Cách đây 100 năm, cụ Phan Chu Trinh và các nhà ái quốc Việt Nam tại Pháp là các ông Nguyễn văn Trường, Nguyễn thế Truyền, có thể có cả Nguyễn an Ninh nữa đã soạn thảo và đưa ra Bản yêu sánh gồm 8 điểm tại hội Nghị Versailles, nhằm đòi hỏi cho công quyền của người Việt như sau:

- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

- Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

- Tự do lập hội và hội họp.

- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

- Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ. (wiki)

*Trong khi đó: theo tác giả Trần dân Tiên ( Hồ chí Minh) [6] thì ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc) ám chỉ Hồ chí Minh đề ra, và luật sư Phan van Trường là người viết, lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp! (wiki). Xem ra Việt cộng hoặc Hồ chí Minh (Trần dân Tiên) còn quên một ghi chú quan trọng nữa là: “Nguyễn văn Trường là người viết thuê cho Nguyễn ái Quốc! (sic!)

Chuyện trộm cắp với tay nghề của HCM là thế và những tưởng là không ai biết đến. Khốn thay, vì hệ thống tin tức mở và đặc biệt là hệ Internet đã cho mọi người dân miền Bắc biết rằng, tác giả của “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Versailles năm 1919 là của một nhóm trí thức Việt Nam yêu nước, sinh sống tại Pháp. Hơn thế, cái danh xưng Nguyễn Aí Quốc là của các trí thức nổi tiếng như chí sỹ Phan Châu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn thế Truyền dùng bút tự chung để viết bài tranh đấu và mở hội đoàn cho người Việt Nam ở Pháp. Hồ chí Minh, (Nguyễn tất Thành) của Việt cộng chẳng qua chỉ là một thợ vịn, là kẻ được nhờ vả vặt như đưa thơ chạy giấy tờ của nhóm này mà thôi. Đó là lý do cơ bản để ngay sau khi có dịp cướp được cái tên này nơi công cộng, Nguyễn tất Thành không bao giờ dám quay mặt lại đề gặp những vị trên nữa

Trở lại chuyện viết bản Yêu Sách. “ Mùa hè năm 1919, trong khi thế giới đang đối phó với hậu quả của chi ến tranh thế giới lần thứ nhất, ở paris Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) cho ra mắt bản "Thỉnh nguyện thư". Sáu nghìn bản được in ra và phân phát.[2] Lãnh đạo tổ chức này là Phan châu Trinh và Phan văn Trường còn Nguyễn tất Thành với vai trò thư ký (vì không biết tiếng Pháp) cũng đóng góp đắc lực.[3](wiki). Xem ra cái chữ “thư ký” ở đây cũng là gượng ép. Bởi người thư ký phải là người có học thức để ghi chép, viết gọn lại mọi vấn đề, mọi bàn luận của tổ chức chứ!

Theo đó, qua những dòng chứng thực, xác định này cho thấy, Nguyễn tất Thành có thể có đôi ý kiến cho bản văn, nhưng tuyệt đối bản thân Y không thể là người tạo thành bản văn. Lý do, với cái học của một kẻ chưa qua lớp sáu, với thân phận một bồi bếp, Y không thể vượt mặt hay ngồi ngang hàng với những cử nhân hán học hay luật sư theo học trình Pháp khi viết những bản văn quan trọng này. Giống như một kẻ chăn trâu, chăn bò, không thể dạy một thày giáo chuyên nghiệp cách viết chữ, dùng văn!

Từ đó cho thấy, cái tên Nguyễn ái Quốc ký dưới bản văn ấy không phải là bút danh của Nguyễn tất Thành. Nhưng là bút danh khi viết báo của những nhà aí quốc Việt Nam như Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, và có thể có cả Nguyễn an Ninh đang hoạt động tại Pháp. Riêng Nguyễn tất Thành như xác nhận ở trên, Y cũng có thể là người có đóng góp đôi ba ý kiến cho bản văn. Nhưng về mặt nổi, Y là người đại diện nhóm đưa bản văn này ra công luận. Lý do về sự hiện diện của Y tại hội nghị. Vì không ai biết mặt và tên hắn, trong khi những người như cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường bước đi một bước là bị mật thám Pháp theo dõi. Họ khó lòng có thể đến được Hội Nghị.

