VATICAN CITY, Oct 11,2002 (Zenit) – Hôm nay trong phòng phát thanh Radio Vatican, Ðức Hồng Y Poupard, Chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Văn Hoá, nhắc lại việc khai trương Công đồng Vatican II cách đây 40 năm, các công việc sữa soạn cho Công đồng khi Ngài làm việc trong Bô Ngoại giao. Ngài đã sống những ngày thật nao nức “Về nguồn và Khủng hoảng” thật hăng say và nhiệt tình khó quên được.
Tôi là cộng tác viên trẻ của Ðức Gioan XXIII, làm việc tại Bộ Ngoại giao, suốt ngày bận rộn với công việc thâu thập những ý kiến, những đề nghị từ các Tòa Giám Mục khắp nơi trên thế giới để sửa soạn cho Công đồng. Quang cảnh tại Roma thật náo nhiệt, thay đổi từng ngày, các Giám mục đại diện toàn cầu đến làm việc trong các ủy ban để sửa soạn cho Công đồng hòng kịp ngày Ðại Khai trương vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Một ngày mùa thu đẹp trời, trong công trường thánh Phêrô, hàng ngàn Giám mục trên toàn thế giới diễn hành trong một cuộc rước với nhiều màu sắc, chủng tộc và đa văn hóa. Người Cha chung nhân lành trầm tư trong cầu nguyện và đọc bài diễn văn khai mạc cuộc lễ thật trang trọng và cảm động.
Trong suốt thời gian Công đồng diễn tiến, tôi đã đuợc tiếp xúc với nhiều linh mục, giám mục, những nhà chuyên môn, một cuộc đổi mới thật lạ lùng, với sự hiện diện của những người anh em ly khai tách biệt từ lâu nay đã trở lại đối thoại và nhiều chuyên viên giáo dân. Những người bạn gíao dân của tôi cũng là tham dự viên như triết gia Jean Guitton, Marie Louise Menet, thuộc nhóm Công giáo tiến hành. Ðó là những năm tháng thật sung mãn, dồi dào, trong bầu không khí thật hăng say hy vọng nhưng cũng co những lúc căng thẳng, đó là thường tình trong những cuộc hội họp quan trọng.
Hậu Công đồng cũng có những khủng hoảng và còn kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay. Cuộc khủng hoảng này là do những đề nghị mới mẽ của Công đồng gây nên hiểu lầm và ngờ vực: nhưng cần phân biệt ranh giới ý kiến của Công đồng và thực tiển ở ngoài đời. Trước những biến cố nhiều khi Giáo Hôi cũng muốn can thiệp nhưng không ở trong quyền hạn của mình. Giáo Hội muốn cởi mở, giang rộng vòng tay với đời , nhưng thế gian với những nền văn hóa, kinh tế và vật chất đang ngự trị, trái lại muốn khép kín và gạt Giáo Hội ra ngoài lề.
Do đó có nhiều đối thoại trở thành độc thoại và hoàn cảnh trở nên bi đát. Chúng ta đừng quên là Ðức Hồng Y John Newman trong thế kỷ trước đã nói: Sau Công đồng thường xẩy ra một cuộc khủng hoảng. Nói một cách văn hoa là Công đồng như mùa đông giá lạnh, sau khi tuyết tan thì là mùa xuân ấm áp. Nói như Ðức Thánh Cha Gioan XXIII khi nói về Công đồng đã đưa ra danh từ “l’aggiornamento”, một danh từ bí nhiệm có nghĩa là trở về nguồn, trở về với Lời của Thiên Chúa, với Giáo Hội để xứng đáng rao giảng Tin Mừng cho thế gian, để hoàn tất những hòa hợp và hiệp thông cần thiết mà một số người hiểu lầm cho đó là đặt lại vấn đề cấu trúc của Giáo Hôị.
Ðương nhiên lúc đó đang có khủng hoảng về linh mục, thiếu hụt ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ. Ngày nay chúng ta cũng đang ở trong tình trạng đó, dù có những phong trào mới mẽ và quan trọng: những phong trào được giáo dân và tu sĩ cổ võ, chúng ta cũng thấy các lớp trẻ không phải chỉ phô trương trong các Ðại hội mà còn một số lớn âm thầm cầu nguyện và dấn thân vào những phong trào này.
Ngày nay chúng ta đang sống trong niềm hy vọng. Ðức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhìn lại Công đồng Vatican II, nhớ đến Ðức Gioan XXIII, đấng khai mở và Ðức Phao lồ VI, đấng kế vị tiếp tục hoàn tất Công đồng, tất cả các Ðức Giám mục và những ai đã tham dự như một cố gắng trở lại nguồn gốc và đổi mới sự hiện hữu của Giáo Hội trong trần thế.
