Nhờ sự tiếp tay của bọn phản chiến Mỹ, những người bị cộng sản tuyên truyền cùng sự dã man của chúng, xâm lược Bắc Việt đã chiếm được Miền Nam ngày 30.04.1975. Thi hành ngay lời cảnh cáo của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ‘Ðừng tin gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Miệng chúng nói ‘Khoan hồng’, nhưng đã trả thù dã man. Các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, công chức Chuyên môn được hứa đi học tập cải tạo một tuần đến một tháng. Nhưng, thật sự, thời gian ‘dây thun’ độc địa đó đã kéo dài đến trên chục năm hay đến chết.

I.- MỘT NỀN KINH TẾ KỲ QUÁI.

Sau khi chiếm Miền Nam, ngày 16.05.1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền này để nắm tình hình, kể cả về tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở vùng này của Ðất Nước. Khi dự cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã nói: « Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy... Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã... Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này... Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lầm’.

Nhưng, đa số Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy vẫn muốn ‘cướp’ bằng áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam. Vì thế, chúng đã quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ. Kết quả, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng được tổ chức vào tháng 12/1976. Chúng quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Ðó là Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và cái thứ chủ nghĩa mà Tổng Bí thư cộng đảng Nguyễn Phú Trọng nói tiên tri là chưa chắc chúng ta sẽ thấy vào cuối thế kỷ này.

Ðể áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam, đồng chí Ðỗ Mười, thợ thiến heo, Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam. Với tài đức như vậy, ông tàn sát đồng bào Miền Nam : doanh nghiệp bị chiếm đoạt phương tiện sản xuất và tài sản, người dân thì bị cướp qua các trò ‘đổi tiền’.

Từng là nhân viên ngân hàng vào thời điểm 30.04.1975, bản thân tôi bị Ngân hàng Thành Hồ đuổi việc, lý do ‘sức khỏe kém’, sau hai lần nghỉ bịnh đúng vào ngày Chúa Nhật mà ngày Ngân hàng Quận 5 tổ chức học tập. Sau đó, vì tìm được một chân kế toán trong một ‘tổ sản xuất’, nên có dịp đi họp tổng kết cấp Quận. Mặt dù vẫn biết ‘không nói láo không phải là cộng sản’, nhưng khi đi họp lần đầu tiên, tôi thấy ch úng cũng biết rút các khuyết điểm rất đúng… Nhưng sau phiên hôp, thời gian cứ trôi qua, không một khuyết điểm nào được khắc phục hay sửa chữa… vì nếu xóa bỏ các khó khăn thì làm sao chúng nhận được hối lộ.

Nền kinh tế Việt Nam xuống thấp nhất khi chỉ số giá bán lẻ của thị trường xã hội năm 1986 tăng 587,2% so với năm 1985. Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả tăng giá hàng hóa.

Giai đoạn 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam (transitional economy), từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng không là thị trường hoàn toàn tự do mà ‘có sự quản lý, điều khiển bởi nhà nước’, theo chính phủ cộng sản Việt là để nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường, để đẻ ra cái gọi là ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’, chỉ thấy áp dụng tại Tàu cộng. Trong nền kinh tế này, hầu hết những công việc ‘xin-cho’ đều cần ‘thủ tục đầu tiên’ để bôi trơn.

II. DOANH NHÂN TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

A.- Từ ‘Vua chả giò’ trở thành Việt kiều yêu nước.

Oâng Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, tại Bạc Liêu. Ðúng vào ngày 30.04.1975, ông có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm và dệt vải. Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con vượt biên và tạm cư tại Songkhla (Thái Lan) và chỉ hơn 4 tháng sau thì gia đình tốt phước được chính phủ Hòa Lan cho đi định cư theo diện tị nạn tại đây.

Lúc đầu, ông có ý định sẽ làm giàu với nghề vải sợi đã từng có nhiều kinh nghiệm từ Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đi khảo sát và phát hiện thị trường vải sợi Âu châu, đầu thập niên 1980, đã xuống dốc trầm trọng. Trái lại, ngành thực phẩm lại có nhiều cơ hội phát triển, nên ông chuyển ý định sang kinh doanh xuất cảng thực phẩm.

