NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO THIÊN NHIÊN

Lúc 17 giờ ngày 01.09.2016, Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi Kinh Chiều tại Ðền thờ Thánh Phêrô nhân ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên’. Ngày này được các vị lãnh đạo Giáo Hội Chính thống đề xứng và cử hành tử năm 1989 và được Giáo Hội Công Giáo tham gia từ năm 2015.

Ðức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập ngày Cầu nguyện này trong Thư đề ngày 06.08.2015 gởi đến Ðức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình và Ðức Hồng Y Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh hiệp nhất các Kitô hữu. Trong Thư, Người quyết định thiết lập ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên’ và được cử hành vào ngày 01 tháng Chín hàng năm : ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên mang lại cho các tín hữu và những cộng đoàn cơ hội quý giá để tái quyết tâm gắn bó với ơn gọi làm người bảo tồn thiên nhiên, cảm tạ Thiên Chúa vì công trình kỳ diệu mà Ngài ủy thác cho chúng ta chăm sóc, cầu xin ơn phù trợ của Chúa cho việc bảo vệ thiên nhiên và xin Chúa thương xót vì những tội đã phạm chống lại thế giới chúng ta đang sống.

I./ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ÐẶC BIỆT CÁC NGUỒN NƯỚC.

Ngày 29.08.2016, Ðức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình cổ võ các tôn giáo cộng tác để bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nguồn nước, trong bài tham luận tại Hội nghị về chủ đề ‘Nước và tín ngưỡng: các tổ chức tôn giáo góp phần vào chương trình gọi là ‘Nước để phát triển dài hạn”. Hội nghị được tổ chức tại Stockhol (Thụy Ðiển, nhân ‘Tuần lễ thế giới về nước’ do Liên hiệp quốc đề xướng. Tham dự Diễn đàn có nhiều vị lãnh đạo các tôn giáo khác nhau.

Ðức Hồng Y Turkson đề cập đến đề tài ‘Tín ngưỡng và Phát triển’ khi Người

nhận xét ‘khoa học có thể cho biết số lượng sự ô nhiễm dưới biển sâu hoặc quanh các quặng mỏ, tiên đoán những hậu quả tiêu cực và đề nghị phương thức chữa trị. Nhưng khoa học không thể cung cấp động lực để hành động tốt đẹp. Cũng vậy trong lãnh vực các khoa học thiên nhiên: các nhà xã hội, kinh tế và luật gia có thể phân tích và giải thích những hậu quả tiêu cực của nạn thất nghiệp, nạn đầu cơ và tham những: họ có thể cảnh giác chúng ta về những chênh lệch, những chính sách mâu thuẫn hoặc những bất an địa lý chính trị. Nhưng xét cho cùng họ không thể cung cấp động lực để hành động tốt đẹp’.

Từ đó, Ðức Hồng Y đề cao vai trò của các tôn giáo và tín ngưỡng mang lại những động lực mạnh mẽ giúp con người quan tâm đến những hiểm họa về môi sinh và dấn thân hành động, như Ðức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Thông điệp ‘Laudato sí’ về việc bảo vệ thiên nhiên, căn nhà chung của chúng ta: ‘khoa học và kỹ thuật sẽ không giúp ích ở đây. Mọi giải pháp kỹ thuật sẽ bất lực nếu chúng ta đánh mất động lực mạnh mẽ làm cho chúng ta có thể sống trong hòa hợp, hy sinh và đối xử tốt với nhau’ (LS số 200).

Sau đó, tiếp tục bài tham luận, Vị Chủ tịch Hội đồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình đưa ra các đề nghị cụ thể :

- Giáo dục giới trẻ có tinh thần liên đới, vị tha và trách nhiệm. Sau này những nhân đức đó sẽ giúp họ trở thành những người quản trị và chính trị gia lương thiện.

- Kinh thánh và các truyền thống linh đạo cho thấy nước là điều quí giá và cũng là một yếu tố thần thiêng. Nước được dùng nhiều trong phụng vụ. Điều này phải gợi hứng để chúng ta sử dụng nước với lòng tôn trọng và biết ơn, bài trừ những nguồn nước ô nhiễm và hiểu rằng nước không phải chỉ là một tiện ích thuần tuý.

- Nên tổ chức những chiến dịch liên tôn để làm sạch các sông ngòi và hồ nước để thăng tiến sự tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và tình thân hữu giữa các nhóm khác nhau.

- Tái khẳng định phẩm giá con người và công ích của toàn thể gia đình nhân loại để thăng tiến một phẩm trật khôn ngoan về các ưu tiên trong việc sử dụng nước, nhất là tại những nơi có nhiều nhu cầu cạnh tranh nhau về nước. (Trích từ Radio Vatican Việt ngữ)

II./ VẪN TỪ GIÁO PHẬN VINH.

Ngày 26.08.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh đã gởi đến Giáo sĩ và Giáo dân toàn Giáo phận một văn thư về ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên’.

Sau khi nhắc lại sự thành hình của Ngày này, Ban Công lý và Hòa bình đã mời sự hiệp thông của mỗi kitô hữu với Ðức Thánh Cha để cầu nguyện cho việc bảo tồn thiên nhiên mà toàn thể Giáo Hội và những người thiện chí đang nỗ lực ngày một hiệu quả hơn. Tiếp đến, các thành viên Ban này đề nghị mọi người học hỏi Thông điệp ‘Laudato sí’ và, cuối cùng, cám ơn quý Giáo sĩ và Giáo dân cùng các Giáo xứ, Dòng tu và Cộng đoàn đã hưởng ứng ‘Ngày Môi trường của Giáo phận’ bằng những việc làm cụ thể và những sự hiệp thông đáng trân trọng.

