Thông tấn xã Reuters trong bản tin ngày thứ Ba 18 tháng Sáu cho biết bài thánh ca “Sing Hallelujah to the Lord” – “Hát lên mừng Chúa” của các Kitô hữu đã bất ngờ nổi lên thành một bài hát chính thức trong các cuộc biểu tình ở Hương Cảng thu hút hàng triệu người trên đường phố nhằm chống lại một dự luật dẫn độ.
Các cuộc biểu tình trên khắp thế giới thường hình thành các bài hát chính thức của riêng họ, thường là các bài hát với giai điệu phản kháng và đoàn kết, nhằm mục đích giữ cho đám đông tràn đầy năng lượng và tập trung vào các mục tiêu tranh đấu.
Nhưng bài thánh ca đang được hát vang ở Hương Cảng không nằm trong những trường hợp này.
Trong tuần qua, bài thánh ca đã được nghe gần như không lúc nào ngơi tại địa điểm biểu tình chính, trước Hội đồng Lập pháp của thành phố, và tại các cuộc tuần hành và thậm chí tại các cuộc đối thoại căng thẳng với cảnh sát.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhóm sinh viên Công Giáo hát một số bài hát Công Giáo tại địa điểm biểu tình chính, và bài “Sing Hallelujah to the Lord” đã ngay lập tức thu hút đám đông, mặc dù chỉ có khoảng 10% người Hương Cảng theo Kitô Giáo.
Edwin Chow, 19 tuổi, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên Công Giáo Hương Cảng cho biết, đây là bài được chọn, vì mọi người dễ hát theo, với một thông điệp đơn giản và giai điệu dễ nghe.
Các sinh viên đã hát các bài hát này trước hết với hy vọng mang lại một tính cách hợp pháp cho cuộc biểu tình. Các cuộc tụ họp tôn giáo có thể được tổ chức mà không cần phải có giấy phép tại trung tâm tài chính thế giới ở vùng viễn đông này.
“Các cuộc hội họp tôn giáo là các trường hợp ngoại lệ, và nó có thể bảo vệ người biểu tình. Nó cũng cho thấy đó là một cuộc biểu tình ôn hòa,” Chow nói.
Bài thánh ca đã được Linda Stassen-Benjamin, người Mỹ, sáng tác vào năm 1974 nhân dịp lễ Phục sinh. Năm từ chính của bài hát được lặp đi lặp lại như một vần thơ tứ tuyệt trong một cung bậc trầm, điều này mang lại cho bài hát một không khí trang nghiêm.
Các cuộc biểu tình trong 10 ngày qua phần lớn là các cuộc biểu tình hòa bình mặc dù cảnh sát vào hôm thứ Tư tuần trước đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
“Hãy ngừng bắn, nếu không chúng tôi hát ‘Sing Hallelujah to the Lord’”, các tấm biển phản đối viết như trên đã được giơ lên cao sau khi đạn cao su được bắn ra.
Người biểu tình nói rằng các bài hát tôn giáo thường giúp xoa dịu căng thẳng với cảnh sát.
Cha Timothy Lam, 58 tuổi, một linh mục Công Giáo tại Grace Church Hương Cảng, là người đã tham dự cuộc biểu tình với các giáo sĩ khác, nhận xét rằng “Nó có tác dụng làm dịu tình hình.”
“Cảnh sát có rất nhiều thiết bị, họ rất căng thẳng và đang lùng bắt người. Các sinh viên đã hát bài này để cho thấy họ là những người ôn hòa,” Cha Lam nói thêm.
Bà Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lam Cheng Yuet-ngor), là Đặc Khu Trưởng Hương Cảng, đã hoãn việc thảo luận dự luật dẫn độ và xin lỗi trước sự phản đối dữ dội của phe đối lập.
Các nhà phê bình cho rằng luật này sẽ làm suy yếu nền tư pháp và pháp trị độc lập của Hương Cảng, được bảo đảm bởi công thức “một quốc gia, hai hệ thống”, được đưa ra khi thuộc địa cũ của Anh bị đặt trở lại thời kỳ cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
Carrie Lam là người Công Giáo và một số người biểu tình cho biết họ nghĩ rằng việc họ hát bài “Sing Hallelujah to the Lord” có thể giúp cho bà “ăn năn trở lại”.
Jamie, một sinh viên 18 tuổi không theo Công Giáo, cho biết:
“Nói cho cùng, bà ấy cũng là người Công Giáo, và đó là một trong những lý do chính khiến chúng tôi hát bài này.”