Nhập quốc tịch Hòa Lan năm 1985, ông tốt nghiệp bằng Quản trị Kinh doanh năm 1986. Sau đó, ông mở thêm hai tiệm thực phẩm (mini market) và bắt đầu nghiên cứu sản xuất chả giò, món ăn khai vị Việt Nam rất được ưa thích, theo công nghệ tự động. Năm 1989, sau khi xây dựng nhà máy sản xuất chả giò, ông bắt đầu cung cấp mặt hàng này cho các hệ thống siêu thị tại Hòa Lan, Bỉ và Anh quốc. Do đó, ông thủ đắc biệt danh ‘Vua chả giò’ triệu phú tại Hòa Lan.

Ý định về Việt Nam đầu tư xuất phát từ một lần ông đến Tòa đại sứ Việt Nam tại Pháp, vì Việt Nam chưa có Tòa đại sứ quán tại Hòa Lan) để xin chiếu khán về nước thăm gia đình. Khi biết ông có kinh doanh ở Hòa Lan, họ bắt chuyện và tìm cách ‘dụ’ ông về Việt Nam nghiên cứu đầu tư’. Chưa hài lòng là ‘triệu phú mỹ kim’, tháng 2/1990, ông Bình quyết định về ‘khảo sát thị trường’ Việt Nam cộng sản, một nước có ‘một rừng luật, nhưng thích xài luật rừng’. Ðại học Hòa Lan không ngờ ‘chân lý đó’, nên đã không dạy.

Trở lại Quê hương sau 10 năm xa cách, ông Bình thấy rõ ràng: Việt Nam đã thay đổi quá nhiều và quá tệ. Là một người kinh doanh, ông thấy là ông có sự chọn lựa: tiếp tục kinh doanh ở xứ người hay là về đầu tư thử ở Việt Nam. Khi thảo luận với gia đình, các thành viên gia đình chia làm hai phe : ‘rất nguy hiểm’ và ‘có nguy hiểm, nhưng cũng là cơ hội’. Châm ngôn vàng ngọc trong kinh doanh ‘Có gan, làm giàu’. Cuối cùng, ông Trịnh Vĩnh Bình nói với đài VOA: ‘Lá rụng về cội, thâm tâm tôi cũng đã nghĩ một ngày nào đó sẽ về Việt Nam đầu tư’. Sau đó, ông bán cơ sở kinh doanh tại Hòa Lan, tháng 6/1990, ông bắt đầu chuyển những đồng mỹ kim đầu tiên trong số 2.328.250 mỹ kim và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Hòa Lan, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất.

B.- Doanh nhân thành công vượt bực.

Sau khi về đến Quê hương, nhà đầu tư ‘yêu nước’ nhìn thấy bao nhiêu cơ hội để kinh doanh và kiếm tiền. Đặt chân tới ‘thành phố mang tên Bác’, ông nhận thấy ngay thành phố từng là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ này rất thiếu khách sạn, nhất là khách sạn cao cấp dành cho khách phương xa. Về đến Hậu Giang, với kinh nghiệm làm thủy sản và xuất cảng, nhà đầu tư Hòa Lan thuê một xí nghiệp đông lạnh và thu mua thủy sản về gia công xuất cảng. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Bình mua lại xí nghiệp Liên doanh Nuôi trồng Thủy sản ở Phước Cơ. Chỉ trong vòng hai năm (1993 – 1995), sản lượng xí nghiệp từ 80-100 tấn/năm đã tăng lên thành 1.500 tấn/năm, trong khi tổng sản lượng cả tỉnh này lúc đó chỉ 6.675 tấn (năm 1995). Những năm từ 1987 đến 1996, ông đã mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tổng số khoảng 30 triệu mỹ kim.

C.- Hình sự hóa các quan hệ kinh tế.

Ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh trên nhiều lãnh vực, nhưng chiến lược nhất, nguy khốn nhất có lẽ là lãnh vực đất đai vì ‘Ðất đai thuộc về toàn dân, do nhà nước quản lý’. Ông đã mua nhiều mặt bằng sát nơi được quy hoạch sau này xây phi trường Long Thành, để làm trụ sở công ty và xây nhà kho. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Chính phủ Việt Nam chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, do đó, ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở trong nước đứng tên giúp. Việc đứng tên hộ được xác nhận qua giấy ủy quyền và giấy giới thiệu có chứng nhận của Lãnh sự quán Việt Nam tại Pháp. Thế nhưng trong một nước cộng sản, ‘Lãnh sự quán Việt Nam tại Pháp’ không có quyền hành nào ở Bà Rịa-Vũng Tàu, do đó, công an địa phương đã dựng lên vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội ‘vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai’ và tội ‘đưa hối lộ’. Bây giờ, nhà đầu tư yêu nước mới biết trò hề ‘Hình sự hĩa các quan hệ kinh tế’ để hợp pháp cướp tài sản của ông và tự kết luận là mình ‘ngu’. Từ đây, con đường lao lý bắt đầu mở ra, đưa đến ‘vụ án Trịnh Vĩnh Bình’ mà việc giải quyết phải ‘theo ý kiến chỉ đạo và báo cáo kết quả với Thường vụ Bộ Chính trị’.