Như để kết luận, văn thư chứa đựng những dòng trích từ Thông điệp ‘Laudato sí’ (Chúc tụng Thiên Chúa) ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ Câu hỏi này chính là trọng tâm Thông điệp. Chúng ta, những người tín hữu, không thể dửng dưng trước thảm trạng ‘Trái đất đang kêu gào vì sự hủy hoại do chúng ta, vì việc sử dụng vô trách nhiệm và bóc lột các tài nguyên. Vì cứ đinh ninh rằng, chúng ta chính là chủ nhân và sỡ hữu chủ, nên được quyền lạm dụng. Bạo lực nằm trong trái tim bị tội lỗi gây thương tích của con người, xuất hiện rõ ràng qua các hiện tượng bện lý, mà chúng ta có thể ghi nhận trong đất đai, trong không khí và nơi các sinh vật. Vì thế, giữa những người nghèo bị bỏ rơi và đối xử tàn tệ nhất, chúng ta sẽ thấy trái đất của chúng ta bị bóc lột và bị tàn phá, đang rên siết và quằn quại trong cơn sinh nỡ ' (Laudato sí 2). Theo định hướng của Ðức Thánh Cha trong Thông điệ, chúng ta tiếp tục thực hiện những gì ngày môi trường Giáo phận đã khởi xướng để chăm sóc và bảo vệ môi trường sống của chúng ta và của những thế hệ tương lai.

Văn thư này được ký tên bởi Linh mục Antôn Nguyễn Văn Ðính, Trưởng ban, và được thông qua bởi Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh.

1./ Hiệp thông bảo vệ môi trường với Giáo phận Vinh.

Ngày 19.08.2016, từ Philadelphia (Hoa kỳ, Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kontum Giáo phận Kontum gởi văn thư đến quý Ðức cha Phaolô Nguyển Thái Hợp, Phaolô Maria Cao Ðình Thuyên và Phêrô Nguyễn Văn Viên để hiệp thông với Giáo phận Vinh trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Sau khi gởi những lời chúc Bình An Ðức Kitô đến toàn thể Giáo phận Vinh, cách riêng những nạn nhân do sự ô nhiễm do Formosa gây ra nên Người thực sự xót xa. ‘Không ai có thể đòi tôn giáo bỏ gọn vào trong nội dung của đời sống cá nhân, không ảnh hưởng tới đời sống xã hội và Quốc gia, không quan tâm gì tới sự lành mạnh của các cơ chế dân sự, không có quyền đóng góp ý kiến về các vấn đề ảnh hưởng xã hội (NvTm 183). Hình ảnh các thầy Lêvi vàthầy tư tế trong Tin Mừng cứ tra vấn lương tâm, nên Người viết những dòng tâm tình này gởi tới quý Ðức cha và bà con đang đấu tranh cho quyền sống. Thông công với nhịp sống Giáo phận trong tinh thần trách nhiệm công dân và lóng yêu nước. Giáo phận đáng đi đầu trong công việc bảo vệ Công lý và đấu tranh cho cuộc sống của đồng bào mình. Nếu không ‘hầu như vô tình chúng ta trở nên vô cảm trước tiếng kêu của người nghèo, không còn có thể khóc trước nỗi khổ của người khác hay cảm thấy cần cứu giúp họ, coi như tất cả đều là trách nhiệm của một ai khác, chứ không phải của chính chúng ta. Văn hóa của sự thịnh vuợng làm chúng ta mất đi sự mẫn cảm (NvTm 54)

Giáo phận Vinh đang đi trên con đường người Công Giáo đồng hành với đồng bào trong công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đó, Ðức cha Hoàng Ðức Oanh đã nhắc đến biến cố 1945 như thí dụ cho việc đồng hành này theo lời cố Ðức cha Phaolô Lê Ðắc Trọng thuật. Sau ngày ‘cướp chính quyền’ 19.08.1945, Hồ Chí Minh tìm một ngày để tuyên bố ‘độc lập’. Nhiề ý kiến được đưa ra, như ý của ông Vũ Ðình Tụng, bác sĩ của ông Hồ và là giáo dân, đã được chọn vì những lý do sau :

1. Ngày 02.09.1945 là ngày Chúa Nhật, mọi người nghỉ việc.

2. Ngày 02.09.1945 là ngày Chúa Nhật kính các Chân phước Tử đạo tại Việt Nam của người Công Giáo, lễ trọng, mọi tín hữu Công Giáo đều phải đi dự lễ.

3. Vì thời đó chỉ có người Công Giáo mới có các đoàn thể Công Giáo tiến hành, đội ngủ chỉnh tề, áo quần đồng phục. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng vận động đông đảo đồng bào Công Giáo ra tham dự mít tinh ngay sau khi tan lễ.

Người Công Giáo Giáo phận Vinh đã được sự cộng tác của đồng bào để phục vụ lợi ích quê hương, một đất nước đang gặp nguy khốn mọi mặt, mong sao các Giáo phận, Giáo xứ tại Việt Nam đồng một lòng thể hiện lòng yêu nước cách ôn hòa và thiết thực. ‘Hội thánh không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho Công lý’ (Biển Ðức 16, Caritas es 28, NvTm 183).

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo