, học hỏi lẫn nhau và lãnh trách nhiệm công bố Tin Mừng. Vatican II vốn nói đến các nguyên tắc chủ chốt: hợp đoàn (collegiality), phụ đới (subsidiarity) và cảm thức tín hữu (sensus fidelium), tất cả đều hướng tới một Giáo Hội biết lắng nghe, đối thoại và bao gồm nhiều hơn.
Các Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây ở Rôma giúp chúng ta cơ hội hiểu rõ viễn kiến của Đức Phanxicô về một Giáo Hội có tính đồng nghị.
Các Thượng Hội Đồng ấy thường gây ấn tượng ở chỗ đình trệ, hỗn mang và đầy bi kịch. Tuy nhiên chúng cũng gây ấn tượng ở chỗ sẵn sàng đối thoại và mạnh dạn đưa ra những nẻo đường mới lạ. Cuối cùng, vẫn là cuộc hành trình đồng nghị lên năng lực cho Giáo Hội. Tháo mở thứ năng lực vốn bị khóa kín lâu nay dưới băng sơn an toàn định chế, coi chỉ một mình nó mới thực sự quan trọng.
Vatican II thực sự nói gì về người giáo dân
Các phương thức trên rất chân tình và xác thực. Nhưng vẫn chỉ là những nguyên tắc tổng quát mà ai ai cũng biết vì được đức Phanxicô nhiều lần nói đến. Vẫn chưa có những đường hướng cụ thể để làm cho vai trò chuyên biệt của giáo dân đươc nổi bật trong Giáo Hội, ngoài việc nhấn mạnh rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có viễn kiến về một Giáo Hội trong đó hàng ngũ giáo dân đôi khi ‘khai phá những nẻo đường mới’ và dẫn dắt Giáo Hội tiến lên phía trước”.
Đà đi xuống của Giáo Hội hiện nay, theo Đức Cha Long, là do chủ nghĩa giáo sĩ trị. Chủ nghĩa này ai cũng biết là xấu xa. Chỉ có điều coi nó như một căn bệnh cố hữu trong cơ cấu Giáo Hội theo nghĩa nó làm hủy hoại căn cốt Giáo Hội đến nỗi nay không còn là một cuộc canh tân, đổi mới được nữa mà phải làm lại từ đầu, phải “refound” xây dựng lại từ đầu!
Thực vậy, ở phần đầu và phần cuối của bài bài diễn văn trên, Đức Cha Long ví tình trạng tha hóa trong Giáo Hội hiện nay như thứ thối rữa kiểu Shakespear (Shakespearian rottenness), nghĩa là như con cá thối từ đầu tới chân, hết sài, chỉ còn vứt đi để làm lại. Nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng cùng trong một cảm thức như thế, ngài dùng kiểu nói “ground zero” áp dụng vào Giáo Hội hiện nay. Làm như hai ngàn năm xây dựng Giáo Hội nay không còn để lại được chi.
Thực ra, giáo sĩ trị chẳng qua chỉ là một trong những hình thức lạm quyền, một thứ bệnh không bắt nguồn từ Giáo Hội mà là của mọi người nắm quyền nắm thế, lạm dụng quyền lạm dụng thế của mình. Nó không do cơ cấu Giáo Hội tạo ra, chỉ là do một số người sa vào cái rù quyến của trần gian du nhập vào.
Đức Cha Long không tin như vậy, ngài nói: “Nó không phải chỉ là vấn đề biểu hiện cá nhân...Nó cố hữu trong chính nền văn hóa của Giáo Hội”. Nó không phải là một căn bệnh từ bên ngoài làm méo mó nền văn hóa của Giáo Hội mà nó “cố hữu” (inherent) trong nền văn hóa ấy. Cho nên ta không thể nào “hoán cải” thứ văn hóa này mà phải xóa bàn làm lại.
Chính vì thế, Đức Cha Long nghĩ rằng “điều Giáo Hội cần không đơn giản chỉ là một cuộc canh tân hay cập nhật hóa các phương pháp truyền giảng Tin Mừng. Đúng hơn, điều chúng ta rất cần là... một cuộc cách mạng triệt để trong tâm thức và mẫu mực hành động. Gerald Arbuckle nói đến việc tái dựng (refound) ngược với canh tân”.
Nói như thế là đi ngược lại chính các phương thức được đề nghị trên kia. Chúng vốn đã có trong lịch sử Giáo Hội từ những ngày đầu và nổi trôi trong Giáo Hội tùy từng thời suy thịnh. Vatican II hay Đức Phanxicô chỉ là những người tìm về nguồn (resourcement), múc từ dòng suối Thánh Kinh và Thánh Truyền. Không ai tự hào “refound” nền văn hóa Công Giáo. Tất cả đều vẫn nằm trong một dòng sống liên tục từ lúc bắt đầu cho tới nay.
