Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và các bạn,
Để edit một video, nếu chúng ta không khéo tổ chức, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian tìm kiếm và coi đi coi lại các video clips nhiều lần.
May mắn là Adobe Premiere có một feature rất hay để đánh dấu những chỗ quan trọng trên từng video clip cũng như trên TimeLine. Feature đó gọi là Markers.
Trước hết, Như Ý xin được nhắc lại điều này là trên cái Layout của Adobe Premiere có hai màn hình lớn gọi là Source Monitor, nằm bên tay trái, và Output Preview Monitor, nằm ở bên tay phải.
Để minh họa cách dùng Adobe Markers, Như Ý lấy một ví dụ cụ thể là chúng ta edit một video bài giảng của Đức Thánh Cha trong một thánh lễ tuyên thánh tại quảng trường Thánh Phêrô. Thánh lễ tuyên thánh thường có nhiều phần, nhưng công việc chúng ta được giao chỉ gói gọn trong phần bài giảng.
Trước hết, các bạn hãy nhìn kỹ vào layout của Source Monitor. Nếu các bạn thấy không giống như trên màn hình này, thì hãy nhấn vào dấu + này và kéo các icons thiếu sót vào trong layout của Source Monitor. Sau đó, nhấn OK.
Bây giờ, Như Ý double-click vào cái video clip thánh lễ tuyên thánh. Cái video đó sẽ xuất hiện trên cái Source Monitor.
Như Ý nhấn vào panel Source Monitor để cho nó trở thành focus window, nghĩa là, khi ta đánh trên keyboard, Adobe Premiere hiểu là ta muốn thực hiện các tác động trên Source Monitor chứ không phải trên các phần khác của màn hình.
Như Ý sẽ nhấn vào phím L trên keyboard để xem video này. Như Ý sẽ nhấn thêm một vài lần nữa vào phím L để video chạy nhanh hơn.
À đây là chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng. Như Ý ngưng video lại và nhấn vào phím Left Arrow nhiều lần để trở ngược lại đến đúng chỗ ngài bắt đầu giảng. Như Ý sẽ nhấn vào cái icon này để đánh dấu. Adobe Premiere vẽ một cái marker ở đây để làm dấu.
Xin lưu ý rằng thay vì nhấn vào icon đó, các bạn nhấn vào phím M trên keyboard cũng được.
Nếu Như Ý double-click vào cái marker mới được tạo thành, một dialog sẽ hiện ra. Chỗ Name này, Như Ý sẽ đánh là Bắt đầu bài giảng. Chỗ Comments này cũng đánh như thế đi.
Trong phạm vi của bài này, chúng ta chỉ dùng Comment Marker. Những lựa chọn khác thí dụ như Chapter Marker để đánh dấu chỗ bắt đầu một chapter khi ta muốn làm DVD, nằm ngoài phạm vi bài này.
Các bạn cũng có thể chọn mầu marker khác đi, nếu muốn, bằng cách nhấn vào bảng mầu này.
Bây giờ, chúng ta nhấn OK.
Khi chúng ta để con mouse trên cái marker, chúng ta sẽ có cái tooltip cho chúng ta biết chỗ này là chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng.
Như Ý sẽ nhấn vào phím L trên keyboard một vài lần để tìm tiếp tới chỗ ngài kết thúc bài giảng. Đây rồi.
Tương tự như trước, Như Ý sẽ nhấn vào cái icon này để đánh dấu, và Adobe Premiere vẽ một cái marker ở đây để làm dấu.
Sau khi, đánh dấu xong, nếu nhấn vào icon này, cursor sẽ nhảy đến cái marker trước.
Nhấn vào icon này, cursor sẽ nhảy đến cái marker tiếp theo.
Bây giờ, Như Ý nhấn vào đây để cursor nhảy đến chỗ Đức Thánh Cha bắt đầu giảng.
Nhấn vào Left Arrow một vài lần để lùi lại một vài frames, sau đó, Như Ý nhấn vào icon này để đánh dấu bắt đầu.
Như Ý nhấn vào đây để cursor nhảy đến chỗ Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của ngài.
Nhấn vào Right Arrow một vài lần để tiến tới một vài frames, sau đó, Như Ý nhấn vào icon này để đánh dấu kết thúc.
Khi Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Insert, Adobe Premiere sẽ insert cái đoạn video mà Như Ý đánh dấu vào TimeLine, đúng y boong toàn bộ bài giảng của Đức Thánh Cha.
Bây giờ, Như Ý nhấn Ctrl-Z để quay lại tình trạng trước đó nhé.
Khi Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Overwrite, Adobe Premiere sẽ overwrite cái đoạn video mà Như Ý đánh dấu vào TimeLine, thay vì insert như trước đây.
Nếu Như Ý nhấn vào icon này, gọi là icon Loop để làm nó active thì khi nhấn vào nút Play, Adobe Premiere sẽ play cái đoạn clip được đánh dấu nhiều lần, nghĩa là nó sẽ repeat lại khi đến cuối đoạn.
Những điều Như Ý vừa trình bày với các bạn là cách đánh dấu trên một clip. Những markers trên một clip không thay đổi dù ta để cái clip ở đâu trên TimeLine.
Nếu thay vì tác động trên panel Source Monitor, các bạn đánh dấu trên Output Preview Monitor thì lúc đó, Adobe Premiere đánh dấu trên TimeLine thay vì trên cái clip.
Để di chuyển từ marker này sang marker khác trên TimeLine, các bạn nhấn Shift-M để tiến tới marker tiếp theo, và Ctrl-Shift-M để tới marker trước đó.
Nếu muốn bỏ đi một marker thì sao? Thưa chỉ cần chọn marker đó, right-click và chọn menu Clear Selected Marker.
Nếu muốn bỏ hết các markers thì sao? Thưa, xin đánh trên Keyboard Ctrl-Alt-Shift M, nghĩa là giữ cả 3 phím Ctrl,Alt, và Shift xuống trong khi nhấn phím M.
Chúc các bạn thành công.