Tại sao tôi không kể Nguyễn tất Thành vào trong số những ngưòi viết bản văn đòi hỏi cho nền công lý của Việt Nam khi đó. Lý do:

1. Cá nhân.

Về khả năng học hành: Nguyễn tất Thành chưa qua lớp sáu. Tri thức của một đứa trẻ chưa qua lớp sáu thì vấn đề xã hội và lam lũ trong nghề bồi trên tàu thì dĩ nhiên, sự hiểu biết về xã hội rất hạn chế. Hơn thế, dầu có quen biết với bố của Nguyễn tất Thành, cụ Phan chu Trinh hay Phan văn Trường cũng vẫn coi Y như một kẻ thừa hành dưới tay để sai vặt, hơn là bạn đồng hành! Ấy là chưa kể đến chuyện họ (nghi ngại) khi đã biết rõ việc bố của Y là Nguyễn sinh Sắc (Huy) đã bị biếm chức quan không phải vì chống đối sự lãnh đạo thối nát của triều đình Huế, nhưng vì làm quan, có tiền uống rượu và Y đánh chết người trong lúc say rượu.

2. Về công việc :

Sự thường, một người cơm không đủ no, đêm đêm sưởi ấm bằng cục gạch (Việt cộng tuyên truyền thế) thì thực tế cũng chẳng có gì đáng để nói, hay nhắc đến. Nên khi đó, nếu Y có thể đánh máy hay là nhận đưa thơ chuyền tài liệu đi các nơi do lệnh của cụ Phan chu Trinh thì cũng là việc qúa lớn đối với Y rồi. Bởi lẽ, cũng nhờ đó mà nhiều người biết đến Y.

Theo đó, nếu Y có được sự hiểu biết, chỉ cần một phần mười trong những điều ghi trong bản văn yêu cầu kia thì Y đã không bao giờ ăn cắp bản văn rồi theo Nga, theo Tàu và cũng không bao giờ đem chế độ cộng sản đè lên trên đầu trên cổ người dân Việt từ 1945 và sau 1975 tại miền nam. Và dĩ nhiên, người Việt Nam đã không bị Y đưa vào lò đấu tố với hơn 172000 ngàn sinh mạng bị giết chết chỉ trong khoảng 1953-1956.

Nói cách khác. Cái tinh thần cộng sản là hoàn toàn trái ngược với tinh thần đòi hỏi của bản văn tám điểm trên. Theo đó, chỉ có thể giải thích rằng: Nguyễn tất Thành có lẽ đã không nông nổi, đã không cướp đoạt công lao của những nhà trí thức tranh đấu của Việt Nam tại Pháp như cụ Phan chu Trinh, Nguyễn văn Trường, Nguyễn thế Truyền khi Y được giao việc. Nhưng tập đoàn CS do Hồ chí Minh lãnh đạo sau này đã tạo cho Nguyễn tất Thành cái tội danh bỉ ổi khi cướp lấy cái tên Nguyễn ái Quốc về cho Thành. Tưởng rằng danh gía, không ngờ trở thành tội đồ thiên cổ. Bởi lẽ, bất cứ ai biết đọc, biết viết cũng đều biết cái tên Nguyễn ái Quốc không phải là tên riêng hay bút hiệu của Nguyễn tất Thành, nhưng là của người khác. Phần cá nhân Nguyễn tất Thành, sau khi cướp lấy công lao của tổ chức cũng chẳng biết làm gì nên đi theo cộng sản Pháp, rồi sang Liên Sô, hoạt động cho Liên Sô như là một cán bộ truyên truyền của tổ chức Quốc Tế cộng sản để kiếm cơm ăn. Theo đó, ta nên coi đây là cái họa đầu tiên cho người dân Việt trong cuộc tranh đấu giành Độc Lập cho xứ sở.

I. Một vài chi tiết Lịch sử liên quan đến bản văn.

1. Những con số biết nói.

a. Nguyễn Tất Thành đến Paris khoảng tháng 6/1919, trong khi hội nghị Hoà Bình đã họp từ tháng 1/1919. Hội nghị Hoà Bình, khai trương ngày 18/1/1919, mục đích xây dựng lại những quốc gia Âu Châu mới sau thế chiến

b. Hỏi: khi Bản Thỉnh nguyện hoàn tất, tại sao cụ Phan chu Trinh và Phan Văn Trường lại giao cho Nguyễn Tất Thành đem đến Versailles, mà không giao cho một người khác? Trả lời: Nguyễn Tất Thành là khuôn mặt "mới", vừa chân ướt chân ráo đến Paris, chưa bị mật thám bao vây, dễ chen ch ân vào hội nghị. Kế đến, Y là con của Nguyễn sinh Huy, người đã đậu phó bảng đồng khóa với cụ Phan. Dẫu không biết nhiều về Y, nhưng dù sao Y cũng là con của người đồng khoa. Họ tin tưởng Y, không ngờ, họ gặp kẻ có tay nghề!

