Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXVIII Năm – C
(Lc 17, 11-19)
Bị mắc bệnh phong cùi, căn bệnh làm cho người ta trở nên ô uế, tội lỗi, bị xa nhà xa cả người thân, địa phương xa lánh người gần người xa, khiến người bệnh cay đắng cực lòng. Dẫu biết rằng, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể chữa lành. Nay nghe biết có Đức Giêsu thành Nagiarét đã cho con gái bà góa thành Naim sống lại (x. Lc 7, 11-17) sắp đi qua. Mười người phong cùi đồng thanh cất tiếng kêu xin lòng thương xót, tiếng họ kêu mang theo niềm hy vọng được chữa lành : “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi !” (Lc 17, 13). Tiếng kêu của họ vượt qua không gian, phá vỡ ngăn cách, nhất là vọng thấu tới tai Đấng là Lòng Thương Xót. Quả thật, Lòng Thương Xót đã thấy họ trước. Người không đến gần để chạm vào họ như Người vẫn làm khi chữa bệnh ; Người cũng không phán lời nào thể hiện quyền năng trên căn bệnh quái ác này. Người ra lệnh tẩy sạch bệnh phong cùi đơn giản bằng cách bảo họ đi đến Đền thờ trình diện các tư tế lúc họ chưa được lành sạch. Đúng là niềm tin của họ bị thử thách! Ông Naaman thời Êlisê phải tắm tới bẩy lần ở sông Giođan mới được khỏi. Mười người được Chúa Giêsu bảo đi trình diện các thầy tư tế, họ không phản đối, họ làm như lời Người truyền, đức tin của họ thật gương mẫu, niềm hy vọng của họ thật lớn lao giúp chúng ta noi theo. Vâng lời Chúa Giêsu, họ lên đường và đang đi thì họ được điều họ xin. Tuy nhiên, chỉ có người Samaria quay trở lại với Chúa Giêsu “lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 17,15).
Xem video và nghe bài giảng
Sự chữa lành chín người bệnh kia đã không thay đổi được nhận thức của họ về Thiên Chúa và Chúa Giêsu, dĩ nhiên tất cả mười người đều lành sạch, nhưng chỉ có người Samaria mới nghe được Chúa Giêsu nói: “lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi” (Lc 17, 19).
Những người kia không thể giải thích nổi dấu chỉ chữa lành họ là lời mời gọi trả lại Chúa Giêsu là Đấng có quyền trên sự dữ không chỉ thể xác mà cả linh hồn họ. Họ không biết được rằng việc chữa bệnh thể xác là lời hiệu triệu của Thiên Chúa gửi đến cho họ, không nên ở xa, phải tiến lại gần Chúa Giêsu để nhận lãnh nhiều hơn sự khỏe mạnh phần xác là tình yêu và ơn cứu độ mà chỉ mình Người có thể ban tặng cho chúng ta.
Cả mười người phong cùi được sạch, nhưng chỉ có một người đi đến cùng việc chữa trị căn bệnh là được cứu. Người ta có thể nói rằng chín trong số mười người phong cùi cần một người cứu hộ, chỉ có người thứ mười nhận ra Chúa Giêsu là Vị Cứu Tinh. Các nhân viên cứu hộ là y tá, bác sĩ, và các dịch vụ cấp cứu, xe cứu thương thì có nhiều. Nhưng vị cứu tinh chỉ có một là : Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự vô ơn của đa số nhân loại qua việc chữa lành mười người phong cùi. Dầu Chúa đã chữa lành cả mười người, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Thiên Chúa; mà người đó lại là một người dân ngoại Samaria! Ôi đau đớn và tệ bạc thay! Đến nỗi Chúa phải đau lòng thốt lên, “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).
Chúng ta không biến Chúa Giêsu thành “người cấp cứu” như chín người phong cùi trong Tin Mừng hay ông Naaman người Syria, lấy làm khó chịu khi theo quy định của Êlise đi tắm ở sông Giorđan một điều vô thưởng vô phạt.
Người Samaria cảm thấy rất rõ cách thức chữa bệnh của Chúa Giêsu mà anh là người được hưởng : anh trở lại với Chúa Giêsu, sấp mình dưới chân và “tạ ơn Người” (Lc 17,16).
Anh không trở lại để thanh toán một món nợ : cũng không hành động như Naaman người Syria xin Êlisê nhận lấy phần phúc, và xin dâng lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa (x. 2V 5, 14-17). Ơn nhưng không của Thiên Chúa được ban cho viên sĩ quan ngoại giáo, kẻ thù của Israel, giúp chúng ta khám phá ra đơn giản chỉ là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân ngoại. Người Samaria, một thành viên của dân được coi là dị giáo đối với người Do Thái hiểu rằng sự chữa lành anh là một ân sủng của Thiên Chúa ; hay vẫn nói là những người biết ơn, biết phục vụ, món quà của tình yêu. Khi anh trở lại bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của mình với Chúa Giêsu. Chính sự gắn bó cá nhân khiến anh trở thành môn đệ Người.
Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con giết cha, hại mẹ, bỏ nhà đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói tới người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa. Con người hôm nay đang bị lu mờ sự biết ơn trong tâm khảm mình.
Tại sao con người vô ơn? Có nhiều lý do : vì con người không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có ; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ vô ơn.
Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể dùng. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết. Noi gương người Samaria biết cám ơn người làm ơn cho chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 17, 11-19)
Bị mắc bệnh phong cùi, căn bệnh làm cho người ta trở nên ô uế, tội lỗi, bị xa nhà xa cả người thân, địa phương xa lánh người gần người xa, khiến người bệnh cay đắng cực lòng. Dẫu biết rằng, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể chữa lành. Nay nghe biết có Đức Giêsu thành Nagiarét đã cho con gái bà góa thành Naim sống lại (x. Lc 7, 11-17) sắp đi qua. Mười người phong cùi đồng thanh cất tiếng kêu xin lòng thương xót, tiếng họ kêu mang theo niềm hy vọng được chữa lành : “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi !” (Lc 17, 13). Tiếng kêu của họ vượt qua không gian, phá vỡ ngăn cách, nhất là vọng thấu tới tai Đấng là Lòng Thương Xót. Quả thật, Lòng Thương Xót đã thấy họ trước. Người không đến gần để chạm vào họ như Người vẫn làm khi chữa bệnh ; Người cũng không phán lời nào thể hiện quyền năng trên căn bệnh quái ác này. Người ra lệnh tẩy sạch bệnh phong cùi đơn giản bằng cách bảo họ đi đến Đền thờ trình diện các tư tế lúc họ chưa được lành sạch. Đúng là niềm tin của họ bị thử thách! Ông Naaman thời Êlisê phải tắm tới bẩy lần ở sông Giođan mới được khỏi. Mười người được Chúa Giêsu bảo đi trình diện các thầy tư tế, họ không phản đối, họ làm như lời Người truyền, đức tin của họ thật gương mẫu, niềm hy vọng của họ thật lớn lao giúp chúng ta noi theo. Vâng lời Chúa Giêsu, họ lên đường và đang đi thì họ được điều họ xin. Tuy nhiên, chỉ có người Samaria quay trở lại với Chúa Giêsu “lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa” (Lc 17,15).
Xem video và nghe bài giảng
Sự chữa lành chín người bệnh kia đã không thay đổi được nhận thức của họ về Thiên Chúa và Chúa Giêsu, dĩ nhiên tất cả mười người đều lành sạch, nhưng chỉ có người Samaria mới nghe được Chúa Giêsu nói: “lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi” (Lc 17, 19).
