CV 4: 8-12;; Tvịnh 117; 1 Gioan 3: 1-2; Ga 10: 11-18

Tôi sống nơi một thành phố lớn, và chưa bao giờ gặp một người chăn chiên nào cho đến khi tôi đến tiểu bang West Virginia. Phía nam tiểu bang đó có nhiều cộng đoàn dân Chúa. Một lần có một vị mục tử ở đó hỏi đứa bé ở thành phố lớn này: "Nếu có 100 con chiên trong chuồng ở vùng đồng bằng mà có một con nhảy rào ra ngoài thì còn lại mấy con? " Thật là một câu hỏi đố mẹo cho đứa bé này, tôi nói nó sẽ trả lời: "còn lại 99 con". Người mục tử nói "sai rồi”, sẽ không còn lại con chiên nào cả. Vì chiên ngu lắm, chúng nhảy theo con chiên nhảy qua hàng rào".

Trong khi chúng ta không phải là "chiên ngu", nhưng chúng ta vẫn có thể làm những việc ngu dốt, và trong đời chúng ta đã có những việc làm khiến chúng ta bực mình. Khi chúng ta suy ngẫm về những việc chúng ta đã làm, chúng ta phải chấp nhận chúng ta cần một vị mục tử đồng hành và hướng dẩn chúng ta. Và lẻ cố nhiên, không phải chúng ta cần một mục tử bình thường, nhưng là một mục tử tốt lành, một vị không bỏ rơi chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn, và bị chó sói khác săn đuổi như: lúc bất hạnh; lúc ganh tỵ về của cải; lúc cô đơn; lúc bị nghiện ngập; lúc bất mãn; lúc những an toàn giả dối quyến rủ; và những lúc bám theo mục đích sai lầm.

Suốt Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu có nói vài lần "Ta là" để diễn tả bổn phận về sứ vụ của Ngài như: cánh cửa; cây nho; là bánh và nước. Trong Kinh Thánh Do thái thường tiếp theo lời "Ta là" (ego eimi) có sự Thiên Chúa mặc khải. Như trong sách Xuất Hành (3: 14): "Thiên Chúa phán với ông Môsê 'Ta là Đấng Hiện Hữu' Người phán: 'ngươi nói với con cái Israel thế này 'Đấng Hiện Hữu sai tôi đến nói với anh em'". Trong sách ngôn sứ Edekien (24:15) Thiên Chúa tức giận vì các lãnh đạo và thầy tư tế không biết chăn dắt dân Israel, nên Ngài nói: "chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ..." Lời hứa Thiên Chúa: tự Ngài sẽ chăn dắt những con chiên lạc đường được thực hiện trong Chúa Giêsu Kitô, người mục tử nhân lành. Nên Chúa Giêsu nói về Ngài với lời: "Tôi chính là Mục Tử Nhân Lành". Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành vì Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên. Đó là hy sinh thân mình cho những người mình săn sóc.

Hai lần Chúa Giêsu nói về Ngài là người mục tử nhân lành. Lần thứ nhất Ngài cam đoan là Ngài sẽ hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên. Ngài sẽ che chở chúng ta và Giáo hội chống lại "chó sói". Những "chó sói" đây có thể là những người dạy dỗ gian dối làm cho đoàn chiên chạy tán loạn vì sự sai lầm trong việc dạy dỗ. Lần thứ hai Chúa Giêsu nói: "tôi là Mục Tử Nhân Lành". Ngài nói đến đời sống bên trong của Giáo hội. "Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi". Ngài là một trong chúng ta và Ngài sẽ không buông thả chúng ta. Ngài cũng giao cho chúng ta nhiệm vụ của Ngài: là hãy tìm đến những "chiên khác" là người ngoại.

Chúng ta thường nói đến các Giám mục là mục tử của đoàn chiên. Trong thi hành Phụng vụ Giám mục cầm cây gậy của người chăn chiên để tượng trưng nhiệm vụ Giám mục là Mục tử. Trong nhiều nhiệm vụ của Giám mục, các ngài phải nói đến những người nghèo, những người bất hợp pháp, và phải làm gương và thách thức chúng ta trong chức năng làm mục tử của các ngài. Chúng ta được chịu phép Rửa tội để trở nên "tư tế, ngôn sứ và vương đế", và mỗi người trong chúng ta có một vai trò chăn dắt rất độc đáo và cộng tác phục vụ cho Giáo hội. Đặc biệt hơn, chúng ta cũng muốn các Giám mục có tiếng nói nhân lành của vị mục tử cho những ai bị bách hại vì Giáo hội của họ. Trong nhũng năm vừa qua có vài Giám mục đã gặp những chỉ trích gắt gao về những việc họ đã làm hay không làm.