c. Về điểm này, chính sách vở của Việt cộng cũng xác nhận: “Nguyễn Tất Thành, xa nước quá lâu, sống vất vả ở trên tàu, rồi biệt lập ở Luân Đôn, mới sang Pháp, không có đủ điều kiện thông tin về tình hình trong nước, lại không đủ kiến thức và Pháp văn, nên chỉ có thể giữ vai trò khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách, tập viết mấy dòng tin tức, in và phát truyền đơn.”. Từ dó cho thấy Y không bao giờ là tác giả của bản văn nghiêm túc này.

2. Nguyễn ái Quốc thực sự là ai?

- Phan Văn Trường sang Pháp cuối 1908, dạy ở trường Sinh ngữ Đông phương và học Luật. 1912, ông lập hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des compatriotes).

- Cụ Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật, rời Sàigòn tháng 5/1911

Ngày 13/3/1914, Phan Văn Trường diễn thuyết về đề tài Les revendications indigènes (Những thỉnh nguyện của người bản xứ) tại trường Cao Đẳng Xã Hội (Ecole des Hautes Études Sociales), bài nói chuyện này là nguồn cội của bản Thỉnh nguyện của Dân tộc An Nam (Revendications du Peuple Annamite, gửi Hội nghị hoà bình thế giới ở Versailles, năm 1919.

- Từ 1916 đến 1920, Nguyễn Thế Truyền học kỹ sư ở Toulouse.

- 1918, Nguyễn An Ninh sang Pháp học luật tại Sorbonne.

- Trong khoảng tháng 5 hay tháng 6/1919, Nguyễn Tất Thành từ Luân Đôn qua Paris.

Đến đây, chúng ta có câu trả lời xác thực là: "Hội những người An Nam yêu nước đã được thành lập từ nhiều năm nay do hai nhà cách mạng chống Pháp là Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh. Đó là một nhóm hoạt động rất tích cực. Trong suốt thời kỳ chiến tranh (1914-1918), trụ sở Hội này là nơi hẹn của rất nhiều binh lính An Nam và hạ sĩ quan cùng sĩ quan có cấp bực. Từ hồi hai người trên, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội chống an ninh quốc gia. Từ năm 1915, tuy Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường vẫn giữ vai trò lãnh đạo hội một cách không chính thức, nhưng trong thực tế thì lại đứng tên là Nguyễn Ái Quốc." (Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 44) .

Điều này xác quyết Nguyễn ái Quốc là tên chung của những vị như Phan văn Trường, Phan chu Trinh hay Nguyễn thế Truyền và có thể cả Nguyễn an Ninh dùng để sinh hoạt chung với nhau. Phần Nguyễn tất Thành chỉ đến Pháp và hoạt động ở đây từ giữa năm 1919. Y không có liên hệ gì với nhóm trước đó.

Để làm rõ việc này, tưởng chúng ta cũng nên đọc qua các bải viết, bản văn hay đoản kịch, các truyện ngắn của nhóm như: Lời Than Vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố Varenne. Rồi vở kịch Con rồng tre, Thư gửi cô em họ, cùng với Thỉnh nguyện thư của nhân dân An Nam và rất nhiều bài trên các báo Pháp. Tất cả các bài viết này đều được ký tên Nguyễn Ái Quốc. Chỉ một cái tên đó đã thể hiện lòng yêu nước của họ. Theo đó, Nguyễn ái Quốc tuyệt đối không phải là tên, bút hiệu của Nguyễn tất Thành. Nhưng cái tệ hại của tập đoàn Việt cộng và chính Hồ chí Minh lại muốn cướp đoạt luôn cái tên Nguyễn ái Quốc về cho Hồ chí Minh.

Ngoài ra, ai cũng biết cụ Phan chu Trinh và Phan văn Trường còn lập ra Hội đồng bào thân ái (La Fraternité des compatriotes) để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi những người thợ thuyền Việt Nam không biết viết và không nói giỏi tiếng pháp khi sống ở Pháp. Và cũng từ giai đoạn này chữ đồng bào đã được cụ Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường dùng lần đầu tiên khi đặt tên cho tổ chức này. Điều này càng chứng tỏ , danh xưng Nguyễn Ái Quốc là của họ. Bởi lẽ, đây còn là Tinh thần của dân tộc, sống theo đạo lý của người Việt luôn được thể hiện trong việc làm của hai con người vì dân vì nước này.