Những người kia không thể giải thích nổi dấu chỉ chữa lành họ là lời mời gọi trả lại Chúa Giêsu là Đấng có quyền trên sự dữ không chỉ thể xác mà cả linh hồn họ. Họ không biết được rằng việc chữa bệnh thể xác là lời hiệu triệu của Thiên Chúa gửi đến cho họ, không nên ở xa, phải tiến lại gần Chúa Giêsu để nhận lãnh nhiều hơn sự khỏe mạnh phần xác là tình yêu và ơn cứu độ mà chỉ mình Người có thể ban tặng cho chúng ta.
Cả mười người phong cùi được sạch, nhưng chỉ có một người đi đến cùng việc chữa trị căn bệnh là được cứu. Người ta có thể nói rằng chín trong số mười người phong cùi cần một người cứu hộ, chỉ có người thứ mười nhận ra Chúa Giêsu là Vị Cứu Tinh. Các nhân viên cứu hộ là y tá, bác sĩ, và các dịch vụ cấp cứu, xe cứu thương thì có nhiều. Nhưng vị cứu tinh chỉ có một là : Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mở mắt cho chúng ta nhìn thấy sự vô ơn của đa số nhân loại qua việc chữa lành mười người phong cùi. Dầu Chúa đã chữa lành cả mười người, nhưng chỉ có một người quay trở lại cám ơn Thiên Chúa; mà người đó lại là một người dân ngoại Samaria! Ôi đau đớn và tệ bạc thay! Đến nỗi Chúa phải đau lòng thốt lên, “Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này” (Lc 17,17-18).
Chúng ta không biến Chúa Giêsu thành “người cấp cứu” như chín người phong cùi trong Tin Mừng hay ông Naaman người Syria, lấy làm khó chịu khi theo quy định của Êlise đi tắm ở sông Giorđan một điều vô thưởng vô phạt.
Người Samaria cảm thấy rất rõ cách thức chữa bệnh của Chúa Giêsu mà anh là người được hưởng : anh trở lại với Chúa Giêsu, sấp mình dưới chân và “tạ ơn Người” (Lc 17,16).
Anh không trở lại để thanh toán một món nợ : cũng không hành động như Naaman người Syria xin Êlisê nhận lấy phần phúc, và xin dâng lễ toàn thiêu lên Thiên Chúa (x. 2V 5, 14-17). Ơn nhưng không của Thiên Chúa được ban cho viên sĩ quan ngoại giáo, kẻ thù của Israel, giúp chúng ta khám phá ra đơn giản chỉ là lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho dân ngoại. Người Samaria, một thành viên của dân được coi là dị giáo đối với người Do Thái hiểu rằng sự chữa lành anh là một ân sủng của Thiên Chúa ; hay vẫn nói là những người biết ơn, biết phục vụ, món quà của tình yêu. Khi anh trở lại bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu của mình với Chúa Giêsu. Chính sự gắn bó cá nhân khiến anh trở thành môn đệ Người.
Ngày nay, đạo đức xã hội đang ngày càng bị xói mòn. Trên mặt báo và xung quanh ta, thấy những câu chuyện đau lòng như con giết cha, hại mẹ, bỏ nhà đi, đánh đuổi cha mẹ, ấy chưa nói tới người coi trời bằng vung, hoặc sống như thể không có Thiên Chúa. Con người hôm nay đang bị lu mờ sự biết ơn trong tâm khảm mình.
Tại sao con người vô ơn? Có nhiều lý do : vì con người không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có ; họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn, vì thế, họ vô ơn.
Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Biết ơn là xứng đáng để tiếp tục được Thiên Chúa ban ơn. Còn biết bao nhiêu ơn lớn lao và trọng thể Chúa dành sẵn cho những người biết ơn. Vô ơn là tự đào hố để vùi chôn cuộc đời mình, là đứng vào hàng ngũ của ma quỉ. Tạ ơn là lời cầu nguyện tốt nhất mà bất cứ ai cũng có thể dùng. Lời tạ ơn thể hiện lòng biết ơn, sự khiêm tốn và hiểu biết. Noi gương người Samaria biết cám ơn người làm ơn cho chúng ta. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