(Vatican News) Hôm nay ngày mùng Một tháng Năm , năm 2018, ĐGH Phanxiô đã đánh dấu Tháng Kính Đức Mẹ Mân Côi bằng cuộc hành hương đầu tiên của ngài đến Đền Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa (Divino Amore), một ngôi đền thánh nổi tiếng ở Roma.

Đón tiếp ĐGH tại đền thánh là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Roma, phụ tá giám mục phía nam là ĐGM Paolo Lujudice, cùng với giám đốc đền thánh và linh mục sở tại. Phái đoàn ra đón ĐGH còn có nhiều đại diện những giáo dân nam nữ của đền thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa.

Sau khi lần hạt Mân Môi trước ảnh Đức Mẹ Bồng Chúa Hài Đồng (Madonna and Child), ĐGH sẽ chúc lành cho ngôi mộ của Bậc Tôi Tá Chúa là cha Uberto Terenzi, cha sở đầu tiên của giáo xứ Divino Amore và là cha sáng lập của hai nhà dòng. Sau đó ĐGH sẽ gặp các bậc trưởng lão trong giáo xứ, những cụ đã được rửa tội do chính cha Terenzi, người đã lập ra giáo xứ trong khu đền thánh, chạy dọc theo con đường Via Ardeatina, cách Roma 12 km về phía nam.

ĐGH cũng dự định đến thăm các cụ tại Viện Hưu Dưỡng Divino Amore và Ngôi Nhà Gia Đình Master Divini Amori là chỗ trú thân của các trẻ em lang thang và trẻ sơ sinh được điều hành bởi hội dòng Nam Tình Yêu Thiên Chúa.

Lịch sử Đền Thánh.

Đền thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa của chúng ta khởi đầu với một bức họa thời trung cổ, vẽ hình Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng ngồi trên ngai, phía trên có hình chim bồ câu biểu tượng Chúa Thánh Thần, dùng để trang hoàng cánh cổng của một trong những tháp canh vào thế kỷ thứ 13, có tên là Castel di Leva.

Biểu tượng này rất phổ biến đối với những người chăn cừu địa phương, họ thường tụ tập nhau lại để lần chuỗi Mân Côi. Truyện xưa kể rằng “ Vào năm 1740, có một người trên đường hành hương về Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô thì bị những con chó dữ tợn tấn công tại tháp canh này và nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ mà người ấy đã được cứu thoát.

Từ đó số khách hành hương đến đây ngày càng tăng và biểu tượng này được dời về một ngôi nhà nguyện được xây cạnh tháp canh.

Đền thánh đã trở thành có ý nghĩa hơn cho người dân Roma vì trong thời Thế Chiến Thứ Hai, ĐGH Piô XII đã cùng với hàng ngàn người dân đến đây cầu nguyên trước ảnh mẹ để xin bảo vệ thành Roma trong trận chiến cuối cùng vào năm 1944, dẫn đến việc giải phóng thành phố khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.

Vài ngày sau khi quân Đồng Minh tiến vào thành phố, ĐGH Piô XII đã đặt danh hiệu cho bức ảnh là Salvatrice delll’Urbe, nghĩa là “Mẹ cứu thành phố”.

Giuse Thẩm Nguyễn