Vài nét về “Gà” trong văn hóa Việt và trong Kinh Thánh
(Tổng hợp: Thanh Quảng sdb)
Con gà, đặc biệt là gà trống hiện diện nhiều trong nhiều nền văn hóa Phương Đông và Phương Tây. Là vật nuôi được thuần hóa từ lâu trong lịch sử, gà gắn bó với cuộc sống con người, nhất là trong tôn giáo và thần thoại. Từ thời cổ đại, gà đã là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa[1] và gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần).
Gà có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê êm ả. Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp với biểu tượng Dậu và cũng nằm trong lục súc.
Gà trống (Tiếng là gallus) được Cựu Ước sử dụng 1 lần trong Sách Khôn Ngoan 30,31: “Gà trống nghênh ngang hay dê đực, và ông vua điều khiển quân binh.”
Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà đóng vai trò là hiện thân của Giê-su.
Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng. (Mt 23:37; Lc 13:34).
Vào thế kỷ 6, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên các gác chuông nhà thờ.
Gà là một trong 12 con giáp. Theo tôn giáo dân gian của Trung Quốc thì gà là món dành riêng để kính dâng lên tổ tiên và thờ cúng thành hoàng.
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước.
Có truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh chú lợn ủn ỉn, hình ảnh con gà cục tác lá chanh. là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên.
Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích.
Thành ngữ gà mái gáy thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là gà trống nuôi con. Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo quân tử của nó. Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền.
Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín.
Con gà gần gũi với người nông dân Việt Nam, Gà là gia cầm quen thuộc và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của dân một nước nông nghiệp, NÓ LÀ ĐỒNG HỒ BÁO THỨC CHO DÂN CHÚNG VÙNG THÔN DÃ… nó còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó:
• Gà trống nuôi con
• Con gà tức nhau tiếng gáy
• Cõng rắn cắn gà nhà
• Bút sa gà chết
• Gà đẻ trứng vàng
• Trông gà hóa cuốc
• Ông nói gà bà nói vịt
• Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn
• Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau
(Tổng hợp: Thanh Quảng sdb)
Gà có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, ở vùng nông thôn, tiếng gà trống gáy là tiếng đồng hồ báo thức cho con người ở những vùng quê êm ả. Trong văn hóa phương Đông, gà là một trong 12 con giáp với biểu tượng Dậu và cũng nằm trong lục súc.
Gà trống (Tiếng là gallus) được Cựu Ước sử dụng 1 lần trong Sách Khôn Ngoan 30,31: “Gà trống nghênh ngang hay dê đực, và ông vua điều khiển quân binh.”
Trong kinh Tân Ước, Giê-su đã tiên đoán sự phản bội của Thánh Phêrô: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần." (Lc 22:34) Lời tiên tri đó đã thật sự trở thành sự thật (Lc 22:61). Điều này khiến gà trống trở thành biểu tượng của sự cảnh giác và sự phản bội. Trong Phúc Âm Mát-thêu, Phúc âm Máccô và Phúc âm Luca của Tân Ước đều đề cập chuyện gà đóng vai trò là hiện thân của Giê-su.
Hỡi Jerusalem, Jerusalem, ngươi giết các đấng tiên tri và ném đá những kẻ chịu sai đến cùng ngươi, bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng hứng. (Mt 23:37; Lc 13:34).
Vào thế kỷ 6, Giáo hoàng Grêgôriô I tuyên bố gà trống là biểu tượng của Kitô giáo. Vào thế kỷ 9, Giáo hoàng Nicôla I ra lệnh đặt hình gà trống lên các gác chuông nhà thờ.
Gà là một dấu tích của văn minh và văn hóa nông nghiệp ở Việt Nam. Trên trống đồng Đông Sơn, gà và chim là những loài vật được thể hiện khá nhiều, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước.
Có truyền thuyết về vua An Dương Vương Thục Phán cố công xây thành nhưng đấp đến đâu thì đất lở đến đấy, Rùa thần báo cho nhà vua biết ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống đến ngàn năm rồi hóa thành yêu tinh ẩn trong núi, nếu diệt được nó thì việc xây thành sẽ thành công. Sau khi An Dương Vương giết được con gà trắng thì xây được thành. Trước đó trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, gà cũng được nhắc đến với tư cách là một trong ba lễ vật thách cưới của Vua Hùng để gả con gái của mình là Mỵ Nương gồm: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
Trong văn hoá Việt Nam, đặc biệt với nét tranh Làng Hồ, hình ảnh chú lợn ủn ỉn, hình ảnh con gà cục tác lá chanh. là những nét chấm phá về một làng quê Việt Nam an bình, với những triết lý sống nhân bản, thiên nhiên.
Đuôi gà trống có lông dài vào vồng lên, cũng là đặc điểm của gà trống. Trong văn hóa người Việt, cách trang phục phụ nữ miền Bắc ngày xưa khi vấn khăn thì để chừa ra một đoạn tóc đầu cùng bỏ buông lơi, gọi là "tóc đuôi gà". Kiểu tóc này là một nét đẹp được nhiều người ưa thích.
Thành ngữ gà mái gáy thường dùng với tính chỉ trích, nói lên người đàn bà tiếm dụng hay làm phận việc của đàn ông. Ngược lại, người đàn ông góa vợ, phải chăm lo cho con thì tiếng Việt gọi là gà trống nuôi con. Con gà trống cũng có mặt trong những câu đố dân gian vì tướng mạo quân tử của nó. Gà trống còn là vật cúng tế cổ truyền.
Theo quan niệm dân gian, gà mang đủ năm đức tính tốt của người quân tử: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín.
Con gà gần gũi với người nông dân Việt Nam, Gà là gia cầm quen thuộc và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày của dân một nước nông nghiệp, NÓ LÀ ĐỒNG HỒ BÁO THỨC CHO DÂN CHÚNG VÙNG THÔN DÃ… nó còn xuất hiện nhiều trong ca dao, tục ngữ để khuyên nhủ nhắc nhở hay chê trách một điều gì đó:
• Gà trống nuôi con
• Con gà tức nhau tiếng gáy
• Cõng rắn cắn gà nhà
• Bút sa gà chết
• Gà đẻ trứng vàng
• Trông gà hóa cuốc
• Ông nói gà bà nói vịt
• Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn
• Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chứ hoài đá nhau