Chính phủ Việt Nam vừa chính thức bác bỏ các cáo buộc của Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch xung quanh vụ bất ổn tại Tây Nguyên hồi cuối tuần trước.
Trong thông cáo gửi đi từ New York, Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế tới điều tra sự việc.
Phía Việt Nam thì cho rằng, các thông tin mà tổ chức này đưa ra là "nhằm dụng ý xấu".
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, vừa ra một thông cáo lên án điều mà họ gọi là "bạo lực chống lại người Thượng trong tuần lễ Phục sinh" tại một số tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam.
Tổ chức này cáo buộc người Thượng đi biểu tình đã bị đánh đập, và nhân chứng của họ nói có người bị đánh chết tại TP Buôn Ma Thuột hôm thứ Bảy tuần trước.
Tổ chức này cũng nói hàng chục, nếu không phải hàng trăm người dân tộc thiểu số, đã mất tích sau khi tham gia vào cuộc biểu tình để đòi hỏi quyền lợi về tôn giáo và đất đai.
Human Rights Watch yêu cầu chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức cho phép các nhà quan sát quốc tế và giới ngoại giao tới khu vực tìm hiểu tình hình, cũng như chấm dứt các hoạt động mà tổ chức này gọi là "đàn áp người Thượng theo Thiên chúa giáo".
Ông Brad Adams là giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch ở New York:
"Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi tình hình để kịp thời báo cáo trước quốc tế về những gì diễn ra tại Việt Nam. Chúng tôi cũng làm việc với những nhân vật mà chúng tôi đánh giá là có thể ảnh hưởng tới chính sách của Việt Nam.
Human Rights mong muốn có đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với chính phủ Việt Nam về những gì đã xảy ra cũng như tình hình nhân quyền ở đây nói chung."
Ngay sau khi Human Rights Watch đưa ra tuyên cáo trên, chính phủ Việt Nam đã có phản ứng bác bỏ những thông tin mà họ nói là "bịa đặt, thổi phồng với dụng ý xấu".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết "hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột" và khẳng định "mọi sinh hoạt ở Tây Nguyên vẫn diễn ra bình thường".
Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có chuyến công tác lên Tây Nguyên và làm việc với giới chức sở tại.
Báo chí Việt Nam nói ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tới những vấn đề trọng tâm mà địa phương cần làm trong đó có cải thiện đời sống, giải quyết vấn đề đất sinh sống và canh tác cho người thiểu số, đồng thời giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tại Tây Nguyên, nhất là trong kỳ bầu cử hội đồng nhân dân vào cuối tháng.
Hôm thứ Tư tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Michel Barnier và Bộ trưởng Hợp tác và Pháp ngữ Xavier Darcos để bàn về việc chuẩn bị cho hội nghị ASEM 5 vào tháng 10 tới.
Cuộc họp cũng đã đề cập tới sự kiến mới rồi tại Tây Nguyên. Ông Darcos sau đó phát biểu với hãng AFP rằng điều đó "phản ánh quan ngại của Pháp trong lĩnh vực này". (BBC)
Trong thông cáo gửi đi từ New York, Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam cho phép các nhà quan sát quốc tế tới điều tra sự việc.
Phía Việt Nam thì cho rằng, các thông tin mà tổ chức này đưa ra là "nhằm dụng ý xấu".
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở chính tại Hoa Kỳ, vừa ra một thông cáo lên án điều mà họ gọi là "bạo lực chống lại người Thượng trong tuần lễ Phục sinh" tại một số tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam.
Tổ chức này cáo buộc người Thượng đi biểu tình đã bị đánh đập, và nhân chứng của họ nói có người bị đánh chết tại TP Buôn Ma Thuột hôm thứ Bảy tuần trước.
Tổ chức này cũng nói hàng chục, nếu không phải hàng trăm người dân tộc thiểu số, đã mất tích sau khi tham gia vào cuộc biểu tình để đòi hỏi quyền lợi về tôn giáo và đất đai.
Human Rights Watch yêu cầu chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức cho phép các nhà quan sát quốc tế và giới ngoại giao tới khu vực tìm hiểu tình hình, cũng như chấm dứt các hoạt động mà tổ chức này gọi là "đàn áp người Thượng theo Thiên chúa giáo".
Ông Brad Adams là giám đốc bộ phận châu Á của Human Rights Watch ở New York:
"Chúng tôi đang tiếp tục theo dõi tình hình để kịp thời báo cáo trước quốc tế về những gì diễn ra tại Việt Nam. Chúng tôi cũng làm việc với những nhân vật mà chúng tôi đánh giá là có thể ảnh hưởng tới chính sách của Việt Nam.
Human Rights mong muốn có đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với chính phủ Việt Nam về những gì đã xảy ra cũng như tình hình nhân quyền ở đây nói chung."
Ngay sau khi Human Rights Watch đưa ra tuyên cáo trên, chính phủ Việt Nam đã có phản ứng bác bỏ những thông tin mà họ nói là "bịa đặt, thổi phồng với dụng ý xấu".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết "hoàn toàn không có ai bị đánh chết ở Buôn Ma Thuột" và khẳng định "mọi sinh hoạt ở Tây Nguyên vẫn diễn ra bình thường".
Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa có chuyến công tác lên Tây Nguyên và làm việc với giới chức sở tại.
Báo chí Việt Nam nói ông Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tới những vấn đề trọng tâm mà địa phương cần làm trong đó có cải thiện đời sống, giải quyết vấn đề đất sinh sống và canh tác cho người thiểu số, đồng thời giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tại Tây Nguyên, nhất là trong kỳ bầu cử hội đồng nhân dân vào cuối tháng.
Hôm thứ Tư tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Michel Barnier và Bộ trưởng Hợp tác và Pháp ngữ Xavier Darcos để bàn về việc chuẩn bị cho hội nghị ASEM 5 vào tháng 10 tới.
Cuộc họp cũng đã đề cập tới sự kiến mới rồi tại Tây Nguyên. Ông Darcos sau đó phát biểu với hãng AFP rằng điều đó "phản ánh quan ngại của Pháp trong lĩnh vực này". (BBC)