Thời buổi này, đoàn chiên có nhiều kiến thức hơn thời trước, và họ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe, được kính trọng và được nâng đỡ trong việc thực thi mục vụ của Giáo hội. Chính vì thế mà sau truyền phép Thánh Thể có lời kinh, nhất là lời cầu bầu cho Đức Thánh Cha là Giám Mục ở Roma, các Giám mục địa phương và hàng Giáo phẩm phải không? Thí dụ như trong Kinh Thánh Thể thứ IV tất cả chúng ta được nêu lên vì chúng ta là những người đã chịu phép Rửa và cũng trở nên người chăn dẫn. "Những ai dự phần vào việc dâng lễ, những giáo dân hiện diện ở đây trước mặt Chúa, tất cả các con dân của Ngài và những người với lòng thành tâm tìm đến Chúa".

Lẻ cố nhiên chúng ta cần lời cầu xin để được sống một đời sống Kitô hữu lớn mạnh hơn. Nhưng, hãy để ý, chúng ta được nêu lên trong lời kinh với các mục tử của chúng ta trong đức tin. Có phải điều đó nói lên phần việc chúng ta cũng là mục tử hay sao? Chẳng phải tất cả những người được chịu phép Rửa cũng cần được cầu bàu để thi hành ơn gọi là mục tử, để lời nói của chúng ta; cũng như người mục tử nhân lành; cho những ai cần dẫn dắt, cần che chở, cần được hướng dẫn và cần được thử thách hay sao?

Trong những ngày này, tình hình của Giáo hội, với số giáo dân bớt dần, với những gương xấu, với những nghi thức phụng vụ khác như chống lại sự thay đổi v.v... Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Ngài không hề từ bỏ chúng ta. Chúng ta không bị bỏ rơi đi lang thang vì Phúc âm hôm nay nhắc chúng ta là Chúa Giêsu lo lắng cho các môn đệ Ngài, và Ngài cũng lo lắng cho chúng ta, ngay đến phải hy sinh mạng sống Ngài. Trong khi có vài lãnh đạo và Giáo chức bỏ chúng ta để theo "những đồng cỏ xanh tươi hơn" là những ban thưởng bên ngoài, hay khi gặp khó khăn họ không tận hiến đời sống họ để phục vụ các môn sinh, sự liên kết yếu đuối dần và chỉ biết lo cho chính họ mà thôi.

Nhưng đây không chỉ nói đến những người bỏ đoàn chiên thôi. Chúng ta, những người được ơn gọi lãnh nhận chức thánh, hay các giáo dân có nhiệm vụ trong Giáo hội, có thể như ở với đoàn chiên, nhưng thật ra thái độ dấn thân có thể chỉ có bề ngoài trong khi chúng ta giữ bàn tay chúng ta trong sạch và thái độ an toàn. Đức Thánh Cha Phanxicô thách thức mỗi chúng ta nên sống với đoàn chiên mà chúng ta đã được gởi đến, sống như thế nào để vẫn có được mùi chiên.

Trong bài trích sách Công Vụ hôm nay, thánh Phêrô mạnh dạn loan báo trước những vị lãnh đạo tôn giáo, là dấu chỉ Chúa Giêsu đang chăn dắt một đoàn chiên nhỏ bé. Phêrô nói như thế nào? Câu trả lời là trong lời mở đầu: "Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần liền nói với họ..." Giáo hội lúc đó đã gặp những trở lực, nhưng, Chúa Giêsu người Mục Tử Nhân Lành, trung thành với lời hứa của Ngài và dẫn dắt chúng ta qua Ân sũng của Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th SD OF EASTER (B)
Acts 4: 8-12 Psalm 118 1 John 3: 1-2 John 10: 11-18

I grew up in a big city and had never seen or met a shepherd, until I lived in West Virginia. In the southern part of the state there were communities of shepherds. Once, one of the shepherds in a small congregation there, asked this big-city kid, "If there were 100 sheep in a pasture and one jumped over the fence, how many would be left?" Sensing a trick question, I still said, "Ninety nine?" "Nope," he said, "There would be none left. Sheep are so dumb they would just follow the one who jumped over the fence."

