(EWTN News/CNA) Tin từ Rome. Cách đây ba năm, có 73 nữ tu dòng Đa-Minh (Thánh Catarina thành Siena) sống ở Kurdistan, nhưng vào năm 2014 khi quân khủng bố Hồi Giáo chiếm đóng đồng bằng Nineveh thì đã có một phần ba số nữ tu bị chết.
Nữ tu Silvia là một trong những người còn sống sót, khi đứng trước sự hoang tàn, đã nói rằng nữ tu đang cầu nguyện cho những kẻ đã bách hại nhà dòng và từ đó học biết cách tha thứ.
Nữ tu đã nói với hệ thống thông tin EWTN rằng, “Là những nữ tu, chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Chúng tôi cầu cho quân khủng bố, cầu cho những người mang lại hòa bình, cầu cho các chiến sĩ, cầu cho những người đã giúp chúng tôi có một cuộc sống khá hơn.
“Lời cầu nguyện này giúp chúng tôi tha thứ - chứ không quên, bởi vì chúng tôi không thể quên, nhưng chúng tôi không oán hận người khác. Nếu chúng tôi oán hận người khác có nghĩa là chúng tôi đang làm theo ý của ma quỷ, không phải ý muốn của Thiên Chúa.”
Nữ tu Silvia đang sống với 35 nữ tu khác tại một tu viện ở Qaraqosh, một thành phố lớn nhất của người Công Giáo Iraq.
“Khi chúng tôi biết được là quân khủng bố Hồi Giáo đã tới, thì việc đầu tiên là chúng tôi sợ hãi, sợ bị họ bắt đi tù, sợ bị đánh đập, sợ bị chết.”
Thế rồi các nữ tu, các cộng đoàn đã từng có mặt hơn 120 năm ở những vùng đồng bằng Nineveh và Kurdistan của Iraq, đã buộc lòng phải bỏ trốn vào năm 2015.
Trong thời gian quân khủng bố chiếm đóng đồng bằng Nineveh, có hơn 100 nơi thờ tự bị phá hủy mà hầu hết là các nhà thờ Công Giáo.
Bây giờ nhờ sự nâng đỡ của tổ chức giáo hoàng Cứu Trợ Giáo Hội Khi Cần, có khoảng 1000 gia đình Công Giáo đã trở về quê hương của họ. Từ năm 2014, tổ chức này đã giúp $36.6 triệu Mỹ Kim dành cho thực phẩm và nhà ở cho các tín hữu đã phải di tản ở miền bắc Iraq. Ngân quỹ dự trù cho việc tái thiết cho những thành phố của người Công Giáo là $250 triệu Mỹ Kim.
Nhìn về tương lại, nữ tu Silvia hy vọng sẽ được tiếp tục công việc phục vụ của một nữ tu mà mình đã dâng hiến trọn đời cho lý tưởng ấy.
“Giấc mơ của tôi là được sống trong hòa bình, cả hòa bình của tôi và trong chính tôi, bởi vì chúng ta cũng có cuộc chiến nơi chính nội tâm của chúng ta, và hòa bình trong đời sống vật chất. Tôi mong được sống trong yên tĩnh, trong yêu thương và giúp cho người khác nhận ra Chúa Giêsu vì Chúa là tình yêu.
“Tôi muốn nói với tất cả tín hữu rằng nếu chúng ta là người Công Giáo thật, được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu, thì chúng ta phải luôn tin thật rằng Chúa Giêsu ở với chúng ta. Chúa Giêsu đang ở với chúng ta. Ngài không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Ngay cả khi chúng ta quay gót với Ngài thì Ngài vẫn đợi chờ chúng ta ăn năn quay về.”
Những người Công Giáo đang lần lượt trở về đồng bằng Nineveh, nhưng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm.
Nữ tu Silvia nói rằng, “Chúng tôi kêu cầu Tổ Chức Giáo Hội Khi Cần giúp chúng tôi xây dựng lại tu viện và giúp người dân trở lại càng sớm càng tốt.