II. Hoạt động của Hồ chí Minh sau khi đánh cắp bản văn.

Phần Nguyễn tất Thành vì không thể học theo cái tinh thần Ái Quốc của nhị vị họ Phan, nên sau khi tự nhận bản văn là của mình, Y đã từ bỏ Pháp Quốc, sau khi gia nhập đảng cộng sản Pháp. Y sang Liên Sô và nhận lệnh đi hoạt động ở Đông Dương và Y bị bắt và bị giam ở Hồng Kông vào 1931- 1933. Có nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho thấy Y đã chết vì bệnh lao phổi khi ra khỏi tù. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì, Y đã được cộng sản Tàu cho sống lại với lý lịch như sau:

“Theo hồ sơ quân bạ được quân ủy Trung Ương Trung cộng lưu trữ và vửa được công bố, Thiếu tá Hồ chí Minh tên thật là Huguang, năm 1939, 38 tuổi tùng sự tại Bát lộ quân của “quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc” với chi tiết như sau” “ Sơ yếu lý lịch của Huguang ( tức c/t Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . ( Đã đăng trong Thiếu tá Hồ chí Minh).

Rõ ràng, phần lý lịch của Y chưa có đoạn kết. Tuy nhiên những việc làm của Y rất đáng quan ngại, nghi ngờ. Lý do:

Ai cũng biết, Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu … mở đấu tố 1953-56 với hơn 172000 dân Việt bị giết trong mùa cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn người khác mất sản nghiệp vì chúng. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Hồ chí Minh mở chiến tranh vào nam sau 20 -7- 1954. Cuộc chiến này lấy đi không dưới 3 triệu mạng sống của người dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều đàn bà và trẻ em. Kết qủa, ngày nay sau khi bị giải phóng, trên giang sơn Việt Nam, đi đâu cũng bắt gặp những hàng chữ Tàu và những nơi làm việc, ăn ở của chúng.

Đã thế, có những vùng đất mà xem ra người Việt Nam sẽ không bao giờ còn được lai vãng đến nũa, hoặc gỉa, chỉ có những kẻ nô lệ của Tàu mới khả dĩ được bước chân đến như Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi Nam Quan, Bản Dốc, Lão Sơn, Tục Lãm… Kế đến là rừng đầu nguồn, Bauxit tây nguyên, Formosa và rồi ra sẽ là ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Hỏi xem, nếu Hồ Quang là người Việt Nam, tại sao trên giang sơn ấy chỉ có những kẻ theo Hồ Quang dựa lưng vào Tàu, luôn ngày đêm cùng nhau thiêu đốt đồng bào Việt Nam đòi Độc Lập, Tự Do cho quê hương mình? Hỏi xem, nếu Hồ Quang là người Việt, tại sao có hàng triệu công nhân và người Tàu lớp lớp sang Việt Nam chiếm đất, nắm trọn trong tay các ngành nghề sản xuất, bán sản xuất, trong khi đó, hàng trăm ngàn thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam phải đi lao động tôi mọi cho Đại Hàn, Nhật, Đài Loan, Mã Lai… để kiếm miếng cơm manh áo? Có phải, ngườì Việt Nam phải bị đuổi đi để dành đất Việt cho Tàu thụ hưởng chăng?

Kế đến, hãy nhìn cho rõ: Cờ của Trung Cộng có 5 sao. Khi Nguyễn Phú Trọng thăm viếng Bắc Kinh, ngày 11-10-2011 đài truyền hình Hà Nội cho phát hình cờ Trung Cộng có 6 sao. Sau đó, Tập Cẩm Bình đến Hà Nội ngày 21-12-2011, học sinh Việt Nam đón chào cũng bằng cờ 6 sao. Việt Nam dưói tay Việt cộng đã bắt đầu làm nô lệ, chư hầu mới của Trung Cộng rồi chăng?

Rồi sách giáo khoa học sinh lớp 1 nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ, có hình cờ Trung Cộng ngoài bìa thay vì hình cờ CSVN. Hãy hỏi xem, Chúng gieo vào trí óc trẻ em hình ảnh cờ Trung Cộng với mục đích gì? Muốn phát triển toàn diện não trạng nô lệ bắc phương cho trẻ em Việt Nam chăng? Tại sao lại như thế? Có phải là cả cái mảnh đất hình chữ S này đã bị Việt cộng qua Hồ chí Minh đã khóa tay trao cho TC rồi chăng?