Nội dung bài Sing Hallelujah to the Lord, tác giả Linda Stassen-Benjamin, 1974
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah, sing Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah
Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Jesus is risen from the dead
Jesus is Lord of heaven and earth
Jesus is living in His church
Jesus is coming for His own
Source:Reuters'Sing Hallelujah to the Lord' an unlikely anthem of Hong Kong protests
Các cuộc biểu tình trên khắp thế giới thường hình thành các bài hát chính thức của riêng họ, thường là các bài hát với giai điệu phản kháng và đoàn kết, nhằm mục đích giữ cho đám đông tràn đầy năng lượng và tập trung vào các mục tiêu tranh đấu.
Nhưng bài thánh ca đang được hát vang ở Hương Cảng không nằm trong những trường hợp này.
Trong tuần qua, bài thánh ca đã được nghe gần như không lúc nào ngơi tại địa điểm biểu tình chính, trước Hội đồng Lập pháp của thành phố, và tại các cuộc tuần hành và thậm chí tại các cuộc đối thoại căng thẳng với cảnh sát.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhóm sinh viên Công Giáo hát một số bài hát Công Giáo tại địa điểm biểu tình chính, và bài “Sing Hallelujah to the Lord” đã ngay lập tức thu hút đám đông, mặc dù chỉ có khoảng 10% người Hương Cảng theo Kitô Giáo.
Edwin Chow, 19 tuổi, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên Công Giáo Hương Cảng cho biết, đây là bài được chọn, vì mọi người dễ hát theo, với một thông điệp đơn giản và giai điệu dễ nghe.
Các sinh viên đã hát các bài hát này trước hết với hy vọng mang lại một tính cách hợp pháp cho cuộc biểu tình. Các cuộc tụ họp tôn giáo có thể được tổ chức mà không cần phải có giấy phép tại trung tâm tài chính thế giới ở vùng viễn đông này.
“Các cuộc hội họp tôn giáo là các trường hợp ngoại lệ, và nó có thể bảo vệ người biểu tình. Nó cũng cho thấy đó là một cuộc biểu tình ôn hòa,” Chow nói.
Bài thánh ca đã được Linda Stassen-Benjamin, người Mỹ, sáng tác vào năm 1974 nhân dịp lễ Phục sinh. Năm từ chính của bài hát được lặp đi lặp lại như một vần thơ tứ tuyệt trong một cung bậc trầm, điều này mang lại cho bài hát một không khí trang nghiêm.
Các cuộc biểu tình trong 10 ngày qua phần lớn là các cuộc biểu tình hòa bình mặc dù cảnh sát vào hôm thứ Tư tuần trước đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
“Hãy ngừng bắn, nếu không chúng tôi hát ‘Sing Hallelujah to the Lord’”, các tấm biển phản đối viết như trên đã được giơ lên cao sau khi đạn cao su được bắn ra.
Người biểu tình nói rằng các bài hát tôn giáo thường giúp xoa dịu căng thẳng với cảnh sát.
Cha Timothy Lam, 58 tuổi, một linh mục Công Giáo tại Grace Church Hương Cảng, là người đã tham dự cuộc biểu tình với các giáo sĩ khác, nhận xét rằng “Nó có tác dụng làm dịu tình hình.”
“Cảnh sát có rất nhiều thiết bị, họ rất căng thẳng và đang lùng bắt người. Các sinh viên đã hát bài này để cho thấy họ là những người ôn hòa,” Cha Lam nói thêm.
Bà Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lam Cheng Yuet-ngor), là Đặc Khu Trưởng Hương Cảng, đã hoãn việc thảo luận dự luật dẫn độ và xin lỗi trước sự phản đối dữ dội của phe đối lập.
Các nhà phê bình cho rằng luật này sẽ làm suy yếu nền tư pháp và pháp trị độc lập của Hương Cảng, được bảo đảm bởi công thức “một quốc gia, hai hệ thống”, được đưa ra khi thuộc địa cũ của Anh bị đặt trở lại thời kỳ cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
Carrie Lam là người Công Giáo và một số người biểu tình cho biết họ nghĩ rằng việc họ hát bài “Sing Hallelujah to the Lord” có thể giúp cho bà “ăn năn trở lại”.
Jamie, một sinh viên 18 tuổi không theo Công Giáo, cho biết:
“Nói cho cùng, bà ấy cũng là người Công Giáo, và đó là một trong những lý do chính khiến chúng tôi hát bài này.”
Nội dung bài Sing Hallelujah to the Lord, tác giả Linda Stassen-Benjamin, 1974
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah, sing Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah
Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Jesus is risen from the dead
Jesus is Lord of heaven and earth
Jesus is living in His church
Jesus is coming for His own
Source:Reuters