“Có khoảng 30 nữ tu sẽ trở lại. Chúng tôi sẽ mang hy vọng cho người dân. Chúng tôi sẽ giáo dục con em họ vì chúng tôi có trường học. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở các lớp giáo lý nơi các nhà thờ và trường học.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Nữ tu Silvia là một trong những người còn sống sót, khi đứng trước sự hoang tàn, đã nói rằng nữ tu đang cầu nguyện cho những kẻ đã bách hại nhà dòng và từ đó học biết cách tha thứ.
Nữ tu đã nói với hệ thống thông tin EWTN rằng, “Là những nữ tu, chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Chúng tôi cầu cho quân khủng bố, cầu cho những người mang lại hòa bình, cầu cho các chiến sĩ, cầu cho những người đã giúp chúng tôi có một cuộc sống khá hơn.
“Lời cầu nguyện này giúp chúng tôi tha thứ - chứ không quên, bởi vì chúng tôi không thể quên, nhưng chúng tôi không oán hận người khác. Nếu chúng tôi oán hận người khác có nghĩa là chúng tôi đang làm theo ý của ma quỷ, không phải ý muốn của Thiên Chúa.”
Nữ tu Silvia đang sống với 35 nữ tu khác tại một tu viện ở Qaraqosh, một thành phố lớn nhất của người Công Giáo Iraq.
“Khi chúng tôi biết được là quân khủng bố Hồi Giáo đã tới, thì việc đầu tiên là chúng tôi sợ hãi, sợ bị họ bắt đi tù, sợ bị đánh đập, sợ bị chết.”
Thế rồi các nữ tu, các cộng đoàn đã từng có mặt hơn 120 năm ở những vùng đồng bằng Nineveh và Kurdistan của Iraq, đã buộc lòng phải bỏ trốn vào năm 2015.
Trong thời gian quân khủng bố chiếm đóng đồng bằng Nineveh, có hơn 100 nơi thờ tự bị phá hủy mà hầu hết là các nhà thờ Công Giáo.
Bây giờ nhờ sự nâng đỡ của tổ chức giáo hoàng Cứu Trợ Giáo Hội Khi Cần, có khoảng 1000 gia đình Công Giáo đã trở về quê hương của họ. Từ năm 2014, tổ chức này đã giúp $36.6 triệu Mỹ Kim dành cho thực phẩm và nhà ở cho các tín hữu đã phải di tản ở miền bắc Iraq. Ngân quỹ dự trù cho việc tái thiết cho những thành phố của người Công Giáo là $250 triệu Mỹ Kim.
Nhìn về tương lại, nữ tu Silvia hy vọng sẽ được tiếp tục công việc phục vụ của một nữ tu mà mình đã dâng hiến trọn đời cho lý tưởng ấy.
“Giấc mơ của tôi là được sống trong hòa bình, cả hòa bình của tôi và trong chính tôi, bởi vì chúng ta cũng có cuộc chiến nơi chính nội tâm của chúng ta, và hòa bình trong đời sống vật chất. Tôi mong được sống trong yên tĩnh, trong yêu thương và giúp cho người khác nhận ra Chúa Giêsu vì Chúa là tình yêu.
“Tôi muốn nói với tất cả tín hữu rằng nếu chúng ta là người Công Giáo thật, được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu, thì chúng ta phải luôn tin thật rằng Chúa Giêsu ở với chúng ta. Chúa Giêsu đang ở với chúng ta. Ngài không bao giờ lìa bỏ chúng ta. Ngay cả khi chúng ta quay gót với Ngài thì Ngài vẫn đợi chờ chúng ta ăn năn quay về.”
Những người Công Giáo đang lần lượt trở về đồng bằng Nineveh, nhưng vẫn còn có nhiều việc cần phải làm.
Nữ tu Silvia nói rằng, “Chúng tôi kêu cầu Tổ Chức Giáo Hội Khi Cần giúp chúng tôi xây dựng lại tu viện và giúp người dân trở lại càng sớm càng tốt.
“Có khoảng 30 nữ tu sẽ trở lại. Chúng tôi sẽ mang hy vọng cho người dân. Chúng tôi sẽ giáo dục con em họ vì chúng tôi có trường học. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở các lớp giáo lý nơi các nhà thờ và trường học.”
Giuse Thẩm Nguyễn