Vatican phát hành tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Vùng Amazon


Tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội đồng vùng Amazon vào năm 2019, vừa được phát hành hôm thứ Sáu vừa qua 8/6/2018 tại Vatican, kêu gọi “một Giáo hội với khuôn mặt Amazon” tìm kiếm “một mô hình phát triển dựa trên sự thay thế bị tách rời để đạt được một sự đoàn kết đạo đức bao gồm trách nhiệm về một hệ sinh thái đích thực, tự nhiên và nhân bản. ”

Sự chuẩn cho Thượng Hội đồng đặc biệt của Hội đồng Giám mục tại lưu vực sông Amazon qua những học hỏi hầu cung cấp mọi dữ kiện đầy đủ cho Thượng Hội Đồng sẽ được nhóm họp vào tháng 10 năm 2019, với chủ đề: “Con đường mới cho Giáo hội và cho một sinh thái học tích phân” cho vùng Amazon.
Trong tiến trình này việc "lắng nghe những người dân bản địa và các cộng đồng sống trong vùng Amazon... có một tầm mức quan trọng cho sự tồn vinh của Toàn Giáo hội."
Thượng Hội đồng Amazone cho rằng, Thượng Hội Đồng phải vượt lên trên “những giới hạn của Giáo Hội địa phương tại Amazon, bởi vì Thương Hội Đồng tập trung vào Giáo Hội phổ quát, cũng như về tương lai của toàn bộ hành tinh.”
Theo bản Báo cáo của Devin Watkins thì tài liệu tập trung vào ba phần:
- Tài liệu là lời mời gọi Giáo hội “nhìn nhận” bản sắc và tiếng kêu van của lưu vực sông Amazon, để “phân biệt” con đường hướng tới sự thay đổi mục vụ và sinh thái; “hành động” hoặc đồng hành theo những đường hướng mới cho một Giáo Hội với diện mặt Amazon.
Văn kiện cung cấp một loạt các câu hỏi cho các giám mục của khu vực để chia sẻ mối quan tâm mục vụ và sinh thái của họ trước Thượng Hội đồng.

Văn hóa chất thải

Tài liệu cho hay rừng nhiệt đới Amazon là "lá phổi của hành tinh và là một trong những khu vực đa dạng sinh học lớn nhất thế giới." Khu vực này đã và đang bị hủy diệt bởi "một cuộc khủng hoảng sâu rộng" gây ra do "tác nhân con người đã kéo dài từ lâu nay" bởi một nền "văn hóa chất thải bừa bãi ”.
“Amazon là một vùng có đa dạng sinh học phong phú; nó là một vùng tập trung nhiều sắc tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo; nó là một tấm gương của cả nhân loại, cần bảo vệ sự sống, đòi hỏi những thay đổi về cơ cấu trúc, cá nhân của mọi người, từ mọi quốc gia, và toàn Giáo Hội. ”
Bằng cách tập trung vào Amazon, Thượng Hội đồng Giám mục hy vọng sẽ xây dựng một nhịp cầu cho các sinh vật khác trên thế giới, như tại các lưu vực Congo, Hành lang sinh học Meso Mỹ Châu và các khu rừng nhiệt đới tại Châu Á Thái Bình Dương.

Con Người bị khai thác
Tài liệu cũng phản ánh về sự đa dạng văn hóa xã hội của khu vực, đặc biệt là tác động của “lợi ích kinh tế mở rộng” đối với các dân tộc bản địa.
Tài liệu cho rằng việc khai thác gỗ bừa bãi, ô nhiễm nước và buôn bán ma túy đã khiến cho người dân địa phương có nguy không thể sinh tồn nổi tại địa bản mà phải di dời về các đô thị mà sống.
“Sự tăng trưởng quá mức của các hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ ở Amazonia không chỉ làm thương tổn đến sự phong phú về sinh thái của khu vực, rừng nhiệt đới và vùng biển mà còn làm cho dân chúng đã nghèo lại càng nghèo thêm cả về mặt xã hội lẫn văn hóa của họ.

Bột mặt Amazon của Giáo hội

Theo tài liệu thì Giáo Hội Công Giáo, "được mời gọi để đào sâu thêm danh tính của mình cho phù hợp với thực tế của từng lãnh thổ và phát triển phần tâm linh của mình bằng cách lắng nghe sự khôn ngoan của các dân tộc của mình."
Phản ánh cùng nhiều nền văn hóa tại khu vực Amazon, Giáo hội hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tìm ra những cách thức mới để khai triển một "diện mạo Amazon của Giáo hội". Giáo hội hy vọng có thể đáp ứng "trước những tình huống bất công trong khu vực, chẳng hạn như chủ nghĩa khai thác thực dân của các công nghiệp, các dự án cơ sở hạ tầng gây tổn hại đến hệ sinh thái, áp đặt các mô hình văn hóa và kinh tế xa lạ trên cuộc sống của các sắc tộc nơi đây!”
Vì vậy, thông qua sự tập trung vào thực tế địa phương và về sự đa dạng của các phạm vi cấu trúc thực nghiệm của khu vực, Giáo hội được mời gọi chống lại trào lưu toàn cầu hóa qua sự thờ ơ và đồng loạt quảng bá rộng rãi qua các phương tiện truyền thông để tiến tới một mô hình kinh tế thường không tôn trọng các sắc dân tại Amazon hoặc tại các lãnh thổ của họ. ”