Hằng năm 40 ngày sau lễ Chúa Giêsu phục sinh, Giáo hội mừng lễ Chúa Giêsu lên trời.

Phúc âm theo thánh Luca viết thuật lại: „ Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông.51 Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời.“ ( Lc 24,50-51).

Thánh sử Luca viết thuật định vị trí nơi Chúa Giêsu lên trời là đồi Oliu ở Jerusalem. (Cv 1,12).

Lịch sử địa lý đồi Oliu

Dựa theo chi tiết bản tường thuật lịch sử thần học cùng địa lý đó đồi Oliu trở thành thánh địa có dấu vết bước chân Chúa Giêsu lần sau cùng trên trần gian, từ nơi đây ngài đã trở về trời.

Đồi Oliu nằm bên cạnh thành Giêsurusalem, nơi đây có nhiều cây Oliu. Đồi cao hơn thành cổ Jerusalem chừng 800 mét. Từ đỉnh đồi Oliu có thể hướng tầm nhìn toàn cảnh thành cổ Jerusalem bên dưới, xa hơn tới vùng sa mạc Juda và đến dẫy núi Moab bên Jordania.

Trên đồi Oliu ngày xưa trong thời Cựu ước cũng đã trở thành một thánh địa ( 2 Samuen 15,30).

Chúa Giesu ngày trước vẫn hay thường tới khu đồi Oliu, mỗi khi đến Betania cư ngụ nơi những người quen.

Năm 70 sau Chúa giáng sinh, quân đội đế quốc Roma chiếm thành Jerusalem đã dựng lều đóng trại quân đội trên đồi Oliu.

Ngôi nhà nguyện kính Chúa lên trời trời

Trên nơi cao đồi Oliu có nhà nguyện kính Chúa Giesu lên trời. Ngôi nhà nguyện này nhỏ mái vòm tròn. Trước thời hoàng đế Constantino những tín hữu vùng Jerusalem thường đến nơi cao trên đồi Oliu cầu nguyện kỷ niệm Chúa Giêsu về trời.

Khách hành hương Egeria năm 384 đã thuật lại phụng vụ ngày lễ mừng Chúa Giesu lên trời ở sân ngoài trời lộ thiên. Sau này dựng thêm có bàn thờ và một nhà thờ xây trên đó. Nhưng ngôi nhà thờ này không còn lại dấu vết tích gì. Ngôi nhà thờ hiện nay được xây dựng lại thời đạo binh thập gía có tường chung quanh theo kiểu tường của một tu viện. Nơi đầu những cây cột chung quanh đền thờ khắc chạm trổ hoa văn nghệ thuật tinh tế.

Vào thời Trung cổ dấu bàn chân Chúa Jesu được chạm khắc trên nền nhà để kỷ niệm kính nhớ Chúa từ nơi đây đặt bàn chân trở về lên trời. Theo chứng từ của Paulinus Nola người ta đã tôn kính dấu vết chân này từ năm 400 sau Chúa giáng sinh.

Ngày nay khách hành hương đến đây đều cúi mình lấy tay sờ vào dấu vết bước chân trên nền nhà thờ để tỏ lòng tôn kính và cầu nguyện.

Sau khi Sultan Saladin chiếm thành Jerusalem, ông đã đem ngôi nhà nguyên này tặng người kế vị mình năm 1198 sau Chúa giáng sinh. Từ thời điểm đó ngôi nhà nguyên này trở thành đền thờ Hồi giáo.

Vào khoảng năm 1200 sau Chúa giáng sinh, người tín hữu Hồi giáo theo cách thức của họ, đã làm mái che hình tròn phủ trên ngôi nhà nguyện xây từ thời đạo binh thập gía. Vì trước đó ngôi nhà nguyện lộ thiên không có mái che bên trên để dễ dàng nhìn hướng lên trời cao.

Ngày lễ mừng kính Chúa Jesu lên trời, những người tín hữu Chúa Kitô được phép sử dụng ngôi đền thờ trên đồi Oliu cử hành phụng vụ dâng lễ .

Vầng mây quyện đưa Chúa Jesus về trời

Thánh sử Luca trong sách Công vụ Tông đồ viết thuật lại chi tiết việc Chúa lên trời: „ Nói xong, Người ( Chúa Jesus) được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa.“ ( Cv 1,9).

Bầu trời trên cao có những vầng mây bay chạy khắp bốn phương hướng. Ngày trời nắng hầu như không có quầng vầng mây nào, ngày dịu mát có những vầng mây trắng, ngày trời mưa u ám có những vầng mây đen hiển thị nổi bay khắp bầu trời. Trên vùng núi cao có vầng mây bay quyện trên khắp đỉnh cao cùng sườn núi toát ra cảnh huyền ảo thi vị bí ẩn.

Nhưng vầng mây trong niềm tin tôn giáo đạo đức mang ý nghĩa khác, tùy theo mỗi tôn giáo.

„ Vầng mây nhắc nhở chúng ta nhớ đến giờ phút Chúa Jesus ngày xưa đã biến hình trên núi Tabor. Vầng mây trắng đã kéo đến bao phủ Chúa Jesus và khiến ba Tông đồ đi theo Chúa ngã xuống đất.( Mt 17,5. Mc 9,7. Lc 9,34..)

Vầng mây nhắc nhớ đến giờ phút cảnh Thiên Thần Gabriel đến gặp Đức Mẹ Maria báo tin Chúa Jesus xuống thế làm người trong cung lòng Maria do bởi quyền năng Chúa Thánh Thần bao phủ tác động nơi cung lòng Maria. ( Lc 1,35).

Vầng mây nhắc nhớ đến ngôi lều thánh của Thiên Chúa thời cựu ước luôn có mây bao phủ ngôi lều. Đó là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ( Xh 40,34), và khi dân Do Thái vượt qua sa mạc trở về quê hương đất nước Chúa hứa từ Ai Cập, luôn có vầng mây đi trước dẫn đường ( Xh 13,21).

Vầng mấy như thế rõ ràng chất chứa mang ý nghĩa đạo đức thần học. Mây quyện lấy Chúa Jesus đưa ngài lên trời không là một hành trình lên hành tinh các ngôi sao, nhưng là đi vào mầu nhiệm của Thiên Chúa. Và như thế , một thứ tự lớn lao khác , một bình diện khác về bản thể của Người được đề cập nói đến.“ ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth II., Herder 2011, tr. 307-308).

Dấu vết chân Chúa Jesus còn lưu dấu lại sau khi Ngài trở về trời chỉ là kỷ niệm biểu tượng còn lưu lại trên đồi Oliu ở thành Jerusalem để đến hành hương chiêm ngắm nhìn.

Nhưng trong đời sống con người đều gặp những dấu vết chân Chúa Jesus ở khắp nơi trên mọi nẻo đường đời sống : Dấu chân Chúa Jesus tìm thấy nơi con người là hình ảnh Thiên Chúa là trung tâm đời sống, họ là loài thụ tạo do Chúa tạo dựng nên, họ là con Thiên Chúa.

Dấu vết chân Chúa hiện diện nơi người nghèo đau khổ, người bệnh tật, bị bỏ rơi, nơi lớp người trẻ đang trên đường đi tìm xây dựng tương lai

Chúa Jesus trở về trời sau khi đã hoàn thành sứ vụ mang ơn cứu chuộc cho linh hồn con người thoát khỏi hình phạt tội lỗi. Ngài trở về trời, nhưng không vì thế ngài bỏ rơi con người nơi trần gian. Trái lại như ngài đã đoan hứa: „Thầy ở cùng các con mọi ngày cho tới tận thế.“ ( Mt 28,20).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long