Tính cho đến chiều Thứ Tư 1 tháng Tư, tử vong toàn thế giới lên đến 42,151 người, trong số 858,669 nhiễm coronavirus.
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Thierry Breton, một ủy viên Liên minh châu Âu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Source:Coronavirus News LiveCoronavirus triggers surge in traffic, slowing down the internet
Tình trạng lây lan rộng khắp toàn cầu đã khiến chính quyền các nước phải đưa ra những biện pháp kiểm dịch trên toàn thế giới. Điều này đã khiến mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào internet để giao tiếp, làm việc, học hỏi và giải trí.
Việc sử dụng YouTube, Netflix, hội thảo qua Zoom, Facebook, các cuộc gọi điện thoại trên mạng và trò chơi video đã tăng lên đến mức cao chưa từng có, sự căng thẳng về cơ sở hạ tầng internet đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới - và lưu lượng truy cập có lẽ đã vượt xa gấp nhiều lần bình thường.
“Đây là chuyện chưa từng xảy ra.” Thierry Breton, một ủy viên Liên minh châu Âu, người giám sát chính sách kỹ thuật số và là một giám đốc điều hành của Télécom Pháp. “Chúng ta phải có các biện pháp chủ động,” ông nói và cảnh cáo rằng Internet ở nhiều nơi có thể bị gián đoạn và như thế gây thêm nhiều tổn thất lớn lao về sinh mạng.
Để giải quyết vấn đề, các cơ quan quản lý Âu châu như Breton đã thúc đẩy các công ty phát trực tuyến như Netflix và YouTube giảm kích thước các videos để chúng không chiếm nhiều bandwidth.
Hệ quả mục vụ chúng ta cần phải lưu ý là khi livestream các thánh lễ, không nên dùng các độ phân giải cao, từ chuyên môn gọi là high resoltions, hay vắn tắt là HD. Anh chị em giáo dân có thể không theo dõi được thánh lễ vì họ không đủ bandwidth để truy cập.
Khác biệt căn bản giữa phát trực tiếp, từ chuyên môn gọi là livestream, và thu trước, hay pre-recorded, là khi ta livestream YouTube chỉ có một phiên bản duy nhất. Thí dụ, nếu ta phát ở mức 1080 pixels, YouTube chỉ có một phiên bản là 1080 pixels. Anh chị em giáo dân có Internet yếu quá không xem nổi. Khi ta đưa lên YouTube theo kiểu pre-recorded, nó có thời gian để tạo ra nhiều phiên bản khác nhau và phân phối cho người xem phiên bản phù hợp với tình trạng Internet của họ. Nếu nhất thiết phải livestream, tốt nhất nên dùng độ phân giải 480 pixels thôi.
Source:Coronavirus News Live