Nguy cơ giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân
Nhưng phe cấp tiến trong Giáo Hội dường như chỉ nhìn thấy một đứt đoạn với Vatican II, nhất là những gì liên quan tới vai trò người giáo dân. Họ cho rằng Vatican II khai mở thời đại giáo dân. Thực ra có phải như thế hay không, đây là đề tài thuyết trình của Đức Cha Julian Porteous, Tổng Giám Mục Tasmania, tựa là Plenary 2020: the creeping clericalisation of the laity (Công đồng Toàn Thể 2020: việc giáo sĩ hóa từ từ hàng ngũ giáo dân) ngày 1 tháng 4, 2020.
Đức Cha Porteous cho rằng quả thực sau Vatican II, các thừa tác vụ giáo dân gia tăng đáng kể trong Giáo Hội: các thừa tác viên Thánh Thể, Các Người Đọc Sách Thánh trong Thánh Lễ, các giáo lý viên tại các trường công lập và trong việc chuẩn bị lãnh nhận các bí tích, các hội đồng mục vụ, các người thăm viếng bệnh nhân và người thiếu thốn, các thừa tác viên tuổi trẻ, và các người tham gia các chương trình bác ái và công lý. Giáo dân cũng đảm nhiệm nhiều vai trò lãnh đạo trong các tổ chức chủ chốt của Công Giáo như giáo dục, bệnh viện, các dịch vụ chăm sóc người cao niên và các dịch vụ xã hội.
Nhưng thực ra, Vatican II đã nói gì về người giáo dân? Hiến chế Lumen Gentium của Vatican II nói thế này “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân... Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình” (LG 31).
Chân phúc Franz Jagerstatter, chết vì quan điểm chính trị của mình |
Như thế, các nghị phụ Vatican II hiểu rằng vai trò hàng đầu của giáo dân là làm chứng cho đức tin và làm dụng cụ truyền giảng Tin Mừng trong thế gian. Văn kiện Apostolicam Actuositatem cũng của Vatican II về việc làm tông đồ của hàng ngũ giáo dân quảng diễn thêm như sau “Hàng ngũ giáo dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là nhiệm vụ riêng, và, nhờ được ánh sáng Phúc Âm soi chiếu và tinh thần của Giáo Hội hướng dẫn, và bác ái Kitô giáo thúc đẩy, họ phải trực tiếp và cương quyết hành động trong lãnh vực trần thế” (AA 7).
Đức Cha Porteous nhận định rằng “dù thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội có thể là sản phẩm do các phát triển trong Giáo Hội sau Công Đồng tạo ra, nhưng nó không phải là tập chú hàng đầu của Công Đồng”.
Tuy nhiên, ngài nói thêm: “Công Đồng quả có nhìn nhận vai trò của thừa tác vụ giáo dân trong Giáo Hội và các đóng góp của nó vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Trong Apostolicam Actuositatem, Công Đồng quả quyết rằng 'Sau hết, Hàng Giáo Phẩm còn trao phó cho giáo dân một vài phận vụ liên quan mật thiết hơn với nhiệm vụ của chủ chăn như việc dạy giáo lý, thi hành một vài động tác phụng vụ, hay việc chăm sóc các linh hồn. Chính do việc ủy nhiệm này, người giáo dân, khi thi hành nhiệm vụ, phải hoàn toàn tuân phục sự điều khiển của cấp trên trong Giáo Hội' (AA 24)".
Điều trên được giải tích trong Hiến chế Lumen Gentium như là việc trợ giúp các trách nhiệm mục vụ của linh mục: “Ngoài việc tông đồ này, một việc có liên quan đến mọi Kitô hữu không trừ ai, giáo dân có thể còn được mời gọi góp phần trực tiếp hơn và bằng nhiều cách vào công cuộc tông đồ của hàng giáo phẩm” (LG 33).
Theo Đức Cha Porteous, Công Đồng Vatican II coi vai trò hàng đầu của người giáo dân là ở trong thế gian, hơn là ở bên trong môi trường Giáo Hội. Kinh ngiệm bên trong Giáo Hội từ sau Công Đồng cho thấy sự phát triển của nhiều vai trò mới dành cho giáo dân bên trong Giáo Hội khiến có nguy cơ coi vai trò của giáo dân chủ yếu nằm trong các cơ cấu của Giáo Hội chứ không phải ở ngoài xã hội. Điều quan trọng cần ghi nhận là khi một người giáo dân đảm nhiệm một vai trò trong Giáo Hội, thì vai trò này phải kết hợp và dưới sự hướng dẫn của thừa tác vụ thụ phong. Vai trò trong Giáo Hội dành cho người giáo dân tự nó không hiện hữu.
Đức Cha cho rằng điều xẩy ra trong Giáo Hội đặc biệt trong 50 năm qua thực ra vốn được gọi là việc “giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân”. Thái độ này tiếp tục thúc đẩy các thái độ hiện thời nơi một số người muốn giáo dân được đảm nhiệm nhiều vai trò thừa tác và cai quản hơn trong Giáo Hội. Tập chú vào mục tiêu này làm mờ nhạt vai trò nền tảng của người giáo dân trong sứ mạng của Giáo Hội.
Việc nhấn mạnh đến việc người giáo dân phải trực tiếp can dự vào bên trong cơ cấu của Giáo Hội dễ dàng dẫn người ta đến chỗ mơ hồ lẫn lộn về vai trò của linh mục. Dù vai trò hàng đầu của ngài là sứ mạng truyền giảng Tin Mừng, linh mục cũng còn phải là một mục tử trông coi và sinh động hóa cộng đoàn Kitô hữu. Ngài có vai trò độc đáo là làm thừa tác viên của các bí tích. Nhiệm vụ của ngài là giúp người giáo dân được nuôi dưỡng và đào tạo trong đời sống Kitô hữu để họ trở thành các chứng nhân hữu hiệu cho Chúa Giêsu trong thế gian.
Theo Đức Cha Porteous, các nguy hiểm của việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân đã được các vị Giáo Hoàng gần đây lưu ý. Năm 2002, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng mối tương quan giữa các linh mục và giáo dân là mối tương quan bổ túc. Lên tiếng với một số Giám Mục, ngài nói rằng Công Đồng Vatican II đem lại kết quả “làm bừng tỉnh người giáo dân trong Giáo Hội” nhưng điều này không hề có nghĩa như một dấu chỉ có sự thay đổi về vai trò người giáo dân trong sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong thế gian.
Ngài nhận định rằng có những người tin rằng “việc giảm con số linh mục là công trình của Chúa Thánh Thần, và Thiên Chúa sẽ dẫn dắt Giáo Hội, khiến cho việc cai quản của tín hữu giáo dân sẽ thay thế cho việc cai quản của các linh mục”. Rồi ngài nói thêm “lời tuyên bố như thế chắc chắn không hề lưu ý tới điều các Nghị Phụ Công Đồng phát biểu khi các ngài tìm cách cổ vũ việc can dự nhiều hơn của tín hữu giáo dân vào Giáo Hội”.
Đức Gioan Phaolô II nói tiếp “trong các giáo huấn của các ngài, các Nghị Phụ Công Đồng đơn thuần chỉ làm nổi bật tính bổ túc sâu xa giữa các linh mục và hàng ngũ giáo dân mà bản chất giao hưởng (symphonic) của Giáo Hội vốn hàm ngụ. Một cách hiểu nghèo nàn về tính bổ túc này đôi khi đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về căn tính và niềm tin nơi các linh mục, và cả các hình thức dấn thân của hàng ngũ giáo dân có tính giáo sĩ và chính trị hóa quá mức”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cảnh cáo rằng việc can dự “của hàng ngũ giáo dân đang trở nên một hình thức giáo sĩ trị khi các vai trò bí tích hay phụng vụ vốn thuộc các linh mục nay được tín hữu giáo dân đảm nhiệm, hay khi tín hữu giáo dân khởi sự thi hành các trách vụ cai quản mục vụ vốn thuộc linh mục”. Dù nhìn nhận rằng tín hữu giáo dân quả có trợ giúp linh mục trong cộng đồng giáo xứ địa phương, ngài vẫn nhấn mạnh rằng “chính vị linh mục, thừa tác viên thụ phong và nhân danh Chúa Kitô, mới chủ trì cộng đồng Kitô giáo ở các bình diện phụng vụ và mục vụ”.
Ngài nói rằng “việc cam kết của người giáo dân đã bị chính trị hóa khi hàng ngũ giáo dân quá quan tâm đến việc thi hành quyền lực bên trong Giáo Hội. Điều ấy xẩy ra khi Giáo Hội không còn được nhìn theo mầu nhiệm ơn thánh vốn là đặc trưng của mình, mà đúng hơn theo phương diện xã hội hoặc thậm chí chính trị”. Việc giáo sĩ hóa hàng ngũ giáo dân và việc giáo dân hóa hàng ngũ linh mục diễn ra khi “không phải việc phục vụ mà là quyền lực lên khuôn mọi hình thức cai quản trong Giáo Hội, bất kể nơi hàng ngũ linh mục hay nơi hàng ngũ giáo dân”.
Điểm trên, theo Đức Cha Porteous, cũng đã được Đức Phanxicô phát biểu trong Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Querida Amozonia khi ngài viết “có những người nghĩ rằng điều phân biệt vị linh mục là quyền lực, sự kiện là ngài là thẩm quyền cao nhất trong cộng đồng” và sau đó, ngài nhắc đến giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về vai trò của linh mục thực sự là vận hành ơn thánh.
Theo Đức Cha Porteous, lúc này, điều quan trọng là phải phân biệt vai trò chuyên biệt của linh mục hệ ở điều gì, các thừa tác vụ trong Giáo Hội nào thích đáng để hàng giáo dân trợ giúp các linh mục, và vai trò nào chuyên biệt của giáo dân bên trong cộng đồng Kitô giáo. Việc phân biệt này cần được thực hiện trong bối cảnh Công Đồng Toàn Thể đang diễn ra để mọi người hiểu rõ người giáo dân có thể đóng góp những gì vào sứ mệnh của Giáo Hội tại Úc.