Và rồi, Hội nghị Thành Đô với những Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê đức Anh, Phạm văn Đồng… sẽ đưa Việt Nam về đâu? Xin thưa. Hội nghị đã gần 20 năm qua rồi nhưng người dân Việt không hề biết những bàn thảo và bản văn ấy viết gì, quyết định những gì. Chỉ thấy có những tin đồn là Việt Nam sẽ là một thành ngoại nhập của TC vào năm 2020? Chuyện ấy diễn tiến ra sao, chẳng ai biết. Tuy nhiên, những việc mà đảng CSVN do Nguyễn phú Trọng lãnh đạo hôm nay đã cho khá nhiều chỉ dẫn là VN sẽ lệ thuộc, làm phiên bang của Tầu do sự xếp đặt của Hồ chí Minh.

III. Việt Nam còn hay mất, người Việt Nam rồi ra sao?

Có lẽ không phải chờ đến 2020 chúng ta mới có câu trả lời. Bởi lẽ, trước mắt chúng ta có một điều không thể chối cãi là nhà nước CS Việt Nam hôm nay đang thúc bách trẻ thơ Việt Nam học chữ Tàu, đã thế còn phải viết chữ Việt kiểu Tàu, rồi học sống cách sống của Tàu. Tại sao lại như thê? Có phải cái hạn kỳ của Hiệp Ước Thành Đô đã đến rồi chăng?

Hỡi người Việt Nam còn mang dòng máu Việt Nam, hãy một lần đứng thẳng người lên. Hãy nhìn vào bản đồ mà cha ông ta đã lấy máu xương gầy dựng và để lại cho chúng ta, rồi hỏi xem, người Việt Nam muốn giữ lấy quê hương này thì phải làm gi?

- Theo Việt cộng và học tiếng Tàu cho nhanh ư? Hay,

- Quyết một lần cùng nhau đứng lên phế bỏ rợ Hồ?

Tại sao ư? Câu trả lời rõ ràng đây: Để có thể lập lại trật tự, xây dựng lại cơ nguyên của dân tộc Việt Nam chúng ta phải đứng dậy thôi. Đứng dậy và dùng chính yêu sách của Cụ Phan chu Trinh xưa mà đòi nhà cầm quyền Việt cộng phải thi hành. Nếu chúng không dám thi hành hoặc không muốn thi hành thì người Việt Nam chỉ còn lại một con đường duy nhất để đi. Hãy đứng thẳng, nắm chặt lấy tay nhau, đạp lên mà đi. Bởi lẽ, những yêu cầu của chúng ta là chính đáng. Nguyện vọng của nhân dân là đường để cho dân ta đi. Do đó, chúng ta có quyền yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực hiện những điều khoản căn bản mà bản văn này đã đưa ra cách đây 100 năm trước như:

-Trả Tự Do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị.

- Hủy bỏ những đặc quyền chính trị, kinh tế cho đảng phái.

- Thực thi nghiêm chỉnh quyền Tự Do Ngôn Luận. Tự Do tôn giáo và Quyền Tự Do Báo Chí.

- Phi chính trị nơi học đường.

- Lập bản nguyên tắc và thi hành nghiêm chỉnh luật lệ về việc thành lập các đoàn thể xã hội cũng như đoàn thể chính trị.

- Thực hiện chế độ bầu cử tự do, công minh để xây dựng hệ thống công quyền của người Việt Nam qua các đạo luật .

Đây là mục đích trong hướng đi của chúng ta. Hỏi xem, bạn có dám bước đi theo tiếng gọi của non sông không? Hỏi xem, Bạn có dám đưa bàn tay lên cao và đạp đổ tất cả mọi chướng ngại do bất cứ thế lực nào cản đường không?

Ở trường hợp ngược lại. Nếu bạn coi và chấp nhận tên bán nước Hồ chí Minh là lãnh đạo thì, nên cúi đầu theo Việt cộng, học nói lấy đôi ba tiếng Tàu theo Hồ chí Minh, và nay là tập đoàn Trọng, Phúc, Ngân… để trước khi chết xin nghe một bản nhạc Tàu! Đừng kêu than gì nữa!

Bảo Giang

5-01-2019.