While we might not be "dumb sheep," we certainly have done some dumb things and made hurtful decisions in our lives. When we reflect on how we have been on our own, we have to admit we need a shepherd to stay with us and guide us. And more: to give us encouragement and healing when we need it. Not just an ordinary shepherd of course, but a good shepherd who won’t leave us when our lives get tough and we are attacked by one kind of wolf, or another. Wolves like: misfortune, material envy, loneliness, addiction, discontent, the allure of false security and misdirected goals.

Throughout John’s Gospel Jesus makes a number of "I am" statements, in which he describes his role and mission in terms of – a door, vine, bread, and water. In the Hebrew Scriptures, "I am" ("ego eimi") accompanies God’s self revelation (Exodus 3:14). In Ezekiel (34:15) God, frustrated with the poor leadership of Israel’s rulers and priests says, "I myself will pastor my sheep: I myself will give them rest...." God’s promise to personally shepherd the lost and confused, is fulfilled in Jesus Christ, the good shepherd. And so, with another "I am," Jesus says, "I am the good shepherd." He is the good shepherd because he willingly lays down his life for his sheep. It is what shepherds must do, sacrifice for the well-being of those in their care.

Jesus refers to himself as the good shepherd twice. The first time he asserts that he will lay down his life for the sheep. He will defend us and his church against the "wolves." These could also be false teachers who scatter the flock by their errors. The second time he says, "I am the good shepherd," he speaks of the inner life of the church. "I know mine and mine know me." He is one with us and will not abandon us. He also gives us his mission: to reach out to the "other sheep," the Gentiles.

Our bishops are often referred to as the shepherds of the flock. In liturgical settings bishops carry a shepherd’s staff, a crozier, to symbolize their shepherding responsibility. Among their many tasks, they are to speak up for the rights of the poor and disenfranchised and to model and challenge us in our own shepherding responsibilities. We were baptized as "priests, prophets and royalty" and each of us has our unique and responsible shepherding role in the church. We especially want our bishops to have a shepherd’s compassionate voice for those who have been victimized by their church. These past years some bishops have come under severe scrutiny for what they have done, or failed to do.

The flock is better educated than times past and they expect their voices to be heard and their ministerial roles in the church respected and supported. Is it any wonder that our Eucharistic prayer specifically prays for our Pope, the Bishop of Rome, our local bishops and clergy? Right after them, in Eucharistic Prayer IV, for example, we the baptized, also shepherd, are included in the prayer... "Those who take part in this offering, those gathered here before you, your entire people and all who seek you with a sincere heart."

Of course we need prayers to strengthen us in our Christian lives. But note that we are included in the prayers with our shepherds in faith. Doesn’t that suggest our roles as shepherds too? Don’t all the baptized also need prayer to fulfill our vocation as shepherds, so that our voices also speak, like the good shepherd, for those who need guidance, protection, instruction and challenge?

As dire as these days can be for our church, with declining numbers, scandals, liturgical differences, resistance to change, etc., Jesus assures us of his unbreakable bond with us. We are not left to wander off, for today’s gospel reminds us that he is concerned about his disciples and will maintain his bond with us, even at the cost of his life. While some of our leaders and teachers may desert their flock for "greener pastures," for external rewards, or when trouble arrives. They have not invested their lives in service to their disciples; their bonds are weak, they care only for themselves.

But it may not just be a matter of outright desertion of the flock. We, who are called to ordained, or lay ministry in the church, might appear to be among the flock, but in reality our attitude and involvement might only be superficial, while keeping our hands clean and our presence cool. Pope Francis has challenged us to be among the sheep, to whom we have been sent, close enough to have the smell of the sheep on us.

In our first reading from Acts, Peter’s bold proclamation of Jesus before the religious leaders, is a sign that Jesus is shepherding his small flock. How is he doing that? The answer is in the opening line, "Peter, filled with the Holy Spirit said…" The church was already facing opposition, but Jesus, the good shepherd, is faithful to his promise and is shepherding us through his promised gift of the Holy Spirit