Tôi là cộng tác viên trẻ của Ðức Gioan XXIII, làm việc tại Bộ Ngoại giao, suốt ngày bận rộn với công việc thâu thập những ý kiến, những đề nghị từ các Tòa Giám Mục khắp nơi trên thế giới để sửa soạn cho Công đồng. Quang cảnh tại Roma thật náo nhiệt, thay đổi từng ngày, các Giám mục đại diện toàn cầu đến làm việc trong các ủy ban để sửa soạn cho Công đồng hòng kịp ngày Ðại Khai trương vào ngày 11 tháng 10 năm 1962. Một ngày mùa thu đẹp trời, trong công trường thánh Phêrô, hàng ngàn Giám mục trên toàn thế giới diễn hành trong một cuộc rước với nhiều màu sắc, chủng tộc và đa văn hóa. Người Cha chung nhân lành trầm tư trong cầu nguyện và đọc bài diễn văn khai mạc cuộc lễ thật trang trọng và cảm động.
Trong suốt thời gian Công đồng diễn tiến, tôi đã đuợc tiếp xúc với nhiều linh mục, giám mục, những nhà chuyên môn, một cuộc đổi mới thật lạ lùng, với sự hiện diện của những người anh em ly khai tách biệt từ lâu nay đã trở lại đối thoại và nhiều chuyên viên giáo dân. Những người bạn gíao dân của tôi cũng là tham dự viên như triết gia Jean Guitton, Marie Louise Menet, thuộc nhóm Công giáo tiến hành. Ðó là những năm tháng thật sung mãn, dồi dào, trong bầu không khí thật hăng say hy vọng nhưng cũng co những lúc căng thẳng, đó là thường tình trong những cuộc hội họp quan trọng.
Hậu Công đồng cũng có những khủng hoảng và còn kéo dài mãi cho đến ngày hôm nay. Cuộc khủng hoảng này là do những đề nghị mới mẽ của Công đồng gây nên hiểu lầm và ngờ vực: nhưng cần phân biệt ranh giới ý kiến của Công đồng và thực tiển ở ngoài đời. Trước những biến cố nhiều khi Giáo Hôi cũng muốn can thiệp nhưng không ở trong quyền hạn của mình. Giáo Hội muốn cởi mở, giang rộng vòng tay với đời , nhưng thế gian với những nền văn hóa, kinh tế và vật chất đang ngự trị, trái lại muốn khép kín và gạt Giáo Hội ra ngoài lề.
Do đó có nhiều đối thoại trở thành độc thoại và hoàn cảnh trở nên bi đát. Chúng ta đừng quên là Ðức Hồng Y John Newman trong thế kỷ trước đã nói: Sau Công đồng thường xẩy ra một cuộc khủng hoảng. Nói một cách văn hoa là Công đồng như mùa đông giá lạnh, sau khi tuyết tan thì là mùa xuân ấm áp. Nói như Ðức Thánh Cha Gioan XXIII khi nói về Công đồng đã đưa ra danh từ “l’aggiornamento”, một danh từ bí nhiệm có nghĩa là trở về nguồn, trở về với Lời của Thiên Chúa, với Giáo Hội để xứng đáng rao giảng Tin Mừng cho thế gian, để hoàn tất những hòa hợp và hiệp thông cần thiết mà một số người hiểu lầm cho đó là đặt lại vấn đề cấu trúc của Giáo Hôị.
Ðương nhiên lúc đó đang có khủng hoảng về linh mục, thiếu hụt ơn gọi giáo sĩ và tu sĩ. Ngày nay chúng ta cũng đang ở trong tình trạng đó, dù có những phong trào mới mẽ và quan trọng: những phong trào được giáo dân và tu sĩ cổ võ, chúng ta cũng thấy các lớp trẻ không phải chỉ phô trương trong các Ðại hội mà còn một số lớn âm thầm cầu nguyện và dấn thân vào những phong trào này.
Ngày nay chúng ta đang sống trong niềm hy vọng. Ðức Thánh Cha mời gọi chúng ta nhìn lại Công đồng Vatican II, nhớ đến Ðức Gioan XXIII, đấng khai mở và Ðức Phao lồ VI, đấng kế vị tiếp tục hoàn tất Công đồng, tất cả các Ðức Giám mục và những ai đã tham dự như một cố gắng trở lại nguồn gốc và đổi mới sự hiện hữu của Giáo Hội trong trần thế.