Năm 1996, phát sinh từ chuyện trong công ty, những người làm trong đó, có cả người trong gia đình ông, đã ăn cắp một số tiền khá lớn, mấy trăm ngàn mỹ kim. Câu chuyện đổ bể, Ban giám đốc cũ bị sa thải. Ban giám đốc mới Công ty Bình Châu muốn đem vụ việc giải quyết rõ ràng nên trình báo công an.

Nhóm bị sa thải gồm 3 người, trong đó có người ông Bình đã nhờ đứng tên doanh nghiệp và tài sản. Sau đó, lo sợ bị bắt và phải trả lại tiền, nhóm này đút lót cho phía an ninh để tìm sự che chở bằng chụp mũ ông đầu tiên về tội trốn thuế để bắt ông.

Khi công an đến khám xét và tịch thu đồ đạc trong Công ty, ông đang ở Hòa Lan và được luật sư khuyên ‘Đừng về, bên an ninh đang chờ bắt anh’. Nhưng ông tin ‘đâu có làm gì sai đâu mà sợ’ và vẫn về. Thiếu tá Ngô Chí Đan mời tôi lên văn phòng. Vì ở Hòa Lan làm ăn theo kiểu minh bạch, không biết đút lót. Nếu lúc đó mà tôi biết đưa cho họ một số tiền, đưa cho họ một bì thư lớn thì họ đã dẹp vụ này rồi. Nhưng tôi không biết’. Rất tiếc, làm ăn với Việt côäng mà ông Bình đã không biết ‘thủ tục đầu tiên’ (tức ‘tiền đâu’, theo nói lái) để bôi trơn ‘áp phe’ như các nhà đầu tư khác, nhất là Việt kiều và để tránh việc ‘Hình sự hóa các quan hệ kinh tế’ thật khủng khiếp.

Sau này, ông mới biết Ngô Chí Đan và anh rể là Phạm Văn Phương (còn được gọi là ‘Phương Xoăn’), tham gia đến nhiều vụ khác trong những năm 2003 và 2004. Báo chí tường thuật lời khai của các nhân chứng, bị can, bị hại… trong vụ án Phương Vicarrent cho biết thế lực của bọn này lớn đến nỗi có thể thay cả Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, khiến hầu hết doanh nghiệp, kể cả nhiều quan chức địa phương, đều phải khiếp sợ và tự động nộp tiền để được yên thân, theo báo Người Lao Động ngày 09.04.2004.

Ngày 05.12.1996, ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức bị bắt với cáo buộc tội ‘trốn thuế’. Nhưng, sau đó, được chuyển nhanh thành ‘vi phạm các quy định về quản lý đất đai’ và tội ‘hối lộ’ vì thiếu căn cứ. Sau khi cơ quan chức năng đọc lệnh bắt, ông phản đối ‘Tôi vô tội’ và yêu cầu thông báo vụ việc cho Đại sứ quán Hòa Lan. Ông bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi được đưa ra xét xử.

Ông cho biết ông không được phép tự ý chọn luật sư, mà chúng đã chỉ định luật sư cho ông và buộc ông phải trả 50 triệu đồng cho luật sư này. ÔÂng Bình cho biết rằng điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong thời gian này đã khiến ông suy sụp hoàn toàn và từng nghĩ đến chuyện tự tử.

Trong cuộc họp ngày 03.05.1998 tại trụ sở Tổng cục I-Bộ Nội vụ TP.HCM của Ban chỉ đạo liên ngành bao gồm Bộ Nội vụ và các cấp Tòa án Nhân dân đưa ra cáo trạng : « Hoạt động của ông Trịnh Vĩnh Bình từ năm 1990 đến khi bị bắt là vi phạm pháp luật Việt Nam rất nghiêm trọng và việc xử lý ông đúng pháp luật vừa đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật, vừa bảo vệ chủ quyền Việt Nam và giải quyết được vấn đề đối ngoại ». Văn bản ghi rõ ‘hành vi phạm tội cụ thể của Bình là: « Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai (điều 180 BLHS) và tội hối lộ cho Nguyễn Văn Huề 100 triệu đồng thông qua trung gian là các tên Thanh và Luyện (điều 227 BLH) ».{BLHS = Bộ Luật Hình sự}.

D. Bản án tuyên cho một cựu tị nạn ham làm ăn với cộng sản.

Thời các quốc gia Ðông Âu còn nằm dưới sự cai trị độc tài của các đảng cộng sản, người dân tị nạn của những nước này tại các quốc gia tạm dung đã không về nước họ chỉ để du lịch, chứ nói chi đến việc đầu tư làm ăn. Báo chí tại các nước nhận người tị nạn Việt Nam đã từng kể những trường hợp mà họ cho là dối trá (mensonge). Thật vậy, bao nhiêu người đã lên tiếng cho là Việt cộng tàn ác với gia đình họ (một sự thật) để xin tị nạn tại các nước tạm gọi là tự do, nhất là Hoa kỳ. {Cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, trước khi bị đảo chính, đã tâm sự ‘nếu ông không còn, lính Mỹ sẽ vào Miền Nam và khi thua trận, chúng (những kẻ làm đảo chính) sẽ bỏ nước chạy theo Mỹ.}. Thế rồi, sau vài năm nhận trợ cấp, tiền đóng thuế của người Mỹ, một thiểu số trong họ đã ‘áo gấm về làng’ coi mình là Việt kiều (một danh xưng sai) để lường gạt tình lẫn tiền đồng bào nghèo khổ. Nhiều người trong chúng, bao gồm những kẻ khoa bảng, được nhà nước mời về nước ‘du hí’ bằng tiền ngân sách.

Ngày 11.12.1998, Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên án 13 năm tù đối với ông Trịnh Vĩnh Bình về tội vị phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ, phạt 400 triệu đồng, tịch thu tài sản được cho là ‘sang nhượng bất hợp pháp’.

Luật sư Lê Mai Anh, nguyên cán bộ Viện Kiểm sát Tối cao, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng Hội Luật gia, sau khi xem hồ sơ vụ án, nhận định ‘hồ sơ không có chứng cớ cụ thể, chính xác’, chỉ dựa chủ yếu vào lời cung của các nhân chứng: « Toà óông Trịnh Vĩnh Bình cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận vào thời điểm đó.

Ông Lê Mai Anh khẳng định với VOA rằng vụ án Trịnh Vĩnh Bình không có chứng cứ rõ ràng : « Không thể làm ăn vô lý như thế được. Anh phải có chứng cứ cụ thể, chính xác, khoa học. Anh đặt [mình] vào địa vị người ta về nước như thế, đóng góp cho anh tiền và mua bán chính đáng như vậy, mua những đồ không làm được của các anh, người ta cải tạo lại, bổ sung để làm ăn, thuế má người ta đóng đầy đủ, thậm chí người ta làm từ thiện rất tích cực, thì tại sao các anh lại làm ăn quá đáng như thế?». Sau khi trình bày ý kiến, ông cho biết cấp trên khuyên ông rằng ‘họ có quyền’ và ‘cấp trên đã có ý kiến như thế rồi thì thôi’ nhưng ông Anh nói : « Tôi có thể ‘thôi’ theo quan điểm của tổ chức, nhưng cá nhân tôi vẫn giữ quan điểm của tôi ».

Cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định ‘vụ việc không chỉ liên quan đến các cơ quan chức năng ở Vũng Tàu, mà còn liên quan đến một số cơ quan trung ương khác. Đặc biệt hồi đó, theo anh em báo cáo lại, liên quan đến cả một số bộ phận bên an ninh’. Cái hay của chế độ công an trị là các cơ quan an ninh ‘được’ điều khiển bởi những đảng viên tham nhũng và phạm luật. Do ‘nội vụ phức tạp’ của vụ án, tất cả những nỗ lực giải quyết êm thắm vụ việc đều như ‘đánh vào bị bông’, như nhận xét của Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Đại sứ Việt cộng tại Hòa Lan.

[Trong một xã hội nhiễu loạn như tại Việt Nam XHCN, nơi lạm phát Tiến sĩ giả và thật. Họ là những tiến sĩ ‘hồng hơn chuyên’ thành ra họ có bằng thật nhưng chuyên môn thì không đáng tin cậy lắm. Một tiến sĩ kinh tế vô cùng nổi tiếng và đang được Liên hiệp quốc trọng dụng, dù đã quá tuổi về hưu. Thời Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, vị tiến sĩ này có trao đổi với ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Tân Gia Ba, người mà thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, ước ao muốn nước mình được như Việt Nam Cộng hòa lúc đó. Nhưng, thật đáng tiếc, nền kinh tế Việt Nam, hiện nay, chỉ lo ‘kéo cày’ để trả tiền lời nợ công ngày càng gia tăng. Trong trường hợp bạn trẻ Nguyễn Phương Uyên bị cấm học Ðại học, các tiến sĩ ‘đỏ’ đã im tiếng. Trong vụ Trịnh Vĩnh Bình, Nguyễn Mạnh Cầm và Đinh Hoàng Thắng chỉ là những nhà ngoại giao bất tài trước bọn công an tham nhũng trước mắt ông Joris Voorhoeve, Tổng trưởng Quốc phòng Hòa Lan.]

Báo Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh, ngày 29.12.1998 đặt câu hỏi: Bản án Trịnh Vĩnh Bình – ‘Liệu có phù hợp với chủ trương khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư?’. Trong mục ‘Đầu tư chui cũng không có tội’, bài báo khẳng định tình trạng phổ biến ‘có hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư chui’ tại Việt Nam vào lúc này và ‘Nếu việc này là sai trái thì liệu có đến mức xử lý hình sự không?’. Bài báo ghi nhận vào thời điểm xử vụ án, việc đầu tư chui này đã được ‘hợp pháp hóa’ bởi Quyết định 767/TTg do Thủ tướng Việt Nam ban hành ngày 17.09.1997.

Ð. Nhờ tòa quốc tế phân xử.

Vì tất cả những nỗ lực can thiệp từ cả phía Chính phủ Hòa Lan và các giới chức cấp cao Việt Nam đều thất bại, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định đưa vụ án ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Stockholm (Thụy Ðiển). Tháng 10/2003, ông Bình nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng Mỹ, Covington& Burlington, đứng ra kiện Chính phủ Việt Nam trước Tòa trọng tài Quốc tế. Chính phủ Việt Nam thuê một tổ hợp luật sư nổi tiếng Pháp, Glyde Loyrette Rouel, đại diện. Ông Bình đòi Chính phủ Việt Nam bồi thường 100 triệu mỹ kim vì không tôn trọng các cam kết trong Hợp đồng Kinh doanh.

Trong thư gửi cho Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Hiện, Luật sư của Covington & Burlington cho biết họ « xác định được rất nhiều quyền lợi của ông Trịnh Vĩnh Bình, nhà đầu tư vào Việt Nam, bị vi phạm nghiêm trọng. Ông đã bị tước đoạt quyền được ‘đối xử bình đẳng và công bằng’ theo điều khoản 3 của Hiệp ước quy định ». Trước khi diễn ra phiên xử đầu tiên vào ngày 04.12.2006, Việt Nam cộng sản đã gửi nhiều đoàn đàm phán đến làm việc với ông Bình. Theo ông này thì Thủ tướng Phan Văn Khải muốn làm một bộ Luật hoàn chỉnh. Ngoài việc viết thư cho ông Lê Minh Hương, Bộ trưởng Công an, ông Khải cũng đã thấy vụ này sai, nên đã cử một người làm con thoi cố gắng thương lượng vụ này. Sau nhiều lần đàm phán, ông Bình cho biết hai bên đã đạt được một ‘Thỏa thuận ngoài tòa’ vào tháng 11/2006 và họ ghi rõ ‘Chính phủ Việt Nam cam kết’ trên văn bản đàng hoàng nên ông Bình đinh ninh rằng họ sẽ giải quyết cho ông và nghĩ thôi thì phải cố gắng để gầy dựng lại. Thỏa thuận được ký kết tại Singapore vào tháng 11/2006, bao gồm 3 điều khoản :

Điều 1: Ông Trịnh Vĩnh Bình cam kết chấm dứt hoàn toàn vụ kiện tại Tòa trọng tài ở Stockholm và sẽ không có phiên tòa đã được ấn định trước đó.

Điều 2: Phía Chính phủ Việt Nam hỗ trợ cho ông Bình 15 triệu mỹ kim; miễn thi hành án tù và tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình về nước thực hiện các dự án đầu tư. Khi ông Bình có đơn kiến nghị, Chính phủ Việt Nam xem xét trả lại những tài sản ‘hợp lý’ của ông Bình.

Điều 3: Chính phủ Việt Nam bảo đảm quyền cư trú, đi lại và làm ăn cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo